Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn FDI trong các doanh nghiệp của ngành dệt may

Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : hiện có 117 dự án đang có hiệu lực với vốn đầu tư là 257,92 triệu USD trong đó có 16 dự án BOT phụ liệu ngành may với vốn đầu tư là 65,518 triệu USD, vốn thực hiện là 161,02 triệu USD tạo việclàm cho 21.671 lao động.

Với doanh nghiệp liên doanh có 26 dự án đang hoạt động, vốn đầu tư là 49,99 triệu USD trong đó vốn thực hiện là 34,53 triệu USD tạo việc làm cho 6.995 lao động.

Với doanh nghiệp hợp doanh, có 1 dự án may thêu xuất khẩu mới được cáp giấy phép năm 1998, vốn đầu tư là 2.533.670 USD , vốn thực hiện 2.011.966 USD đang triển khai thực hiện tạo việc làm cho 50 lao động.

Theo số liệu trên, trong 3 hình thức đầu tư thì hình thức đầu tư phổ biến nhất vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài . Sở dĩ có tình trạng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vượt trội hơn hẳn là do:

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn FDI trong các doanh nghiệp của ngành dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vốn đăng ký là 83, 87 triệu USD) (trừ các dự án có công nghệ may như sản xuất túi, ô, dù, ba lô, găng tay... và 52 dự án giải thể trước hạn có vốn đầu tư là237,19 triệu USD). Trong số các dự án đang hoạt động có 204 dự án đem lại 985,64 triệu USD vào thực hiện (chiếm 42% tổng vốn cam kết) có tổng doanh thu đạt 2.295,73 triệu USD(xuất khẩu đạt 1.512,57triệu USD chiếm 65% tổng doanh thu) tạo việc làm cho trên 53 nghìn lao động trực tiếp không kể hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Các dự án đi vào sản xuất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính kể từ khi hoạt động tới nay trên 185,5 triệu USD. Chia thành các ngành nhỏ như sau (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nội dung Số dự án Vốn đăng kí (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Tỷ lệ vốn TH/ĐK Toàn ngành dệt may 290 2.107,47 871,48 41,3 - Sợi dệt nhuộm 98 1.661,24 589,56 35,5 -May mặc 167 362,36 213,73 58,9 - Phụ liệu, SP dệt 25 83,87 68,19 81,3 Nguồn :Vụ QLDA- Bộ KH&ĐT Qua con số trên có thể thấy khoảng 78,8%vốn đầu tư tập trung vào các dự án sản xuất sợi, dệt, nhuộm; ngành may có tỷ lệ đạt khoảng 17%, chỉ có 4,2% trong ngành phụ liệu. Tỷ lệ vốn thực hiện của các dự án nhỏ thuộc ngành may và phụ liệu cao so với ngành dệt. Quy mô vốn đăng ký bình quân trong các dự án dệt là 16,95 triệu USD/dự án cao gần gấp 8 lần so với các dự án may mặc là 2,16 triệu USD/dự án. *Về nhịp độ đầu tư: Bảng dưới đây cho ta thấy đầu tư trực tiếp vào ngành dệt may Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ 1988-1997 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký . Năm 1997, tổng số vốn đăng ký đầu tư lên đến 328,502 triệu USD gấp gần 22 lần so với mức 14,94 triệu USD của năm 1988. Tuy nhiên, nếu xét trong cả thời kỳ này thì năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lại là năm 1993 với 24 dự án có tổng số vốn đăng ký lên đến 587,842triệu USD và quy mô bình quân của một dự án tăng vọt lên24,493 triệu USD/dự án so với mức 5,875 triệu USD/dự án của năm 1992. Bảng : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may giai đoạn 1988-6/2000 Đơn vị:Triệu USD Năm Số dự án Tổng số vốn Bình quân 1 dự án 1988 2 14,94 7,47 1989 2 15,606 7,803 1990 2 10,964 5,482 1991 5 19,836 3,967 1992 13 76,377 5,875 1993 24 587,842 24,493 1994 36 183,944 5,11 1995 39 338,577 8,68 1996 38 263,154 6,925 1997 29 328,502 11,328 1998 11 53,147 4,832 1999 13 18,193 1,4 6/2000 19 35,571 1,872 Tổng 233 1.946,653 8,355 Nguồn: Bộ KH&ĐT Từ cuối năm 1997 trở đi, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may bắt đầu có biểu hiện suy giảm nhất là vào năm 1998 và năm 1999 thì xu hướng này ngày càng rõ rệt. Năm 1998, số dự án đầu tư chỉ bằng 37,9% so với năm 1997 trong khi đó tổng vốn đăng ký giảm mạnh xuống còn 53,147 triệu USD chỉ gần bằng 1/6 tổng vốn đăng ký năm 1997. Năm1999, tình trạng giảm sút còn tồi tệ hơn, tổng vốn đăng ký giảm ở mức thấp nhất chỉ còn 18,193triệu USD bằng 34,2% so với năm 1998. Đây là mức thấp nhất kể từ 1991. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là dotác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nổ ra năm 1997 .Điều này cũng phù hợp với xu hướng suy giảm chung của dầu tư trực tiếp nước ngoàivào Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên sang năm 2000, tình hình đầu tư vào ngành dệt may đã có dấu hiệu phục hồi. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2000 đã có 19 dự án được duyệt với tổng vốn đăng ký là 35,571 triệu USD tăng gần gấp đốio với năm 1999. Stt Nước và khu vực Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng số vốn Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 53 22,75 706,833 36,31 2 Malaysia 4 1,72 484,9 24,91 3 Đài Loan 86 36,91 452,164 23,23 4 Nhật Bản 30 12,88 89,835 4,61 5 Hồng Kông 24 10,3 81,811 4,2 6 CHLB Đức 5 2,15 36,058 1,85 7 Anh 3 1,29 17,488 0,9 8 Singapore 4 1,72 11,5 0,59 9 Trung Quốc 6 2,58 11,398 0,59 10 Mỹ 3 1,29 10,,75 0,55 11 Các nước # 15 6,44 43,916 2,26 Tổng 233 100 1.946,653 100 *Về đối tác đầu tư : Tính đến giữa năm 2000, đã có 17 nước và lãnh thổ tham gia đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam. Trong số đó, 3 nước gồm Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan có vốn đầu tư nhiều nhất với tổng số vốn lên tới hơn 1,6 tỷ USD chiếm 84,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may và chiếm 61,4% tổng số dự án đầu tư vào ngành dệt may.Trong đó, Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất với 706,833 triệu USD chiếm 36,31% tổng vốn đầu tư, Malaysia là 484,9 triệu USD chiếm 24,91% và Đài Loan là 452,164 triệu USD chiếm 23,23%. Bảng : 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may Việt Nam(1988- 6/2000) Đơn vị: triệu USD Về cơ cấu đầu tư, bảng trên cho ta thấy các nước Đông Nam á gồm: Nhật Bản và các nước NIC là những đối tác đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dệt may ở Việt Nam. Do ngành dệt may Việt Nam thuộc lĩnh vực công ngiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên nên họ đã tích tích cực đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. *Về địa bàn đầu tư : Tính đến nay cả nước có 19 tỉnh ,TP có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may. Phần lớn các dụ án đều tập trung vào các tỉnh phía Nam chiếm tới 88% tổng số dự án và 93,3%tổng số vốn đầu tư vào ngành dệt may. Trong khi đó, miền Trung là khu vực nhận đầu ít nhất có 3 tỉnh là Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh là có vốn đầu tư nước ngoài với 5 dự án tổng giá trị là 5,092 triệu USD chiếm 0,2% tổng vốn đầu tư vào ngành dệt may. Miền Bắc có tất cả 23 dự án đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 126,151 triệu USD chiếm 6,5% tổng vồn đầu tư. Trong số các địa phương có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may thì Đồng Nai là tỉnh thu hút được nhiềuvốn đầu tư nhất với 33 dự án tổng giá trị lên tới 1154,954 triệu USD chiếm 59,33% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may. Tiếp đến là TP. HCM và Bình Dương với tổng vốn đầu tư lần lượt là 355,685triệu USD (chiếm 18,72%) và 138,401 triệu USD (chiếm 7.1%) . Bảng: 10 địa phương có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may(1988- 6/2000) Đơn vị :Triệu USD Stt Tên địa phương Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn Tỷ trọng (%) 1 Đồng Nai 33 14,16 1.154,954 59,33 2 TP HCM 122 52,36 355,685 18,27 3 Bình Dương 30 12,88 138,401 7,11 4 Long An 7 3 113,696 5,84 5 Phú Thọ 2 0,86 76,645 3,94 6 Bà Rịa- Vũng Tàu 3 1,29 36,454 1,87 7 Hà Nội 10 4,29 25,688 1,32 8 Lâm Đồng 5 2,15 9,111 0,47 9 Hải Phòng 3 1,29 8,416 0,43 10 Ninh Bình 1 0,43 5 0,26 11 Các tỉnh khác 17 7,3 22,603 1,16 Tổng 233 100 1.946.653 100 Nguồn :Bộ KH& ĐT *Về loại hình đầu tư : Cho đến nay, trong số các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hình thức 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trựctiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2000, xí nghiệp có vốn 100% vốn nước ngoài chiếm 77,42% số dự án và 91,47% tổng vốn đầu tư . Xí nghiệp liên doanh chiếm20,74% số dự án và 8,36% tổng vốn đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm1,84% số dự án và 0,17%vốn đầu tư. Bảng : Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam(1988- 6/2000) Stt Loại hình Sốdự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 XN 100% vốn NN 183 77,42 1.780,557 91,47 2 XN liên doanh 47 20,74 162,768 8,36 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 1,81 3,328 0,17 Tổng 233 100 1.946,653 100 Nguồn : Bộ KH &ĐT 2. Thực trạng đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Ngành dệt may có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của mọi người , góp phssnf mở rộng sản xuất , buôn bán , trao đổi rhương mại quốc tế , thu hút nhiều lao động , nâng cao thu nhập cho xã hội . Công nghiệp dệt may là một phần tất yếu trong chính sách định hướng xuất khẩu của đất nước, là một trong những nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều đó tất yếu khẳng định công nghiệp dệt may là một trong các ngành xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn đầu phát triển đất nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này thường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu có cơ sở rộng hơn. Nhận thấy vai trò to lớn của ngành dệt may đối với nền kinh tế và trong việc ưu thế cho hàng xuất khẩu, từ khi chuyển sang cơchế kinh tế thị trường, Nhà nước ta đặc biệt khuyến khích và huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia sản xuất. Bởi vậy hàng dệt may đã phát triển không ngừng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao. Theo thống kê của Bộ KH&ĐT tính đến hết ngày 31/12/2001 ngành dệt may đã thu hút được 290 dự án đầu tư nước ngoài (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư là 2107,47 triệu USD . Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may cụ thể như sau: 2.1.Đầu tư trực tiếp trong ngành dệt 2.1.1. Tình hình chung: Tính đến hết ngày 31/12/2000 đã có 97 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư là 1.759,87triệu USD (trừ 16 dự án bị giải thể trước thời hạn chiếm 16,49% tổng số dự án), vốn đầu tư là 148,17triệu USD (chiếm 7,32% vốn đăng ký ). Hiện nay, còn81 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 1.611,7 triệu USD, trong đó : +57 dự án sản xuất sợi, dệt vải, dệt kim. Cụ thể, có 13 dự án vải lớn, đầu tư đồng bộ từ sản xuất tới khâu in, nhuộm hoàn tất như Pang Rim với số vốn đầu tư là 73,69 triệu USD tại Phú Thọ, 2 dự án dệt của tập đoàn Kolo-Hàn Quốc với tổng vốn là 149,236 triệu USD tại Đồng Nai, King Textile đầu tư 42,8 triệu USD và Chung Shin Vina đầu tư hơn 40 triệu USD tại Long An, Hualon Việt Nam đầu tư 447,3 triệu USD ; Tongkook Việt Nam và Hyoung Vina đầu tư 52,5 triệu USD tại khu công nghiệp Biên Hoà…Ngoài ta, còn có 35 dự án dệt khác có quy mô nhỏ, 4 dự án dệt tơ tằm, lụa; có 3 dự án dệt khăn bông và 1 dự án dệt bít tất. +10 dự án dệt len, thảm +8 dự án sản xuất sợi PP, vải nilon và thảm +2 dự án nhuộm +4 dự án gia công hồ sợi tại tp.HCM 2.1.2.Tình hình thực hiện: Trong số 81 dự án đang hoạt động kể trên có: +61 dự án (chiếm 75,3% số dự án) đã góp vốn là 605,77triệu USD(chiếm 34,425 số vốn đầu tư ) đã đi vào hoạt động gồm: 46 dự án (chiếm 56,8 tổng số dự án ) đã sản xuất và tổng doanh thu đạt 802, 18 triệu USD tạo việc làm cho 19.813 lao động . Theo báo cáo của tổng cục thuế thì các doanh nghiệp đã nộp thuế doanh thu là 8.021.562 USD ; thuế lợi tức là 2.586.423 USD , thuế xuất khẩu là 7.688.820 USD,các loại thuế khác là 6.300.665 USD trong đó có 14 doanh nghiệp báo cáo lãi và 16 doanh nghiệp báo cáo lỗ. 15 dự án đang trong quá trình XDCB chiếm 18,65số dự án . 14 dự án mới được cấp giấy phép cuối năm 1997 –1998 trong năm 1999-2000(có 9 dự án)đang làm thủ tục hành chính và chuẩn bị đi vào XDCB Bảng : Số dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt maytính đến năm cấp giấy phép (1/1/1998- 31/12/2001) 2.1.3.Hình thức đầu tư: Bảng : Số dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư vào lĩnh vực dệt (1/1/1988- 31/12/2001) Năm Số dự án FDI toàn ngành Số dự án 100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồn hợp tác kinh doanh Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư 88-91 7 24,76 7 1 10,52 6 19,42 0 0 1992 8 30,39 8 4 5,18 4 25,21 0 0 1993 12 593,32 12 10 522,3 2 71,02 0 0 1994 10 102,71 10 7 93,39 2 9,32 1 0,7 1995 13 389,86 13 11 380,56 2 9,3 0 0 1996 15 184 15 10 148,4 5 35,6 0 0 1997 12 220,27 12 10 213 2 7,27 0 0 1998 7 43,21 7 4 41,71 2 1,5 1 0,46 1999 5 8,5 5 5 8,5 0 0 0 0 2000 9 35,18 9 8 35,16 1 0,02 0 0 2001 2 4 2 2 4 0 0 0 0 Nguồn :Vụ QLDA- Bộ KH&ĐT Như vậy, các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt chủ yếu dưới 2 hình thức là xí nghiệp liên doanhvà 100% vốn nước ngoài . Trong đó 100% vốn nước ngoài chiếm 74% số dự án và 91%lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt. Những dự án này đã đóng góp khoảng 575,98 triệu USD vào sản xuất kinh doanh tạo doanh thu là 573,5 triệu USD trong đó xuất khẩu là 400,46 triệu USD, tạo được 16.540 việc làm. Doanh nghiệp liên doanh có 26 dự án với tổng số vốn đầu tư là 178,66 triệu USD chiếm 26% số dự án và chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư). Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 2 dự án đầu tư là 1,16 triệu USD(chiếm 2% số dự án và 0,06% số vốn đầu tư để xây dựng dây chuyền sợi dệt và gia công hồ sợi tại Tp.HCM. Nguyên nhân các dự án chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dệt dưới hình thức 100% vốn nước ngoài là do các chủ đầu tư muốn tự mình quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mình. Ngoài ra, trong các năm gần đây, lượng doanh nghiệp liên doanh chuyển sang 100% vốn nước ngoài ngày càng nhiều khiến cho lượng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên hầu hết trong mọi lĩnh vực có đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức100% vốn nước ngoài chủ yếu là mâu thuẫn giữa các bên tham gia liên doanh về cơ chế điều hành và quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó, những ưu đãi đối với cả 2 hình thức trong những năm gần đây cũng công bằng hơn. Vốn đầu tư vào ngành dệt qua các năm từ 1988-1997 đều tăng. Riêng năm 1993 số vốn đầu tư tăng lên nhiều lần so với các năm trước đó và các năm sau. Trong khi đó, số dự án của các năm sau tăng lên rất nhiều nhưng tổng số vốn đầu tư lại nhỏ hơn 1993. Nguyên nhân, do năm 1993 có 1 dự án 100% vốn nước ngoài của Malaysia với tổng số vốn đầu tư là 477,1 triệu USD (chiếm 34% tổng số vốn đầu tư đang hoạt động). Đó là dự án Hualon Corporation Việt Nam kéo sợi, dệt và nhuộm vải. Đây là dự án kéo sợi dùng nguyên liệu từ sản phẩm hoá dầu đầu tiên của Việt Nam , đến 1997 đã có một phần của dự án đi vào hoạt động và có sản phẩm bán trên thị trường. Hau năm 1998-1999 vốn đầu tư nước ngoài giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Đến năm 2000, mặc dù đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn rất hạn chế so với các năm trước đây bởi lẽ các nhà đầu tư nước ngoài còn đang chần chừ chưa muốn đầu tư do chưa thấy được lợi nhuận trước mắt, hơn nữa do mấy năm gần đây các doanh nghiệp dệt của Việt Nam làm ăn không đạt hiệu quả cao do thị trường hạn hẹp và giá thành sản phẩm còn cao. 2.1.4.Đối tác đầu tư: Hiện nay, có 12 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư trong ngành dệt.Đa số các dự án do các chủ đầu tư Châu á đưa vốn vào. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chuyển dịch công nghệ đơn giản cần nhiều lao độngtừ các nước phát triển sang các nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công thấp. Đài Loan là nước có vốn đầu tư lớn nhất với 36 dự án có tổng vốn đầu tư là 884,02 triệu USD (chiếm 54%số vốn huy động ). Tiếp đến là Hàn Quốc có 29 dự án chiếm 29% tổng số dự án với tổng vốn đầu tư là 673,77 triệu USD, Hồng Kông có 6 dự án với tổng vốn đầu tư là 41,781,triệu USD (chiếm 2,5% số vốn huy động) Bảng : 10 nước đầu tư lớn nhất vào ngành dệt may (1/1/1988- 11/4/2001) Đơn vị : triệu USD Stt Tên nước Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định 1 Đài Loan 36 844,02 327,52 2 Hàn Quốc 29 673,77 209,53 3 Hồng Kông 6 41,78 40,26 4 Trung Quốc 3 9,03 3,25 5 Nhật Bản 1 6,75 4 6 CHDCND Triều Tiên 1 5,34 4,04 7 Channel Islands 1 5 2,5 8 Australia 1 3,08 1 9 Singapore 1 3,05 3,05 10 Thái Lan 1 1,81 0,8 Nguồn : Vụ QLDA- Bộ KH&ĐT Như vậy, những nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam hiện cũng là nước lớn nhất đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt. Chính điều này đã lý giải cho sự giảm sút của đầu tư nước ngoài vào công nghiệp dệt của Việt Nam là do những nước đầu tư lớn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á vừa qua. 2.1.5.Đầu tư theo địa phương: Các dự án Dệt phân bổ trên địa bàn 15 tỉnh và thành phố của cả nước nhưng chủ yếu tại các tỉnh phía Nam (chiếm 93%số dự án và 98%tổng số vốn đầu tư).Trong đó ,Đồng Nai là địa phương đứng đầu có 20 dự án với vốn đầu tư là 1.143,49 triệu USD (chiếm 20%tổng số dự án và 73% tổng số vốn đầu tư). Đồng Nai cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn và hiệu quả bậc nhất nước ta. Tiếp đến là Bình Dương có 16 dự án , vốn đầu tư là 132 triệu USD (chiếm 16% số dự án và 32% tổng vốn đầu tư). TP HCM có 27 dự án với vốn là 86,364 triệu USD. Các dự án ngành dệt do đặc thù chiếm diện tích tương đối lớn so với ngành may nên không tạp trung tại một số thành phố lớn đất hẹp người đôngmà chủ yếu ở một số tỉnh có điều kiện tương đối tốy về cơ sở hạ tầng, thoả mãn xây dựng các nhà máy Dệt có quy mô lớn . Đó chính là nguyên mà Đồng Nai va một số tỉnh phía Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt như vậy. Bảng : 10 tỉnh, TP dẫn đầu về FDI ngành dệt (1/1/1988- 11/4/2001) Đơn vị: Triệu USD Stt Tên tỉnh, TP Số dự án Tổngvốn đầu tư Vốnpháp định BQ/1 dự án 1 Đồng Nai 20 1.143,49 346,13 57,17 2 Bình Dương 16 131,9 60,4 8,24 3 Long An 2 118,32 39 59,16 4 TP HCM 27 86,36 58,54 3,2 5 Phú Thọ 2 81,05 34,45 40,53 6 Bà Rịa- VũngTàu 1 35 35 35 7 Lâm Đồng 4 14,69 9,09 3,67 8 Tây Ninh 3 6,873 5,36 2,29 9 Hải Dương 1 5,34 4,04 5,34 10 Nam Định 1 5 1,5 5 Nguồn : Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT 2.2.Đầu tư nước ngoài vào ngành may: 2.2.1.Tình hình chung: Tính đến ngày 11/4/2001 có 169 dự án được cấp giấy phép với vốn đầu tư đăng ký là 372 triệu USD. Đã có 31 dự án bị giải thể trước thời hạn có vốn đầu tư là 60,96 triệu USD ( chiếm 18,3% tổng số dự án và 16% tổng vốn đầu tư). Hiện nay còn 138 dự án đang hoạt động, vốn đầu tư là 310,5 triệu USD trong đó có : +106 dự án may mặc +32 dự án phụ liệu ngành may Trong tổng số các dự án đó có 103 dự án đã triển khai thực hiện góp vốn giải ngân là 233,89 triệu USD chiếm 63% vốn đăng ký. Bảng : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành may (1/1/1988- 31/12/2001) - 15 dự án đang XDCB - 20 dự án đang làm thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng XDCB. - Quy mô BQ 1 dự án là 2,2 triệu USD nhỏ hơn rất nhiều so với ngành dệt là 16,91 triệu USD do ngành dệt phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị công nghệ phức tạp hơn đòi hỏi nhiều công đoạn và chi phí lớn. Với ngành may , vốn đầu tư cho 1 dự án thấp, phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong cả nước. - Theo biểu trên, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép vào ngành may tăng qua các năm từ 1988 đến 1997. Số dự án cấp giấy vào ngành may nhiều hơn hẳn so với ngành dệt. Năm 1998, các dự án được cấp giấy phép giảm đi rõ rệt do tình hình chung của tất cả các ngành trong cả nước. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997. Số dự án bị rút giấy phép trong ngành maylà 31 dự án với vốn đầu tư là 60,96 triệu USD (chiếm 18,3% tổng số dự án và 16% tổng vốn đầu tư ). Tuy nhiên, năm 2000 cả nước đã thu hút được 26 dự án (tăng 3,55 lần so với năm 1999) với tổng vốn đầu tư là 40,51 triệu USD. Điều đó chứng tỏ đầu tư nước ngoài vào ngành đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể. 2.2.2. Hình thức đầu tư: Cũng như ngành dệt, các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực may dưới 3 hình thức : 100% vốn nước ngoài , liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh Bảng : Số dự án đầu tư nước ngoài vào ngành may theo hình thức đầu tư (1/1/1988- 31/12/2001) Đơn vị : Triệu USD Năm Số dự án 100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh Số dự án Tỷ lệ (%) Số dự án Tỷ lệ (%) Số dự án Tỷ lệ (%) 88-90 6 1 16,7 5 83,3 0 0 1991 9 3 33,3 4 44,4 2 22,2 1992 13 6 46,2 7 53,9 0 0 1993 18 11 61,1 7 38,9 0 0 1994 19 12 63,26 7 36,8 0 0 1995 19 15 79 3 15,8 1 5,3 1996 19 15 79 4 21,1 0 0 1997 14 13 92,9 1 7,1 0 0 1998 5 3 60 0 0 2 40 1999 9 8 88,9 1 11,1 0 0 2000 26 21 80,8 5 19,2 0 0 2001 12 9 75 3 25 0 0 Tổng 169 117 69,2 47 27,8 5 3 Nguồn : Vụ QLDA- Bộ KH&ĐT Bảng : Vốn đầu tư nước ngoài vào ngành may theo hình thức đầu tư (1/1/1988- 31/12/2001) Đơn vị : Triệu USD Năm FDI toàn ngành 100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh BQ vốn /1 dự án Vốn đầu tư Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư Tỷ lệ (%) 88-90 7,37 3,49 47,4 3,88 52,6 0 0 1,23 1991 42,48 6,48 15,3 34,15 80,4 1,85 4,3 4,72 1992 54,49 36,51 67 17,98 33 0 0 4,19 1993 33,12 22.19 67 10,93 33 0 0 1,84 1994 29,27 24,05 82,2 5,22 17,8 0 0 1,54 1995 50,97 43,62 85,6 5,67 11,1 1,68 12,72 2,68 1996 45,22 42,06 93 3,16 7 0 0 2,38 1997 34,76 32,26 92,8 2,5 7,2 0 0 2,48 1998 8,33 5 60 0 0 3,33 40 1,67 1999 8,95 7,91 88,4 1,04 11,6 0 0 0,99 2000 40,51 37,11 91,6 3,4 8,4 0 0 1,56 2001 15,8 12,55 79,4 3,25 20,6 0 0 1,32 Tổng 371 273 73,6 91 2,5 6,86 2,2 Nguồn : Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : hiện có 117 dự án đang có hiệu lực với vốn đầu tư là 257,92 triệu USD trong đó có 16 dự án BOT phụ liệu ngành may với vốn đầu tư là 65,518 triệu USD, vốn thực hiện là 161,02 triệu USD tạo việclàm cho 21.671 lao động. Với doanh nghiệp liên doanh có 26 dự án đang hoạt động, vốn đầu tư là 49,99 triệu USD trong đó vốn thực hiện là 34,53 triệu USD tạo việc làm cho 6.995 lao động. Với doanh nghiệp hợp doanh, có 1 dự án may thêu xuất khẩu mới được cáp giấy phép năm 1998, vốn đầu tư là 2.533.670 USD , vốn thực hiện 2.011.966 USD đang triển khai thực hiện tạo việc làm cho 50 lao động. Theo số liệu trên, trong 3 hình thức đầu tư thì hình thức đầu tư phổ biến nhất vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài . Sở dĩ có tình trạng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vượt trội hơn hẳn là do: +Thứ nhất: Việc Chính Phủ Việt Nam nhiều lần sửa đổi luật đầu tư nước ngoài đã có tác động rõ rệt đến việc quyết định đầu tư theo hình thức nào của nhà đầu tư. Cụ thể ở giai đoạn trước năm 1996, hình thức liên doanh cũng chiếm phần lớn số dự án . Nhưng từ 1996 trở đi, số dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên rõ rệt. Sở dĩ có tình trạng náy là do trong thời kỳ đầu, các thủ tục để triển khai thực hiện dự án rất phức tạp. Trong khi đó, các đối tác đầu tư lại biết rất ít về điều kiện kinh tế ở Việt Nam nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khải thực hiện các dự án . Họ không được hướng dẫn các thủ tục đầu tư rõ ràng, các điều kiện cần thiết. Bên cạnh đó, phía Việt nam chưa có chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn , luật pháp còn lỏng lẻo, thủ tục rắc rối phức tạp phải qua nhiều cửa. Trong tình hình như vậy đa số các nhà đầu tư thức hợp hình thức liên doanhlà hợp lý nhất do phía ta đứng ra lo liệu các thủ tục pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đâyloại hình này không được ưa chuộng nữa một phần là do Nhà nước ta đã sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài (năm 2000) nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức này được phát triển nhanh chóng. +Thứ hai: Sau một thời gian hoạt động, tiếp cận thị trường Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư Châu á đã hiểu rõ hơn về luật pháp,chính sách, thủ tục đầu tư ở Việt Nam và như vậy trong nhiều trường hợp họ không cần thiết có sự hợp tác với đối tác Việt Nam. +Thứ ba : Với hình thức 100% vốn nước ngoài , nhà đầu tư được toàn quyền quyết định những vấn đề chủ chốt của xí nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển từ hình thức liên doanh sang 100% vốn nước ngoài khiến cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, ổn định sản xuất, hơn nữa số lao động đang làm việc không bị mất việc làm hay giải thể doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. 2.2.3. Các đối tác đầu tư vào lĩnh vực dệt may Hiện nay, có 20 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành may trong đó Đài Loan là nước dẫn đầu về số dự án với 46 dự án với tổng vốn đầu tư là 96,83 triệu USD chiếm 33,3% số dự án và chiếm 26,44% số vốn đầu tư hoạt động. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Đài Loan rất tin tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt Nam và muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam. Hàn Quốc là nước đứng thứ hai về số dự án với 26 dự án và vốn đầu tư là 37,44 triệu chiếm 18,84% số dự án và chiếm 10,09% vốn đầu tư. Tiếp đến là Nhật Bản với 23 dự án và vốn đầu tư là 47,53 triệu USD chiếm 16,67% số dự án và 12,8% vốn đầu tư .Sau đó là một số quốc gia Châu á khác như Hồng Kông, Singapore.. và 1 số quốc gia Châu Âu: Đức, Pháp.. Bảng : 10 nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào ngành may Việt Nam(1/1/1988- 31/12/2001) Đơn vị: triệu USD Stt Tên nước Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định 1 Đài Loan 46 96,83 67,79 2 Nhật Bản 23 47,53 26,26 3 Hàn Quốc 26 37,44 23,97 4 Hồng Kông 13 30,76 15,47 5 Liech Tinstein 1 23 10,4 6 British Virgin 1 12,5 3,8 7 Singapore 2 9,5 6 8 CHLB Đức 4 8,95 4,64 9 Mỹ 2 8,5 3,6 10 Pháp 5 8,01 5,72 Nguồn : Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT Sở dĩ, có sự đầu tư lớn vào ngành may của các nước thuộc nhóm NIC là do ngành may thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước này nên họ đã tích cực đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Và cũng chính điều này đã lý giải có sự giảm sút đầu tư trong năm 1998-1999 là do các nước này chịu sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100560.doc
Tài liệu liên quan