MỤC LỤC
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1
1.1 Tổng quan về huy động vốn của Công ty Tài chính 1
1.1.1 Khái quát về Công ty Tài chính 1
1.1.1.1 Khái niệm, vai trò và phân loại Công ty Tài chính 1
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Công ty Tài chính 7
1.1.2 Huy động vốn của Công ty Tài chính 9
1.1.2.1 Sự cần thiết của việc huy động vốn đối với các Công ty Tài chính 9
1.1.2.2 Các hình thức huy động vốn 11
1.2 Hiệu quả huy động vốn của Công ty Tài chính 15
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả huy động vốn 15
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn 16
1.2.2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn 16
1.2.2.2 Cơ cấu vốn hợp lý 17
1.2.2.3 Chi phí vốn hợp lý 18
1.2.2.4 Sự ổn định của các hình thức huy động vốn 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Công ty Tài chính 20
1.3.1 Nhân tố chủ quan 20
1.3.1.1 Chính sách huy động vốn của Công ty 20
1.3.1.2 Hiệu quả cho vay và đầu tư của Công ty 21
1.3.1.3 Tình hình tài chính của Công ty 22
1.3.1.4 Trình độ cán bộ và tổ chức quản lý của Công ty 23
1.3.1.5 Uy tín của Công ty 23
1.3.2 Nhân tố khách quan 24
1.3.2.1 Môi trường pháp lý 24
1.3.2.2 Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương 25
1.3.2.3 Tình trạng nền kinh tế 25
1.3.2.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán 25
1.3.2.5 Phương hướng hoạt dộng của tập đoàn 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 27
2.1 Khái quát về Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27
2.1.2 Nhiệm vụ và chức năng 28
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty 29
2.1.4 Kết quả hoạt động trong thời gian qua 30
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ 32
2.2.1 Tình hình huy động vốn 32
2.2.1.1 Huy động vốn chủ sở hữu 35
2.2.1.2 Huy động nợ 37
2.2.2 Phân tích khả năng huy động vốn 44
2.2.2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn 44
2.2.2.2 Cơ cấu vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ 46
2.2.2.3 Chi phí vốn 48
2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn 49
2.3.1 Thành tựu đạt được 49
2.3.2 Hạn chế và khó khăn 49
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế và khó khăn 51
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 51
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 54
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 56
3.1 Mục tiêu chiến lược của Công ty Tài chính Công nghiệp
Tàu thuỷ 56
3.2 Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ 58
3.2.1 Các giải pháp 59
3.2.2 Một số kiến nghị 64
3.2.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 64
3.2.2.2 Đối với Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam 66
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính công nghiệp tàu thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thoái, tỷ lệ lạm phát cao sẽ rất khó huy động nguồn tiền gửi. Nền kinh tế suy thoái cũng làm cho các doanh nghiệp hạn chế sử dụng nợ làm ảnh hưởng tới cầu về vốn do đó làm ảnh hưởng đến cung về vốn, việc huy động vốn của Công ty Tài chính sẽ suy giảm.
1.3.2.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán phát triển cao hay thấp sẽ ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Công ty Tài chính. Nếu thị trường chứng khoán phát triển với đầy đủ chức năng sẽ cung cấp cho Công ty Tài chính đầy đủ những công cụ để huy động vốn. Còn nếu thị trường chứng khoán kém phát triển thì việc huy động vốn thông qua phát hành một số công cụ trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi là khó khăn do tính thanh khoản của các công cụ này trên thị trường thấp, khiến cho hiệu quả của hoạt động huy động vốn bị hạn chế.
1.3.2.5 Phương hướng hoạt dộng của tập đoàn
Nếu Công ty Tài chính là một thành viên của tập đoàn kinh tế thì lợi ích của Công ty Tài chính gắn liền với lợi ích của tập đoàn. Việc thành lập Công ty Tài chính cũng nhằm mục tiêu huy động vốn hỗ trợ các thành viên trong Tổng Công ty nên hoạt động huy động vốn sẽ được sự quan tâm, chỉ đạo và kiểm tra của Tổng Công ty. Chiến lược của Tổng Công ty trong từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc huy động vốn.
CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ
2.1. Khái quát về Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bắt đầu từ năm 1991, các Công ty Tài chính bắt đầu đi vào hoạt động ở nước ta. Là một trong số các Công ty Tài chính ra đời muộn nhất ở nước ta, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam là một trong những Công ty Tài chính trẻ nhất ở nước ta hiện nay.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận Tải, với quyết tâm của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN), Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã được Bộ Giao thông Vận Tải thành lập theo Quyết định số3456 /1998/BGTVT ngày 19/12/1998; Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động ngày 27/01/2000; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn điều lệ và cấp phép hoạt động sôố04/GP-NHNN ngày 16/03/2000 với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/05/2000.
Công ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản pháp luật khác của các tổ chức có thẩm quyền, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
Cho tới 31/12/2007, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên 1023 tỷ đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và liên tiếp đạt hệu quả cao trong những năm qua. Công ty đã có những bước tiến đáng kể: xác lập được vị trí, vai trò hệ thống các tổ chức tài chính tiền tệ tín dụng Việt Nam, góp phần cào tiến trình phát triển nhanh, mạnh của ngành Công nghiệp Tàu thuỷ.
2.1.2 Nhiệm vụ và chức năng
Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy đã khẳng định được vị thế của một trung gian tài chính trong hơn 200 thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và trên thị trường tài chính Việt Nam với các chức năng chính:
- Huy động vốn từ các nguồn: nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, vay các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
- Cho vay dưới các hình thức: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay uỷ thác, cho vay tiêu dùng;
- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
- Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ;
- Thực hiện các hoạt động khác như: góp vốn, mua cổ phân, đầu tư cho các dự án, tham gia thị trường tiền tệ; Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực tư vấn về ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư; Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính tiền tệ, đầu tư và các dịch vụ khác;
- Bảo lãnh bằng ngoại tệ;
- Hoạt động bao thanh toán;
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng tài chính: mua bán ngoại tệ, hoạt động ngoại hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền...;
Với quy mô đội ngũ nhân sự trẻ được đào tạo chính quy, chuyên ngành, phong cách phục vụ tận tình chu đáp, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tài chính cho các cá nhân và tổ chức kinh tế với vai trò:
- Huy động và thu hút các nguồn vốn
- Tư vấn, thu xếp tài chính và cung ứng tín dụng dưới mọi hình thức
- Cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư và lập dự án
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng và tài chính.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty
Cơ cấu tổ chức: Công ty Tài chính CNTT có 18 phòng ban, 01 chi nhánh và 02 Công ty trực thuộc. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:
BAN KIỂM SOÁT
Phòng Giao dịch Ngân quỹ
BAN ĐIỀU HÀNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng Đầu tư
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tín dụng 3
Phòng Tín dụng 1
Phòng Tín dụng 2
Phòng Phát triển dự án
Phòng Kinh doanh tiền tệ
Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phòng Công nghệ Thông tin
Phòng Kinh doanh
Phòng Thẩm định
Phòng Kiểm toán nộibộ
Phòng Hành chính Quản trị
Phòng Nguồn vốn
Phòng Bảo lãnh
Phòng Marketing
Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC)
Công ty Cho thuê tài chính CNTT (VFL)
Chi nhánh TP.HCM
Phòng Pháp chế
2.1.4 Kết quả hoạt động trong thời gian qua
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ. Các rào cản thương mại giữa Việt nam và các nước thành viên WTO được dỡ bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài một cách bình đẳng. Năm 2008, nền kinh tế trong nước phải trải qua thời kỳ lạm phát cao và bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Tuy nhiên trong bối cảnh đó, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam với tư cách là một người đảm nhận tài chính cho cả Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy trong nước vẫn tiếp tục đạt được những kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Mọi mặt hoạt động đều có sự tăng trưởng khá tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn và doanh thu.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh thu
116.200
213.136
911.560
1.088.000
Tổng tài sản
1.477.345
3.643.531
7.211.498
5.983.000
Vốn điều lệ
140.000
640.000
1.023.000
1.023.000
LNTT
5.310
6.843
196.284
118.339
TNBQ
3,2
4
5
6,9
Nguồn: Báo cáo thường niên 2005 - 2008
Năm 2007 tổng tài sản của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cao hơn so với năm 2006 cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể tổng tài sản năm 2006 tăng 247% so với năm 2005, tiếp tục đến năm 2007 chỉ tiêu này tăng 198% so với năm 2006 đạt 7.211,5 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản tăng lên mang lại những ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho Công ty. Tuy nhiên đến năm 2008, tổng tài sản của Công ty có sự giảm sút xuống còn 5.983 tỷ đồng.
Cùng với sự gia tăng về quy mô của tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cũng đạt được những kết quả ngoạn mục. Doanh thu đạt 911,56 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần năm 2006. Tiếp tục năm 2008 doanh thu của Công ty tiếp tục tăng lên đạt mức 1.088 tỷ đồng. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế Mĩ nhưng doanh thu của Công ty vẫn tăng gấp 1,194 lần so với năm 2007 cho thấy được chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời kỳ này rất đúng đắn và phù hợp.
Tăng trưởng doanh thu năm 2002 - 2008
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2002 - 2008
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 196,28 tỷ đồng, gấp gần 27 lần so với năm 2006. Tuy nhiên do chính sách kiềm chế lạm phát trong năm 2008 của chính phủ đã làm cho chi phí huy động vốn tăng lên cao, điều này đã làm cho chi phí của Công ty tăng khiến lợi nhuận trước thuế của Công ty chỉ đạt 118,339 tỷ đồng, bằng 60,3% so với năm 2007.
Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 2002 - 2008
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2002 - 2008
Với kết quả kinh doanh như trên thì thu nhập bình quân của người lao động năm 2008 là 6,9 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,38 lần so với năm 2001.
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ
2.2.1 Tình hình huy động vốn
Trong những năm gần đây, ngành Công nghiệp tàu thuỷ luôn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên bảo hộ và phát triển rất nhanh, đạt mức 35%/ năm. Xuất phát từ nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường trong và ngoài nước, việc huy động được một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là một việc hết sức cần thiết. Một trong những giải pháp huy động vốn của Tổng Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ là tăng khả năng vốn đầu tư, vốn kinh doanh thông qua kênh dẫn vốn của Công ty Tài chính. Sự tăng trưởng rất nhanh của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn, đây chính là thuận lợi to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với Công ty.
Được sự hỗ trợ của tập đoàn cùng sự năng động và sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ, Công ty luôn có nguồn vốn ổn định, đảm bảo thanh toán cho mọi hoạt động của mình. Nhờ chủ động thiết lập và củng cố quan hệ với các khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân cũng như các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước trên cơ sở xây dựng và củng cố uy tín của Công t trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã giải quyết tốt khâu huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, tổng nguồn vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ luôn tăng trưởng đều, điều đó chứng tỏ Công ty đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ tăng trưởng tổng nguồn vốn giai đoạn 2001 - 2008 của Công ty như sau:
Biểu đồ tổng nguồn vốn giai đoạn 2001 - 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Qua biểu đồ, có thể thấy nguồn vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong những năm qua có xu hướng tăng và tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu như năm 2001, tổng nguồn vốn của Công ty là 303,4 tỷ đồng thì đến năm 2002, tổng nguồn vốn của Công ty là 390,4 tỷ đồng, tăng 29%. Năm 2003, tổng nguồn vốn tăng lên 856,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng đạt 119,5%. Đà tăng này lại tiếp tục, đến năm 2006, đạt 148,2% so với năm 2005 lên 3.666,6 tỷ đồng. Năm 2007, tổng nguồn vốn của Công ty là 7.211,5 tỷ, tăng 96,7%, gấp 23,77 lần so với năm 2001. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên tổng nguồn vốn của Công ty đã giảm 17% xuống còn 5.983 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ nhanh và ổn định sau hơn 9 năm đi vào hoạt động đã chứng tỏ được tiềm năng phát triển rất lớn của Công ty. Nhưng tổng nguồn vốn này còn nhỏ so với tổng nguồn vốn của các Ngân hàng Thương mại, điều này đã gây khó khăn trong việc cạnh tranh của Công ty so với các Ngân hàng Thương mại.
Bảng tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 -2008
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
2006
2007
2008
I
Vốn tự có
640
1023
1023
II
Vốn huy động
2410,9
5508,4
3460
1
Tiền gửi các TCTD
600
307
981,2
2
Tiền vay các TCTD
874
400
1471,8
3
Nguồn vốn uỷ thác
908,4
4499
705,8
4
Giấy tờ có giá
21
300
300
5
Tiền gửi của các cá nhân, TCKT
7,5
2,4
1,2
6
Nợ phải trả khác
615,7
680,1
1500
III
Tổng nguồn vốn
3666,6
7211,5
5983
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2006 - 2008
Theo quy định của pháp luật thì Công ty Tài chính thuộc tập đoàn kinh doanh được phép huy động vốn thông qua 2 hình thức chính, đó là huy động vốn chủ sở hữu và huy động nợ. Trong đó, huy động nợ bao gồm: nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế có kỳ hạn từ một năm trở lên; làm đại lý bảo hiểm; vay các tổ chức trong và ngoài nước; phát hành giấy tờ có giá và tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ cơ bản đều tận dụng được hầu hết các phương thức được phép nhằm huy động vốn tài trợ cho các hoạt động của mình cũng như hỗ trợ Tổng Công ty. Nhìn chung, nhờ những định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ của Tổng Công ty, Ngân hàng Nhà nước, vốn huy động của Công ty đã không ngừng tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng, điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tình hình huy động vốn của Công ty sẽ được phân tích thông qua tình hình huy động vốn chủ sở hữu cùng tình hình huy động nợ cụ thể như sau:
2.2.1.1 Huy động vốn chủ sở hữu
Đối với một trung gian tài chính, vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động và chủ yếu dùng để đầu tư vào tài sản cố định. Nhưng đối với Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ, vốn chủ sở hữu vẫn là nguồn vốn hoạt động chủ yếu và có tính chất quyết định với các hoạt động của Công ty. Sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Công ty trong thời gian qua chủ yếu là do sự tăng lên của vốn điều lệ. Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tổng Công ty, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã có sự tăng lên đáng kể, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu như sau:
Biểu đồ Tăng trưởng vốn điều lệ giai đoạn 2001 - 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2001, vốn chủ sở hữu của Công ty là 30 tỷ đồng (toàn bộ là vốn điều lệ), đến năm 2003 riêng vốn điều lệ của Công ty đã đạt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 50 tỷ đồng, vượt thời hạn quy định 12 tháng (quy định đến hết năm 2004 vốn điều lệ của các Công ty Tài chính phải đạt 50 tỷ đồng). Đến năm 2004, vốn chủ sở hữu của Công ty là 171,747 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 120 tỷ đồng, tăng hơn 300% so với khi thành lập. Nhờ đó, hệ số an toàn vốn cũng được cải thiện hơn và phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng và phục vụ cho mục tiêu của Tổng Công ty nói chung. Năm 2005, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 140 tỷ đồng. Cuối năm 2006, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 640 tỷ đồng, tăng 357% so với năm 2005, gấp hơn 21 lần so với số vốn điều lệ ban đầu thành lập. Đến tháng 5 năm 2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định 1009/QĐ-NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam lên 1023 tỷ đồng. Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam trong hoạt động tín dụng, đầu tư và kinh doanh.
Tuy vậy, so với nhu cầu của Công ty và với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường thì mức vốn điều lệ hiện tại vẫn còn thấp, gây hạn chế trong việc cạnh tranh trên thị trường tiền tệ và khả năng huy động vốn trực tiếp để đầu tư. Do đó, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cần có những định hướng, chiến lược, mục tiêu và giải pháp để tăng cường nguồn vốn này.
2.2.1.2 Huy động nợ
Tính đến nay, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã thiết lập quan hệ tín dụng thường xuyên với hơn 80 tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước, đó là các Ngân hàng Thương mại, các Công ty tài chíh, Công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài tập đoàn. Công ty đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như thu hút tiền gửi của dân cư bằng nội ngoại tế; tiếp nhận vốn uỷ thác, đồng tài trợ; đặc biệt là thu hút vốn thông qua việc phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng nhà nước. Năm 2007, Công ty đã nhận uỷ thác quản lý và sử dụng 3000 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu trong nước của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Nhờ sự chủ động thiết lập và củng cố uy tín của Công ty trong hệ thống các tổ chức tín dụng, Công ty đã giải quyết tốt khâu huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.
Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thu xếp vốn cho các dự án lớn của Tổng Công ty và đã thu được những thành công đáng kể như hoàn thành việc thu xếp vốn cho Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Dung quất đóng mới tàu thuỷ lớn nhất - tàu chở dầu 104000 DWT. Hay thu xếp 60 triệu EUR cho Công ty Vận tải Viễn Dương Vinashin mua tàu Ro-ropax Hoa Sen từ Italia. Năm 2007, Công ty được Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam uỷ thác quản lý và sử dụng 600 triệu USD từ nguồn vốn vay nước ngoài. Đây là lần đầu tiên Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam tổ chức thành công việc vay các tổ chức tài chính quốc tế mà không kèm điều kiện bảo lãnh của Chính phủ. Điều này đã minh chứng cho uy tín và vị thế của Công ty ngày càng được đánh giá cao không chỉ trên thị trường tài chính trong nước mà còn trên thế giới.
Công ty luôn củng cố và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài như: Ngân hàng HSBC, CITIC - Trung Quốc, KWF - Đức... góp phần bổ sung vào nguồn vốn hạn hẹp huy động từ trong nước để đầu tư cho các dự án lớn trong Tổng Công ty.
Tình hình huy động nợ giai đoạn 2006 - 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
%
2007
%
2008
%
TG của TCTD
600
24,9
307
5,6
981,2
28,4
Vay các TCTD
874
36,3
400
7,3
1471,8
42,5
Nguồn vốn uỷ thác
908,4
37,3
4499
81,7
705,8
20,4
Giấy tờ có giá
21
0,87
300
5,45
300
8,7
TG của cá nhân, TCKT
7,5
0,31
2,4
0,044
1,2
0,035
Tổng cộng
2410,9
100
5508,4
100
3460
100
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2006 - 2008
Trong tổng nguồn vốn của Công ty thì nguồn vốn nhận uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là các khoản vay các tổ chức tài chính, rồi nguồn tiền gửi của các tổ chức tài chính và dân cư, và cuối cùng là nguồn từ việc phát hành giấy tờ có giá.
Cơ cấu huy động nợ năm 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các cá nhân, tổ chức
Hoạt động nhận uỷ thác của các Công ty Tài chính bao gồm nhiều hình thức như: uỷ thác đầu tư, uỷ thác quản lý vốn, uỷ thác quản lý tài sản... Các đơn vị uỷ thác đầu tư cho Công ty Tài chính là Tổng Công ty và các Ngân hàng Thương mại cũng như một số trung gian tài chính khác. Với mục đích huy động vốn trong và ngoài Tổng Công ty nhằm hỗ trợ hoạt động của các đơn vị thành viên, các Công ty Tài chính rất chú trọng đến huy động nguồn này. Tiền uỷ thác đầu tư vào các dự án trong ngành do Công ty Tài chính có được lợi thế trong việc nắm bắt thông tin cũng như có những chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định các dự án trong ngành. Với việc uỷ thác đầu tư cho Công ty Tài chính, các đơn vị uỷ thác có lợi khi dự án đầu tư được thẩm định kỹ càng và có sự đảm bảo của Công ty nếu như có rủi ro xảy ra. CÒn đối với Công ty Tài chính, ngoài việc nhận được phí uỷ thác, còn hoành thành nhiệm vụ huy động vốn từ trong và ngoài ngành nhằm giúp đỡ các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Với những lợi thế của Công ty, nguồn uỷ thác đã và đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty.
Trong những năm qua, vốn nhận uỷ thác luôn là một nguồn quan trọng của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ, tỷ trọng của nguồn vốn uỷ thác trên tổng nguồn là khá cao và lượng vốn uỷ thác mà Công ty nhận được không ngừng tăng qua các năm. Năm 2001, nguồn vốn uỷ thác của Công ty là 204,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,55% tổng nợ huy động được. Sau đó liên tục tăng qua các năm, đến năm 2006 đã đạt 908,4 tỷ đồng gấp 4.44 lần so với năm 2001. Năm 2007, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ ngoài việc được Tổng Công ty tín nhiệm uỷ thác quản lý và sử dụng 600 triệu USD từ nguồn vốn vay nước ngoài, Công ty còn nhận uỷ thác quản lý và sử dụng 3000 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu của tập đoàn. Tổng nguồn uỷ thác của Công ty trong năm này đạt một con số ấn tượng là 4499 tỷ đồng, tăng 395,3% so với năm 3006, gấp 22 lần so với năm 2001. Năm 2008, do tình hình kinh tế khó khăn chung nên lượng vốn uỷ thác sụt giảm, chỉ còn 705,8 tỷ đồng, đây chủ yếu là nguồn do các Công ty đơn vị thành viên của Vinashin uỷ thác cho Công ty quản lý.
Xu hướng gia tăng nguồn nhận uỷ thác của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ một phần là do hạn chế bởi quy định của luật pháp. Với quy định dư nợ tối đa của một khách hàng của Công ty Tài chính không được phép vượt quả 15% vốn chủ, Công ty buộc phải tìm nguồn uỷ thác như một giải pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty.
Vay trực tiếp các tổ chức kinh tế
Các tổ chức kinh tế mà Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ vay trực tiếp thường là các Ngân hàng Thương mại, Tổ chức tín dụng. NGoài ra, Công ty cong thực hiện việc vay vốn trực tiếp từ Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam và các đơn vị thành viên.
Do thiếu vốn nên Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ phải thực hiện những khoản vay tương đối lớn tại các Ngân hàng Thương mại để tài trợ cho hoạt động của mình. Các khoản vay này thường thực hiện trong thời gian ngắn và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn huy động. Chi phí của các khoản vay là tương đối cao do phải chịu lãi suất đầu ra của các trung gian tài chính khác. Việc sử dụng nợ của Công ty Tài chính trong thời gian vừa qua là tăng. Do nhu cầu về vốn hoạt động của Công ty tăng nhanh, trong khi việc huy động vốn thông qua các hình thức khác lại khá mất thời gian nên lượng vốn huy động theo hình thức này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn. Điều này thể hiện rõ ở năm 2008, do sự khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán và từ tiền gửi của khách hàng nên tỷ trọng tiền vay các tổ chức kinh tế là khá cao những 54,8% trong khi tỷ lệ này vào năm 2007 chỉ có 7,3%. Nhưng tỷ trọng của nguồn vay trong tổng nợ đang có xu hướng giảm do Công ty luôn cố gắng huy động bằng những nguồn khác có chi phí thấp hơn để giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho mình.
Theo bảng số liệu có thể thấy vốn vay của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong giai đoạn 2005 - 2008 tăng giảm không đều, đó là do vốn vay này thường được sử dụng tài trợ cho các hoạt động tín dụng ngắn hạn cuả Công ty, xuất phát từ nhu cầu cần huy động trong một thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các thành viên trong cùng Tập đoàn.
Cùng với sự tăng nhanh của vốn huy động từ nhận uỷ thác, và ciệc Công ty đã được Tổng Công ty cấp thêm vốn điều lệ theo từng năm, tỷ trọng vốn huy động qua hình thức vay nợ đang giảm dần. Đây là một xu hướng hợp lý trong hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ nói riêng và hệ thống các Công ty Tài chính trong nước nói chung.
Nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức
Hiện nay, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ mới chỉ huy động nợ thông qua hình thức nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức, còn hoạt động nhận làm đại lý bảo hiểm mới chỉ thực hiện bảo hiểm tiền gửi với quy mô rất nhỏ bé, không đáng kể. Theo quy định tại Điều 17 khoản 1 của Nghị định 79CP/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính thì Công ty Tài chính được nhận tiền gửi từ một năm trở lên của tổ chức cá nhân theo quy đinh của Ngân hàng Nhà nước. Tiền gửi của Công ty Tài chính bao gồm hai loại là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng; tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế.
Nguồn tiền gửi là một nguồn hết sức quan trọng đối với một trung gian tài chính, bởi Công ty Tài chính luôn có kế hoạch tăng cường nhận gửi tiết kiệm nhằm tăng tỷ trọng tiền gửi trong tổng nguồn vốn. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty Tài chính là các thành viên trong Tổng Công ty, các cán bộ công nhân trong ngành. Ngoài ra, còn huy động tiền gửi từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài ngành. Tiềm năng của phương thức này là rất lớn, mặc dù phải chịu ảnh hưởng do quy định về thời hạn tiền gửi. Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng phấn đấu để đáp ứng được nhu cầu huy động vốn thông qua nguồn này. Tuy nhiên, khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn mà Công ty huy động được. Đó là do kỳ hạn nhận tiền gửi của Công ty Tài chính đối với các cá nhân, tổ chức là từ một năm trở lên, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ, chính quy định này đã làm giảm sự hấp dẫn của việc gửi tiền tại Công ty Tài chính. Bên cạnh đó, thực tế lãi suất huy động của Công ty Tài chính luôn thấp hơn so với lãi suất huy động của các Ngân hàng Thương mại. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý muốn gửi tiền ở nơi sinh lãi nhiều hơn, làm cho lượng tiền gửi ở Công ty Tài chính giảm xuống.
Trước khó khăn đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty đã không ngừng nỗ lực trong việc đáp ứng và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh một mức lãi suất hợp lý, Công ty còn thực hiện các chính sách nhằm thu hút khách hàng và khắc phục nhược điểm về thời gian. Nhờ vậy tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã không ngừng tăng lên thể hiện uy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22417.doc