Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ Quảng cáo trong kinh doanh lữ hành của công ty Du lịch quốc tế T&C

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ quảng cáo trong kinh doanh lữ hành 3

1.1. Giới thiệu chung về Du lịch và kinh doanh du lịch: 3

1.1.1. Khái niệm về du lịch: 3

1.1.2. Khái niệm về kinh doanh Du lịch: 4

1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh du lịch: 4

1.2. Dịch vụ quảng cáo trong kinh doanh du lịch: 5

1.2.1. Những khái niệm cơ bản: 5

1.2.2.Vai trò và chức năng của quảng cáo: 7

1.2.2.1. Chức năng của quảng cáo: 7

1.2.2.2. Vai trò của quảng cáo: 8

1.3. Nội dung Quảng Cáo trong kinh doanh lữ hành. 10

1.3.1. Quảng cáo Tour: 10

1.3.2. Quảng cáo về hệ thống cơ sở lưu trú 12

1.3.3. Quảng cáo về phương tiện vận chuyển 13

1.3.4. Quảng cáo về đội ngũ hướng dẫn viên của công ty 14

1.4. Các hình thức và phương tiện Quảng cáo 15

1.4.1. Các hình thức Quảng cáo: 15

1.4.2. Các phương tiện Quảng cáo 16

1.4.2.1. Quảng cáo trên Truyền hình 17

1.4.2.2. Quảng cáo trên Báo - tạp chí- Ấn phẩm du lich 17

1.4.2.3. Quảng cáo trên nternet 17

1.4.2.4. Quảng cáo thông qua đối thoại trực tiếp 18

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quảng cáo. 18

1.5.1. Các nhân tố vĩ mô: 18

1.5.1.1. Yếu tố văn hóa – xã hội: 18

1.5.1.2. Yếu tố Chính trị - pháp luật 19

1.5.1.3 Yếu tố kinh tế 19

1.5.1.4. Yếu tố khoa học kỹ thuật 20

1.5.1.5 Yếu tố cạnh tranh. 20

1.5.2. Các nhân tố vi mô 21

Chương 2: Thực Trạng Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch Quốc Tế T&C 24

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty T&C. 24

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty. 24

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty T&C: 24

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: 25

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T&C. 28

2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty T&C 28

2.2.2. Cơ cấu, trình độ nhân sự của công ty. 28

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty. 29

2.2.3.1. Thị trường hoạt động của công ty: 29

2.2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh. 30

2.3. Thực trạng Quảng cáo tại công ty T&C 32

2.3.1. Ngân sách dành cho Quảng cáo của công ty 32

2.3.2. Nhân lực dành cho Quảng cáo của công ty: 33

2.3.3. Các hình thức và phương tiện Quảng cáo của công ty 33

2.3.4. Nội dung các thông điệp quảng cáo 35

2.4. Đánh giá thực trạng quảng cáo của công ty T&C. 36

2.4.1. Những ưu điểm trong hoạt động Quảng cáo của công ty T&C: 36

2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động quảng cáo của công ty T&C : 37

2.4.2.1. Công tác tổ chức quản lý trong hoạt động quảng cáo của công ty còn nhiều bất cập: 37

2.4.2.2. Ngân sách dành cho quảng cáo là rất thấp: 38

2.4.2.3. Áp dụng quá ít các phương tiện, kênh quảng cáo hiện đại. 38

2.4.2.4. Các thông điệp quảng cáo còn kém chất lượng 39

2.4.3. Những nguyên nhân 40

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan: 40

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan: 40

Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Quảng Cáo trong kinh doanh lữ hành của công ty T&C. 42

3.1. Kế hoạch và phương hướng kinh doanh của công ty T&C. 42

3.1.1. Kế hoạch phát triển thị trường: 42

3.1.2. Chính sách cạnh tranh của công ty T&C. 43

3.1.3. Phương hướng kinh doanh của công ty. 44

3.2. Những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Quảng cáo tại công ty Du lịch quốc tế T&C 45

3.2.1. Nâng cao nhận thức về Quảng cáo trong công ty 45

3.2.2. Nâng cao chất lượng tổ chức quản lý trong hoạt động Quảng cáo. 46

3.2.3. Tăng cường nhân lực cho các hoạt động Quảng cáo. 47

3.2.4. Tăng cường ngân sách công ty cho các hoạt động Quảng cáo. 47

3.2.5. Đa dạng hoá các hình thức và phương tiện quảng cáo. 48

3.2.5.1. Hình thức Quảng cáo. 48

3.2.5.2. Phương thức Quảng cáo. 48

3.2.6. Nâng cao chất lượng các thông điệp Quảng cáo. 49

3.3. Những kiến nghị với Nhà nước. 50

3.4. Những kiến nghị với Tổng cục Du lịch. 50

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THÁM KHẢO 53

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ Quảng cáo trong kinh doanh lữ hành của công ty Du lịch quốc tế T&C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ mạc, chúng ta có thể xây dựng hình ảnh một gia đình cùng nhau đi Du lịch một cách vui vẻ đầm ấm trong chương trình quảng cáo như thế sẽ rất hiệu quả. Theo xu hướng mức độ văn minh hiện đại, trình độ hiểu biết của người dân, xã hội ngày càng được nâng cao. Chính vì thế những yêu cầu về mặt thẩm mỹ, chất lượng của một chương trình Quảng cáo ngày càng cao. Khi nghiên cứu điều này sẽ giúp cho nội dung của quảng cáo tránh được sự lạc hậu. Do vậy hiệu quả của Quảng cáo sẽ cao hơn. Ngược lại nếu không theo kịp xu thế xã hội, một chương trình sẽ không thể đạt được hiệu quả tốt nhất. 1.5.1.2. Yếu tố Chính trị - pháp luật Nó bao gồm những nguyên tắc quy định có tính chất bắt buôc về mặt pháp lý đối với một chương trình Quảng cáo do những người đứng đầu của nhà nước ban hành. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo pháp luật. Mức độ can thiệp của luật pháp sẽ nói nên mức độ phát triển của Quảng cáo. Quảng cáo càng phát triển đòi hỏi pháp luật can thiệp càng sâu. Pháp luật sẽ đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng chung cho các chủ thể tham gia vào lĩnh vực Quảng cáo. Một quốc gia có một chế độ chính trị ổn định, sẽ đồng nghĩa với việc thái độ quan điểm của họ đối với một vấn đề sẽ ít có sự thay đổi hơn. Do vậy những thể chế, quy định pháp luật về Quảng cáo mà họ đưa ra cũng ít có sự xao trộn. Mặt khác, chính trị ổn định sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội phát triển, thúc đẩy Du lịch phát triển và thúc đẩy quảng cáo phát triển. 1.5.1.3 Yếu tố kinh tế Một đất nứơc với một nền kinh tế phát triển sẽ tạo động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề trong xã hội. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với tính cạnh tranh trong các ngành nghề có lợi nhuận cao càng trở lên khốc liệt hơn. Mà Quảng cáo đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành là phương tiện để cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. Cạnh tranh là động lực của mọi sự phát triển. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh là rất lớn, rất khốc liệt. Điều đó luôn đòi hỏi các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trừơng phải không ngừng đổi mới nâng cấp chất lượng nội dung chương trình quảng cáo của mình để có thể thắng được đối thủ cạnh tranh, thu hút đựơc sự chú ý của khách hàng, đạt hiệu quả trong kinh doanh. Cạnh tranh càng lớn yêu cầu về nội dung chất lượng của một chương trình Quảng cáo càng cao. Tính cạnh tranh cũng đòi hỏi các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí cho quảng cáo nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.5.1.4. Yếu tố khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật phát triển giúp cho nền kinh tế phát triển, khoa học phát triển đồng nghĩa với sự phát triển của các hình thức thông tin đại chúng, công nghệ khoa học… Điều đó đồng nghĩa với sự phát triển của các công cụ, công nghệ và phương tiện Quảng cáo, nó sẽ thúc đẩy cự phát triển của quảng cáo nói chung vàq Du lịch nói riêng. Thực tế đã chứng minh, khi công nghệ truyền thông phát triển nó đã tạo điều kiện cho loại hình quảng cáo trực tuyến phát triển và hiệu quả của loại hinh quảng cáo này thì không phải bàn cãi. Với sự phát triển của internet như hiện nay, một đứa trẻ cũng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần ở đó. Và cũng chẳng khó khăn hơn là mấy để nó có thể đưa các thông tin nên internet cho mọi người đọc. Internet phát triển tạo cho các doanh nghiệp một kênh quảng cáo mới mà vô cùng hiệu quả, kênh quảng cáo này có thể khắc phục được mọi yếu điểm, phát huy đến mức tối đa nhất ưu điểm của các kênh khác. 1.5.1.5 Yếu tố cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh tế, là đặc tính vốn có của kinh tế thi trường. Để có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng minh cho khách hàng thấy sự vượt trội của mình so với các đối thủ khác để dẫn tới việc khách hàng lựa chọn doanh nghiệp là nhà cung ứng. Đó là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Thực hiện công việc này không gì hiệu quả hơn hoạt động Quảng cáo. Chính vì thế, sự cạnh tranh càng lớn càng đòi hỏi các doanh nghiệp ngày một nâng cao, hoàn thiện dịch vụ Quảng cáo của mình sao cho nó đạt được hiệu quả nhất. 1.5.2. Các nhân tố vi mô Yếu tố tổ chức quản lý của doanh nghiệp trong hoạt động Quảng cáo. Nó thường được đánh giá thông qua mức độ nhận thức của doanh nghiệp về vai trò tác động của quảng cáo nói chung và quảng cáo trong kinh doanh dịch vụ lữ hành nói riêng của nhân viên công ty, đặc biệt là của cán bộ công ty. Lãnh đạo công ty cần nhận thức đựơc và làm cho toàn bộ nhân doanh nghiệp hiểu rằng: Quảng cáo không phải là nhiệm vụ trách nhiệm của một người một bộ phân. Quảng cáo không chỉ là những hoạt động thông thường như: hoạt động giới thiệu về doanh nghiệp, về Tuor qua lời nói hay tờ rơi… Mà Quảng cáo là trách nhiệm nhiệm vụ của tất cả mọi nhân viên trong công ty, nó là một chuỗi các hành động không ngừng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích tạo dựng danh tiếng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong tâm trí khách hàng. Chất lượng quản lý đựơc thể hiện thông qua việc tuân thủ chặt chẽ những nội dung chương trình quảng cáo mà công ty đã, đang thực hiện của nhân viên công ty. Ví dụ như: việc ăn mặc đồng phục của nhân viên công ty, qua thái độ, văn phong giao tiếp với khách hàng. Chương trình quảng cáo của doanh nghiệp là nhằm thể hiện với khách hàng, cho khách hàng chứ không phải cho doanh nghiệp. Do vậy yếu tố thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng nhắm tới của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung quảng cáo của doanh nghiệp. Trước khi xây dựng chương trình, xác định nội dung chương trình, xác định phương tiện quảng cáo, doanh nghiệp thường nghiên cứu rất kỹ về đặc điểm thị trừơng, thói quen của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp phân đoạn thị trường và nhóm những khách hàng có đặc điểm giống nhau lại, sau đó xây dựng chương trình cho từng đoạn thị trừơng, nhóm khách hàng. Ví dụ: nếu doanh nghiệp chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có thói quen đọc báo thì họ sẽ chọn báo chí làm phương tiện quảng cáo. Còn nếu là những người có thói quen xem ti vi thì họ sẽ chọn phương tiên quảng cáo là truyền hình… Nó cũng được thể hiện qua hiệu quả của các chương trình quảng cáo. Nhà quản lý giỏi sẽ biết giám sát đôn đốc các nhân viên công ty xây dựng, thực hiện tốt các chương trình quảng cáo. Nếu quản lý tốt cũng tránh cho công ty đựơc những khoản thất thoát do quảng cáo không tốt. Yếu tố trình độ nghiệp vụ Quảng cáo của nhân viên công ty. Trình độ nghiệp vụ quảng cáo cũng rất quan trọng. Nó thể hiện tính chuyên nghiệp trong các chương trình quảng cáo của công ty. Nếu nhân viên doanh nghiệp có trình độ nghiệp vụ cao họ sẽ có những hiểu biết chính xác về ưu nhược điểm của các công cụ, phương tiện, có hiểu biết chính xác về công nghệ quảng cáo. Họ sẽ biết cách sắp xếp các chương trình quảng cáo sao cho có hiệu quả nhất. Yếu tố tài chính của doanh nghiệp. Để xây dựng được một chương trình Quảng cáo là rất phức tạp và tốn kém. Nó đòi hỏi một nguồn kinh phí không nhỏ như: tiền trả lương nhân viên, tiền mua các thiết bị phương tiện phục vụ…Có nhiều trường hợp chương trình xây dựng hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao nhưng không thể thực hiện vì nó đòi hỏi kinh phí quá cao so với khả năng của doanh nghiệp nên phải huỷ bỏ. Do vậy khi xây dựng một chương trình Quảng cáo cần quan tâm đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Chi phí Quảng cáo phải cân đối với quy mô khả năng tài chính của doanh nghiệp Yếu tố đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh của đối thủ trực tiếp là rất quan trọng nó có tác động đến nội dung chương trình quảng cáo của doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh của đối thủ là rất lớn, điều đó thúc giục doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, nâng cấp nội dung các chương trình quảng cáo của mình để thu hút được nhiều khách hàng hơn đối thủ. Khi tiến hành cạnh tranh với đối thủ trên phương diện quảng cáo doanh nghiệp cần chú ý tới những vấn đề sau: - Về mặt pháp lý: Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh. Không được có những hành động làm tổn hại uy tín của đối thủ. Không được sử dụng những hình ảnh, âm thanh mà đối thủ đã đăng kí sử dụng trứơc. - Về mặt nội dung: Để đảm bảo thu hút được sự chú ý của khách hàng hơn đối thủ, nội dung quảng cáo của doanh nghiệp phải, sinh động, mới lạ hơn đối thủ. Chương 2: Thực Trạng Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch Quốc Tế T&C 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty T&C. 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty. Tên công ty: Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C Tên viết tắt : T&C Co.,LTD Giám đốc : Vũ Thị Hồng Mỹ Trụ sở chính tại: số 102 ngõ 01 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 047566299 / 047566444 Fax : 047566444 Công ty Du lịch quốc tế T&C là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt nam chuyên hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Từ ngày thành lập đến nay, công ty luôn cung cấp các dịch vụ chất lượng cao khách Việt nam đi công tác, du lịch nước ngoài và khách nước ngoài đi Du lịch, công tác tại Việt nam. Những năm gần đây uy tín tiếng tăm của công ty đã được nhiều khách hàng, đối thủ cạnh tranh để ý đến. Hiện nay, công ty đang sở hữu một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn nghiệp cao, nhiệt tình trong công việc và đặc biệt là có tinh thần đoàn kết rất cao. Phương châm của T&C là “mang đến cho khách hàng sự thoải mãi cao nhất trong các dịch vụ”, chú ý quan tâm và đáp ứng từng nhu cầu nhỏ của khách hàng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty T&C: - Chức năng: Chi nhánh thực hiện chức năng quản lý và điều hành của chi nhánh trong mọi lĩnh vực kinh doanh cụ thể như sau: + Chức năng về kỹ thuật là phải tạo ra cá sản phẩm dịch vụ thật hoàn hoả nhằm đưa ra thị trường đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao khả nawngngcạnh tranh của công ty. + Chức năng thương mại: thực hiện tốt các hoạt động mua và bán các sản phẩm hàng hoá dịch vụ. + Chức năng tài chính:là việc quản lý huy động và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả trong hoạt động của công ty, phối hợp ăn khớp khong để chệch mục tiêu dự tính. - Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của công ty T&C như sau: + Quan lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng theo giấy phép kinh doanh đã đăng trình lên tổng cục du lịch + Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của tổng cục du lịch đã quy định. + Các cán bộ phải đươc quan tâm và sử dụng nhân viên đúng theo quy định. Sử dụng tốt lực lương lao đông, thực hiên đầy đủ các chế độ của nhà nước đối với nhân viên thực hiện phân phối hoạt động một cách hợp ý và công bằng. + Thường xuyên tìm hiểu thị trường nhất là những thông tin tránh tình trạng thông tin của các điểm DU LỊCH đã lạc hậu cũ không chính xác + Truyền đạt thông tin chính xác tránh sai lệch sự thật,đam bảo an toàn thông tin quốc gia . + Công ty thường xuyên nắm bắt được nhu cầu của thị trường vì DU LỊCH thường thay đổi theo mùa vụ, do vậy thông tin của thị trường doanh nghiêp cần nắm vững. Để từ đó xem xét sao cho hợp lý đối với khách đi du lịch. + Công ty có trách nhiệm bảo tồn - bảo vệ khu du lịch khi đoàn du lịch tham quan. + Hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: Để đảm bảo việc kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, yêu cầu đặt ra cho công ty là phải có một cơ cấu hợp lý, có thể khai thác tối đa năng lực của các phòng ban và cá nhân. Nó phải phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh, phải đảm bảo sự phân quyền rã ràng, cụ thể chính xác, vừa đảm bảo duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong công ty vừa phải đảm bảo tính cân đối hiệu quả. Đây cũng chính là yêu cầu mà lãnh đạo công ty đề ra nhằm vượt qua thử thách khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đang diễn ra gay gắt. Nhanh chóng nắm bắt được mục tiêu nhiệm vụ, công ty đã kiện toàn bộ máy quản lý của minh với cơ cấu hợp lý nhất với phương châm đơn giản tới mức tối đa cơ cấu của bộ máy quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo hiẹu quả của hoạt động kinh doanh của công ty. Giám Đốc Phòng dịchvụ Phòng Kế toán Phòng KDTH Lễ tân Vận chuyển HDV Du lịch Outbound Inbound Chức năng của từng bộ phận: Công ty T&C với phương thức quản lý trực tuyến gồm các phòng: Giám đốc, kế toán, kinh doanh tổng hợp(bộ phận inbound, bộ phận outbound), phòng dịch vụ ( bộ phận hướng dẫn viên, vận chuyển, lễ tân.). Giám đốc: Có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật, đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng. Mặt khác, giám đốc doanh nghiệp thường xuyên được các phòng chức năng tham khảo, xin ý kiến để chuẩn bị ra các quyết định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quyết định. Phòng kế toán: Phụ trách vấn đề ngân quỹ, theo dõi thu chi, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo chế độ hiện hành, kiểm soát, quản lý và điều hành tốt hoạt động tài chính trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh. Phòng kinh doanh tổng hợp: Nhiệm vụ chính của phòng bao gồm điều hành và tổ chức các bộ phận trong phòng thực hiện tốt các chức năng của mình. + Bộ phận INBOUND: xây dựng và tổ chức các Tuor trọn gói hoặc từng phần, các chương trình Du lịch nội địa, các chương trình đưa công dân Việt nam, người nước đang sinh sống và làm việc tại Việt nam đị du lịch nước ngoài, theo yêu cầu của du khách, thực hiện các chương trình Du lịch đã bán hoặc theo hợp đồng uỷ thác toàn phần, trọn gói cho doanh nghiệp lữ hành nội địa. + Bộ phận OUTBOUNDvà nội địa: có chức năng xây dựng, bán các chương trình Du lịch trọn gói hoặc từng phấn theo yêu cầu của khách đến Việt nam, nhân uỷ thác để thực hiện chương trình Du lịch cho khách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ hành đưa vào Việt nam Phong dịch vụ: Chuyên thực hiện các dịch vụ vận chuyển, làm thủ tục xuất nhập cảnh, hướng dẫn viên Du lịch, lễ tân . + Bộ phận hướng dẫn viên Du lịch: Đây là bộ phân rất quan trọng không thể thiếu được. Họ đi theo hướng dẫn cho du khách về từng điểm Du lịch, sự hấp dẫn của mỗi điểm là gì…Họ cần thiết cho cả những chuyến đi của khách hàng trong nước đi Du lịch nội điạ. + Bộ phận vân chuyển: Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ về vận chuyển như: vé tàu, máy bay…các dịch vụ đưa đón khách trong suốt cuộc hành trình… + Bộ phận lễ tân: Thực hiện công việc tiếp khánh, giao nhận công văn tài liệu… Ngoài ra tuỳ từng thời kì, tình hình cụ thể mà vận dụng những thời cơ để phát triển bổ xung những ngành nghề mới phù hợp với cơ chế thị trường. Tất cả các phòng kinh doanh này đều thực hiện kế hoạch của công ty giao cho. Căn cứ vào tình hình kinh doanh đặc thù của từng phòng để có những kế hoạch hợp lý, ngược lại các phòng này phải thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch mà công ty giao cho với phương châm là” uy tín, chất lượng, hiệu quả”. Việc phân công, phân nhiệm công việc được đặt ra cụ thể ddoois với từng nhân viên ở các bộ phận, từ đó phát huy được năgn lực trình độ của từng nhân viên góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của công ty. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T&C. 2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty T&C Năm 2001 với mức đầu tư ban đầu còn hạn chế do vậy mức vốn ban đầu là 1.900.000.000đ đây là mức vốn của công ty. Năm 2002 do đòi hỏi ngày càng nhiều vể vơ sở vật chất củng như nhu cầu nâng cao của khách vời công ty do vậy mà lượng vốn có sự thay đổi là 3.136.000.000đ Đến năm 2006 mức vôn công ty cũng ko có sự thay đổi nhiều mức vốn là 6.157.000.000đ trong đó vốn của công ty trang thiết bị máy móc cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển (chưa kể văn phòng giao dịch) Trang thiết bị văn phòng + 06 máy tính + 09 điện thoại cố định + 02 máy in + 02 máy Fax + Phương tiện vận chuyển 02 ôtô 7 chỗ ngồi, 03 ô tô có 24 chỗ ngồi và 02 ô tô 45 chỗ ngồi. 2.2.2. Cơ cấu, trình độ nhân sự của công ty. Tổng số nhân viên biên chế của công ty T&C là 25 người trong đó: - Giám đốc công ty nguyên là giáo viên giảng dạy tại trường trung học Du lịch Việt Nam. - Trình độ đại học có 4 nhân viên chiếm 16% tổng lao động trong công ty. - Cao đẳng có 7 nhân viên chiếm 28%. Họ là những người có trình độ chuyên môn được đào tạo về chuyên ngành du lịch tại các trường trong cả nước. Số nhân viên còn lại là lao đông trình độ trung học và lao động phổ thông. Ngoài ra vào những thời vụ Du lịch công ty thường xuyên phải tuyển mộ thêm nhân viên làm việc nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty. 2.2.3.1. Thị trường hoạt động của công ty: Công ty hoạt động trong lĩnh vực thị trường rộng lớn, Khách hàng là các bạn hàng là tất cả những người có nhu cầu đi du lịch, tham quan nội địa và các nước khác trong khu vực và thế giới. Thị trường tập chung chủ yếu vào các lĩnh vực như : - Thị trường trong nước (nội địa ): T&C tập trung khai thác nguồn khách từ nhà mày xí nghiệp, các công ty, tổ chức trường học, tổ chức công đoàn ,….. - Lữ hành quốc tế: tập trung vào các thị trường du lịch trong điểm như: TRUNG QUỐC, MỸ, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, EU, ASEAN,… Tổ chức các Tuor Du lịch đa dạng, du lịch kết hợp với hội nghị hội thảo, du lịch kết hợp với văn hóa lễ hội. Du lịch thăm thân nghỉ dưỡng… Mở rộng các đại lý bán TOUR trong nước và một số nước trọng điểm . Bảng 2. Thị trường khách du lịch của công ty từ 2004-2007 Thị trường 2004 2005 2006 2007 Trong nước 450 452 453 670 Trung Quốc 200 263 302 312 Mỹ 14 17 20 25 Asean 30 40 47 53 Nhật Bản 25 37 46 50 Hàn Quốc 25 32 34 20 Nước khác 56 59 78 94 Nguồn báo cáo của công ty tháng 12 năm 2007 đơn vị tính: lượt khách Trong những năm qua số lượng khách du lịch càng ngày càng tăng theo thị trường du lịch cũng như theo sở thích của người đi du lịch. Lượng khách đi du lịch Trung Quốc tăng dần theo hằng năm. Năm 2004 công ty đã đưa được 200 lượt khách đi du lịch chủ yếu là thăm một số tỉnh như Nam Ninh, Bắc Kinh, Hồng Kông,…Năm 2005 số lượng khách là 263 tăng 63 người so với năm 2004 tương ứng với 31.5 % và năm 2007 số lượng khách du lịch Trung Quốc là 400, tăng 90 lượt so với năm 2006 tương ứng với 3.31 %. Nhìn chung các thị trường đều tăng đáng kể theo các năm. Riêng chỉ có năm 2007 lượng khách đi du lịch của Hàn Quốc giảm. Nguyên nhân là do chính sách du lịch Hàn Quốc thực hiện theo phương châm bao toàn bộ khách hàng khi thực hiện tour du lịch của Hàn Quốc. Do vậy thị trường du lịch Việt Nam nói chung và thị trường của công ty du lịch quốc tế T & C cũng biến động theo và giảm chỉ chiếm 20 lượt khách so với năm 2006 là 34 lượt 2.2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2004 – 2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2006/2005 % 2007/2006 % Khách INBOUND lượt khách 800 930 980 1300 105.4 132.7 Khách OUTBOUND lượt khách 400 480 500 700 104.2 140 Khách nội địa lượt khách 1000 1102 1307 1580 118.6 120.9 Tổng số lượt khách lượt khách 2200 2512 2787 3580 114.3 128.6 Doanh thu USD 80000 90000 105500 130070 117.3 123.3 Lợi nhuận trước thuế USD 40000 48000 57450 71050 119.7 123.7 Nộp ngân sách nhà nước USD 11200 13440 16086 19894 119.7 123.7 nguồn báo cáo của công ty tháng 12 năm 2007 Chúng ta dễ dàng nhận thấy công ty đang làm ăn rất hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu kinh doanh của công ty đều tăng và mức tăng ngày một cao hơn. Cụ thể, nếu đem so sánh năm 2006 với 2005 thì ta có: tốc độ tăng trung bình của lượt khách là 114.3% tương ứng với khoảng 265 lượt khách. Doanh thu tăng 117.3% tương ứng khoảng 15500$ và tốc độ tăng của lợi nhuận công ty, ngân sách nhà nứơc khoảng 119.7% tương ứng với mức tăng lợi nhuận là 9450$ và nộp ngân sách nhà nước tăng 2646$. Còn nếu so sánh năm 2007 so với 2006 thì kết quả là: tốc độ tăng trung bình của lượng khách là 128.6% tương ứng tăng 800 lượt khách. Doanh thu tăng 123.3% tương ứng tăng khoảng 24570$. Lợi nhuận công ty và nộp ngân sách nhà nước tăng 123.7% tương ứng với mức tăng lợi nhuận là 12600$ và nộp ngân sách tăng 3810$. Qua số liệu cho thấy với kết quả trong những năm qua hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng thêm. Điều đó cho thấy trong quá trình hội nhập công ty đã nắm bắt được những cơ hội phát triển tốt. 2.3. Thực trạng Quảng cáo tại công ty T&C 2.3.1. Ngân sách dành cho Quảng cáo của công ty Bảng 3: Tổng chi phí dành cho quảng cáo của công ty qua các năm như sau: Năm 2004 2005 2006 2007 Ngân sách (vnđ) 1000000 2000000 12000000 15000000 % cơ cấu chi trong năm < 1% 1% 3% 5% nguồn thống kê chi phí dành cho quảng cáo qua các năm2004_2007 Năm 2004 ngân sách dành cho quảng cáo của công ty chỉ là 1 triệu đồng, năm 2005 là 2 triệu đồng, 2006 là 12 triệu, 2006 là 15 triệu. Ngân sách tăng đột biến vào năm 2006. Chi phí quảng cáo của công ty được tính bằng tổng các nguồn ngân sách chi cho các hoạt động, việc liên quan đến quảng cáo. Nó bao gồm các chi phí như: In danh thiếp, bảng hiệu, card visit, in lịch block, băng rôn áp phích quảng cáo, tờ rơi… và cả tiền thuê quảng cáo cũng như trả công nhân viên của công ty. Từ năm2006 đến nay ngân sách dành cho quảng cáo của công ty đã tăng nhiều so với trước đó. Những khoản chi phí quảng cáo không còn đơn thuần là in danh thiếp, card visit nữa. Theo thống kế trong năm 2007 các khoản chi phí cho quảng cáo của công ty ngoài những khoản chi trên nó còn bao gồm: chí phí in tờ rơi, chi thuê người phát tờ rơi, chi thuê người thiết kế các catalog về các điểm đến, chương trình quảng cáo. Trong năm này công ty đã cho in khoảng 3000 nghìn tờ rơi, tiền thuê người đi phát tờ rơi khoảng 1 triệu đồng. Ngoài ra chi phí thiết kế, in các catalog quảng cáo khoảng 5 triệu đồng. Đặc biệt công ty đã áp dụng chế độ thưởng cho những nhân viên giúp công ty kí kết đựơc hợp đồng, chi phí này vào khoảng 5 triệu đồng. Trong bản báo cáo tổng hợp của công ty thì các khoản chi cho quảng cáo không được coi như một khoản phải chi trong kì mà nó được tính vào các khoản chi phát sinh trong kì. Đây là những khoản chi không được tính trước, lập kế hoạch trước. Cơ sở vật chất phục vụ quảng cáo của công ty hầu như không có gì ngoài 9 chiếc máy thoại cố định để liên hệ với khách hàng. 2.3.2. Nhân lực dành cho Quảng cáo của công ty: Hiện tại công ty chưa có bộ phận, phòng ban chuyên trách về công việc quảng cáo cho công ty. Trong số những nhân viên của công ty không có một ai được đào tạo chính quy chuyên sâu về Quảng cáo nói chung và quảng cáo trong kinh doanh dịch vụ lữ hành nói riêng. Từ khi thành lập đến nay những hoạt động quảng cáo của công ty thường được giao cho những nhân viên của các bộ phân khác như: bộ phận lễ tân, hướng dẫn viên ( khi họ không phải đi Tuor ) hoặc thuê các doanh nghiệp quảng cáo thiết kế sau đó thuê lao động phổ thông làm. Riêng việc lập trình thiết kế chương trình Tuor để quảng cáo do giám đốc của công ty trực tiếp đảm nhận. Còn việc tính toán chi phí, lên bảng giá của Tuor Du lịch là do kế toán viên thực hiện. Sau đó những thông tin này được chuyển cho các công ty quảng cáo để họ thiết kế các paono, băng rôn, tờ rơi quảng cáo. 2.3.3. Các hình thức và phương tiện Quảng cáo của công ty Giai đoạn từ 2005 trở về trước, do chưa nhận thức được về vai trò ảnh hưởng to lớn của quảng cáo đến việc kinh doanh nói chung và trong kinh doanh dịch cụ lữ hành nói riêng, nên hầu như công ty chưa có đầu tư cho các hoạt động quảng cáo. Nếu có thì cũng chưa ý thức được đó là những hoạt động quảng cáo mà chỉ hiểu đó là những hoạt động cần thiết để có được nhiều khách hàng, làm một cách tự phát chưa có tính toán, lập kế hoạch trước. Nó được chứng minh bằng việc chi phí cho các hoạt động quảng cáo của công ty là rất thấp. Từ năm 2006 đến nay, có vẻ như công ty đã nhận thức được vai trò tác động, ảnh hưởng của quảng cáo. Những hoạt động của công ty đã có chất lượng, mang tính quảng cáo nhiều hơn, chi phí cho các hoạt động quảng cáo đã tăng nhiều. Việc thực hiên quảng cáo của công ty không mang tính thường xuyên mà mang tính thời vụ .Thông thường trứơc, thời điểm đầu mỗi mùa Du lịch công ty bắt đầu thực hiện Quảng cáo, thường là vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch ( phục vụ cho Du lịch tết dương lịch và âm lịch) và khoảng giữa tháng 4 (phục cụ cho kì nghỉ 30/4 cà chuẩn bị cho Du lịch hè). Hiện nay công ty mới chỉ có các hoạt động quảng cáo danh cho khách trong nước, chưa có các hoạt động quảng cáo cho khách Du lịch nước ngoài. Và thường áp dụng các hình thức quảng cáo chủ yếu sau: - In lịch : In lịch tặng cho các cá nhân, đoàn thể quen biết và khách hàng mỗi dịp tết. Trên các tờ lịch có hình ảnh của điểm Du lịch và tên của công ty. Mỗi năm công ty cho in khoảng 200-300 tờ. - Quảng cáo bằng các catalog, tơ rơi. Thông thường các catalog được nhân viên của công ty trực tiếp trao tận tay những khách hàng tiềm năng nhất, những khách hàng mà nhân viên công ty gặp trực tiếp để trao đổi. Còn các tờ rơi sau khi được thiết kế, in xong. Công ty sẽ thuê các lao động phổ thông đi phát tại các trường học công sở, khu trung cư. Hình thức này nhắm vào đối tượng khách hàng đơn lẻ. - Quảng cáo bằng hình thức đối thoại trực tiếp với khách hàng: Thường áp dụng cho những đối tượng khách hàng là các đoàn thể cơ quan trường học. Nhân viên của công ty sẽ lật từng trang danh bạ tìm kiếm và gọi điện đén các doanh nghiệp cơ quan đoàn thể trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22509.doc
Tài liệu liên quan