MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 3
I. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3
1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3
1.1.1. Vai trò của xe cơ giới đối với nền kinh tế 3
1.1.2. Tình hình giao thông đường bộ và hậu quả của tai nạn giao thông 4
1.2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 6
II.Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 8
2.1.Đối tượng được bảo hiểm 8
2.2. Phạm vi Bảo hiểm 9
2.2.1. Rủi ro được bảo hiểm 9
2.2.2 .Rủi ro loại trừ 10
2.3. Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm 11
2.4. Hoạt động giám định và bồi thường tổn thất 20
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 26
3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 26
3.1.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung của nghiệp vụ 26
3.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc 27
CHƯƠNG II:TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BHVCXCG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN PTI 2005-2009 30
I. Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI 30
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 30
1.2. Cơ cấu tổ chức 33
II. Tình hình BHVCXCG trên thị trường bảo hiểm Việt Nam thời gian qua 39
III. Tình hình triển khai BHVCXCG tại PTI 42
IV. Kết quả và hiệu quả kinh doanh BHVCXCG tại PTI giai đoạn (2005-2009) 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BHVCXCG TẠI PTI 64
I. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI 64
II. Một số thuận lợi và khó khăn 66
2.1. Thuận lợi 66
2.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế. 66
2.1.2. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm 66
2.1.3. Sự quan tâm của các cơ quan, nhà nước. 68
2.1.4. Trình độ của khai thác viên bảo hiểm 69
2.1.5. Thuận lợi từ bản thân PTI và kênh bán hàng qua VNPost 69
2.2. Khó khăn 69
2.2.1. Mức độ cạnh tranh 69
2.2.2. Phí bảo hiểm và các chi phí khác 70
2.2.3. Khai thác viên bảo hiểm 70
2.2.4. Xuất phát từ bản thân PTI. 71
III. Một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 71
3.1. Đối với khâu khai thác 71
3.2.Đối với khâu giám định, bồi thường tổn thất 76
3.2.3.Đối với khâu đề phòng hạn chế tổn thất 80
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn 2005-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ủy viên HĐQT
Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc hiện tại như sau:
- Ông Phạm Anh Tuấn : Tổng Giám đốc
- Bà Trần Thị Minh : Phó Tổng Giám đốc
- Ông Nguyễn Đức Bình : Phó Tổng Giám đốc
- Ông Nguyễn Trường Giang : Phó Tổng Giám đốc
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Cơ cấu Ban kiểm soát hiện tại như sau:
- Ông Nguyễn Quốc Kế : Trưởng Ban Kiểm soát
- Ông Đỗ Anh Tuấn : Uỷ viên
- Bà Nguyễn Thị Thúy Hồng : Uỷ viên
Trụ sở chính
- Địa chỉ : Tầng 8, tòa nhà số 4A Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại : (04) 37724466 Fax: (04) 37724460
- Email : ptioffice@fmail.vnn.vn Web: www.pti.com.vn
- Các phòng ban:
Khối Nghiệp vụ
- Phòng Bảo hiểm Tài Sản Kỹ thuật: Phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật thống nhất toàn Công ty.
- Phòng Bảo hiểm Hàng hải: Phòng Bảo hiểm Hàng hải có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải thống nhất toàn Công ty.
- Phòng Bảo hiểm Xe Cơ giới: Phòng Bảo hiểm Xe Cơ giới có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thống nhất toàn Công ty.
- Phòng Bảo hiểm Con người: Phòng Bảo hiểm Con người có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm con người thống nhất toàn Công ty.
- Phòng Quản lý Đại lý: Phòng Quản lý Đại lý có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc ban hành các chính sách nhằm xây dựng, phát triển, quản lý thống nhất và giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống Đại lý của Công ty trên toàn quốc.
- Phòng Tái bảo hiểm: Phòng Tái bảo hiểm có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm.
Khối Kinh tế:
Có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo các công tác liên quan đến Kế toán Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tài chính theo đúng pháp luật:
- Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát lĩnh vực Tài chính – Kế toán theo quy định của Nhà nước và Công ty. Thực hiện công tác Tài chính – Kế toán tại Văn phòng Công ty.
- Phòng Kế hoạch: Phòng kế hoạch có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc tổ chức, thực hiện các mặt: Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh; Nghiên cứu và phát triển thị trường sản phẩm; Tuyên truyền, quảng cáo.
- Phòng Đầu tư: Phòng Đầu tư có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc tổ chức, thực hiện các mặt: Quản lý nguồn vốn - quỹ, Đầu tư tài chính; Quản lý cổ đông.
Khối Quản lý bao gồm các phòng:
- Phòng Tổng hợp – Pháp chế: Phòng Tổng hợp – Pháp chế có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo điều hành các Phòng tại Văn phòng Công ty để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc và trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác như: Công tác tổng hợp, thư ký, công tác pháp chế, công tác hành chính quản trị, công tác tuyên truyền, quảng cáo, công tác quan hệ quốc tế, đối ngoại, khánh tiết.
- Phòng Tổ chức Cán bộ: Phòng Tổ chức Cán bộ có chức năng tư vấn, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc thống nhất quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, lao động tiền lương và thi đua khen thưởng theo đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước và Công ty.
- Phòng Công nghệ Thông tin: Phòng Công nghệ Thông tin có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo các lĩnh vực như: Nghiên cứu việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, thu thập, quản lý và cung cấp thông tin hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty.
II. Tình hình BHVCXCG trên thị trường bảo hiểm Việt Nam thời gian qua
Bảng 2.1: Tình hình BHVCXCG trên thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn (2007 – 2009)
Chỉ tiêu Năm
Đơn vị
2007
2008
2009
Số xe cơ giới hoạt động
chiếc
11,719,996
15,235,973
19,806,767
Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm vật chất xe
chiếc
4,336,399
7,328,504
14,290,583
( Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam )
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua đã có những bước đột phá khả quan.Bảo hiểm xe cơ giới được xem là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của thị trường.Mặt khác đây còn là loại hình bảo hiểm khá phổ biến có mức độ ảnh hưởng lớn tới người dân vì thế luôn có mức tăng trưởng đáng kể qua các năm.
Nếu như thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2006 mới chỉ có 30-35% xe máy,mô tô và 80% ô tô mua bảo hiểm thì bước sang năm 2007 sau một năm gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặt mới cho thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.
Năm 2007 là một năm khá thuận lợi đối với ngành bảo hiểm nói chung,bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng với tốc độ tăng trưởng cao,hội nhập quốc tế mạnh mẽ thông qua tiếp nhận vốn đầu tư và đổi mới quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ toàn thị trường đạt 8.359 tỷ đồng tăng trưởng gần 30% so với năm 2006-mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong đó bảo hiểm xe cơ giới luôn là một trong các nghiệp vụ có mức đóng góp đáng kể cho thị trường.Theo số liệu ước tính của Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh số của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của toàn thị trường trong năm 2007 đạt gần2.500 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2007 , toàn thị trường có 22 DNBH phi nhân thọ thì có tới 14 doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Năm 2008 các doanh nghiệp trong nước không còn được độc quyền trong các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc,bắt đầu từ ngày 01/01/2008 theo cam kết WTO các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chính thức được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy tại thị trường Việt Nam . Sự xuất hiện của các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế lớn, có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý tốt đã góp phần làm tăng tính cạnh tranh , mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và tạo động lực phát triển cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, kinh doanh trong môi trường sôi động và cạnh tranh như vậy không hoàn toàn dễ dàng trong các loại hình bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.
Mặc dù trong những tháng cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam khiến nhiều hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng đình đốn và thất nghiệp gia tăng nhanh chóng, nhưng nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo quản lý của Chính Phủ và Bộ Tài chính mà thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng trong năm 2008 với tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 21.300 tỉ đồng, tăng 19,5% so với năm 2007 trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt gần 10.825 tỉ VND, tăng 29% so với năm trước và chỉ thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng của năm 2007 (30%).
Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu, năm 2008 cũng đánh dấu là năm cạnh tranh rất quyết liệt của các DNBH trong các loại hình bảo hiểm mà đặc trưng là bảo hiểm xe cơ giới, cuộc cạnh tranh bằng cách hạ phí bảo hiểm đã không chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn tài chính của DNBH. Bên cạnh đó tình trạng tổn thất đã tiếp tục gia tăng trong loại hình bảo hiểm xe cơ giới, đặc biệt là trận mưa lũ lịch sử tại Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cả về kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.Số tiền bồi thường cho các tổn thất về tài sản(chủ yếu là ôtô) cho đến nay ước đã lên tới 70-80 tỉ VND.
Năm 2009, Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao nhất đạt 3.109 tỉ đồng, tăng 22,3% so với năm 2007. Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 956 tỉ đồng, Bảo Minh 562 tỉ đồng tiếp đến là PJICO 507 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 1.803 tỉ đồng, chiếm 58% doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao trong nghiệp vụ này là Bảo Long, QBE, Bảo Minh. Nếu kể cả phần dự phòng phí chưa được hưởng 50%, dao động lớn và chi phí hoa hồng đại lý thì tỉ lệ bồi thường sẽ lớn hơn gấp đôi. Cuộc cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm từ gay gắt dẫn đến báo động trong khi tổn thất toàn thị trường lên tới 58% doanh thu phí, chi phí sửa chữa thay thế phụ tùng đã tăng trên 30%.
Như vậy sau 3 năm gia nhập WTO ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng đã có những cơ hội cũng như thách thức mới, đòi hỏi các DNBH phải có những đánh giá khách quan, toàn diện và có những bước đi riêng, chiến lược phát triển riêng trong cạnh tranh và hội nhập.
Tình hình triển khai BHVCXCG tại PTI
3.1 Công tác khai thác
Một sản phẩm bảo hiểm hoàn chỉnh thì gồm nhiều khâu khác nhau trong đó khâu khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên chiếm vị trí quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong lĩnh vực bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng , giúp giới thiệu sản phẩm cũng như hoạt động của công ty đến với khách hàng.
Với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào việc tiêu thụ sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Trong kinh doanh bảo hiểm vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, kinh doanh bảo hiểm phải dựa trên niềm tin giữa khách hàng và doanh nghiệp do đó việc đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng lại càng khó hơn so với các sản phẩm khác vì vậy trong lĩnh vực kinh doanh này các DNBH luôn chú trọng vào khâu khai thác, đây không chỉ là cách tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng mà còn là cơ hội để DNBH quảng bá hình ảnh của mình nhằm có được niềm tin của khách hàng.
Với nhận thức như vậy và cùng với những chiến lược đúng đắn, từ khi thành lập cho đến nay PTI đã đạt được những kết quả khai thác tương đối khả quan:
Bảng 2.2:Tình hình khai thác bảo hiểm VCXCG tại PTI
giai đoạn (2005-2009)
Chỉ tiêu Năm
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Số xe hoạt động
chiếc
-
-
11,719,996
15,235,973
19,806,767
Số xe tham gia bảo hiểm tại công ty
chiếc
81,247
126,276
189,323
311,614
439,810
Tỷ lệ xe tham gia tại PTI
%
-
-
1.62
2.05
2.22
Tốc độ tăng (giảm)số xe tham gia BH
%
-
55.42
49.92
64.59
41.14
Doanh thu phí bảo hiểm
Triệu đồng
36,232
57,445
84,249
138,980
196,312
Tốc độ tăng doanh thu phí
%
-
58.55
46.67
64.96
42.25
( Nguồn : Phòng bảo hiểm xe cơ giới – PTI )
Theo bảng trên ta thấy doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới và số xe tham gia bảo hiểm tăng qua các năm.Tính từ năm 2005 cho đến nay doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng lên khoảng 1.5 lần (từ 36,232 triệu đồng cho đến 37,445 triệu đồng) đây là một con số khá ấn tượng đối với một công ty mới đi vào hoạt động từ năm 1998. Tuy nhiên trong khoảng từ năm 2005-2009 tốc độ tăng doanh thu cũng có nhiều biến động mặc dù số lượng xe tham gia bảo hiểm đều tăng qua các năm.Cụ thể:
Năm 2005 số lượng xe tham gia bảo hiểm tại công ty là 81,247 chiếc tương ứng với doanh thu phí là 36,232 triệu đồng. Trước năm 2005, PTI hầu như chỉ khai thác các hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong nội bộ công ty. Bước sang năm 2005 PTI đã hướng ra bên ngoài thị trường, tuy nhiên với kinh nghiệm tích lũy không nhiều đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động khai thác của công ty do đó doanh thu phí bảo hiểm trong năm nay còn thấp.
Bước sang năm 2006, sau một thời gian hoạt động Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã mở rộng địa bàn khai thác do đó số lượng xe tham gia bảo hiểm đã tăng lên một các nhanh chóng - tăng 55.42% so với năm 2005, doanh thu phí tăng lên hơn 21,213 tỷ đồng - tăng 58.55% so với năm 2005.
Là một công ty còn rất non trẻ song Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cho nên PTI trong những bước đầu hoạt động đã có được sự tin tưởng của khách hàng truyền thống, tham gia với số tiền bảo hiểm lớn, mặt khác nhờ sự tận tâm, tri ân khách hàng và sự nỗ lực của mình trong thời gian qua, PTI không chỉ hoàn thành kế hoạch đã đề mà còn tăng vượt mức kế hoạch đề ra. Mặt khác, với số lượng đại lý tham gia khai thác bảo hiểm được tăng lên cùng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên được đào tạo bài bản hơn mà năm 2007 công ty đã khai thác được 189,323 xe tham gia bảo hiểm-tăng 49.92%, nhờ đó doanh thu của nghiệp vụ cũng tăng lên 46.67% tương ứng với 26,804 triệu đồng.
Năm 2008 là năm thị trường bảo hiểm xe cơ giới gặp nhiều khó khăn nhưng PTI vẫn hoạt động một cách có hiệu quả. Số lượng xe tham gia là 311,614 xe - tăng 64.59%, doanh thu tăng 64.96% so với năm 2007.Sở dĩ có được sự tăng trưởng này là vì: Đây là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, theo các cam kết của WTO nước ta đã thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với xe ôtô (cả xe cũ và xe mới) do đó lượng xe ô tô nhập vào nước ta tăng lên một cách đáng kể,số người sử dụng xe ô tô vì thế mà tăng lên cho nên nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân cũng đã tăng lên.
Cùng với lộ trình gia nhập WTO, từ ngày 01/01/2008 các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, có thể nói thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có một năm cạnh tranh đầy sôi động, không chỉ có các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với nhau mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý tốt đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nói chung và PTI nói riêng. Trước tình hình đó, PTI đã có những đánh giá khách quan và toàn diện về những tác động của hội nhập, tích cực chuẩn bị cho hội nhập một cách tự tin, tìm cho mình một lối đi riêng, một chiến lược riêng để hội nhập một cách thành công. Cùng với những chính sách và chiến lược đúng đắn của Tổng công ty mà năm 2009 mà doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của PTI đã đạt được 196,312 triệu đồng-cao gần gấp 5.5 lần so với năm 2005 với số lượng xe tham gia là 139,810 xe.
Từ bảng 2.1 ta thấy, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm tại PTI còn rất nhỏ so với tổng số xe cơ giới đang lưu hành, cụ thể : năm 2007 là 1.62 %, năm 2008 là 2.05 %, năm 2009 là 2,22 %. Như vậy, nghiệp vụ BHVCXCG còn khá nhiều tiềm năng để PTI khai thác và đem lại nhiều doanh thu.
Bảng 2.3:Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI
Năm
Doanh thu kế hoạch(Trđ)
Doanh thu thực hiện(Trđ)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
2005
28.231
36.232
128,34
2006
48.261
57.445
119,03
2007
65.956
84.249
127,73
2008
104.089
138.980
133.52
2009
133.045
196.312
147,55
( Nguồn : phòng bảo hiểm xe cơ giới – PTI )
Nhìn vào bảng trên ta thấy từ năm 2005-2009 doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của PTI qua các năm đều tăng, luôn vượt mức kế hoạch đã đặt ra ,điều đó thể hiện được thị trường mà PTI đang hoạt động là thị trường giàu tiềm năng đối với việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, và qua bảng trên cũng đã thể hiện công tác khai thác rất có hiệu quả của công ty.Nhất là trong 2 năm gần đây, doanh thu thực hiện luôn đạt được kết quả cao, năm 2008 đạt 133.52% kế hoạch đề ra, năm 2009 đạt 147.55% kế hoạch đề ra, kết quả có được là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty.Trong khi 2 năm gần đây kết quả thực hiện của công ty tương đối tốt thì trong các năm 2005-2007, kết quả mà công ty đạt được tương đối sát với kế hoạch đã đề ra, doanh thu thực hiện trong các năm này luôn vượt mức kế hoạch trung bình 119%.Nhìn chung kết quả mà công ty đạt được trong thời gian qua tương đối ổn định.
Năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt khá quan trọng của PTI đó là xây dựng “Đề án bán lẻ sản phẩm bảo hiểm PTI qua mạng bưu chính” còn gọi là VNPost. Phát huy thế mạnh đặc biệt của kênh bán hàng thông qua các Bưu cục của VNPost, năm 2008 hoạt động phát triển dịch vụ tại các bưu cục đã thu được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể PTI đã đào tạo đại lý bảo hiểm cho hơn 10 ngàn cán bộ công nhân viên tại các bưu cục, điểm phục vụ của VNPost. Công ty cũng hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên quản từ PTI đến Bưu điện tỉnh, thành phố; đồng thời đã tạo được sự quan tâm phát triển dịch vụ của các Bưu điện tỉnh thành. Ban xây dựng đề án cũng chỉ đưa ra con số doanh thu trung bình hàng năm bán qua mạng lưới bưu cục của VNPost đạt khoảng 24 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay trong năm 2009, năm đầu tiên triển khai thực hiện đề án, doanh thu từ kênh bán bảo hiểm phi nhân thọ PTI qua mạng lưới VNPost đã đạt 42,4 tỷ đồng, bằng 176% so với đề án xây dựng ban đầu. Vì vậy có thể khẳng định, việc triển khai thành công hệ thống bán lẻ này hứa hẹn mở ra một hướng phát triển vô cùng lớn cho PTI trong tương lai. ( Nguồn: Với những kết quả đã được PTI đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm bảo hiểm.Trong đó bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn là nghiệp vụ quan trọng chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanh thu phí của công ty
Bảng 2.4:Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
trong tổng doanh thu phí của toàn công ty
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Doanh thu phí BHVCXCG (triệu đồng)
36.232
57.445
84.249
138.980
196.312
Tổng doanh thu phí bảo hiểm (triệu đồng)
265.582
281.193
292.266
444.926
459,786
Tỉ trọng doanh thu phí BHVCXCG (%)
13.64
20.43
28.83
31.24
42.70
( Nguồn : phòng bảo hiểm xe cơ giới – PTI )
Hình 2.1:Tỷ trọng doanh thu phí BHVCXCG
( Nguồn : phòng bảo hiểm xe cơ giới – PTI )
Nhìn vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.1và ta có thể thấy:doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng qua các năm. Năm 2005 PTI chính thức đi vào khai thác thị trường bảo hiểm xe cơ giới ( những năm trước đó hầu như chỉ khai thác nội bộ công ty và một số ít ở thị trường bên ngoài) cho nên năm 2005 tỉ lệ giữa doanh thu phí BHVCXCG so với tổng doanh thu phí bảo hiểm là rất nhỏ - chỉ bằng 13.64%.Sau một thời gian tham gia thị trường này, PTI đã từng bước gặt hái thành công trong nghiệp vụ này đóng góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty do đó tỷ trọng doanh thu phí của nghiệp vụ cũng tăng lên, năm 2009 là 42.70%.
Công tác giám định – bồi thường
Các sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng là sản phẩm vô hình, chất lượng sản phẩm không được thể hiện ở việc sử dụng sản phẩm mà được đánh giá khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hay chi trả của công ty bảo hiểm. Có thể nói khâu giám định và bồi thường tổn thất là cơ hội để công ty thực hiện trách nhiệm của mình đối với khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường bảo hiểm. Chính vì vậy, trong thời gian qua PTI đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ giám định cũng như nâng cao chất lượng công tác bồi thường, thực hiện chuyên môn hóa trong công việc.
3.2.1Công tác giám định
Đây là một khâu quan trọng và cần phải được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng cũng như của công ty. Đối với khách hàng, nếu tiến hành giám định một cách nhanh chóng họ sẽ sớm nhận được tiền bồi thường để có thể khắc phục được những khó khăn trước mắt, giúp họ bù đắp thiệt hại và ổn định sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày.Còn đối với DNBH, có làm được như vậy thì mới có thể tạo được uy tín, niềm tin nơi khách hàng và tránh được tình trạng trục lợi bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm mà hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai do đó tình trạng cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt. Để có thể cạnh tranh và tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, trong thời gian qua công tác giám định của PTI được thực hiện rất chặt chẽ, có chuẩn mực.
Bảng 2.5: Kết quả giám định tai nạn tại PTI giai đoạn (2005-2009)
Năm
Số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm
Tốc độ tăng số vụ tai nạn (%)
Tai nạn do PTI giám định
Tai nạn thuê giám định ngoài
Số vụ (vụ)
Tỷ trọng (%)
Số vụ (vụ)
Tỷ trọng (%)
2005
729
-
680
93.28
49
6.72
2006
835
14.54
798
95.57
37
4,43
2007
967
15.81
937
96.90
30
3,10
2008
1124
16.32
1098
97.69
26
2,31
2009
1319
17.43
1301
98.63
18
1,37
( Nguồn : phòng bảo hiểm xe cơ giới – PTI )
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình tai nạn giao thông ngày càng tăng, tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối không chỉ của cá nhân ai mà là của cả xã hội. Tham gia bảo hiểm là lúc người dân mong muốn được chia sẻ rủi ro của mình. Tình hình tai nạn giao thông tại PTI ngày một tăng lên, từ năm 2005-2009 số vụ tai nạn xảy ra đã tăng lên 1.81 lần, tức là xấp xỉ 2 lần.Có sự gia tăng số vụ tai nạn tại công ty như vậy là vì:
Từ năm 2005 đến nay số lượng xe tham gia tại công ty đã tăng lên, cùng với sự tăng lên như vậy là tình trạng tai nạn giao thông của nước ta cũng tăng lên theo từng ngày, theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, bình quân 1 ngày có 34 vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn cả nước, đây là kết quả của sự gia tăng dân số, hiện đại hóa , lượng xe cộ phát triển không đồng hành với những biện pháp giao thông an toàn. Bên cạnh đó còn do hạn chế về ý thức của người dân, cũng như việc tuyên truyền chưa mạnh mẽ đã khiến số vụ tai nạn giao thông không ngừng tăng lên.
Giai đoạn 2005-2009, số xe tham gia bảo hiểm tại công ty tăng lên, do tình hình tai nạn giao thông trên cả nước tăng nên số vụ xe tham gia bảo hiểm tại công ty cũng tăng lên, tốc độ gia tăng số vụ tai nạn cũng có nhiều biến động. Cụ thể:
Năm 2006 tốc độ tăng số vụ tai nạn là thấp nhất (14.54%) trong các năm 2005-2009, tuy nhiên đến năm 2009 số vụ tai nạn lại tăng lên do số xe tham gia bảo hiểm tại công ty tăng lên đáng kể - 17.43% là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Cũng trong giai đoạn này, công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI tương đối tốt, số vụ tai nạn giao thông do công ty trực tiếp giám định tăng lên theo từng năm, nếu như năm 2005 tỷ trọng giám định của công ty là 93.28%, còn lại là thuê ngoài giám định thì đến năm 2009 tỷ trọng số vụ tai nạn do công ty trực tiếp giám định đã tăng lên là 98,63%, kết quả này xứng đáng với công sức mà tập thể các nhân viên cũng như các đại lý đã bỏ ra. Có sự biến động lớn này là vì:
Từ năm 2006 trở đi, PTI mới có phòng giám định riêng, tách biệt với các phòng khác, còn trước đó vì chưa có phòng giám định cho nên các vụ tai nạn đều do các nhân viên khai thác bảo hiểm tiến hành giám định và bồi thường, với trình độ không chyên sâu vào công tác giám định, bồi thường nên giai đoạn 2005-2006 số vụ tai nạn mà công ty tự giám định còn thấp, công tác giám định còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế vì thế nhiều trường hợp thuê giám định viên bên ngoài.
Nhận thức được rằng khâu giám định,bồi thường là khâu giữ khách hàng cho nên từ năm 2006 công ty đã thành lập phòng giám định bồi thường riêng, với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp,am hiểu về bảo hiểm vật chất xe cơ giới, điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ để phục vụ cho công tác giám định và bồi thường tổn thất cho nên các năm về sau tỷ trọng thuê ngoài giám định của công ty giảm đi rất nhiều,số vụ tai nạn do công ty tự giám định tăng lên theo thời gian năm 2007-96.90%, năm 2008-97.69%,năm 2009-98,63%,do đó công tác bồi thường cũng được giải quyết nhanh hơn.
3.2.2 Công tác bồi thường
Khâu bồi thường là khâu mà công ty thực hiện cam kết của mình đối với khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra và cũng là một trong những chính sách để duy trì khách hàng của công ty. Nếu giải quyết tốt khâu này thì đây chính là cách quảng bá tốt nhất của một DNBH.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi thường và chi trả bảo hiểm,PTI luôn cố gắng bồi thường cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.Từ đó đã giúp công ty không chỉ giữ lại được khách hàng truyền thống mà còn mở ra triển vọng khai thác những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Bảng 2.6: Tình hình bồi thường Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại
PTI giai đoạn (2005-2009)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Chi bồi thường (Tr đ)
14,721
25,971
44,087
84,041
115,471
Số vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26721.doc