MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI MỞ ĐẦU . 4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG . 6
1.1. Các hoạt động chủ yếu của Tổ chức tài chính phi ngân hàng. 6
1.1.1. Khái niệm Tổ chức tài chính phi ngân hàng . . 6
1.1.2. Hoạt động chủ yếu của các Tổ chức tài chính phi ngân hàng . . 6
1.1.3. Vai trò của Tổ chức tài chính phi ngân hàng . 17
1.2. Hiệu quả hoạt động các Tổ chức tài chính phi ngân hàng . 19
1.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Tổ chức tài chính phi ngân hàng . 19
1.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện . 24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Dịch vụ TKBĐ tại Công ty. 25
1.3.1. Môi trường kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của Nhà nước 25
1.3.2. Khách hàng và các đối thủ cạnh tranh . 27
1.3.3. Các nhân tố thuộc về Công ty . 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN . 30
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện . 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện . 34
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động kinh doanh của Công ty . 36
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Dịch vụ TKBĐ . 39
2.2.1. Kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty . 39
2.2.2. Hoạt động huy động vốn của Công ty . 40
2.2.3. Công ty TKBĐ với việc sử dụng vốn . 42
2.2.4. Kết quả hoạt động của Công ty 46
2.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty . 50
2.3. Nhận xét qua nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty . 55
2.3.1. Kết quả đạt được . 55
2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân . 55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN 60
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện . 60
3.1.1. Môi trường phát triển . 60
3.1.2. Định hướng phát triển của TKBĐ . 61
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện 62
3.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ . 62
3.2.2. Đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý . 64
3.2.3. Tăng cường hiệu quả đầu tư 64
3.2.4. Giảm thiểu chi phí quản lý và hoạt động kinh doanh 65
3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Công ty . 67
3.2.6. Kế hoạch phát triển dịch vụ . 69
3.2.7. Phương hướng phát triển kinh doanh . 70
3.3. Đề xuất các điều kiện, tiền đề để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 71
3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của Dịch vụ TKBĐ ở Việt Nam . 71
3.3.2. Xây dựng cơ chế chính sách hợp lý đối với hoạt động TKBĐ . 72
3.3.3. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cần quan tâm hơn nữa đến TKBĐ 72
KẾT LUẬN . 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP . 77
78 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng. Trong đó sẽ được phép làm các dịch vụ gia tăng để hỗ trợ như: dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ rút tiền và dịch vụ nhờ thu nhận trả... Theo Quyết định này, VPSC vẫn có nhiệm vụ chính là huy động vốn cho các chương trình phát triển trọng điểm của Quốc gia, nhưng sẽ được phép làm các dịch vụ gia tăng để hỗ trợ như: dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ rút tiền và dịch vụ nhờ thu nhận trả, truy vấn tài khoản, thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động SMS và qua điện thoại (Telephone payment), gửi/rút tiền bằng thẻ thông minh (IC card)...
Hiện nay rất nhiều ngành như điện, nước, điện thoại phải tổ chức lực lượng đến thu tiền tại nhà, gây lãng phí lao động xã hội, mất an toàn cho người đi thu và đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao. Với Quyết định này của thủ tướng, VPSC sẽ nhanh chóng triển khai các dịch vụ thanh toán. Khi đó, người có tài khoản TKBĐ có thể thanh toán tất cả các dịch vụ này bằng chuyển khoản, VPSC cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc huy động vốn.
Năm 2006 và 2007 có thể đánh giá là những năm khó khăn đối với hoạt động của Công ty. Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thu hút vốn từ cá nhân đã ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút tiết kiệm. Thêm vào đó, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam lại tập trung trong quá trình chuyển đổi sang mô hình mới – Tập đoàn nên có nhiều sự xáo trộn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của Công ty. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ CNV Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng số tiền huy động năm 2006 là 12.756 tỷ đồng; năm 2007 là 13.700 tỷ đồng.
Năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn nhất đối với Công ty dịch vụ TKBĐ trong gần 10 năm hoạt động vừa qua. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động: những tháng đầu năm lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện các gói giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó có việc tăng lãi suất cơ bản, thu hút tiền từ lưu thông về khiến cho lãi suất thu hút vốn và cho vay trên thị trường tăng lên rất cao, từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2008, lãi suất huy động đã tăng lên gấp đôi, từ 9%/năm lên tới 18%/năm. Những tháng cuối năm tình hình lạm phát vừa cơ bản được kiềm chế thì nền kinh tế nước ta lại lâm vào khủng hoảng cùng với sự khủng hoảng của các nền kinh tế Thế giới. Lãi suất từ tháng 10/2008 bắt đầu đi xuống và mức lãi suất huy động trên thị trường đến cuối quí IV đã giảm khoảng 50-55% so với quí II.
Những diễn biến phức tạp nêu trên của nền kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ đã có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Huy động giảm sút nghiêm trọng, mức huy động ròng đạt mức thấp nhất từ trước đến nay (âm 1.300 tỷ đồng), mặc dù Công ty đã 15 lần điều chỉnh lãi suất tiền gửi cho phù hợp với diễn biến trên thị trường. Lượng tiền tiếp quĩ cho các BĐT tăng vọt, có ngày tiếp hơn 100 tỷ đồng. Số dư nợ huy động 31/12/2008 giảm 10% so với cùng kỳ năm 2007.
Mặc dù lãi suất thu hút vốn năm 2008 ở mức cao - trung bình là 16,3%/năm, nhưng lãi suất chuyển vốn đối với hơn 3.000 tỷ đồng cho Ngân hàng phát triển (VDB) từ những năm trước vẫn chỉ ở mức 8,56%/năm. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc lỗ 66,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm của Công ty, vượt cả số vốn điều lệ 50 tỷ đồng và dự kiến cả năm số lỗ lên đến hơn 100 tỷ đồng.
Như vậy, rõ ràng là tình hình kinh doanh của Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện trong năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của bản thân Công ty, sự hợp tác chặt chẽ của các Bưu điện tỉnh, thành phố tham gia cung cấp dịch vụ và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
Tập thể Lãnh đạo Công ty DVTKBĐ, Đảng bộ và Công đoàn Công ty đã nhận thức rõ nhiệm vụ nặng nề đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008, chủ động đề ra các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm cùng toàn thể cán bộ CNV Công ty khắc phục khó khăn, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh doanh được Tổng công ty giao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
Sơ đồ tổ chức Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
GIÁM
ĐỐC
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Kế toán Thống kê Tài chính
Phòng Thanh toán Đối soát
Phòng Nghiệp vụ
Phòng Kế hoạch Đầu tư
Phòng Nghiên cứu Phát triển
Phòng Tin học
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Nghệ An
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
PHÓ GIÁM ĐỐC
Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện áp dụng mô hình quản lý chức năng như sau:
Ø Giám đốc: là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân của đơn vị theo điều lệ của công ty. Ban giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật.
Ø Phó Giám đốc: thực hiện những công việc do Giám đốc giao phó hoặc ủy quyền, trợ giúp Giám đốc trong việc giám sát, đôn đốc hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ø Phòng Tổ chức Hành chính: là phòng chức năng giúp Giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, hành chính quản trị, quản lý công tác an ninh nội bộ, quân sự tự vệ; Giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và đối tác nước ngoài
Ø Phòng Kế toán Thống kê Tài chính: là phòng chức năng giúp Giám đốc thực hiện việc quản lý công tác tài chính và thông tin kinh tế, công tác hạch toán kế toán thống kê.
Ø Phòng Thanh toán Đối soát: đối soát chứng từ với các Bưu điện tỉnh
Ø Phòng Nghiệp vụ: là phòng chức năng của Công ty giúp Giám đốc về nghiệp vụ các dịch vụ tài chính bưu chính, điều hành công việc nghiệp vụ hàng ngày trên mạng lưới khai thác dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
Ø Phòng Kế hoạch Đầu tư: là phòng chức năng của Công ty có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực: Xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của Công; Quản lý, phân phối vật tư ấn phẩm và công cụ sản xuất phục vụ công việc kinh doanh của công ty; Thực hiện các công việc Marketing.
Ø Phòng Nghiên cứu phát triển: là phòng chức năng của Công ty giúp Giám đốc trong việc: Xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư; Nghiên cứu đề xuất và xây dựng các phương án mở dịch vụ mới; Nghiên cứu đề xuất lãi suất tiền gửi Tiết kiệm Bưu điện, đầu tư vốn;.
Ø Phòng Tin học: là phòng có chức năng tin học hóa các hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác của Công ty.
Ø Các chi nhánh Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Nghệ An: có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Bưu chính. Kinh doanh các ngành nghề được Công ty giao phù hợp với quy định của Pháp luật và của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện có nhiệm vụ thực hiện dịch vụ huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước theo kế hoạch; cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua Bưu điện, thực hiện thanh toán chi trả trên tài khoản tiết kiệm Bưu điện và các dịch vụ tài chính Bưu điện khác.
Là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc VNPT nên Công ty Dịch vụ TKBĐ có các đặc điểm của một thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty:
Đó là Công ty được Tổng giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với quy mô, nhiệm vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao. Tổng giám đốc có quyền bổ sung vốn hoặc điều động vốn đã giao cho công ty để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, phục vụ của Tổng công ty. Công ty được chủ động bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế của công ty. Công ty được huy động vốn ngắn hạn và vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển theo uỷ quyền của Tổng giám đốc, đồng thời, công ty phải chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết và hợp đồng huy động vốn.
Nguồn vốn tiết kiệm Bưu điện được giữ lại một phần (tối đa là 20% trên tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại mọi thời điểm) để chi trả thường xuyên, còn lại được chuyển giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển) sử dụng để cho vay vốn đối với các dự án đầu tư theo định hướng của Chính phủ và quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
Trường hợp nguồn vốn sau khi đã chuyển cho Ngân hàng phát triển đủ theo kế hoạch và đảm bảo chi trả thường xuyên, nếu còn vốn được sử dụng để mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu công trình, trái phiếu do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát hành.
Bộ Tài chính có trách nhiệm: hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thực hiện cơ chế chuyển giao, tiếp nhận, sử dụng và hoàn trả nguồn vốn tiết kiệm bưu điện giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Lãi suất huy động tiết kiệm bưu điện do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam uỷ quyền cho Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện xây dựng phù hợp với lãi suất thị trường, phù hợp với mặt bằng lãi suất của từng thời điểm, bảo đảm huy động được và theo kế hoạch.
Lãi suất Quỹ Hỗ trợ phát triển trả cho Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính Quyết định trên cơ sở lãi suất trái phiếu kho bạc Nhà nước cùng loại, cùng thời kỳ. Lãi suất này được cố định trong suốt thời gian vay vốn cho đến khi Quỹ Hỗ trợ phát triển trả hết nợ vay.
Việc trả nợ gốc và lãi của Quỹ Hỗ trợ phát triển cho Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện như sau:
Nợ gốc: Trả một lần khi đến hạn. Trong trường hợp đến hạn mà Ngân hàng phát triển chưa cân đối được nguồn trả nợ thì Quỹ Hỗ trợ phát triển phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông báo trước một tháng cho Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam để chủ động huy động nguồn vốn đáo hạn nợ cho Quỹ.
Lãi vay: được Quỹ Hỗ trợ phát triển trả cho Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam hàng quý vào ngày 30 tháng cuối quý cho mọi khoản vay.
Như vậy, so sánh với hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể thấy: Nếu như tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức này thì VPSC là doanh nghiệp thực hiện dịch vụ huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển và thực hiện một số dịch vụ tài chính Bưu điện khác, Tổng cục Bưu điện giữ vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ này, VNPT xây dựng, ban hành thể lệ tiết kiệm Bưu điện sau khi được Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Bưu điện chấp thuận.
Theo đó, giữa VPSC và các Ngân hàng thương mại có sự khác biệt trong phạm vi hoạt động. Các ngân hàng thương mại ra đời và hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ban hành tháng 12 năm 1997, trong trường hợp giải thể, phá sản thì sẽ giải quyết theo Luật phá sản. VPSC không chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng mà chịu sự điều chỉnh của Quy chế tài chính của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, các văn bản đ• nêu trên và một số văn bản liên quan khác. Trong trường hợp giải thể, thì không giải quyết theo Luật phá sản mà việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đề nghị thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Tuy nhiên, do những sự khác biệt trên mà hoạt động huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động được của VPSC bị hạn chế rất nhiều so với hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Cụ thể là:
- Đối tượng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại rộng hơn so với VPSC.
- Phạm vi sử dụng nguồn vốn huy động được của VPSC khiêm tốn hơn rất nhiều so với các Ngân hàng thương mại. Vốn do VPSC huy động được, sau khi đã chuyển cho Quỹ Hỗ trợ phát triển đủ theo kế hoạch đồng thời đảm bảo chi trả thường xuyên, nếu còn vốn thì chỉ được mua trái phiếu do VNPT phát hành, mua trái phiếu kho bạc Nhà nước, mua trái phiếu công trình.
- Lãi suất, vấn đề nhạy cảm và rất quan trọng trong các chính sách huy động vốn. Mục đích và chức năng quan trọng của VPSC là huy động vốn bổ sung cho Quỹ Hỗ trợ phát triển song VPSC cũng phải hoạt động trên cùng một "sân" với các Ngân hàng thương mại, cùng phải cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại về chính sách huy động vốn. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách lãi suất huy động phù hợp của VPSC là vấn đề phức tạp bởi vì lãi suất này vừa phải thu hút và huy động được vốn để đảm bảo kế hoạch huy động vốn cho Quỹ Hỗ trợ phát triển,vừa phải phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường, vừa phải có ưu thế cạnh tranh so với các tổ chức khác và vừa phải đảm bảo cân đối trong hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
2.2.1. Kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty
Do đặc điểm nghiệp vụ Dịch vụ TKBĐ ra đời không hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng mà chịu sự điều chỉnh theo Quyết định số 215/1998/QĐ-TTg ngày 04/11/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc tổ chức huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm bưu điện. Do vậy, các dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng cả khi huy động lẫn khi sử dụng nguồn vốn đều bị hạn chế rất nhiều. Cụ thể là: Dịch vụ TKBĐ chỉ được huy động tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng nội tệ và chỉ được huy động từ các tầng lớp dân cư, không được huy động từ các tổ chức. Nguồn vốn huy động được sau khi đã chuyển cho Quỹ hỗ trợ phát triển đủ theo kế hoạch đồng thời đảm bảo chi trả thường xuyên, nếu còn thì chỉ được mua trái phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu công trình, trái phiếu do VNPT phát hành. Điều đó cũng được phản ánh qua kết cấu tài sản và nguồn vốn của VPSC.
• Tài sản
VPSC không có Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
Về chứng khoán, VPSC chỉ được mua trái phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu công trình, trái phiếu do VNPT phát hành.
Tín dụng của VPSC là tín dụng trung hạn, chỉ có cho vay mà không có bảo lãnh, cho thuê, là loại tín dụng có đảm bảo của nhà nước với độ an toàn cao.
VPSC không có Tài sản uỷ thác, Hùn vốn liên kết.
• Nguồn vốn
Về nguồn tiền gửi, VPSC chỉ có khoản mục Tiền gửi thanh toán và Tiền gửi Tiết kiệm của dân cư, không có Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức xã hội.
VPSC không có nguồn đi vay bao gồm Vay NHNN, Vay các tổ chức tín dụng khác, Vay trên thị trường vốn; không có các nguồn khác như Uỷ thác, Nguồn trong thanh toán.
2.2.2. Hoạt động huy động vốn của Công ty
Thông qua hệ thống Bưu cục rộng khắp trên toàn quốc, Công ty đã dễ dàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi lớn từ khu vực dân cư. Các hình thức huy động vốn của TKBĐ chủ yếu là ngắn hạn.
Định hướng phát triển của Dịch vụ TKBĐ là tiếp tục mở rộng mạng lưới bưu cục làm TKBĐ và mở dịch vụ đến đâu sẽ nối mạng tin học đến đó. Đi vào hoạt động được gần 10 năm với nhiệm vụ huy động nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư dựa trên hệ thống bưu cục của VNPT, hiện dịch vụ Tiết kiệm bưu điện đang có mặt trên 800 bưu cục trên cả nước. Bên cạnh đó VPSC cũng có 5 chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Tin học hoá mạng lưới giao dịch là mục tiêu lớn mà VPSC đề ra nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cũng như đa dạng hoá các dịch vụ mới. Tính đến nay VPSC đã nối mạng tin học cho 194 bưu cục. Dự kiến quý IV/2009, VPSC sẽ tiến hành nối mạng hơn 600 bưu cục còn lại trên toàn bộ mạng lưới Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện.
Tổng huy động có kỳ hạn và gửi góp qua từng năm dưới đây thể hiện mức độ thu hút vốn của Công ty ngày càng tăng
Bảng 1: Tổng Huy động có kỳ hạn và gửi góp
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Có kỳ hạn
Gửi góp
Tổng
2004
7.323
115
7.438
2005
9.711
145
9.856
2006
10.700
150
10.850
2007
11.000
170
11.170
2008
16.559
165
16.724
Tổng
53.293
745
56.038
Nguồn : Công ty DVTKBD
Với những kết quả khả quan, Dịch vụ TKBĐ đã thực sự chứng minh được tính khả thi của đề án Thành lập Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện trong việc phát huy thế mạnh của mạng lưới bưu cục rộng lớn của Tổng công ty.
Bảng 2: Cơ cấu số dư huy động
Đơn vị : %
Thời điểm
Có kỳ hạn
Gửi góp
Không kỳ hạn
3 tháng
6 tháng
12 tháng
24 tháng
Tổng
31/12/2004
16,75
24,43
46,96
1,51
89,65
1,42
8,89
31/12/2005
14,87
23,23
44,75
1,49
84,34
1,52
13,45
31/12/2006
12,03
27,11
45,53
1,03
85,70
1,23
13,55
31/12/2007
10,14
20,12
10,01
0,9
71,17
0,7
28,12
31/12/2008
71,5
10,2
6,6
0,4
88,7
0,8
10,5
Nguồn : Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
Về cơ cấu số dư huy động, chủ yếu vẫn là loại tiết kiệm có kỳ hạn. Nhìn vào bảng cơ cấu số dư huy động ta thấy, từ năm 2004 đến năm 2008, cơ cấu số dư của tiết kiệm có kỳ hạn chiếm đa số, trong đó loại dịch vụ có kỳ hạn 3 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tiền gửi. Khách hàng đã chú ý nhiều hơn tới dịch vụ Tiết kiệm không kỳ hạn gửi rút nhiều nơi tổ chức dưới dạng Tài khoản tiết kiệm cá nhân, do đó trong bảng cơ cấu số dư huy động, tỷ trọng của dịch vụ tiết kiệm không kỳ hạn đã tăng lên đáng kể, từ 8,89% năm 2004 nay đã tăng lên tới 28,12% năm 2007. Nhưng đến năm 2008 do tình hình biến động của thị trường nên tỷ trọng tiết kiệm không kỳ hạn chỉ còn là 10,5%
• Lãi suất huy động
Để thu hút được vốn đảm bảo chuyển giao đủ vốn theo kế hoạch thì lãi suất huy động của dịch vụ TKBĐ phải phù hợp với lãi suất của thị trường và đủ sức cạnh tranh với lãi suất của các NHTM khác. Để dịch vụ TKBĐ theo kịp được những biến động của thị trường tiền tệ, Tổng công ty đã phân cấp cho VPSC trực tiếp điều hành lãi suất để có thể đảm bảo được kế hoạch huy động vốn và có thể cân bằng thu chi.
Vì vậy, trong quá trình hoạt động, VPSC đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, cụ thể là: 5 lần vào năm 2004, 3 lần vào năm 2005, 2 lần vào năm 2006, 4 lần vào năm 2007 và 15 lần vào năm 2008.
Nhìn chung, lãi suất huy động của dịch vụ TKBĐ ngang bằng các ngân hàng thương mại khác mặc dầu không có lợi thế cạnh tranh so với các NHTM.
Bảng 3: Bảng lãi suất dịch vụ tiết kiệm bưu điện hiện hành
LS-KKH
(%)
Lãi suất dịch vụ Có kỳ hạn (%)
Lãi suất dịch vụ Gửi góp (%)
3 tháng
6 tháng
12 tháng
24 tháng
6 tháng
12 tháng
18 tháng
24 tháng
0,25
0,50
0,52
0,54
0,57
0,50
0,52
0,53
0,54
2.2.3. Công ty TKBĐ với việc sử dụng vốn
Các loại hình sử dụng vốn: Hoạt động chính trong sử dụng vốn của tiết kiệm bưu điện là cho vay Ngân hàng Phát triển với các kỳ hạn: 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm. Ngoài ra với số vốn dư thừa tạm thời, hiện nay TKBĐ chủ yếu đầu tư vào trái phiếu kho bạc hoặc tạm gửi các loại kỳ hạn ngắn tại các NHTM.
Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, số vốn VPSC luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch chuyển giao cho Ngân hàng Phát triển.
Bảng 4: Tổng vốn chuyển giao cho Ngân hàng Phát triển
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tình hình huy động vốn
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh TH
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh TH
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh TH
Số tiền chuyển NHPT
2.500
1.610
64 %
2.100
475
22,6%
1.960
2.060
105%
Nguồn: Công ty VPSC
Năm 2007, số tiền chuyển giao cho Ngân hàng Phát triển giảm chỉ bằng 29,5% so với năm 2006.
Năm 2008, số tiền chuyển giao cho Ngân hàng Phát triển tăng 433,6% so với năm 2007.
Bảng 5: Tổng cho vay Ngân hàng Phát triển
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Kỳ hạn
Tổng
1 năm
2 năm
3 năm
5 năm
2005
0
700
950
850
2.500
2006
0
840
965
0
1.805
2007
0
205
905
500
475
2008
180
0
865
1.015
2.060
Tổng
180
1.745
3.685
2.365
6.840
Nguồn: Cty VPSC
Bảng 6: Cơ cấu số dư cho vay Ngân hàng Phát triển
Đơn vị: %
Thời điểm
Kỳ hạn
1 năm
2 năm
3 năm
5 năm
10 năm
15 năm
31/12/2005
27,53
24,63
40,57
7,2
0
0
31/12/2006
0
31,27
41,97
26,81
0
0
31/12/2007
0
46,05
35,52
18,42
0
0
31/12/2008
4,1
0
20,8
49,5
36
12
Nguồn: Công ty DVTKBĐ
• Lãi suất cho vay
Theo Quyết định số 215/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất do Ngân hàng Phát triển trả cho Tổng công ty quy định trên cơ sở lãi suất trái phiếu kho bạc Nhà nước cùng loại, cùng thời kỳ. Lãi suất này cố định trong suốt thời gian vay vốn cho đến khi Quỹ trả hết nợ vay.
Bảng 7: Số dư cho vay Ngân hàng Phát triển và lãi suất cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Kỳ hạn
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Số dư
%/năm
Số dư
%/năm
Số dư
%/năm
Số dư
%/năm
1 năm
0
0
0
0
0
0
180
16,5
2 năm
360
7,45
700
7,6
840
8,25
0
0
3 năm
510
7,3
540
7,8
950
7,3
905
14,9
5 năm
245
7,6
280
7,2
510
7,1
2.590
10,7
10 năm
0
0
0
0
0
0
155
8,7
15 năm
0
0
0
0
0
0
520
9,2
Tổng
1.115
1.520
2.300
4.350
LSTB
7,3
7,76
7,8
11,57
Nguồn: Công ty DVTKBĐ
Nhìn vào chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay, ta thấy chỉ số này rất thấp, đặc biệt trong năm 2006, năm mà lãi suất thị trường có biến động phức tạp và tăng nhiều. Chính vì vậy Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có công văn số 1736/KTTKTC ngày 05/12/2006 gửi Vụ Tài chính Ngân hàng-Bộ Tài chính v/v Báo cáo tình hình hoạt động năm 2006 và kiến nghị lãi suất cho năm 2007.
Lãi suất cho Ngân hàng phát triển vay bình quân trong những năm qua của Công ty tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn mức lãi suất chung của thị trường, do lãi suất của Công ty bị bó hẹp trong khung lãi suất của trái phiếu Chính phủ. Mức chênh lệch lãi suất không đủ để Công ty thanh toán các khoản chi phí của dịch vụ.
Nếu áp dụng mức lãi suất gần nhất mà Bộ Tài chính quy định cho dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện đối với các món cho Ngân hàng Phát triển vay với lãi suất thấp thì Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện phải chịu rủi ro về lãi suất tính riêng cho năm 2007 là: 14,6 tỷ đồng.
Lãi suất cho Ngân hàng Phát triển vay của Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện trong năm 2007 cũng luôn thấp hơn nhiều so với lãi suất Trái phiếu Chính phủ và lãi suất thị trường
Trong khi các ngân hàng được áp dụng lãi suất cơ bản, cho vay theo lãi suất thoả thuận nên việc áp dụng lãi suất huy động phụ thuộc vào chính khả năng cung- cầu về vốn của ngân hàng thì dịch vụ TKBĐ lại bị phụ thuộc vào lãi suất mà Ngân hàng Phát triển. Lãi suất do Ngân hàng Phát triển trả cho VPSC được quy định trên cơ sở lãi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước cùng loại, cùng thời kỳ. Lãi suất này cố định trong suốt thời gian vay vốn.
Do vậy, khi lãi suất trên thị trường có biến động (đặc biệt là khi lãi suất huy động trên thị trường tăng) sẽ gây khó khăn lớn cho VPSC để vừa đảm bảo khả năng huy động vốn, vừa có lãi.
Xem xét mô hình của Tiết kiệm Bưu điện cho thấy nguy cơ phải đối mặt với rủi ro lãi suất là rất cao. Nguyên nhân rủi ro lãi suất chủ yếu do sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản; Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng; Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng.
Xét thực trạng hiện nay, hoạt động của Tiết kiệm Bưu điện đang hội tụ cả 3 yếu tố kể trên. (Tiết kiệm Bưu điện huy động nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, cho vay trung hạn; Tiết kiệm Bưu điện không tham gia thị trường liên ngân hàng, không hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, không chịu sự điều hành nghiệp vụ trực tiếp của Ngân hàng nhà nước nên không linh hoạt bằng các ngân hàng thương mại trong việc bám sát lãi suất thị trường; Tiết kiệm Bưu điện chuyển giao vốn cho Ngân hàng Phát triển thông qua các hợp đồng giao nhận nợ trong đó quy định mức lãi suất cố định cho các khoản vay cho đến hết kỳ hạn của khoản vay đó, kỳ hạn dài nhất lên tới 15 năm)
2.2.4. Kết quả hoạt động của Công ty
Bảng 8: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.Dthu bán hàng và cung cấp dịch vụ
593.928.316.508
623.796.568.800
697.003.979.194
+ Dthu phân chia kinh doanh DVBCVT
1.959.538.569
3.055.459.426
34.299.527.773
+ Doanh thu sau phân chia
591.968.777.939
620.741.109.374
662.704.451.421
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
3. Dthu thuần về bán hàng và cung cấp DV
591.968.777.939
620.741.109.374
662.704.451.421
+ Doanh thu phải nộp
3.243.363.494
12.605.625.780
-
+ Doanh thu được điều tiết
-
-
1.027.614.544
+ Doanh thu được hưởng
588.725.414.445
608.135.483.594
663.732.065.965
4. Giá vốn hàng bán
558.098.710.708
563.823.346.083
671.388.677.108
5. Lợi nhuận gộp về b/hàng và cung cấp DV
30.626.703.737
44.312.137.511
(7.656.611.143)
6. Dthu hoạt động tài chính
14.617.833.860
13.855.737.705
5.453.699.193
7. Chi phí tài chính
225.416.081
336.087.769
1.217.516.679
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
14.736.126.712
15.065.318.492
16.208.790.034
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30.282.994.804
42.766.468.955
(19.629.218.663)
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp
571.320.124.718
577.382.392.851
687.597.324.264
11. Thu nhập khác
13.513.971
227.925.780
182.264.017
12. Chi phí khác
4.287.916.909
75.290.541
1.613.460
13. Lợi nhuận khác
(4.274.402.938)
152.635.239
180.650.557
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
26.008.591.866
42.919.104.194
(19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2253.doc