Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 3

1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 3

1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế 4

1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.2.1. Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền 5

1.2.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức Nhờ thu 6

1.2.3. Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C 7

1.3. HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.3.1. Khái niệm 10

1.3.2. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM 11

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT 14

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 17

2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 17

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh 17

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh 19

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG ANH 21

2.2.1. Thanh toán chuyển tiền 21

2.2.1.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán Chuyển tiền 22

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động thanh toán Chuyển tiền 23

2.2.2. Thanh toán Nhờ thu 26

2.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu 26

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán Nhờ thu 28

2.2.3. Thanh toán tín dụng chứng từ 29

2.2.3.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 29

2.2.3.2. Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ 39

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 42

2.3.1. Các kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT chi nhánh Đông Anh 42

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 43

2.3.2.1. Hạn chế 43

2.3.2.2. Nguyên nhân 44

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 47

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 47

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH 48

3.2.1. Giải pháp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong hoạt động TTQT 48

3.2.2. Giải pháp về công nghệ thông tin 49

3.2.3. Giải pháp con người 50

3.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường và chính sách khách hàng 51

3.2.4.1. Giải pháp phân tích đối thủ cạnh tranh 51

3.2.4.2. Thực hiện chiến lược khách hàng 51

3.2.4.3. Nâng cao thái độ, tinh thần phục vụ khách hàng, tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng 53

3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ TTQT 53

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc phép trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Phòng Thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh được thành lập vào ngày 01/04/2002. Mọi quy trình kĩ thuật nghiệp vụ TTQT được thực hiện theo quyết định số 447/QĐ – NHNo – QHQT ngày 07/06/2001 về quy trình kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam và đến ngày 01/01/2006 thực hiện theo quyết định số 1998/QĐ – NHNo – QHQT ngày 15/12/2005 về quy trình kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. 2.2.1. Thanh toán chuyển tiền Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh. Mặc dù Đông Anh là địa bàn hoạt động ngoại thương không mấy thuận lợi song hoạt động thanh toán này của Chi nhánh đã có những bước đầu phát triển khá khả quan. 2.2.1.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán Chuyển tiền * Thanh toán chuyển tiền đi Trong quan hệ thanh toán XNK, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thỏa thuận điều kiện thanh toán bằng phương thức chuyển tiền TTR. Khi khách hàng mang chứng từ tới Ngân hàng xin làm thủ tục thanh toán chuyển tiền, Ngân hàng tiếp nhận bộ hồ sơ liên quan đến việc chuyển tiền bao gồm các chứng từ: Hợp đồng ngoại thương, Lệnh chi ngoại tệ, Giấy đề nghị mua ngoại tệ, Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu và Bộ hồ sơ pháp lí (đối với khách hàng giao dịch lần đầu với Ngân hàng) bao gồm : Giấy đăng kí mã số kinh doanh xuất nhập khẩu, mã số thuế, quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng, Biên bản họp Hội đồng thành viên sáng lập và điều lệ hoạt động của công ty (nếu có). Căn cứ vào bộ hồ sơ xuất trình thanh toán viên sẽ kiểm tra tính đầy đủ, xác thực và phù hợp của các chứng từ theo yêu cầu của chế độ quản lí ngoại hối và thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời thanh toán viên cũng sẽ kiểm tra và xác nhận số dư tài khoản của khách hàng. Nếu hồ sơ phù hợp thì thanh toán viên tiến hành lập điện MT 103 trong hệ thống SWIFT nội bộ và in làm 03 bản, trong đó : 01 bản lưu hồ sơ chuyển tiền, 01 bản chuyển bộ phận kế toán ngoại tệ hạch toán, 01 bản trả cho khách hàng. Sau khi kiểm tra xong, thanh toán viên trình lãnh đạo Phòng và Ban giám đốc duyệt. Khi ban giám đốc đã phê duyệt, lãnh đạo Phòng gửi điện về Sở đầu mối NHNo & PTNT Việt Nam và điện được chuyển tiếp ra nước ngoài cho người thụ hưởng. * Thanh toán chuyển tiền đến Hàng ngày, lãnh đạo Phòng và các thanh toán viên truy cập vào chương trình SWIFT nội bộ kiểm tra các bức điện được chuyển đến từ Sở Quản lý vốn và Kinh doanh ngoại tệ - NHNo & PTNT Việt Nam. Căn cứ vào các bức điện MT 103 được chuyển tới, lãnh đạo Phòng tiến hành kiểm tra nội dung bức điện và in ra làm 02 bản chuyển bộ phận kế toán ngoại tệ hạch toán vào tài khoản chỉ định trong bức điện cho người thụ hưởng. Đồng thời thông báo bằng điện thoại, fax… cho khách hàng của Ngân hàng biết. 2.2.1.2. Thực trạng hoạt động thanh toán Chuyển tiền Tại Chi nhánh, hoạt động thanh toán Chuyển tiền được coi là một nghiệp vụ chiếm doanh số tương đối lớn (chỉ đứng sau hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ), bao gồm thanh toán Chuyển tiền đi và thanh toán Chuyển tiền đến. Hoạt động này cũng mang đến nguồn thu phí đáng kể cho Chi nhánh. * Thanh toán chuyển tiền đi Hoạt động chuyển tiền đi chủ yếu là chuyển tiền thương mại (Thanh toán TTR.TT). Đối tượng khách hàng thanh toán chuyển tiền qua Chi nhánh đa số là các DN cổ phần, DN nhà nước như : Công ty cổ phần XNK Hà Anh, Công ty ô tô 1-5, Công ty xích líp Đông Anh, Công ty Đông Thành, Công ty TNHH Vạn Lộc, Công ty TNHH SX & KD XNK Tuyên Quang, Công ty cổ phần In sách giáo khoa Hà Nội để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa dịch vụ. Bảng 1.1 : Doanh số thanh toán tiền chuyển đi Đơn vị: Quy 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Số món chuyển tiền đi 38 47 88 1,24 lần 1,87 lần Doanh số chuyển tiền đi 5,091 1,846 7,792 63,7% 322% (Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT) Qua số liệu bảng 1.1 ta thấy doanh số chuyển tiền năm 2006 là 1,846 nghìn USD giảm mạnh so với năm 2005 là 3,245 nghìn USD, đạt 36,3% (tức giảm 63,7%) so với năm 2005, trong khi đó số món chuyển tiền đi lại tăng 1,24 lần. Nguyên nhân là do chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tiếp tục tăng, làm sức cạnh tranh của nhiều hàng hóa, dịch vụ, nhiều mặt hàng thiết yếu như: lương thực thực phẩm, sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu và một số nguyên vật liệu tăng cao, đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, hạn chế việc mở rộng sản xuất cũng như là nhập khẩu các mặt hàng của các DN. Do vậy mà doanh số cho những món tiền chuyển đi trong năm 2006 của khách hàng là nhỏ hơn năm 2005 đã làm cho tổng doanh số chuyển tiền đi năm 2006 bị giảm so với năm 2005. Đến năm 2007 thì số món chuyển tiền đi đã tăng rất nhanh, cụ thể là 88 món, gấp 1,87 lần so với năm 2006 và doanh số đạt 7,792 nghìn USD tức tăng 322% so với năm 2006 và tăng 53% so với năm 2005. Có được kết quả này là do các doanh nghiệp thường xuyên hoạt động thanh toán chuyển tiền qua NHNo & PTNT chi nhánh Đông Anh đã tạo dựng được uy tín của mình với các đối tác nước ngoài do đó họ có thêm nhiều những hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán là TTR. Song song với nhân tố khách quan trên là Chi nhánh đã tiến hành nhiều chính sách tiếp thị, thu hút khách hàng và tạo dựng được uy tín trên địa bàn nên ngoài các khách hàng truyền thống còn có các khách hàng mới khác đến yêu cầu thanh toán chuyển tiền. * Thanh toán chuyển tiền đến Hoạt động Chuyển tiền đến tại Chi nhánh chủ yếu là Chuyển tiền cá nhân (trong đó chuyển tiền Western Union chiếm tỷ trọng khá lớn), chi kiều hối và một số ít là chuyển tiền thanh toán L/C hàng xuất khẩu. Doanh số cho những món chuyển tiền đến thường là nhỏ. Bảng 1.2 : Doanh số thanh toán chuyển tiền đến Đơn vị: Quy 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Số món tiền chuyển đến 1218 1196 1341 0,98 lần 1,12 lần Doanh số tiền chuyển đến 3,847 3,406 9,701 11,5% 184% (Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT) Qua bảng số liệu 1.2 cho ta thấy trong năm 2006 số món chuyển tiền đến giảm 0,98 lần và doanh số là 3,406 nghìn USD giảm 11,5 % so với năm 2005. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng xăng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng đến sự biến động chỉ số giá cả ở hầu hết các nước trên thế giới. Do đó nguồn thu nhập của các cá nhân đi lao động ở nước ngoài gặp khó khăn hơn và nguồn ngoại tệ gửi về bị hạn chế hơn. Đến năm 2007, số món tiền chuyển đến đã tăng 1,12 lần so với năm 2006 và doanh số đạt 9,701 nghìn USD tức là tăng so với năm 2006 184%. Để đạt được kết quả này, Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Đông Anh đã không ngừng cố gắng thu hút khách hàng mới và tạo dựng được uy tín trong và ngoài địa bàn. Và cũng bởi lẽ, môi trường kinh doanh trong nước đã an toàn và rộng mở hơn trước kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Bước ngoặt này đã làm các nhà kinh doanh trong nước thấy rằng không thể thụ động và chờ đợi sự bảo hộ của Nhà nước nữa, họ cần phải khai thác những cơ hội mà WTO đem lại. Đồng thời những doanh nhân nước ngoài cũng nhận thấy thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng, cần đầu tư để phát triển hơn. Hoạt động chuyển tiền đến làm tăng nguồn thu nhập cho Chi nhánh, là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình thu hút nguồn vốn ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán chuyển tiền đi của Chi nhánh. Vì vậy, NHNo & PTNT đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ, marketing… để thu hút ngày càng nhiều nguồn ngoại tệ gửi về Chi nhánh. 2.2.2. Thanh toán Nhờ thu 2.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu * Thanh toán Nhờ thu hàng nhập khẩu Bước 1 : Tiếp nhận chứng từ Khi nhận được chứng từ nhờ thu (Nhờ thu kèm chứng từ) hoặc hối phiếu đòi tiền (Nhờ thu trơn) do Ngân hàng nước ngoài gửi đến, thanh toán viên phải nhập sổ theo dõi và tiến hành kiểm tra nội dung lệnh nhờ thu của Ngân hàng chuyển chứng từ nhờ thu. Lệnh nhờ thu phải đảm bảo cung cấp chỉ dẫn một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện như tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, chỉ dẫn và hướng dẫn thanh toán, xử lí đối với hàng hóa phải rõ ràng (trong trường hợp nhà nhập khẩu chậm hay không thanh toán). Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm trên bề mặt bộ chứng từ, không có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, nội dung của bất kỳ chứng từ nào có liên quan đến chứng từ nhờ thu. Bước 2 : Kiểm tra chứng từ Căn cứ vào chứng từ nhận được, Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Anh tiến hành lập công văn thông báo cho khách hàng biết. Trong thông báo phải nêu rõ các nội dung của nhờ thu như : miêu tả hàng hóa, số tiền, thời hạn thanh toán, loại và số lượng từng loại chứng từ. Thanh toán viên lập 02 giấy báo nhờ thu hàng nhập : 01 bản gửi khách hàng, 01 bản lưu hồ sơ nhờ thu sau đó chuyển giấy báo cùng toàn bộ chứng từ nhờ thu đến Phụ trách phòng xem xét trình lãnh đạo kí duyệt. Trong giấy báo nhờ thu hàng nhập phải đề nghị nhà nhập khẩu cho biết ý kiến về việc thanh toán, chấp nhận thanh toán đối với nhờ thu trên. Bước 3 : Giao chứng từ nhờ thu và thanh toán/ chấp nhận thanh toán Căn cứ vào ý kiến của khách hàng tức nhà nhập khẩu về việc đồng ý thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán, Ngân hàng sẽ giao chứng từ hàng hóa để nhà nhập khẩu đi nhận hàng. Đồng thời Ngân hàng lập điện MT 202 để thanh toán hoặc MT 412 để thông báo chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu cho Ngân hàng chuyển chứng từ nhờ thu. * Thanh toán Nhờ thu hàng xuất khẩu Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hóa gửi tới Ngân hàng. Khi nhận được bộ chứng từ do khách hàng gửi đến kèm chỉ dẫn thanh toán, thanh toán viên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Sau đó, thanh toán viên tiến hành đăng ký số tham chiếu, vào sổ theo dõi và kiểm tra chi tiết trên Giấy yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu của khách hàng theo nội dung sau : Tên, địa chỉ đầy đủ của người nhờ thu và của ngân hàng thu hộ, số tiền, loại tiền nhờ thu, danh mục chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ đính kèm, hình thức thanh toán và giao chứng từ, các loại phí (nếu có) do ai chịu, các điều kiện khác (nếu có). Trên giấy nhờ thu phải chỉ rõ : Nhờ thu được tuân thủ theo quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế, ấn phẩm 522 (URC522). NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh không có trách nhiệm kiểm tra nội dung chứng từ, nhưng có thể xem xét một số điểm cơ bản để lưu ý khách hàng nếu phát hiện có sự khác biệt trên chứng từ. Khi bộ chứng từ nhờ thu đã đảm bảo tính pháp lý, căn cứ vào chỉ dẫn thanh toán của khách hàng, thanh toán viên NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh tiến hành lập chỉ thị nhờ thu và gửi cho Ngân hàng đại lí của mình theo phương thức chuyển phát nhanh : EMS, DHL. Trong chỉ dẫn thanh toán chỉ rõ số tiền đòi được của bộ chứng từ được chuyển vào tài khoản NOSTRO – Tài khoản tiền gửi của NHNo & PTNT Việt Nam tại Ngân hàng nước ngoài và ghi rõ số tham chiếu của Chi nhánh để tiện theo dõi. Khi nhận được báo có từ NHNo & PTNT Việt Nam, thanh toán viên thông báo cho nhà xuất khẩu biết và kết thúc quá trình thanh toán. 2.2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán Nhờ thu * Thanh toán Nhờ thu hàng nhập khẩu NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh luôn quan tâm phát triển nghiệp vụ này nhằm đa dạng hóa dịch vụ TTQT, cung cấp cho khách hàng dịch vụ khép kín. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các DN Nhà nước và các công ty cổ phần thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng ô tô, sắt thép. Tình hình thanh toán cụ thể như sau: Bảng 1.3: Doanh số thanh toán Nhờ thu hàng nhập khẩu Đơn vị: Quy 1000 USD Chi tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Số món Nhờ thu đến 08 10 14 1,25 lần 1,4 lần Doanh số Nhờ thu đến 251,2 293,34 745,624 16,8% 154,2% (Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT) Hoạt động thanh toán Nhờ thu hàng nhập năm 2006 đạt doanh số là 293,34 nghìn USD tăng là 42,14 nghìn USD, tăng 16,8% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số Nhờ thu tăng lên là 745,624 nghìn USD, tăng 154,1% so với năm 2006. Hoạt động thanh toán Nhờ thu trong 2 năm 2006 và 2007 đạt được như vậy là do Chi nhánh đã tiếp thị và thu hút được một số khách hàng thường xuyên sử dụng hình thức thanh toán nhờ thu đối với phía nước ngoài đồng thời NHNo & PTNT chi nhánh Đông Anh cũng không ngừng khẳng định được uy tín của mình với khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phương thức thanh toán Nhờ thu đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên mua bán nên việc sử dụng phương thức thanh toán này chưa phát triển mạnh. Thêm vào đó, Chi nhánh chỉ ưu tiên bán ngoại tệ cho các DN mở L/C mà chưa quan tâm nhiều đến Nhờ thu. Vì vậy, các DN có yêu cầu gửi bộ chứng từ Nhờ thu qua Chi nhánh còn ít. * Thanh toán Nhờ thu hàng xuất khẩu Do khách hàng quan hệ thường xuyên với Chi nhánh chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán Chuyển tiền hoặc phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ nên hoạt động Nhờ thu hàng xuất khẩu tại Chi nhánh hầu như không phát sinh. Vì vậy hiệu quả hoạt động Nhờ thu hàng xuất khẩu tại Chi nhánh là không có. 2.2.3. Thanh toán tín dụng chứng từ 2.2.3.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ * Thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu Đây là hoạt động đang chiếm doanh số lớn nhất và đem lại nguồn thu lớn nhất cho Chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế. Quy trình nghiệp vụ của hoạt động thanh toán này như sau : Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ xin mở Thư tín dụng Sau khi kí kết hợp đồng ngoại thương, căn cứ vào điều kiện của hợp đồng, nhà nhập khẩu tiến hành lập đơn yêu cầu mở L/C và gửi tới Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Anh hồ sơ xin mở L/C. Hồ sơ xin mở L/C gửi tới Ngân hàng bao gồm : - Đơn yêu cầu mở Thư tín dụng (theo mẫu quy định của NHNo & PTNT Việt Nam). - Bản sao hợp đồng ngoại thương. - Đăng kí mã số XNK (đối với DN lần đầu giao dịch với Chi nhánh) hoặc giấy phép / hạn ngạch nhập khẩu (quota) (đối với những mặt hàng năm trong danh mục hạn chế nhập khẩu). - Giấy cam kết sử dụng vốn vay (đối với khách hàng kí quỹ dưới 100% và vay vốn tại Chi nhánh để thanh toán khi đến hạn) hoặc giấy cam kết thanh toán (đối với khách hàng kí quỹ 100% dùng vốn tự có để thanh toán khi đến hạn). - Hồ sơ pháp lý : quyết định thành lập, đăng kí kinh doanh của DN, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng (đối với các DN lần đầu tiên giao dịch với Chi nhánh). - Các thủ tục liên quan đến công tác tín dụng, thanh toán như : ủy nhiệm chi, giấy đề nghị mua ngoại tệ (trong trường hợp mua ngoại tệ kí quỹ) giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ dự án đầu tư, tài sản đảm bảo (sử dụng trong trường hợp vay vốn). Bước 2 : Xác định mức kí quỹ và nguồn vốn đảm bảo thanh toán Thanh toán viên kiểm tra nội dung yêu cầu mở L/C. Trong trường hợp nội dung không rõ ràng, các điều khoản, điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn nhau, thanh toán viên phải có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung trước khi mở L/C. Thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ kí của chủ tài khoản và kế toán trưởng. Lưu ý khách hàng nếu có sự khác biệt giữa nội dung yêu cầu mở L/C với các điều khoản liên quan trong hợp đồng ngoại thương. Căn cứ vào hồ sơ mở L/C, phòng thanh toán quốc tế thẩm định các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng, đề xuất tỷ lệ kí quỹ. Sau đó phòng thanh toán quốc tế chuyển hồ sơ mở L/C và tờ trình mở L/C cho phòng Kinh doanh thẩm định nguồn vốn thanh toán và trình giám đốc phê duyệt. Nếu L/C thanh toán bằng vốn vay của NHNo & PTNT Đông Anh : Thủ tục xét duyệt hồ sơ cho vay theo chế độ tín dụng hiện hành của NHNo (Ngân hàng không cho vay để kí quỹ). Trong trường hợp khách hàng kí quỹ dưới 100% : trên cơ sở bảo đảm an toàn thanh toán và thu hút khách hàng trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp yêu cầu khách hàng kí, đóng dấu sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ (theo mẫu đơn xin vay và giấy nhận nợ đang áp dụng) cho phần giá trị chưa được kí quỹ của L/C. Trường hợp khách hàng kí quỹ 100% giá trị L/C, phòng TTQT của Chi nhánh sẽ trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng để kiểm tra và trình Giám đốc kí duyệt. Căn cứ nội dung thẩm định và các ý kiến đề xuất của phòng TTQT và phòng Kinh doanh, Giám đốc Chi nhánh kí duyệt hồ sơ mở L/C và kí các chứng từ kèm theo (hồ sơ cho vay bắt buộc), nếu có. Bước 3 : Phát hành L/C Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, đơn yêu cầu mở L/C của nhà nhập khẩu, thanh toán viên lập điện MT 700 trong chương trình SWIFT (NHNo & PTNT Việt Nam là Ngân hàng phát hành L/C). Trường hợp bức điện MT 700 quá dài, thanh toán viên có thể lập theo mỗi bức điện MT 700 tối đa 3 bức điện MT 701. Thanh toán viên kiểm tra các nội dung của bức điện MT 700 đảm bảo đầy đủ, chính xác, tiến hành chuyển sang người kiểm soát điện và in ra làm 03 bản : 01 bản chuyển bộ phận kế toán ngoại tệ hạch toán, 01 bản lưu hồ sơ L/C của thanh toán viên, 01 bản giao cho khách hàng như một bản L/C gốc để nhận hàng. Sau khi kiểm tra, nếu đảm bảo đúng, thanh toán viên sẽ trình Ban giám đốc Chi nhánh để quyết định cho phát hành L/C với nội dung như bức điện MT 700 đã in ra. Khi đã có ý kiến đồng ý phê duyệt của Ban giám đốc, thanh toán viên chuyển bộ hồ sơ và điện mở L/C cho lãnh đạo phòng chuyển điện về Sở Quản lý Kinh doanh vốn và ngoại tệ - NHNo & PTNT Việt Nam qua mạng SWIFT nội bộ để phát hành ra nước ngoài cho người thụ hưởng. Từ 01/07/2007, mọi L/C phát hành qua NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh đều dẫn chiếu đến việc áp dụng bản UCP 600 ICC 2007 (nếu không có quy định khác trong L/C). Bước 4 : Việc tu chỉnh, hủy bỏ và tra soát L/C Việc tu chỉnh hay hủy bỏ L/C chỉ được Ngân hàng thực hiện khi có đề nghị chính thức bằng văn bản có đủ tính pháp lý của nhà nhập khẩu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Bản tu chỉnh sẽ trở thành một bộ phận và không thể tách rời của L/C. Sau khi kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tu chỉnh hay hủy bỏ L/C, thanh toán viên nhập dữ liệu tu chỉnh vào tập tin MT 707. Quy trình thực hiện phát hành tu chỉnh hay hủy bỏ L/C được thực hiện như quy trình mở và phát hành L/C. Trong trường hợp sửa đổi L/C làm tăng giá trị của L/C thì khách hàng phải nộp thêm tiền kí quỹ. Kế toán sẽ hạch toán nội bảng số tiền kí quỹ thêm, hạch toán ngoại bảng giá trị L/C tăng thêm. Tất cả mọi sự điều chỉnh, sửa đổi hay hủy bỏ đều phải thông báo cho Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng xác nhận nếu có. Các điều khoản không sửa đổi được quy định rõ trong bản tu chỉnh là vẫn có giá trị như cũ. Nếu không có quy định khác trong L/C thì mọi điều khoản khác của tu chỉnh đều được lập và thực hiện dựa trên cơ sở các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP 600). Sau khi nhận được sự xác nhận lại từ phía Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu về việc hủy bỏ L/C, NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh sẽ không có trách nhiệm thanh toán với các L/C đó. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Đông Anh sẽ không chấp nhận hủy L/C trong trường hợp khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng hoặc có sự tranh chấp thương mại hoặc hai bên mua bán đã thỏa thuận nhưng chưa được sự chấp thuận hủy L/C của các ngân hàng liên quan. Bước 5 : Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán Sau khi nhận được L/C và sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến Chi nhánh thông qua Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (Paying/ Accepting/Negotiating Bank). Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra và thanh toán bộ chứng từ theo quy định. Ngay khi nhận chứng từ do bưu điện gửi đến, cán bộ thanh toán phải sổ theo dõi giao nhận chứng từ, ghi ngày nhận chứng từ và nội dung liên quan đến chứng từ. Đồng thời thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra, xác định sự phù hợp và hoàn hảo của bộ chứng từ với các điều kiện của L/C đã phát hành trước đây. - Nếu chứng từ không phù hợp với các quy định trong L/C và giữa nội dung của các chứng từ không phù hợp với nhau, Chi nhánh phải tập tức thông báo ngay cho Ngân hàng chuyển chứng từ bằng điện MT 799. Đồng thời Chi nhánh phải thông báo cho nhà nhập khẩu các sai sót của bộ chứng từ bằng văn bản để chờ chấp nhận thanh toán. Mọi sai sót và khiếm khuyết của chứng từ phải được thông báo đầy đủ ngay lần thông báo đầu tiên, không được phép thông báo bổ sung sai sót. - Thực hiện thanh toán cho khách hàng trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ nếu chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến chấp nhận sai sót của nhà nhập khẩu theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ nếu là thanh toán ngay. - Thông báo chấp nhận thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc nếu L/C thanh toán có kỳ hạn hoặc thanh toán chậm. Đồng thời thanh toán viên phải lập sổ theo dõi và thanh toán khi đến hạn đúng như đã chấp nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng chuyển chứng từ. - Trường hợp nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán thì phải điện báo ngay cho Ngân hàng chuyển chứng từ và nêu rõ chứng từ nằm dưới sự định đoạt của Ngân hàng chuyển chứng từ. Tất cả các điện báo từ chối chứng từ phải được thực hiện không quá 7 ngày làm việc của tất cả các Ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. - Giao chứng từ cho nhà nhập khẩu để họ đi nhận hàng sau khi họ đã hoàn tất các thủ tục thanh toán cần thiết. - Chi nhánh trực tiếp lập điện MT 202 để thanh toán cho nhà xuất khẩu theo chỉ dẫn thanh toán. - Đối với những L/C thanh toán chậm hoặc thanh toán có kỳ hạn, sau khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên: + Nếu chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C thì thanh toán viên làm thông báo cho đơn vị biết về bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C và yêu cầu doanh nghiệp gửi văn bản chấp thuận hay không chấp thuận thanh toán (nếu không chấp thuận thanh toán thì phải ghi rõ lý do không chấp thuận) trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Thanh toán viên căn cứ công văn trả lời của doanh nghiệp, lập điện MT 799 thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ biết. + Trước 03 ngày đến hạn trả hối phiếu, thanh toán viên phải gửi thư nhắc nợ tới nhà nhập khẩu và yêu cầu họ thu xếp nguồn vốn ngoại tệ để trả nợ đúng hạn và thông báo cho Phòng Kinh doanh để phối hợp đôn đốc trả nợ. + Trong trường hợp nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán vào ngày đến hạn thì phải thông báo ngay cho Phòng Kinh doanh xét duyệt để trình lên lãnh đạo xin chỉ thị xử lý. - Trường hợp mở L/C xác nhận hoặc L/C cho phép đòi tiền bằng điện: Khi nhận được điện đòi tiền từ Ngân hàng thương lượng/chiết khấu chỉ ra rằng chứng từ được kiểm tra hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C và chứng từ đã được gửi tới Chi nhánh. Chi nhánh tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo đúng nội dung quy định trong L/C. Nếu thấy phù hợp, Chi nhánh tiến hành thông báo cho nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán và lập điện MT 202 thanh toán cho Ngân hàng gửi điện theo chỉ dẫn trong điện đòi tiền. Trước khi giao chứng từ cho nhà nhập khẩu , thanh toán viên phải kiểm tra lại chứng từ, thông báo cho nhà nhập khẩu những sai sót của chứng từ như trường hợp trên hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. - Sau khi thanh toán xong cho nhà xuất khẩu, Chi nhánh sẽ hết trách nhiệm ràng buộc theo L/C và tiến hành đóng hồ sơ theo dõi L/C theo quy định. * Thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu Có thể thấy hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu ở Chi nhánh đang còn nhỏ, lẻ bởi đây là địa bàn hoạt động chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản của các DN ngoài quốc doanh, quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính hạn chế nên giá trị của các L/C hàng xuất khẩu còn nhỏ. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu như sau : Bước 1 : Nhận, thông báo, xác nhận L/C Tất cả các L/C, sửa đổi L/C do ngân hàng nước ngoài gửi đến NHNo & PTNT Đông Anh trước khi thông báo cho khách hàng đều phải được Sở Quản lý kiểm tra, xác thực. Trường hợp Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Anh nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C trực tiếp từ ngân hàng khác, Chi nhánh phải gửi bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C về Sở Quản lý để xác thực chữ ký, mẫu dấu của ngân hàng thông báo thứ nhất. Sau đó thanh toán viên sẽ tiến hành lập văn bản thông báo L/C để thông báo cho nhà xuất khẩu trong đó nêu rõ L/C đã được xác thực hay chưa, Chi nhánh có kèm theo sự xác nhận trên L/C gốc đó hay không. Việc xác nhận L/C chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng và nhà xuất khẩu, thanh toán viên NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh trong quá trình tiếp nhận và thông báo L/C, luôn xem xét cụ thể chi tiết từng điều kiện, điều khoản trong L/C có ràng buộc trách nhiệm của mình cùng với các đơn vị xuất khẩu không, có phù hợp với lơi ích của nhà xuất khẩu hay không. Đồng thời qua đó tư vấn cho các nhà xuất khẩu những giải pháp tối ưu nhất như yêu cầu hủy bỏ hoặc sửa đổi điều khoản trong L/C nếu các điều khoản đó không đảm bảo quyền lợi cho họ. Bước 2: Sửa đổi, hủy bỏ L/C Khi nhận được bản sửa đổi hay hủy bỏ L/C từ Ngân hàng nước ngoài thông qua mạng SWIFT nội bộ từ Hội sở chính hoặc từ các ngân hàng khác trong nước gửi đến, Chi nhánh tiến hành xác thực bản sửa đổi, hủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20127.doc
Tài liệu liên quan