MỤC LỤC
Lời mở đầu . 1
1.1. Những vấn đềcơbản vềcông ty tài chính . 5
1.1.1. Khái quát vềcông ty tài chính . 5
1.1.1.1. Quan niệm vềcông ty tài chính. 5
1.1.1.2. Sựhình thành và phát triển của công ty tài chính . 6
1.1.1.3. Các hoạt động chủyếu của công ty tài chính. 8
1.1.2. Huy động vốn của công ty tài chính .11
1.1.2.1. Sựcần thiết phải huy động vốn đối với công ty tài chính .11
1.1.2.2. Các phương thức huy động vốn của công ty tài chính .13
1.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quảhuy động vốn của công ty tài chính.17
1.2.1. Khảnăng đáp ứng nhu cầu vềvốn.17
1.2.2. Cơcấu vốn .18
1.2.3. Chi phí vốn .19
1.2.4. Khối lượng vốn huy động lớn, an toàn với độ ổn định cao .21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhuy động vốn của công ty tài chính
.22
1.3.1. Sựtác động của các yếu tốthuộc môi trường vĩmô .22
1.3.1.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước .22
1.3.1.2.Tình hình kinh tếvà sựphát triển của thịtrường tài chính .23
1.3.1.3. Sựtác động của các yếu tốthuộc Tập đoàn kinh doanh .24
1.3.2. Sựtác động của các yếu tốthuộc bên trong công ty tài chính.26
1.3.2.1. Uy tín của công ty tài chính .26
1.3.2.2. Chính sách huy động vốn của công ty tài chính .27
2.1.Tổng quan vềCông ty tài chính dầu khí (PVFC) .28
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của PVFC.28
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụvà cơcấu tổchức .29
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ .29
2.1.2.2. Cơcấu tổchức .31
2.1.3. Kết quảhoạt động của PVFC trong thời gian qua.33
2.1.3.1. Thực hiện nhiệm vụTổng công ty giao.33
2.1.3.2. Kết quảkinh doanh .33
2.2. Tình hình hiệu quảhuy động vốn tại PVFC .36
2.2.1. Tình hình huy động vốn tại PVFC.36
2.2.1.1. Lượng vốn huy động và khảnăng đáp ứng nhu cầu vềvốn.36
2.2.1.2 Cơcấu vốn .39
2.2.1.3 Chi phí vốn.47
2.2.2. Đánh giá vềtình hình hiệu quảhuy động vốn của PVFC .49
2.3. Những khó khăn hạn chếvà nguyên nhân dẫn tới hạn chếtrong hiệu
quảhuy động vốn của PVFC .50
2.3.1.Những khó khăn, hạn chế .50
2.3.1.1. Khó khăn do bịràng buộc bởi các quy định Nhà nước.50
2.3.1.2. Khó khăn do chính sách quản lý của Tổng công ty .51
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế .53
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan .53
2.3.2.2. Nguyên nhân chủquan.56
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của PVFC trong thời gian tới .58
3.1.1. Mục tiêu chiến lược.58
3.1.2. Định hướng phát triển .58
3.1.3. Nhiệm vụkếhoạch chủyếu của năm 2006.60
3.1.3.1. Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụdo Tổng công ty dầu khí Việt
Nam giao .60
3.1.3.2. Hoạt động kinh doanh .61
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhuy động vốn tại PVFC .62
3.2.1. Đa dạng hoá các nguồn huy động.62
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động.65
3.2.2.1. Đa dạng hoá kỳhạn gửi tiền và hình thức gửi tiền .65
3.2.2.2. Đa dạng hoá các công cụnợ.69
3.2.3. Thay đổi cơcấu huy động vốn .71
3.2.4. Xây dựng chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn.72
3.2.5. Phát triển đa dạng các dịch vụliên quan đến huy động vốn.74
3.2.6. Thực hiện tốt chính sách Marketing và chính sách khách hàng .75
3.2.6.1. Chính sách sản phẩm .75
3.2.6.2. Chính sách giá .76
3.2.6.3. Chính sách quảng cáo, khuếch trương.76
3.2.6.4. Chính sách khách hàng .77
3.2.7. Hoàn thiện công tác tổchức quản lý và phát triển nguồn nhân lực .78
3.2.7.1. Đối với công tác tổchức quản lý.78
3.2.7.2. Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực.79
3.3. Một sốkiến nghị .80
3.3.1.Đối với Chính Phủvà Ngân hàng Nhà nước.80
3.3.2. Đối với Tổng công ty dầu khí Việt Nam .82
Kết luận .82
85 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh,
NHTMCP An Bình, NHTMCP Phương Nam...
Danh mục đầu tư được mở rộng với việc đầu tư vào các trái phiếu,
CTCG có tinh thanh khoản và hiệu quả cao như: trái phiéu CP, trái phiếu đo thị
Tp.HCM, trái phiếu của EVN, Vinashin…
2.2. Tình hình hiệu quả huy động vốn tại PVFC
2.2.1. Tình hình huy động vốn tại PVFC
2.2.1.1. Lượng vốn huy động và khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn
Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2001 - 2005
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
STT
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
I Vốn tự có 103 106 113 318 371
II Vốn huy động 256 1.122 2.215 3.910 6.506
1 Tiền gửi KBNN và các TCTD
khác
- - 104,7 416,5 1.154
2 Vay NHNN, TCTD khác 89,2 185,3 620,7 1.093 1.475
3 Tiền gửi của các TCKT, cá nhân 28,5 31,6 139 129,5 140,5
4 Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 92,3 852,9 680 1.353 3.284
5 Phát hành giấy tờ có giá
- - 301,5 301,5 -
6 Tài sản nợ khác 44,7 52,1 474,5 606,2 482,3
III Vốn huy động/ Vốn tự có (lần) 2,5 10,7 19,6 12,3 17,54
Nguồn: Báo cáo tổng kết giai doạn 2001 – 2005 (PVFC)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 37
Lượng vốn huy động của công ty đã không ngừng tăng nhanh qua các
năm. Thời gian đầu hoạt động tổng vốn huy động của công ty là 256 tỷ VNĐ
nhưng sau hơn năm năm hoạt động tính đến 31/12/2005 đã đạt mức gần 7000
tỷ tăng gấp 20 lần so với năm 2001.
Năm 2002 tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất trong vòng năm năm: tăng
338,28% (tương đương với 856 tỷ VNĐ) so với năm 2001. Sở dĩ có sự tăng
nhanh như vậy chủ yếu là nhờ nguồn uỷ thác và vay các tổ chức tín dụng khác.
Công ty đã có hạn mức tín dụng với ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ACB… Năm 2001 là 100 tỷ VNĐ, năm
2002 là 175 Tỷ VNĐ, năm 2003 là 440 tỷ VNĐ.Doanh số về vốn vay liên Ngân
hàng giữa PVFC và các NHTM đạt tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, nếu
năm 2001 doanh số này chỉ trên 89 tỷ thì năm 2002 đã trên 185 tỷ (tăng hơn 2
lần) và năm 2003 doanh số này đã bằng 620 tỷ gấp gần 7 lần năm 2001 và đến
năm 2005 con số đó đã lên tới 1.475 tỷ.
Từ năm 2003 lượng vốn huy động tăng khá nhanh, nhưng tốc độ tăng
trưởng lại có phần giảm sút. Năm 2003 vốn huy động 2.215 tỷ tăng 1.093 tỷ so
với năm 2002, tốc độ tăng 97,42%. Năm 2004 tăng 1.695 tỷ so với năm 2003 và
đến năm 2005 lượng vốn huy động đạt 6.506 tỷ tăng 2.596 tỷ so với năm 2004,
tốc độ tăng 66,39%. Việc giảm sút của tốc độ tăng trưởng cũng là xu hướng
chung của các công ty tài chính trong những năm gần đây. Sự phát triển của hệ
thống ngân hàng thương mại cùng với các loại hình thức dịch vụ mới đã tạo ra
sự cạnh tranh khốc liệt đối với các CTTC. Các NHTM thi nhau đưa ra các mức
lãi suất và hình thức huy động hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền,
làm giảm dần lượng tiền gửi vào các CTTC.
Nhưng bên cạnh đó, sự tăng nhanh của lượng vốn huy động trong các
năm gần đây đã chứng tỏ PVFC đã có một chiến lược huy động vốn đúng đắn,
đã linh hoạt áp dụng các phương thức, thời gian lãi suất phù hợp tăng sức cạnh
tranh trên thị trường vốn. Việc gia tăng của nguồn vốn trong các năm qua đã
thoả mãn được nhu cầu hoạt động của công ty đặc biệt là hoạt động tín dụng và
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 38
đầu tư. Từ tháng 2/2001 đến nay PVFC đã hoàn thành việc thu xếp vốn tín dụng
cho 32 dự án đầu tư phát triển của ngành Dầu khí với tổng số tiền gần 6000
nghìn tỷ đồng. Trong số này khoảng 2.200 tỷ đồng đã được giải ngân, sử dụng
đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Các chỉ tiêu hoạt động hàng năm đều đạt
hiệu quả cao với tỷ lệ tăng trưởng bình quân từ 25% đến 30%.
Bảng 2.7 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của
Đơn vị : Tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn huy động 256 1.122 2.215 3.910 6.506
Vốn sử dụng 254,9 1.109 2.064 3.662 6.152
Dư nợ 1,1 13 151 248 354
Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh 2001 – 2005
Trong 5 năm 2001- 2005, vốn sử dụng của PVFC đạt từ 94,5% đến
99,6% tổng nguồn chứng tỏ đồng vốn huy động đã được sử dụng một cách có
hiệu quả và huy động vốn đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn.Mặc dù dư
nợ cho vay mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn song lại có tốc
độ tăng trưởng rất cao. Có được kết quả này là do PVFC đã thực hiện đúng đắn
chiến lược khách hàng, thường xuyên bám sát khách hàng lớn, mở rộng thị
phần đa dạng hoá các hình thức đầu tư. PVFC đã kết hợp hài hoà giữa kỳ hạn
vốn huy động và sử dụng. Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên việc dùng nguồn ngắn hạn để sử dụng
trung và dài hạn sẽ làm giảm tính thanh khoản và khả năng an toàn trong hoạt
động của PVFC.
Việc gia tăng nhanh dư nợ cho vay qua các năm cũng không phải là một
dấu hiệu tốt đối với PVFC. Điều đó chứng tỏ huy động vốn đã vượt quá nhu
cầu sử dụng vốn, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, khoản ứ đọng này phải chịu
chi phí huy động nhưng lại không tạo ra thu nhập nên sẽ làm giảm bớt lợi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 39
nhuận của Công ty. Một trong những nguyên nhân khiến cho dư nợ cho vay
năm 2005 tăng cao là do công ty đã huy động lượng ngoại tệ lớn nhưng cho vay
ngoại tệ ít dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ngoại tệ. Chính vì vậy mà công ty cần
có những biện pháp để duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu
sử dụng vốn.
2.2.1.2 Cơ cấu vốn
Cơ cấu nguồn huy động theo loại tiền
Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn huy động theo loại tiền
Đơn vị: tỷ VNĐ
2003 2004 2005 Năm
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn 2.215 100 3.910 100 6.506 100
USD (quy đổi ngoại tệ) 639 28,85 1251 32 2927 45
VNĐ 1576 71,15 2659 68 3579 55
Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 2003 – 2005
Là một Tổng công ty lớn, PV luôn có những dự án đầu tư ra nước ngoài
và cần một lượng ngoại tệ lớn. Chính vì vậy mà PV luôn đòi hỏi PVFC phải
huy động được một lượng ngoại tệ lớn. Tuy nhiên trong những năm vừa qua
nguồn tiền huy động của PVFC vẫn chủ yếu là nội tệ, ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ
trong nhỏ. Cụ thể là năm 2003, ngoại tệ chiếm 28,85% nhưng đến năm 2004 tỷ
trọng là 32% và năm 2005 thi con số đó lên tới 45%. Tuy tỉ trọng nguồn ngoại
tệ trên tổng vốn vẫn còn nhỏ song tốc độ tăng vốn ngoại tệ qua các năm tương
đối cao. Năm 2004 tăng 95,77% so với năm 2003, năm 2005 tăng 133,97% so
với năm 2004. Nguyên nhân là do khoảng cách lãi suất giữa VND và USD đang
dần thu hẹp, tuy còn rất lớn (6%-7%/năm trên cùng kỳ hạn) do lãi suất USD
tăng nhanh hơn VND.
Ngược lại, vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn, nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm giảm dần. Năm 2004 tốc độ tăng
68,72% nhưng đến năm 2005 con số đó chỉ còn 34,6%. Việc tăng huy động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 40
nguồn ngoại tệ giảm nguồn nội tệ là một thành công lớn của PVFC trong bối
cảnh PV đang cần một lượng vốn ngoại tệ lớn để đầu tư.
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Bảng 2.9 cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ VNĐ
2003 2004 2005 Năm
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn ngắn hạn 1.233 64,56 2717 69,5 5.079 78,1
Vốn trung và dài hạn 785 35,44 1.193 30,5 1.427 21,9
Tổng vốn 2.215 100 3.910 100 6.506 100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003 – 2005
Từ bảng số liệu trên cho thấy: tỷ trọng vốn trung và dài hạn trong tổng
nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2003 vốn trung
và dài hạn chiếm 35,44% trong tổng nguồn, tỷ trọng này giảm xuống còn
30,5% vào năm 2004 và tiếp tục giảm xuống còn 21,9% vào năm 2005. Cùng
với sự tăng lên của tổng nguồn vốn, vốn trung và dài hạn cũng tăng lên nhưng
với tốc độ rất chậm. Sự khan hiếm nguồn trung và dài hạn không chỉ là vấn đề
bức xúc của riêng PVFC mà còn với hầu hết các CTTC và NHTM trên cùng địa
bàn. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tập trung nguồn lực để thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chuẩn bị hội nhập nền kinh tế thế
giới, nhu cầu về vốn trung và dài hạn là rất lớn. Vì vậy trong thời gian tới
PVFC cần phải tìm cách mở rộng hơn nữa nguồn trung và dài hạn để tranh thủ
cơ hội đầu tư.
Vốn ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy
động của PVFC. Mặc dù không được phép huy động lượng tiền gửi không kỳ
hạn và ngắn hạn song các hình thức huy động khác lại chủ yếu thu hút được
nguồn vốn ngắn hạn và các hình thức huy động vốn trung và dài hạn của PVFC
chưa thực sự hấp dẫn được công chúng. Nguồn vốn dài hạn huy động được chủ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 41
yếu từ phát hành giấy tờ có giá và nguồn uỷ thác đầu tư. Đây là nguồn vốn mà
chi phí cao và không ổn định.
Cơ cấu nguồn theo hình thức huy động
Bảng 2.10: kết cấu nguồn theo hình thức huy động
Đơn vị: tỷ VNĐ
2003 2004 2005
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng nguồn vốn huy động 2.215 100 3.910 100 6.506 100
1.Tiền gửi KBNN và các TCTD khác 104,7 4,73 416,5 10,65 1.154 17,74
2. Vay NHNN, TCTD khác 620,7 28,02 1.093 27,95 1.475 22,67
3. Tiền gửi của các TCKT, các nhân 139 6,27 129,5 3,59 140,5 1,7
4. Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 680 30,7 1.353 34,6 3.284 50,48
5. Phát hành giấy tờ có giá 301,5 13,61 301,5 7.71 - -
6. Tài sản nợ khác 474,5 16,67 606,2 15.5 482,3 7,41
Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2003 – 2005 (PVFC)
Nguồn vốn của PVFC có sự biến động cao tương ứng so với sự biến
động của tài sản: nguồn vốn tự có năm 200 chiếm tới 99,4% tổng nguồn vốn đã
giảm xuống còn 29%, 8,5%, 5,1%, 7,5% và 5,4% vào các năm 2001, 2002,
2003,2004 và 2005. Trong đó đáng kể nhất phải nói đến là nguồn vốn tài trợ uỷ
thác, chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh qua các năm (tốc độ tăng trưởng 985%),
chứng tỏ nghiệp vụ này đóng một vai trò quan trọng đối với công ty. Tuy nhiên
nguồn vốn này đã có xu hướng giảm dần qua trong các năm 2003 và 2004 và
lại có xu hướng tăng lên trong năm 2005, thể hiện hoạt động huy động vốn của
PVFC đã được đa dạng hoá từ nhiều nguồn khác nhau, không phụ thuộc quá
lớn vào nguồn uỷ thác như trước. Cũng giống như các CTTC khác, vốn huy
động từ các TCTD khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động
của PVFC (tỷ lệ tương ứng là 35%, 16,6%, 28%, 28% và 22,67%). Đặc biệt
trong năm là năm 2003 nguồn này tăng mạnh bởi vì trong thời gian qua PVFC
đã khuyến khích được nhiều TCTD gửi tiền vào Công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 42
PVFC vẫn còn hạn chế trong việc chưa tận dụng được nguồn vốn từ tiền
gửi của các tổ chức và cá nhân, nguồn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng
nguồn vốn và có xu hướng giảm.
Để có một cái nhìn tổng quát hơn về diễn biến cơ cấu nguồn vốn huy
động của PVFC, chúng ta nên đi sâu phân tích biến động của từng phương thức
huy động.
Vốn huy động từ việc vay liên ngân hàng và các TCTD khá
Hiện nay PVFC đã có quan hệ với hơn 10 tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước như:VCB, BIDV, ICB, ANZ, Bảo Việt, Citibank…
Công ty đã có hạn mức tín dụng với ngân hàng ngoại thương Việt Nam,
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ACB… Năm 2001 là 100 tỷ VNĐ,
năm 2002 là 175 Tỷ VNĐ, năm 2003 là 440 tỷ VNĐ và năm 2005 là 770 tỷ.
Doanh số về vốn vay liên Ngân hàng giữa PVFC và các NHTM đạt tốc
độ tăng trưởng nhanh qua các năm, nếu năm 2001 doanh số này chỉ trên 89 tỷ
thì năm 2002 đã trên 185 tỷ (tăng hơn 2 lần) và năm 2003 doanh số này đã bằng
620 tỷ gấp gần 7 lần năm 2001 và đến năm 2005 con số đó đã lên tới 1.475 tỷ.
Vốn huy động từ tiền gửi của các TCTD khác
Trong mấy năm đầu thành lập PVFC không xác định đây là nguồn huy
động chính của Công ty và cũng trong 2 năm đầu 2001- 2002 thì số dư của
lượng tiền gửi này là hầu như không có. Năm 2003 nhờ có chính sách huy động
vốn hợp lý mà đã thu hút được số lượng lớn tiền gửi của các TCTD, tính đến
31/12/2003 số dư tiền gửi của các TCTD là 104,667 tỷ VNĐ. Đến năm 2004 thì
con số này đã lên tới 416,472 tỷ VNĐ gấp gần 4 lần năm 2003 và năm 2005 là
1.475,759 tỷ VNĐ gấp 14,1 lần năm 2003 và chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng
nguồn vốn huy động năm 2005 của PVFC. Đây thường là những nguồn vốn dài
hạn chịu lãi suất thấp, do dó làm tăng hiệu quả hoạt động của PVFC và khả
năng cho vay trung và dai hạn. PVFC cần có những biện pháp và chính sách để
thu hút lượng lớn nguồn vốn nay. Sự gia tăng số dư tiêng gửi của các TCTD
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 43
trong các năm qua đã chứng tỏ uy tín của PVFC ngày càng lớn mạnh trên thị
trường tài chính.
Tiền gửi của các TCKT, cá nhân
Là một trung gian tài chính PVFC cũng tiến hành huy động vốn bằng
việc tiếp nhận tiền gửi có kì hạn từ 1 năm trở lên của PV Việt Nam, các đơn vị
thành viên, các tổ chức cá nhân để sử dụng cho vay kinh doanh dịch vụ, đáp
ứng nhu cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn của các đơn vị thành viên trong Tổng
công ty. Tuy nhiên do là một loại hình tổ chức mới ở Việt Nam và mới đi vào
hoạt động nên nhiều khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào PVFC. Mặt khác
do quy định của NHNN là các CTTC chỉ được huy động tiền gửi có kỳ hạn từ
12 tháng trở lên nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi PVFC là nguồn vốn có kỳ
hạn dài với lãi suất tương đối cao, trong đó huy động từ tiền gửi từ 12 đến 24
tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các kỳ hạn khác. Điều đó phản ánh chi phí
huy động vốn của các CTTC, trong đó có PVFC, là khá cao so với các ngân
hàng thương mại do họ được phép huy động tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn.
Chính vì vậy mà lượng vốn huy động từ hình thức này còn khá khiêm tốn mặc
dù đã tăng qua các năm nhưng còn chậm.
- Năm 2001: tính đến 31/12/2001, số dư huy động là 28,5 tỷ VNĐ đa
phần là của TCT và các đơn vị trong ngành.
- Năm 2002: tính đến 31/12/2002 số dư huy động là 31,6 tỷ VNĐ tăng
hơn 10% so với năm 2001 nhưng khách hàng phần lớn chỉ là một số đơn vị
trong ngành kinh tế - kỹ thuật chưa mở rộng các cá nhân, tổ chức ngoài ngành.
- Năm 2003: tính đến ngày 31/12/2003 số dư huy động là 139 tỷ VNĐ
tăng 388% so với năm 2001 và 339% so với năm 2002, đã có một số khách
hàng là cá nhân, đơn vị tổ chức kinh doanh ngoài ngành.
- Năm 2004: tính đến ngày 31/12/2004 số dư huy động là 129,521 tỷ
VNĐ giảm 7,3% so với năm 2003. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do sự
phát triển của công nghệ ngân hàng đặc biệt là phương thức thanh toán không
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 44
dùng tiền mặt (thẻ ATM), đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi của các
TCKT, cá nhân vào ngân hàng, gây ra sự giảm sút tiền gửi vào CTTC.
- Năm 2005: tính đến ngày 31/12/2005 số dư huy động là 109,476 tỷ
VNĐ lại tiếp tục giảm so với năm 2004.
Hình thức huy động vốn bằng việc nhận tiền gửi có kỳ hạn của các
TCKT và cá nhân là hình thức có chi phí vốn thường là thấp hơn so với các
hình thức khác. Vì vậy công ty nên đẩy mạnh hoạt động này bổ sung nguồn
vốn kinh doanh.
Huy động vốn từ công tác tiết kiệm
Huy động tiết kiệm dầu khí đã bắt đầu triển khai 1/10/2001 đã thật sự
cuốn hút cán bộ công nhân viên trong ngành vào sự nghiệp phát triển dầu khí và
đã có kết quả tốt.
Với 04 quỹ tiết kiệm số 10, 11, 20 và 30 ở cả 3 khu vực Hà Nội, Vũng
Tầu, TP HCM.
- Năm 2003: số dư huy động cuối năm 13 tỷ VNĐ
- Năm 2004: số dư huy động cuối năm 15 tỷ VNĐ
- Năm 2005: số dư huy động cuối năm 19 tỷ VNĐ
Mặc dù có sự tăng lên về số tuyệt đối qua các năm song tiền gửi tiết
kiệm mà PVFC huy động được còn nhỏ so với tổng vốn hơn 6000 tỷ và tiềm
năng của công ty hiện nay (khoảng 0,29% tổng vốn) trong đó nguồn huy động
từ nhận gửi tiết kiệm là một nguồn quan trọng của một trung gian tài chính. Bởi
đây là nguồn huy động có chi phi thấp và độ ổn định cao.
Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
Với vai trò là một định chế tài chính PV Việt Nam, PVFC có chức năng
thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư của TCT và của các đơn vị thành
viên. Nhưng do mức vốn điều lệ nhỏ bé, quy mô vốn và tài sản không lớn thì
việc tiếp nhận vốn uỷ thác là rất cần thiết đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư
phát triển của ngành dầu khí. PVFC trở thành trung gian cầu nối đưa nguồn
vốn dư thừa từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các đơn vị tổ chức khác
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 45
đến các dự án của TCT và các đơn vị thành viên giảm thiểu chi phí, công sức và
bộ máy cho các ngân hàng. Trong mấy năm vừa qua nguồn vốn tài trợ uỷ thác
của PVFC chiếm tỷ trong cao trong tổng nguồn vốn huy động và có tốc độ tăng
nhanh. Năm 2001 nguồn vốn tài trợ uỷ thác là 92,3 tỷ VNĐ, năm 2002 con số
đó lên tới 852,9 tỷ VNĐ gấp 9,24 lần năm 2001 và đến năm 2005 số dư huy
động của nguồn vốn này 3.284 tỷ VNĐ gấp gần 36 lần năm 2001. Cũng trong
năm 2005 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy
động của PVFC. Các dịch vụ uỷ thác tài chính mà PVFC thường làm:
Dịch vụ uỷ thác quản lý vốn và tái sản cho các đơn vị và cá nhân
Từ năm 2001, PVFC đã linh hoạt triển khai dịch vụ uỷ thác quản lý vốn
và tài sản của các tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ
và đầu tư đem lại mức sinh lời cao cho khách hàng. Loại hình dịch vụ này lại
rất mới trên thị trường tài chính Việt Nam và có thể nói là hầu như chưa xuất
hiện trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Ở dịch vụ này, khách hàng sẽ tận
dụng được tối đa khả năng sinh lời của nguồn vốn và tài sản nhàn rỗi, tăng thu
nhập trong hoạt động tài chính, giảm thiểu rủi ro khi tham gia đầu tư, không
phải tổ chức bộ máy nhân sự để quản lý và điều hành đồng thời chủ động được
nguồn vốn và bảo đảm quyền sở hữu tài sản của mình.
Tại PVFC, hoạt động quản lý vốn tài sản mới chỉ dừng lại ở việc cấu trúc
các kỳ hạn tiền gửi ở các tổ chức tín dụng hoặc cho vay một cách hợp lý, chưa
làm được việc quản lý tài sản cuả khách hàng một cách đúng thực chất của việc
quản lý vốn và tài sản trên thế giới. Sau khi được NHNN cấp giấy phép hoạt
động ngoại hối, tháng 6/2003 PVFC đã phát triển thêm hình thức nhận uỷ thác
quản lý vốn bằng ngoại tệ. Số vốn nhận uỷ thác quản lý ngày càng tăng, thời
điểm cao nhất đạt 1950 tỷ VNĐ với số lượng không chỉ giới hạn trong ngành
mà rộng ra ngoài ngành, từ 3 khách hàng năm 2001 tăng lên 115 khách hàng
trong năm 2005.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 46
Ngày 01/08/2003, PVFC đã triển khai dịch vụ mới là nhận uỷ thác quản
lý vốn cho cán bộ công nhân viên trong ngành với nhiều kỳ hạn đa dạng. Số dư
uỷ thác quản lý vốn cá nhân tại thời điểm 31/10/2005 đạt 117 tỷ VNĐ.
Dịch vụ nhận ký quỹ của cán bộ công nhân viên trong ngành
Thực hiện chủ trương của PV, đáp ứng nhu cầu cho cán bộ công nhân
viên trong ngành tham gia các khoá đào tạo nước ngoài, từ tháng 7/2003, PVFC
đã thực hiện dịch vụ nhận ký quỹ cho cán bộ công nhân viên trong ngành đi
học nước ngoài với số tiền đã nhận được là 3 tỷ VNĐ.
Doanh thu tư các dịch vụ tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh
thu của PVFC và tăng trưởng với tốc độ nhanh đã khẳng định PVFC đang dần
hình thành rõ nét một định chế tài chính đầu tư trên cơ sở triển khai và phát
triển một số dịch vụ chủ đạo. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng dần hàng
năm; từ 3,1 tỷ VNĐ năm 2001 đến 30 tỷ VNĐ năm 2005 và dự kiến 2006 đạt
trên 50 tỷ VNĐ, phấn đấu tăng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ tài chính tiền tệ
năm 2007 lên 30%-40% trong tổng doanh thu.
Huy động từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và
các giấy tờ có giá khác.
Đây là hình thức huy động vốn rất phổ biến của các công ty lớn trên thế
giới. Thực chất là hình thức huy động vốn từ việc vay nợ các tầng lớp dân cư.
Hình thức này có ưu điểm là có thể thu hút được một lượng vốn lớn cần thiết,
chi phí kinh doanh chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng. Tuy
nhiên nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ thuật tài chính để tránh áp
lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận.
- Năm 2002 PVFC xây dựng và trình PV Việt Nam đề án phát hành trái
phiếu trong nước và quốc tế cho TCT Dầu khí Việt Nam.
- Năm 2003 ngày 03/09/2003 PVFC phát hành thành công đợt 1 là 300 tỷ
VNĐ trái phiếu trong nước của PV Việt Nam.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 47
Bên cạnh đó PVFC cũng đang tích cực cùng nhà tư vấn MS nghiên cứu
phát hành trái phiếu quốc tế của PV, chờ điều kiện thuận lợi để có thể đưa tên
tuổi của PV gia nhập thị trường tài chính quốc tế. Đề án này được đảm bảo
bàng dầu thô với tồn lượng phát hành giai đoạn 1 là 500 triệu USD. Đến nay
PVFC đã hoàn thành các công việc theo chương trình phê duyệt cuả Tổng công
ty, bao gồm: Hoàn tất Hợp đồng Tư vấn Luật giai đoạn 1 và hoàn thành các hợp
đồng thanh toán cho tư vấn Luật, Tư vấn tài chính.
2.2.1.3 Chi phí vốn
Bên cạnh các chỉ tiêu như quy mô và cơ cấu vốn huy động thì chi phí huy
động vốn cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động huy
động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm các chi phí trả lãi, chi phí quản lý và
các chi phí khác có liên quan, trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn, chúng ta xem xét chi
phí huy động vốn bình quân.
Bảng 2.10: Chi phí huy động vốn
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Chi phí huy động (CPHĐ) 100.385 185,472 364.631
- Chi phí trả lãi (CPTL) 95,088 165,603 314,038
- Chi phí quản lý 5,747 20,409 50,593
Tổng vốn huy động 2.215 3.910 6.506
Tỷ trọng CPTL/CPHĐ 0.95 0,89 0.86
Chi phí huy động bình quân 0,045 0,047 0,056
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2005
Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2004 tỷ trọng chi phí trả lãi trong tổng
chi phí huy động có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2004 là 89% giảm 6% so
với năm 2003 và đến năm 2005 giảm thêm 3% so với năm 2004. Bên cạnh đó thì
chi phí huy động vốn bình quân qua các năm lại có xu hướng tăng lên (năm 2001
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 48
huy động được một đồng vốn ngân hàng phải bỏ ra 0,045 đồng con số này đã tăng
lên 0,047 đồng trong năm 2004 và tiếp tục tăng đến 0,056 đồng vào năm 2005).
Điều đó đã cho thấy trong mấy năm gần đây Công ty đã tiến hành triển khai nhiều
hình thức huy động mới nên phát sinh các khoản chi phí mới như chi phí quản lí,
chi phí hoa hồng các chi phí khác có liên quan. Việc không được phép nhận tiền
gửi dưới 1 năm cũng đã làm cho PVFC có chi phí huy động vốn bình quân cao
hơn so nhiều ngân hàng thương mại khác (gấp 1,8 lần ngân hàng Ngoại thương;
1,5 lần Techcombank…). Nhưng so với hệ thống CTTC, hiện nay PVFC có chi
phí huy động vốn là thấp nhất (năm 2005 chi phí huy động vốn bình quân của
CTTC Tàu Thuỷ, CTTC Bưu Điện tương ứng là: 0,058; 0,059).
Nguồn vốn huy động tăng lên cùng với sự tăng lên của chi phí huy động
cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn của PVFC chưa cao. Điều này đặt ra
cho PVFC áp lực là phải tìm cách giảm chi phí huy động. Mặc dù chi trả lãi
chiếm phần lớn trong tổng chi phí huy động song rất khó để giảm khoản chi này
bởi điều đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của PVFC.
Vậy cách tốt nhất là phải tiết kiệm chi phí quản lý. Muốn vậy, PVFC cần tích
cực hơn nữa trong việc đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt
động kinh doanh của mình, đồng thời ban lãnh đạo phải quán triệt tinh thần tiết
kiệm của mỗi cán bộ nhân viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Vậy việc chi phí huy động tăng thì liệu có làm giảm lợi nhuận của Công
ty hay không? Để trả lời câu hỏi này ta sẽ xét đến chênh lệch giữa lãi suất đầu
ra và đầu vào của Công ty.
Bảng 2.: Chênh lệch lãi suất bình quân
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Lãi suất huy động bình quân 4,29 4,23 4,82
Lãi suất cho vay bình quân 5,17 5,16 6,48
Chênh lệch lãi suất bình quân 0.88 0,93 1,66
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2004 (PVFC)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính
Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 49
Lãi suất huy động bình quân có xu hướng giảm vào năm 2004 kéo theo
lãi suất cho vay cũng giảm tuy nhiên chênh lệch lãi suất bình quân năm 2004
tăng lên so với năm 2003. Do vậy đã không làm giảm lợi nhuận của Công ty.
Năm 2005 cả lãi suất huy động bình quân và cho vay bình quân tăng cao nhưng
tỷ lệ tăng của lãi suất huy động bình quân thấp hơn tỷ lệ tăng của lãi suất cho
vay bình quân đã làm cho chênh l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính Dầu khí.pdf