Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3

1.1. Cho vay trong phạm trù tín dụng 3

1.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hoạt động cho vay 3

1.1.2. Các loại hình cho vay 4

1.2. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển 7

1.2.1. Đầu tư phát triển và các nguồn vốn cho đầu tư phát triển 7

1.2.1.1. Đầu tư phát triển 7

1.2.1.2. Các nguồn vốn cho đầu tư phát triển 10

1.2.2. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển trong tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 15

1.2.2.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của hoạt động cho vay đầu tư phát triển 15

1.2.2.2. Nguyên tắc cho vay đầu tư phát triển trong tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 18

1.2.2.3. Quy trình cho vay đầu tư phát triển 19

1.2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới cho vay đầu tư phát triển 25

1.2.3. Hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển 27

1.2.3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển 27

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển. 28

1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 29

 

Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 31

2.1. Quá trình hình thành của tín dụng đầu tư phát triển ở Việt Nam. 31

2.2. Những nét chung về hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 33

2.2.1. Vài nét về sự hình thành, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. 33

2.2.1.1. Sự hình thành, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 33

2.2.1.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Quỹ 36

2.2.1.3. Các hình thức hỗ trợ đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội 38

2.2.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội. 41

2.2.2.1. Tiếp nhận và huy động vốn 41

2.2.2.2. Hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển. 43

2.3. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội 47

2.3.1. Những kết quả đạt được 47

2.3.2. Những hạn chế và vướng mắc trong thực hiện cho vay đầu tư phát triển. 52

2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu 55

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. 55

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh Quỹ 57

 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 59

3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của thành phỗ Hà nội đến năm 2010 và định hướng hoạt động của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội. 59

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hà nội đến 2010. 59

3.1.2. Định hướng hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội trong thời gian tới. 61

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. 63

3.3. Một số kiến nghị 73

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Quỹ Hỗ trợ phát triển và các Bộ ngành liên quan 73

3.3.2. Kiến nghị với chủ đầu tư. 75

Kết luận 78

Danh mục tài liệu tham khảo 79

 

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Thành phố. Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội có nhiệm vụ: 1. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn đã được Nhà nước giao, các quy định, chế độ hướng dẫn của Tổng giám đốc Quỹ về quy trình nghiệp vụ công tác cho vay, thu nợ, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh, tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh tín dụng đầu tư. 2. Chủ động phối hợp với các ngành, các đơn vị tài chính, tín dụng trên địa bàn để tổ chức thực hiện viêc huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các dự án, chương trình thuộc diện ưu đãi đầu tư trên địa bàn theo quy định của Nhà nước. 3. Thực hiện thẩm định tài chính, phương án trả nợ của các dự án nhóm C vay vốn tín dụng tín dụng đầu tư phát triển thuộc kinh tế Trung ương, các dự án nhóm B, C vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thuộc kinh tế địa phương, tham gia thẩm định các dự án nhóm B vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thuộc kinh tế Trung ương trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. 4. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, công tác kế toán, nghiệp vụ thanh toán, thống kê theo đúng quy định. Tiến hành nhận xét, đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn vay tín dụng đầu tư phát triển hàng năm của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà nội. 5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất với Quỹ Hỗ trợ phát triển và Uỷ ban nhân dân Hà nội; chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp về các nội dung báo cáo, về các hoạt động tài chính, hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh Quỹ. 6. Báo cáo với cấp có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật đối với các chủ đầu tư vi phạm hợp đồng kinh tế và các cam kết với Chi nhánh Quỹ. 7. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, các quy định về thanh tra kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ. 2.2.1.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Quỹ Bộ máy tổ chức của Quỹ hỗ trợ phát triển được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ở Trung ương, Quỹ hỗ trợ phát triển được quản lý và điều hành bởi Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và cơ quan điều hành. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, các thành viên Hội đồng, bộ phận giúp việc và được sử dụng bộ máy điều hành của Quỹ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên chuyên trách là các chuyên gia về lĩnh vực tài chính kế toán, tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, hiểu biết pháp luật. Cơ quan điều hành gồm có Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc giúp việc và các Ban chuyên môn nghiệp vụ. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Quỹ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ. Là đơn vị thành viên của hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội có bộ máy tổ chức bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất Trung ương Phòng tín dụng bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất địa phương Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng kinh tế kỹ thuật- thẩm định Phòng tài chính -kế toán Phòng tổ chức hành chính Bộ phận cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn Bộ phận tín dụng bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất địa phương Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Chi nhánh Quỹ quy định tại Quyết định số 35/QĐ-CNQHTPT ngày 05/05/2000. Theo quy định này: - Phòng tín dụng, bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất Trung ương có chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển các dự án thuộc kinh tế trung ương: + Cho vay, thu hồi nợ đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển. + Cho vay, thu hồi nợ vay đối với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi . + Cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án tín dụng đầu tư phát triển sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ. + Bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án vay vốn. + Tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư phát triển. + Cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án hưởng ưu đãi đầu tư thuộc kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. + Cấp phát vốn uỷ nhiệm. - Phòng kế hoạch nguồn vốn có chức năng chủ yếu là làm tham mưu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch hoá, tiếp nhận, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn dành cho tín dụng đầu tư phát triển trong toàn Chi nhánh Quỹ, kiểm tra giám sát nội bộ các hoạt động của các phòng thuộc Chi nhánh trong việc chấp hành chủ trương chính sách, thể lệ, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn Chi nhánh. - Phòng kinh tế- kỹ thuật thẩm định có chức năng thẩm định kinh tế kỹ thuật các dự án do Chi nhánh Quỹ quản lý, giúp giám đốc hướng dẫn các phòng nghiệp vụ trong công tác thẩm định kinh tế- kỹ thuật, đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước trong xây dựng cơ bản. - Phòng tài chính- kế toán có chức năng thực hiện công tác kế toán các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước và Quỹ hỗ trợ phát triển, tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức và quản lý công tác tài chính kế toán tại Chi nhánh Quỹ. - Phòng tín dụng, bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất địa phương có chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển các dự án thuộc kinh tế địa phương: + Cho vay, thu hồi nợ đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển. + Cho vay, thu hồi nợ vay đối với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. + Cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án tín dụng đầu tư phát triển sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ. + Bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án vay vốn. + Tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư phát triển. + Cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án hưởng ưu đãi đầu tư thuộc kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. + Cho vay hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn. - Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, chính sách về tiền lương, tiền thưởng và đào tạo, tổ chức và quản lý công tác hành chính, công tác văn thư lưu trữ, quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác tin học trong toàn Chi nhánh, tổ chức trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin phục vụ cho công tác quản lý của Chi nhánh Quỹ. 2.2.1.3. Các hình thức hỗ trợ đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội. Theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999, hoạt động hỗ trợ đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển bao gồm cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. 2.2.1.3.1. Cho vay đầu tư Đối tượng cho vay của Chi nhánh Quỹ là các dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, bao gồm: những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước; các dự án thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hoá y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao; các dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho vay lại theo sự uỷ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính và một số chương trình, dự án đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng như chương trình cơ khí, chương trình đóng tàu... Các dự án đầu tư được chia thành 3 nhóm A,B,C theo phụ lục phân loại dự án đầu tư của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Việc cho vay các dự án nhóm A do Thủ tướng quyết định; các dự án nhóm B do Tổng giám đốc Quỹ quyết định; các dự án nhóm C do Tổng giám đốc Quỹ uỷ quyền cho Giám đốc các Chi nhánh Quỹ quyết định cho vay. Đối với các dự án vượt quá thẩm quyển sẽ do Hội đồng quản lý Quỹ xem xét hoặc trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Mức vốn cho vay: được xác định trên cơ sở mức vốn quy định cho từng nhóm dự án, kế hoạch đã được ghi và nhu cầu hợp lý của dự án. Thời gian vay vốn: được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng không quá 10 năm. Trường hợp vay trên 10 năm phải được hội đồng Quản lý quỹ xem xét quyết định. Lãi suất cho vay: do Chính phủ quy định và được Chính phủ điều chỉnh khi có sự thay đổi trong lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được điều chỉnh trong quá trình vay vốn của dự án theo quy định của Chính phủ. Tài sản đảm bảo tiền vay: Theo quy định, đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để đảm bảo tiền vay. Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để đảm bảo tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu là 30% mức vốn vay. Sau khi quyết định cho vay, chi nhánh Quỹ tuỳ theo tiến độ của dự án mà thực hiện giải ngân khoản vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tiến hành thu nợ gốc và lãi theo như hợp đồng tín dụng đã ký. Quỹ được uỷ thác cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tượng vay vốn của Quỹ thông qua hợp đồng uỷ thác giữa Quỹ và tổ chức tín dụng. Quỹ được nhận uỷ thác cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các chương trình, dự án từ các tổ chức trong và ngoài nước, các Quỹ đầu tư thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Quỹ và các tổ chức uỷ thác. 2.2.1.3.2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là các dự án thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được tính theo công thức: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư = Tổng vốn vay để đầu tư của tổ chức tín dụng x 50% mức lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển của Ngân sách Nhà nước hàng năm; nếu hết năm chưa sử dụng thì được sử dụng tiếp để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo hợp đồng đã ký. Quỹ được cấp vốn để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo tiến độ cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các chủ đầu tư và có trách nhiệm quyết toán với Bộ Tài chính về số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mà thực nhận, thực cấp cho chủ đầu tư. 2.2.1.3.3. Bảo lãnh tín dụng đầu tư Đối tượng được bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy đinh hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước nhưng không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, không được vay mới hoặc mới được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức bảo lãnh:- Các dự án nhóm A do Chính phủ quyết định; - Các dự án nhóm B,C theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước: các dự án đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được bảo lãnh 70% khoản tiền vay để đầu tư; tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được bảo lãnh 80% khoản tiền vay để đầu tư; các dự án đầu tư khác được bảo lãnh 50% khoản tiền vay để đầu tư. Tổng mức bảo lãnh tín dụng hàng năm của Quỹ tối đa bằng 5 lần nguồn dự phòng bảo lãnh (mỗi năm Quỹ được trích 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển để lập nguồn dự phòng). Trường hợp bảo lãnh vượt mức trên phải được Chính phủ cho phép. Quỹ được tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển. Nguồn vốn nhận tái bảo lãnh, tổng mức nhận tái bảo lãnh được tính trong nguồn vốn bảo lãnh, tổng mức bảo lãnh của Quỹ. 2.2.1.3.4. Bên cạnh đó, từ tháng 9/2001, Chi nhánh còn được Quỹ Hỗ trợ phát triển giao thêm nhiệm vụ mới là cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu là một hình thức trong tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, ra đời để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước chính thức ra đời sau Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Trong hình thức này, đối tượng được hỗ trợ là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu có các dự án đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu, có phương án tài chính, phương án trả nợ khả thi hoặc có các hợp đồng xuất khẩu có lãi. Chính phủ ưu tiên dành sự hỗ trợ cho việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thuộc chương trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu, các hợp đồng xuất khẩu thị trường mới hoặc để duy trì thị trường truyền thống. Việc thực hiện hỗ trợ xuất khẩu có thể dưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, vay trung dài hạn hay bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Hình thức mà Quỹ Hỗ trợ phát triển nói chung và Chi nhánh Quỹ nói riêng đang thực hiện chính là cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Ngoài ra, Chi nhánh Quỹ còn thực hiện những công tác khác như quản lý vốn ODA theo sự uỷ nhiệm của Bộ Tài chính hay các công tác phục vụ cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển như lập kế hoạch, thẩm định… 2.2.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội. 2.2.2.1. Tiếp nhận và huy động vốn Một trong những đặc trưng quan trọng của quỹ hỗ trợ phát triển là vốn hoạt động chủ yếu dựa vào nền tảng ban đầu từ Ngân sách cấp để cho vay theo lãi suất chỉ định thấp hơn lãi suất thị trường. Bởi vậy, không giống như các ngân hàng thương mại, vốn cho hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội chủ yếu là vốn tiếp nhận từ Ngân sách theo kế hoạch vốn hàng năm. Vì vậy, việc lập kế hoạch và tiếp nhận vốn là một trong các hoạt động cơ bản trong công tác huy động vốn của Chi nhánh Quỹ. Mặt thuận lợi của điều này là Chi nhánh Quỹ không phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư mà trong cuộc cạnh tranh đó, các ngân hàng có ưu thế vượt trội nhờ mối quan hệ thị trường rộng lớn hơn và chủ động hơn trong việc đưa ra lãi suất huy động linh hoạt hơn, hấp dẫn hơn. Đồng thời, quỹ còn có thể có được một nguồn vốn ổn định hơn, có thể kế hoạch hoá trước, từ đó, tránh được các rủi ro trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, cũng chính điều này đã làm cho hoạt động của Chi nhánh Quỹ bị lệ thuộc rất nhiều vào Nhà nước, vào Quỹ Hỗ trợ phát triển mà không tạo được thế chủ động trong việc bố trí vốn vay cho từng dự án dẫn đến việc có những khoản vay không được đáp ứng vốn kịp thời, làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Số lượng 1. Nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 4.246.227 2. Vốn huy động 3.866 3. Nguồn tự có 516.638 Tổng 4.766.731 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. Bảng 1 cho thấy vốn Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội, chiếm tới 89,1% tổng nguồn vốn. Điều đó một lần nữa khẳng định lại được đặc điểm nguồn vốn của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. Tuy nhiên, với phương châm tích cực chủ động, trong hai năm hoạt động vừa qua, Chi nhánh Quỹ bên cạnh việc tiếp nhận nguồn vốn bàn giao từ Cục Đầu tư phát triển Hà Nội và vốn do Ngân sách cấp đã tìm kiếm các nguồn vốn khác như vốn tạm thời nhàn rỗi từ quỹ bảo hiểm xã hội, tiết kiệm bưu điện... Tổng nguồn vốn do Chi nhánh Quỹ tự huy động trong năm 2000 là 3866 triệu đồng, chiếm 0,08% tổng nguồn vốn của Chi nhánh Quỹ. Con số này tuy không lớn nhưng đã phần nào cho thấy những nỗ lực bước đầu đáng ghi nhận của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội và cho thấy vai trò tích cực của Chi nhánh Quỹ trong việc huy động tối đa nội lực nhằm thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà nội. Bước sang năm 2001, Chi nhánh Quỹ tiếp nhận thêm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển 615 tỷ đồng để thực hiện cho vay đầu tư phát triển. Việc thực hiện công tác huy động không do chi nhánh thực hiện riêng lẻ mà tập trung về hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển. 2.2.2.2. Hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Chi nhánh Quỹ là thực hiện các công tác chuyên môn để thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển của thành phố, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư của mình và việc tiếp nhận và huy động vốn cũng là nhằm thực hiện việc này. Vì vậy, việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự tồn tại của Quỹ mà còn tác động rất mạnh đến đầu tư phát triển của thủ đô và của toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong hai năm hoạt động đầu tiên, cán bộ nhân viên Chi nhánh đã nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao dưới sự chỉ đạo linh hoạt và kịp thời của lãnh đạo Chi nhánh, vượt qua những khó khăn trong điều kiện kinh tế xã hội cũng như những bất cập còn tồn tại trong cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từng bước khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn Hà nội. 2.2.2.2.1. Cho vay đầu tư phát triển Đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. Hàng năm vào thời gian lập dự toán Ngân sách Nhà nước năm sau theo qui định của Luật Ngân sách, căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án đã được xác định trong kế hoạch đầu tư và văn bản hướng dẫn lập kế hoạch của Nhà nước, chủ đầu tư lập kế hoạch vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước gửi Bộ (cơ quan ngang Bộ) chủ quản và UBND thành phố. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch cơ cấu ngành, lãnh thổ và kế hoạch đề nghị của các Bộ, UBND thành phố gửi lên, Quỹ Hỗ trợ phát triển sẽ lập báo cáo gửi Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính để cân đối trình Chính phủ về nguồn và tổng mức tín dụng đầu tư phát triển trong đó có kế hoạch cho vay đầu tư. Sau khi được Chính phủ quyết định giao kế hoạch vốn của Nhà nước cho Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển thông báo kế hoạch cho vay đầu tư cho các Bộ, UBND thành phố và các tổ chức liên quan khác, để những cơ quan này tiến hành đăng ký kế hoạch với Quỹ Hỗ trợ phát triển theo nguyên tắc ưu tiên cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ đã xác định trong quyết định đầu tư và hợp đồng tín dụng đã ký. Trên cơ sở nguồn vốn tín dụng giành cho cho vay đầu tư phát triển và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Kế hoạch đầu tư (đối với các dự án thuộc khu vực kinh tế Trung ương) hoặc Sở Kế hoạch đầu tư Hà nội (đối với khu vực kinh tế địa phương), Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ, bám sát hướng dẫn các chủ dự án hoàn thiện hồ sơ pháp lý và hồ sơ tín dụng, trên cơ sở đó tiến hành thẩm định , trình duyệt cho vay. Nhìn chung, các dự án xét duyệt cho vay tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực pháp lý, năng lực tài chính của chủ đầu tư, dự án khả thi và có hiệu quả, có khả năng thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay còn phải đúng đối tượng và phải được ghi kế hoạch vốn. Do đó, số các dự án vay vốn thường ít hơn ở các ngân hàng thương mại và phần lớn các dự án không được vay là do không đúng đối tượng được quy định tại Nghị định 43/1999/ NĐ- CP và một số văn bản pháp lý liên quan khác. Tuy vậy, bằng sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên, sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo, hoạt động cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước ở Chi nhánh Quỹ cũng đã có những kết quả bước đầu, xin được trình bày chi tiết ở phần III của chương này. 2.2.2.2.2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới đưa vào thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn bước đầu, sau đó được hỗ trợ một phần lãi suất để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một hình thức nhằm huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trải qua 2 năm thực hiện, cho đến nay, thực tế cho thấy hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư vẫn chưa tạo được sự công bằng giữa dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và dự án vay vốn ngân hàng và sau đó được hỗ trợ lãi suất vì nó được tính cố định bằng 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời điểm vay vốn x tổng mức vay để đầu tư. Nó chưa tính đến lãi suất thực tế mà chủ đầu tư phải chịu. Thêm vào đó là việc nhiều doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chưa hiểu rõ, thậm chí là chưa biết đến hình thức hỗ trợ đầu tư mới này của Nhà nước. Chính vì vậy, số lượng các dự án đăng ký hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn thấp. Trong năm 2000, Chi nhánh đã tiếp nhận thẩm tra trình duyệt 11 dự án với giá trị 1017 triệu đồng, chấp nhận hỗ trợ cho 8 dự án với tổng giá trị 626 triệu đồng. Với rất nhiều nỗ lực, trong năm 2001, Chi nhánh Quỹ đã ký được hợp đồng hỗ trợ lãi suất cho 16 dự án với tổng giá trị là 681 triệu đồng, tăng 2 lần về số dự án và bằng 108,8% về giá trị hợp đồng. Song cũng phải nhìn nhận một điều là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là quá thấp. Trong năm 2001, Chi nhánh Quỹ mới chỉ giải ngân được 164 triệu đồng, đạt 24,12% so với kế hoạch. Việc hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa đạt được kết quả như mong muốn có nhiều nguyên nhân khác nhau: do các văn bản Nhà nước còn nhiều thay đổi; do chưa đến thời điểm trả nợ; do không có chênh lệch lãi suất với các dự án xuất khẩu; do việc thực hiện trả nợ không theo đúng hợp đồng và thậm chí còn do nhiều doanh nghiệp còn tâm lý chờ đợi sự thay đổi chủ trương của Nhà nước... Nhưng có một nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân năm 2001 đạt thấp đối với hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc thực hiện kế hoạch 2001 còn được kéo dài tới 30/6/2002. 2.2.2.2.3. Bảo lãnh tín dụng đầu tư. Đây là hình thức tín dụng được thực hiện dưới hình thức nhận bảo lãnh cho các chủ đầu tư có dự án thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nhưng không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, không được vay hoặc mới được vay một phần tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Chủ đầu tư khi được bảo lãnh phải trả một khoản phí tính trên số tiền được bảo lãnh. Tuy vậy, sau 2 năm hoạt động, công tác bảo lãnh tín dụng đầu tư vẫn chưa triển khai được ở Chi nhánh Quỹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Đây là một nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro cho hoạt động của Quỹ. Thủ tục bảo lãnh rườm rà, quy định về đối tượng bảo lãnh còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, lại thêm phần phí bảo lãnh mà doanh nghiệp phải gánh đã dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp mạnh thì tìm đến dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng, còn các doanh nghiệp yếu hơn thì lại không được nhận bảo lãnh của Quỹ. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền để đưa nghiệp vụ này vào cuộc sống còn nhiều hạn chế trong khi các doanh nghiệp đã quá quen với nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng, còn rất lạ lẫm với nghiệp vụ này của Quỹ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không biết tới sự tồn tại của nghiệp vụ này ở Chi nhánh Quỹ. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực giải quyết của tất cả các cấp có thẩm quyền để sớm đưa hình thức hỗ trợ đầu tư này vào thực tế ở Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. 2.2.2.2.4. Cho vay hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn. Đây là nhiệm vụ mới phát sinh vào cuối năm do Quỹ Hỗ trợ phát triển giao cho Chi nhánh nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Năm 2001 là một năm đầy thách thức cho xuất khẩu Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 8%, đạt một nửa so với chỉ tiêu. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu đẩy mạnh xuất khẩu của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 1/2/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đỗi với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 về quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Thực hiện sự chỉ đạo của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Chi nhánh đã chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, các Chi nhánh Quỹ các tỉnh thành phố tìm dự án đúng đối tượng quy định, thẩm định và ký kết hợp đồng cho vay. Kết quả là chỉ sau 3 tháng thực hiện, đến 31/12/2001, Chi nhánh Quỹ đã tiếp nhận 19 hồ sơ; thẩm định, trình duyệt 11 hồ sơ; từ chối cho vay 8 hồ sơ do không đúng đối tượng và không có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định. Chi nhánh đã ký được 9 hợp đồng cho vay với tổng giá trị là 20,532 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân của nghiệp vụ này là tương đối khả quan. Đến 31/12/2001, Chi nhánh Quỹ đã giải ngân được 14,844 tỷ đồng, đạt 98,96% so với kế hoạch 15 tỷ đồng. Do các khoản vay này rất mới nên chưa có tiến hành thu gốc ở Chi nhánh mà mới chỉ có thu lãi đạt 13 triệu đồng. Đây là một nghiệp vụ còn rất mới, ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu trong hoàn cảnh xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế. Mới chỉ đi vào hoạt động có 3 tháng, những con số trên chưa nói được gì nhiều n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34522.doc
Tài liệu liên quan