MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP 3
1.1. Kinh doanh và bản chất hoạt động kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm kinh doanh 3
1.1.2. Hiệu quả kinh doanh và phân loại hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 3
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 3
1.1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 3
1.1.3. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 7
1.1.2. Những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh: 9
1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. 9
1.1.4.2. Xác định sản phẩm và khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. 13
1.1.4.3. Xây dựng kênh phân phối và hệ thống phân phối hàng hóa: 15
1.1.4.4. Xác định hình thức và phương thức bán hàng: 19
1.1.4.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng và các chương trình sau bán của công ty. 20
1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp. 22
1.2.1. Những phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh: 22
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh: 22
1.2.2.1. Lợi nhuận thu được trong kỳ: 22
1.2.2.2. Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh: 23
1.2.2.3. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh: 23
1.2.2.4. Năng suất bình quân của một lao động 24
1.2.2.5. Chỉ tiêu mức doanh lợi trên doanh số bán: được xác định như sau: 25
1.2.2.6. Một số chỉ tiêu khác: 25
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 27
1.3.1. Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. 27
1.3.1.1. Môi trường văn hóa xã hội 27
1.3.1.2. Môi trường chính trị pháp luật: 28
1.3.1.3. Môi trường cạnh tranh, kinh doanh và công nghệ. 28
1.3.1.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 29
1.3.2. Các yếu tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 30
1.3.2.1. Nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty 30
1.3.2.2. Cơ sở vật chất, tài sản phục vụ cho kinh doanh 31
1.3.2.3. Nguồn nhân lực của công ty 31
1.3.2.4. Mặt hàng kinh doanh của công ty 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN MINH 33
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại Tuấn Minh 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 33
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của công ty 35
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Minh. 38
2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty 38
2.2.1.1. Mặt hàng và thị trường kinh doanh của công ty 38
2.2.1.2. Tình hình tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối 40
2.2.1.3. Thực trạng về hoạt động bán hàng và các chương trình hỗ trợ bán hàng 41
2.2.1.4. Thực trạng nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường của công ty 42
2.2.1.5. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của công ty 43
2.2.1.6. Thực trạng các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty 44
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty 44
2.2.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua 44
2.2.2.2. Phân tích về lợi nhuận, doanh thu của công ty 45
2.2.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty 46
2.2.3.1. Những thành tựu đạt được 46
2.2.3.2. Những khó khăn, hạn chế trong hoạt đông kinh doanh của công ty 47
2.2.3.3. Nguyên nhân: 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN MINH 50
3.1. Mục tiêu, định hướng của công ty trong thời gian tới 50
3.1.1. Mục tiêu của công ty TNHH thương mại Tuấn Minh trong thời gian tới 50
3.1.2. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới: 52
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Minh 54
3.2.1 Giải pháp về thị trường 54
3.2.1.1 Xây dựng các chương trình nhằm đảm bảo giữ vững thị trường hiện tại 54
3.2.1.2. Đầu tư nghiên cứu xâm nhập thị trường mới, thị trường tiềm năng. 56
3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn kinh doanh của Công ty 57
3.2.2.1. Tăng cường đầu tư nguồn vốn lưu động vào hoạt động kinh doanh. 57
3.2.2.2. Tăng vòng quay vốn lưu động và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. 58
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực: 59
3.2.3.1. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong công ty. 59
3.2.3.2. Xây dựng các chương trình, thực hiện quá trình tuyển mộ, tuyển chọn lao động có chất lượng. 60
3.2.3.3. Tăng cường công tác quản lý, sắp xếp và đánh giá hiệu quả lao động: 61
3.2.4. Giải pháp về sản phẩm kinh doanh của công ty: 61
3.2.4.1. Hoàn thiện sản phẩm hiện có về chất lượng, chủng loại, mẫu mã: 61
3.2.4.2. Tìm kiếm và đưa các sản phẩm mới vào danh mục hàng kinh doanh: 62
3.2.5. Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc tiết kiệm và giảm các chi phí trong kinh doanh từ đó tăng lợi nhuận cho công ty. 63
3.2.6. Sử dụng các phương pháp tính giá hợp lý: 65
3.2.7. Đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất. 66
3.2.8. Xây dựng tổ chức hệ thống kênh phân phối hợp lý để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm: 67
3.2.9. Tăng cường các chương trình quảng cáo và xúc tiến bán hàng 68
3.2.10. Các giải pháp về chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường và các hoạt động marketing. 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 74
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1.3. Môi trường cạnh tranh, kinh doanh và công nghệ.
Các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh, kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh phải tuân thủ theo quy luật cạnh tranh vốn có của nó, các đối thủ cạnh tranh là những người cung ứng hoặc bán các sản phẩm tương tự hoặc thay thế sản phẩm của doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh là trở ngại lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường các đối thủ cạnh tranh càng nhiều mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Khi các đối thủ mạnh thì khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp bị hạn chế, ngược lại đối thủ cạnh tranh yếu thì đây chính là cơ hội giúp cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô.
Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần quan tâm đến cơ cấu cạnh tranh, tình hình nhu cầu về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, các rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của doanh nghiệp và tiềm lực hiện có của các đối thủ cạnh tranh.
Các yếu tố thuộc về công nghệ:
Trên thế giới hiện nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng liên tục và công nghệ mới ra đời có nhiều ưu thế so với các công nghệ trước đó. Việc áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Ưu thế của công nghệ mới là tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, giá thành rẻ…từ đó sẽ thu hút được khách hàng. Còn nếu doanh nghiệp chậm trễ trong việc ứng dụng công nghệ mới thì doanh nghiệp ngày càng tụt hậu và không còn khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do vậy việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Yếu tố về khách hàng.
Khách hàng là đối tượng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới, khách hàng là những người mua sản phẩm của doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp, do đó để hoạt động kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao thì doanh nghiệp phải có nhiều khách hàng. Các doanh nghiệp luôn phải có chiến lược để giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời lôi kéo được khách hàng mới.
- Yếu tố nhà cung ứng:
Nhà cung ứng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi đi vào sản xuất kinh doanh đều cần có các yếu tố đầu vào. Các nhà cung ứng là những người cung cấp đầu vào cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung ứng sẽ giúp cho doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhà cung ứng nào có nguồn nguyên liệu chất lượng, giá rẻ, thuận tiện cho vấn đề vận chuyển, còn ngược lại thì doanh nghiệp sẽ bị động trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào và không chủ động trong kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp phải lựa chọn nhà cung cấp hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như môi trường sinh thái, địa lý…cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. Các yếu tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.3.2.1. Nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty
Nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh chính là tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Nó thể hiện sức mạnh và quyết định đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Khi tiến hành kinh doanh doanh nghiệp phải có vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị, mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh còn là cơ sở để doanh nghiệp phát triển hoạt động, mở rộng thị trường và sử dụng tối ưu các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn sẽ có rất nhiều điều kiện như: thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, xây dựng các chương trình, chiến lược cho hoạt động kinh doanh, xây dựng được hệ thống kênh phân phối rộng khắp và là chất kết dính các quá trình kinh doanh diễn ra một cách thông suốt và liên tục. Do vậy khi tiến hành kinh doanh các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn lãng phí, thất thoát ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3.2.2. Cơ sở vật chất, tài sản phục vụ cho kinh doanh
Cơ sở vật chất, tài sản phục vụ cho kinh doanh tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trang thiết bị, cơ sở vật chất bao gồm: nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phương tiện…Doanh nghiệp khi có hệ thống cơ sở vật chất, tài sản tốt sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn sẽ gây ra khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Do đó để kinh doanh có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ trang thiết bị để cho kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả.
1.3.2.3. Nguồn nhân lực của công ty
Con người là chủ nhân của cả thế giới, tất cả các tiến bộ khoa học công nghệ đều do con người nghiên cứu chế tạo ra và làm chủ các công nghệ này. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Con người với năng lực, trình độ họ có thể lao động có hiệu quả, phân tích và sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới để mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp cần có các chính sách quan tâm đến lực lượng lao động của công ty và có các chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Với các chương trình này sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được sự thay đổi của thị trường và phát triển của doanh nghiệp.
1.3.2.4. Mặt hàng kinh doanh của công ty
Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp là đối tượng sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh những mặt hàng có chất lượng cao, có thương hiệu, có uy tín thì khách hàng sẽ yên tâm khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó tạo dựng được hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường và giữ được khách hàng truyền thống đồng thời thu hút được nhiều khách hàng mới đến mua sản phẩm. Sản phẩm chính là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Những sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu thì được khách hàng quan tâm, tìm hiểu và yên tâm khi tiêu dùng, chính những sản phẩm này đã tạo ra sự cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại những sản phẩm có chất lượng kém, không có thương hiệu thì khách hàng ít quan tâm hơn, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này kém hơn, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh cần quan tâm đến việc sản xuất ra các loại hàng hóa có chất lượng, có uy tín thì kinh doanh mới mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN MINH
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại Tuấn Minh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên gọi: công ty TNHH thương mại Tuấn Minh
Trụ sở chính: 43 Hàng Đậu
Điện thoại:04.5580278-04.5580653
Công ty thành lập vào ngày 11-02-1999 với tên gọi công ty TNHH thương mại Tuấn Minh, giấy phép kinh doanh số 071126 do sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 11-02-1999. Với ngành nghề kinh doanh là phân phối các sản phẩm: chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, dầu gội đầu, hàng thực phẩm của công ty Unilever.
Từ khi thành lập đến thời điểm này công ty vẫn giữ nguyên tên là công ty TNHH thương mại Tuấn Minh, địa chỉ 43 Hàng Đậu. Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm của công ty Unilever trên thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Kể từ khi thành lập công ty không chia tách, sáp nhập, hay hợp nhất với bất kỳ công ty nào.
Gần 10 năm hoạt động kinh doanh kể từ ngày thành lập, công ty đã trải qua nhiều khó khăn và đã tự vươn lên khẳng định mình. Đến thời điểm này công ty đã trở thành một nhà phân phối nòng cốt không thể thiếu trong hệ thống phân phối của công ty Unilever, công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực phân phối sản phẩm trên thị trường.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
* Chức năng của công ty TNHH Tuấn Minh
- Thực hiện lưu thông hàng hóa từ nguồn hàng đến lĩnh vực tiêu dùng, với chức năng này công ty thực hiện cung cấp các sản phẩm của công ty Unilever trên thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
- Đưa hàng hóa của công ty đến các đại lý có nhu cầu về sản phẩm đúng thời gian, địa điểm quy định.
- Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa một cách hợp lý, nhanh chóng đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về giá trị sử dụng và giá cả hợp lý.
- Để đảm bào thỏa mãn nhu cầu của khách hàng công ty còn thực hiện quá trình phân loại đóng gói, chọn lọc, vận chuyển sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức và thực hiện các chương trình khuyến mại theo yêu cầu của công ty Unilever trên thị trường Hà Nội và vùng lân cận.
* Nhiệm vụ của công ty:
Cồng ty TNHH Tuấn Minh là nhà phân phối của công ty Unilever nên trách nhiệm của công ty đó là:
+ Mua bán hàng hóa, cung ứng cho khách hàng theo giá hàng hóa mà công ty Unilever đã ấn định.
+ Thực hiện đúng thỏa thuận theo hợp đồng với công ty Unilever.
+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Thanh toán các khoản tiền hàng đối với công ty Unilever.
+ Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
+ Đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên trong công ty; có các chế độ khen thưởng hợp lý đối với các nhân viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và vượt chỉ tiêu.
+ Thực hiện tốt các chương trình đào tạo cán bộ nhân viên, đặc biệt là đào tạo nhân viên bán hàng vì nhân viên bán hàng là lực lượng chính của công ty.
+ Quan tâm nhu cầu của khách hàng và có các chương trình khuyến mại đối với khách hàng từ đó tăng được lượng hàng tiêu thụ.
+ Nghiên cứu nhu cầu của thị trường và có thông tin phản hồi đối với công ty cung cấp sản phẩm.
+ Cung ứng những hàng hóa có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm, về vệ sinh và về xã hội.
+ Phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh sang các tỉnh khác.
+ Nâng cao các hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của công ty
Công ty TNHH Tuấn Minh là công ty hoạt động phân phối sản phẩm trên khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm các phòng ban như sau: (xem thêm phụ lục 1)
Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị có quyết định định hướng phát triển công ty; quyết định tăng vốn điều lệ, vay vốn, huy động vốn, ngoài ra hội đồng quản trị có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, cán bộ trong công ty và các vấn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị và tiếp đó là các thành viên trong hội đồng quản trị.
+ Chủ tịch hội đồng quản trị: có quyền chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nội dung, hoạt động của hội đồng quản trị. Đồng thời giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ký các quyết định quan trọng của hội đồng quản trị.
+ Các thành viên hội đồng quản trị: có quyền biểu quyết các vấn đề mà chủ tịch hội đồng quản trị đưa ra.
Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Tổng giám đốc công ty: có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch, đầu tư và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ quản lý trong công ty…
+ Tổng giám đốc có nghĩa vụ thực hiện tốt các vấn đề mà hội đồng quản trị giao cho, tuân thủ các quyền lợi của mình, không được sử dụng tài sản của công ty vào việc cá nhân, tuân thủ các quy định chung của công ty.
Giám đốc thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận: là những người đứng đầu các khu vực kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp các hoạt động kinh doanh của khu vực mình quản lý; hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh của khu vực mà công ty đã giao cho. Tổ chức các hoạt động kinh doanh tại các khu vực quản lý, chịu trách nhiệm các vấn đề kinh doanh trước công ty.
Các phòng ban trong công ty:
+ Phòng kỹ thuật: nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật sản phẩm về các tính chất vật lý, hóa học của sản phẩm và các đặc tính khác của sản phẩm để cung cấp cho phòng kinh doanh để phòng kinh doanh giải thích, hướng dẫn khách hàng khi sử dụng. Mặt khác giúp cho quá trình bảo quản, cất trữ hàng hóa một cách có hiệu quả, tránh được sự tác động của môi trường đến chất lượng sản phẩm.
+ Phòng hành chính: xác định nhu cầu lao động của công ty tại từng khu vực, từ đó có các chương trình tuyển mộ, tuyển chọn lao động một cách hợp lý.
Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc cho nhân viên, từ đó có các chế độ lương, thưởng đối với từng nhân viên. Giải thích các thắc mắc của cán bộ nhân viên trong công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Thực hiện các chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội và khám sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong công ty.
+ Phòng kế toán: theo dõi và quản lý tài chính của công ty, theo dõi ghi chép số lượng hàng bán ra và nhập vào của công ty thông qua các hóa đơn chứng từ.
Lập các báo cáo tài chính tổng hợp, trả lương cho nhân viên, tính thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, nộp thuế cho phòng thuế theo đúng thời gian quy định của Nhà nước.
+ Phòng kinh doanh: nghiên cứu nhu cầu của khách hàng từ đó có các chương trình kinh doanh hợp lý. Tổ chức bán hàng theo nhu cầu của khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng. Bộ phận chăm sóc khách hàng thực hiện việc tư vấn, giải thích, hướng dẫn và các chương trình sau bán hàng.
Bộ phận kinh doanh: thực hiện quá trình bán hàng trực tiếp cho khách hàng, vận chuyển hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu, đảm bảo cung ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Minh.
2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty
2.2.1.1. Mặt hàng và thị trường kinh doanh của công ty
Sản phẩm của công ty gồm 3 nhóm: nhóm mỹ phẩm, nhóm hóa phẩm và nhóm thực phẩm.
- Nhóm hàng mỹ phẩm (skin) gồm các mặt hàng chăm sóc da, các mặt hàng chăm sóc tóc (hair), các mặt hàng chăm sóc toàn thân, các mặt hàng chăm sóc răng miệng (oralcare):
+ Nhóm mặt hàng chăm sóc da gồm các sản phẩm sau:
Pond’s
Hazeline
+ Nhóm mặt hàng chăm sóc toàn thân:
Sữa tắm Hazeline
Sữa tắm Dove
Sữa tắm Lux
Sữa tắm Lifebuoy
Xà bông Lifebuoy
Nước rửa tay Lifebuoy
+ Nhóm chăm sóc tóc:
Dầu gội đầu Dove
Kem ủ Dove
Keo xịt tóc Dove
Dầu xả Dove
Dầu gội đầu Sunsilk
Kem ủ Sunsilk
Dầu xả Sunsilk
Keo xịt tóc Sunsilk
Dầu gội đầu Clear
Dầu xả Clear
+ Nhóm hàng chăm sóc răng miệng:
Kem đánh răng Closeup
Kem đánh răng PS
Bàn chải đánh răng PS
- Nhóm hàng hóa phẩm gồm các mặt hàng bột giặt, các mặt hàng nước xả vải, các mặt hàng tẩy rửa.
+ Mặt hàng bột giặt gồm:
Bột giặt OMO
Bột giặt Viso
+ Mặt hàng nước xả vải gồm:
Nước xả vải Comfort
+ Nước tẩy rửa gồm:
Nước rửa chén Sunlight
Nước lau bếp Sunlight
Nước lau sàn Vim
Nước tẩy bồn cầu Vim
Nước lau kính Vim
- Nhóm hàng thực phẩm (food) gồm các mặt hàng về đồ uống, các mặt hàng chế biến.
+ Nhóm các mặt hàng đồ uống gồm:
Trà nhúng Lipton
Trà hòa tan Lipton
+ Nhóm hàng chế biến gồm:
Hạt nêm Knor
Nước mắm Knor
Về thị trường kinh doanh của công ty thì công ty chỉ kinh doanh trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tại mỗi thị trường khác nhau công ty có các chương trình phát triển thị trường khác nhau.
2.2.1.2. Tình hình tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối
Công ty TNHH thương mại Tuấn Minh là công ty chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm của công ty Unilever trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hiện nay hệ thống và mạng lưới phân phối của công ty đã được bao phủ trên khắp thị trường Hà Nội và thị trường lân cận. Các điểm bán hàng trong hệ thống phân phối đươc công ty nghiên cứu và đặt tại những vị trí hợp lý phù hợp với hoat động tiêu dùng của khách hàng ở khu vực đó. Việc sắp xếp các điểm bán hàng hợp lý, có khoa học đã mang lại hiệu quả cao trong khâu bán hàng và kinh doanh của công ty.
Nhưng với tiềm năng vốn có của mình hệ thống kênh phân phối chưa khai thác hết thế mạnh vốn có của nó. Các điểm bán hàng tuy đã nâng cao được doanh số bán hàng nhưng nó chưa phát huy được tiềm lực và lợi thế vốn có.
Qua đợt tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 thì hiệu quả phân phối hàng hóa của hệ thống kênh phân phối tuy đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng hiệu quả của nó mang lại cho công ty không cao. Vì thế công ty đã quyết định đánh giá tổng thể lại các điểm bán hàng. Đối với điểm bán hàng mang lại hiệu quả cao thì cần phải phát huy hơn nữa, công ty sẽ đầu tư thêm cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên giúp cho hoạt động bán hàng tại các điểm này mang lại hiệu quả cao cho công ty. Đối với các điểm bán hàng không đem lại hiệu quả thì công ty sẽ có các chương trình phù hợp để thúc đẩy hoạt động bán hàng được nâng cao hơn.
Nhìn chung hệ thống kênh phân phối của công ty hiện nay cần được điều chỉnh sao cho phù hợp, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và phát huy được tiềm năng vốn có của nó.
2.2.1.3. Thực trạng về hoạt động bán hàng và các chương trình hỗ trợ bán hàng
Bán hàng là cơ sở để doanh nghiệp quyết định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Hiện nay hoạt động bán hàng của công ty đang được khách hàng tin tưởng vì công ty đã và đang sử dụng các hình thức bán hàng đa dạng phong phú như bán hàng trực tiếp, bán buôn, bán lẻ, bán thông qua các hợp đồng…Với các hình thức bán hàng này đã đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay các hình thức bán hàng của công ty đang bị cạnh tranh rất lớn từ các tập đoàn bán lẻ, các công ty kinh doanh đa cấp, và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của công ty.
Với sự cạnh tranh lớn như vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Trước tình trạng đó công ty đã có những chiến lược hợp lý và đã đảm bảo được thị trường kinh doanh của mình đồng thời giúp cho hoạt động kinh doanh của mình được ổn định hơn.
Đối với các hoạt động dịch vụ sau bán hàng của công ty: các chương trình dịch vụ là công cụ được công ty sử dụng cạnh tranh với các công ty khác. Công ty rất quan tâm đến các hoạt động sau bán hàng của mình như dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn sử dụng, tư vấn…cho khách hàng. Vì thế chất lượng dịch vụ của công ty đã được nâng cao và tạo ra được sự tin tưởng trong tiêu dùng của khách hàng.
2.2.1.4. Thực trạng nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường của công ty
Hiện nay công ty chưa có phòng nghiên cứu thị trường riêng biệt nhưng vấn đề nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường được công ty rất quan tâm. Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động tham dò ý kiến tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm. Đồng thời công ty cũng thường xuyên nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thay đổi của khách hàng, nghiên cứu sự thay đổi của cung cầu và sự thay đổi giá cả thị trường.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường đã và đang mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty và chính hoạt động này đã giúp cho công ty xây dựng, hoạch định các chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Nhưng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường của công ty vẫn còn nhiều bất cập như: hoạt động điều tra được tiến hành nhỏ lẻ, không đồng đều, không có quy mô rõ ràng, độ chính xác trong mỗi lần điều tra chưa cao, nhân viên tiến hành nghiên cứu thị trường không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và quá trình tiến hành điều tra thiếu tính đồng bộ. Chính vì vậy kết quả sau mỗi lần điều tra không cao, ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng, hoạch định chiến lược kinh doanh sau này của công ty và tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của công ty sau này.
2.2.1.5. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của công ty
Là công ty thương mại nên vấn đề hiệu quả sử dụng vốn được công ty rất quan tâm vì đa số vốn để tiến hành kinh doanh của công ty đều là vốn lưu động và nguồn vốn này phục vụ cho hoạt động mua hàng, dự trữ hàng hóa để bán của công ty.
Hiện nay, vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn đi vay của ngân hàng nên ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty. Với xu thế phát triển và mở rộng thị trường nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Vì thế tình trạng thiếu vốn cho kinh doanh của công ty là không thể tránh khỏi.
Đối với vốn lưu động của công ty thì nhu cầu vốn lưu động sẽ tăng lên khi nhập hàng về do đó vấn đề điều tiết và sử dụng vốn được công ty đặt lên hàng đầu. Hiện nay vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì số vòng quay của vốn lưu động vẫn đang còn chậm và tình trạng sử dụng vốn lãng phí, thất thoát trong hoạt động kinh doanh của công ty còn rất nhiều. Vì thế trong giai đoạn sắp tới, công ty cần có các chương trình sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và tránh tình trạng thất thoát lãng phí trong kinh doanh. Đối với vấn đề sử dụng tài sản của công ty thì hiện nay tài sản cố định và lưu động cảu công ty đã được sử dụng tối đa phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nhưng do tài sản đã được đầu tư từ lâu nên đã lỗi thời do đó hiệu quả của nó mang lại không cao. Vì vậy công ty cần đầu tư mua sắm trang thiết bị mới hiện đại giúp cho hoạt động kinh doanh tốt hơn và hiệu quả hơn.
2.2.1.6. Thực trạng các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty như các siêu thị, tập đoàn bán lẻ, công ty kinh doanh đa cấp, các cửa hàng tự chọn…Các đối thủ cạnh tranh này đã tác động, ảnh hưởng rất nhiều trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh của công ty. Việc đối thủ cạnh tranh trong thời gian gần đây tung ra nhiều sản phẩm mới, phương thức kinh doanh mới đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Không những thế khi Việt Nam gia nhập WTO thì có rất nhiều công ty và tập đoàn bán lẻ lớn đầu tư vào thị trường Việt Nam và đã trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn đối với công ty. Nên trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh của công ty rất thấp so với trước. Do đó trong thời gian sắp tới công ty cần điều chỉnh và xây dựng lại chiến lược kinh doanh, cạnh tranh hợp lý. Có như vậy công ty mới đứng vững và phát triển được trên thị trường.
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
2.2.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1.Doanh thu
2.Lợi nhuận
3.Thuế và các khoản khác
4.Lợi nhuận sau thuế
44.518
1.339
386,92
952,08
50.194
1.506
435,5
1.070,5
58.365
1.739
497
1242
58.729
1.756
508
1.248
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2006
( Nguồn: từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm)
2.2.2.2. Phân tích về lợi nhuận, doanh thu của công ty
- Qua bảng số liệu trên ta thấy: doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty là rất lớn và doanh thu này tăng lên rất nhiều qua các năm. Doanh thu năm 2003 là 44.518 triệu, sang năm 2004 là 50.194 triệu với mức tăng tương ứng là 12,75%. Đến năm 2005 doanh thu tiếp tục tăng, đạt 58.365 triệu, tăng 16,28%. Với mức độ tăng liên tục thì điều đó đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm là rất tốt và công ty đang có xu hướng mở rộng phân phối hàng hóa vào cả khu vực miền Trung. Sang năm 2006, mức độ cạnh tranh của các đối thủ từ nhà phân phối của P&G làm cho doanh thu của công ty tăng không đáng kể, chỉ đạt 58.279 triệu, với mức tăng khiêm tốn là 0,624%.
Lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm. Nhưng với mức doanh thu thực tế của công ty thì lợi nhuận thu được là chưa tương xứng với hoạt động kinh doanh. Năm 2003 lợi nhuận của công ty là 1.339 triệu, sang năm 2004 lợi nhuận đạt 1.506 triệu, tăng 12,47%. Lợi nhuận tiếp tục tăng, năm 2005 đạt 1.739 triệu, tăng 15,47% so với năm 2004. Đến năm 2006, do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên lợi nhuận chỉ đạt 1.756 triệu, tăng 0,98%.
Nhìn chung doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm nộp thuế với Nhà nước một cách đầy đủ, đúng thời hạn qua các năm. Năm 2003 doanh nghiệp nộp cho Nhà nước 386,92 triệu; năm 2004 là 435,5 triệu; năm 2005 là 497 triệu và đến năm 2006 thuế doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước là 508 triệu.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thu được chưa tương xứng với nguồn vốn bỏ ra nên trong những năm tới doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản lý doanh thu, chi phí bỏ ra để lợi nhuận thu được nhiều hơn, kéo theo đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên.
2.2.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty
2.2.3.1. Những thành tựu đạt được
Sau gần mười năm thành lập và kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng hóa thì công ty đã đạt nhiều thành tựu lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11544.doc