Cùng với sự phát triển của hệ thống NH, dự báo về tiềm năng của thị trường thẻ tín dụng trong tương lai gần ở VN là khả quan. Thị trường thẻ trong những năm tới sẽ trở nên sôi động hơn với sự tham gia góp mặt của nhiều NH. Từ thực tiễn trong hoạt động thẻ của VCB cho thấy thị trường thẻ tín dụng do các NH nước ngoài phát hành mà NH thương mại VN nói chung và VCB nói riêng thực hiện thanh toán đang thu hút các NH khác tham gia lĩnh vực mới mẻ này bởi mức lợi nhuận thu được và mức chiết khấu được hưởng hấp dẫn. Bên cạnh đó, với tính ưu việt của sản phẩm thẻ VCB : an toàn, tiện lợi, tiêu trước trả sau, là chìa khoá cho thương mại điện tử của thế kỷ 21, chắc chắn sẽ hấp dẫn được nhiều người sử dụng. Cung và cầu đang có nhiều hứa hẹn. Như vậy chắc chắn thị trường thẻ tín dụng sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ NH cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các NH gia nhập hoạt động kinh doanh thẻ một cách nhanh chóng, đồng thời cho ra đời một trung tâm thanh toán bù trừ thẻ nhằm quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán.
3.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của VCB
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lạc và khoá mã an toàn đối với các thẻ này hoặc tài khoản thẻ (nếu cần). Đồng thời đăng ký trên danh sách thẻ cấm lưu hành của các TCTQT
Trung tâm thẻ có trách nhiệm liên hệ với chi nhánh để trả lời các yêu cầu xác nhận thông tin của các ngân hàng, tổ chức thẻ nước ngoài về hoạt động chi tiêu của chủ thẻ.
Kịp thời phổ biến các thông tin mới nhất, cũng như các biện pháp hạn chế. Quản lý rủi ro cho chi nhánh phát hành và thanh toán thẻ
Mua bảo hiểm cho nghiệp vụ thẻ (nếu có) hoặc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp cho các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thẻ
*Hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ
- Tại chi nhánh thanh toán: Tìm hiểu kỹ về CSCNT trước khi tiến hành ký kết hợp đồng thanh toán thẻ, đặc biệt là về tư cách của CSCNT, tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của CSCNT
Tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu về chấp nhận thanh toán thẻ cho các CSCNT theo định kỳ
Hướng dẫn CSCNT sử dụng bảo quản thiết bị thanh toán thẻ EDC, CAT. Máy cà thẻ
Kiểm tra thường xuyên hoạt động thanh toán thẻ của CSCNT thông qua việc nộp hoá đơn thanh toán thẻ, phát hiện kịp thời thay đổi lớn về doanh số thanh toán hoặc các hoạt động bất thường của đơn vị. Liên hệ ngay với trung tâm thẻ khi phát hiện ra dự gian trá trong thanh toán thẻ của CSCNT để phối hợp xử lý
Gửi đầy đủ, kịp thời các danh sách thẻ lưu hành cũng như thông báo của trung tâm thẻ cho các CSCNT
- Tại trung tâm thẻ: Bộ phận quản lý rủi ro phải thường xuyên sử dụng và cập nhật các thông tin trên các chương trình quản lý rủi ro của các TCTQT như Match của Master và Nmas của Visa
*Hạn chế rủi ro nội bộ: Kiểm tra thường xuyên hệ thống vi tính, đại bảo tính hoạt động liên tục và ổn định
Kiểm soát kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ
Sửa chữa kịp thời khi hệ thống ngừng hoạt động hoặc có sai sót
Kết luận: Là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thẻ ngân hàng đặc biệt thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại được lưu hành trên phạm vi toàn cầu. Với những ưu điểm nổi bật cho thấy đây thực sự là công cụ thanh toán thay thế tiền mặt tương đối hoàn hảo. trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ tín dụng phần nào giúp cho chúng ta có dự hiểu biết ban đầu về phương tiện thanh toán mới mẻ này, từ đó có cơ sở nghiên cứu việc áp dụng nó trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng có những môi trường, điều kiện, đặc điểm kinh doanh khác nhau. Song việc áp dụng và thực hiện nó trước hết phải phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng phải đảm bảo phù hợp với chính sách và điều kiện cụ thể của từng ngân hàng
Chương ii : thực trạng kinh doanh thẻ của ngân hàng ngoại thương việt nam
2.1. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN).
2.1.1. Giới thiệu chung về NHNTVN.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tiền thân là cục ngoại hối thuộc ngân hàng quốc gia Việt Nam, được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 và đến 14/01/1990 theo quyết định số 403 – CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, NHNTVN có tên giao dịch là Vietcombank viết tắt là VCB. NHNTVN được biết đến như một trong những ngân hàng có hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ tín dụng, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Là một ngân hàng đa năng, NHNTVN cung cấp hầu hết các dịch vụ của một ngân hàng hiện dại. Hai mục tiêu chính của NHNTVN đặt ra cho công tác kinh doanh là lấy lợi ích của nền kinh tế quốc dân, lợi ích toàn xã hội và sự bền vững của ngân hàng để đầu tư phát triển.
Vị thế của NHNTVN được đánh giá cao trên thị trường tài chính quốc tế, được tạp chí ASIA MONEY – tạp chí tiền tệ duy nhất ở Đông Nam á bình chọn là ngân hàng hạng nhất của Việt Nam năm 1995. Bên cạnh đó, NHNTVN còn là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu á và được Nhà nước xếp hạng là 1 trong 23 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất.
Với phương châm phát triển, hội nhập NHNT luôn đổi mới để đáp ứng ngày một nhiều nhu cầu của khách hàng. NHNTVN đã nỗ lực và không ngừng phát triển mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn. Trong những năm qua NHNTVN đã không ngừng đổi mới và gặt hái được khá nhiều thành công với những thành tựu to lớn trong công cuộc kinh doanh đối ngoại. NHNTVN có quan hệ đại lý với 1300 ngân hàng khác nhau tại gần 100 nước trên thế giới. Từ năm 1995 đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu mạng Swift, là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế Visa và Master Card, tổ chức thanh toán nhiều loại thẻ quốc tế như Master, Visa, JCB, Amex, đặt 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài (Moscow, Pari và Singapore) và hiện nay đang triển khai kế hoạch đặt thêm chi nhánh tại New York để làm cầu nối quan hệ với các ngân hàng quốc tế thuận lợi hơn.
Ngoài ra NHNTVN có một công ty tài chính Vinafico đang hoạt động tại Hồng Kông. Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ truyền thống của NHNTVN được ngân hàng Chase Manhattan của Mỹ tặng danh hiệu ngân hàng có thành tích xuất sắc nhất trong công tác thanh toán nối mạng Swift. NHNTVN còn được đánh giá là ngân hàng tầm cỡ và có uy tín quốc tế về nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, với những trang thiết bị hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tâm huyết, có khả năng tiếp cận nhanh với kinh tế thị trường.
2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB trong năm 2004
Năm 2004 là một năm có nhiều biến động quốc tế, hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều khôi phục chậm từ suy thoái kinh tế, nền kinh tế Mỹ vẫn đóng vai trò đầu tàu mức tăng trưởng đã khả quan hơn năm 2003 nhưng vẫn còn chịu nhiều hậu quả của cuộc khủng bố 11/9 . Khu vực các nước sử dụng đồng uero đến giữa quỹ 4 năm 2004, mỗi mức tăng trưởng đạt sấp sỉ 17% do hậu quả của chính sách tài khoá thắt chặt. Nền kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cũng chưa có dấu hiệu khả quan, nạn thiểu phát tiếp tục ám ảnh kinh tế Nhật Bản với việc cầu nội địa tiếp tục giảm, thêm vào đó ngành du lịch, một trong những nguồn thu lớn của các nước cũng bị ảnh hưởng do dịch viêm đường hô hấp cấp (Sars) một lần nữa có nguy cơ bùng phát.
Do tình hình kinh tế như vậy đã làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung và VCB nói riêng, tốc độ tăng trưởng cũng bị chững lại, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trung bình, chất lượng tín dụng là chưa cao … Tất cả các yếu tố đó làm giảm tỷ xuất vốn và thu nhập của VCB.
Tuy nhiên với tinh thần lao động hết mình NHNTVN đã vận dụng những điều kiện thuận lợi để khắc phục những khó khăn hiện tại, tiếp tục củng cố và ổn định để đi lên, hoàn thành hầu hết các kế hoạch đề ra, tăng dư nợ tín dụng, giảm nợ quá hạn, tăng thị phần thanh toán, nâng cao vị thế VCB trên trường quốc tế. Tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong hiện tại và tương lai.
2.1.2.1 Hoạt động tín dụng và đầu tư.
NHNTVN đã từng bước đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn để cho thuê tài chính, mua trái phiếu kho bạc, góp vốn cổ phần, liên doanh, hỗ trợ vốn cho ngân hàng chính sách.
(Đơn vị triệu VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tỉ lệ %
tăng giảm
1.Mua tín phiếu, trái phiếu, công trái
1.336.619
1.179.788
13,29%
-Mua tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước
783.700
659.298
18,86%
-Mua công trái kho bạc Nhà nước
522.919
659.298
6,20%
2. Cho vay
14.421.355
520.500
54,70%
-Cho vay các tổ chức tín dụng
1.092.934
299.752
264.60%
-Góp vốn cho vay đồng tài trợ
306.583
211.747
44,78%
-Cho vay từ nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
302.697
379.319
-20,19%
-Chiết khấu chứng từ có giá
682.854
154.921
340,80%
-Cho vay ngắn hạn
9.091.378
5.926.091
53,41%
-Cho vay trung dài hạn
2.539.011
2.052.640
23,69%
-Cho thuê tài chính
70.180
52.027
34,89%
-Cho vay bảo lãnh
287.235
217.802
31,87%
-cho vay khác
48.483
54.728
-11,4%
Tổng
14.421.355
9.322.018
54,70%
(Nguồn Báo cáo thường niên NHNTVN 2004)
Qua báo cáo trên cho thấy hầu hết các khoản mục tín dụng và đầu tư của ngân hàng đều tăng. Đối với khoản mục đầu tư để mua trái phiếu, công trái tăng từ 1.179.798 (năm 2003) lên 1.336.619 triệu VND (năm 2004) tăng 13,29%. Cho vay năm 2004 tăng rất mạnh, đạt 54,70%, trong đó cho vay các tổ chức tin dụng tăng 264,6% so với năm 2003, điều này chứng tỏ vốn huy động của NHNTVN lớn hơn rất nhiều so với ngân hàng khác, cho vay ngắn hạn tăng mạnh so với năm 2003 là 23,69%, riêng cho vay từ nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư giảm 20,19% và cho vay khác giảm 11,4%. Tuy nhiên, cho thuê tài chính tăng 34,89%, đây la một dấu hiệu đáng mừng vì loại tín dụng này thường được biết nhiều hơn ở Ngân hàng đầu tư phát triển hơn là VCB bởi thế mạnh của VCB là cho vay và thanh toán quốc tế.
2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với VCB do lãI thu được từ kinh doanh ngoại tệ là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Trong năm 2004, hoạt động này diễn ra trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ kéo dài. Nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu ngày càng lớn do giá một số mặt hàng trên thị trường quốc tế tăng vọt, nhất là xăng dầu. Trong khi đó lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng của toàn bộ hệ thống ngày càng giảm, một mặt do sự cạnh tranh mua ngoại tệ trên mức tỷ giá NHNN quy định dưới mọi hình thức, mặt khác do tình trạng găm giữ ngoại tệ của khách hàng vì dự đoán tỷ giá USD/VND có xu hướng ngày càng tăng.
Đến cuối năm 2004 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 7.405 triệu USD, tăng 23% so với năm 1999. Doanh số mua đạt 3.689 triệu tăng 23%. Doanh số bán ngoại tệ đạt 3.721 triệu USD. Trong đó chủ yếu là cho khách hàng đạt 3.547 triệu USD tăng 58,4%. Riêng ngoại tệ ban cho mục đích nhập khẩu dầu đạt doanh số 1.299 triệu USD, chiếm 36,5% trong tổng doanh số ngoại tệ bán cho khách hàng.
Với sự chủ động và tích cực trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NHNTVN đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững, ổn định tỷ giá, thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, tăng quỹ dự trữ quốc gia.
Về hoạt động thanh toán quốc tế, đây là một trong những nghiệp vụ truyền thống của NHNTVN. Tuy có hàng loạt các NHTM ra đời cùng với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, nhưng doanh số xuất nhập khẩu và chuyển tiền qua NHNTVN ngày càng tăng. Đến cuối năm 2004, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 9.175 triệu USD tăng 39,4% so với năm 1999 và chiếm thị phần 31,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó thanh toán xuất đạt 4.163 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2003, thanh toán nhập đạt 5012 triệu USD, tăng 51,1% so với năm 2003.
Hiện nay, VCB vẫn duy trì được vị trí hàng đầu về giá trị thanh toán xuất nhập khẩu cũng như về chất lượng thanh toán. trong 4 năm gần đây, 2003, 2003, 2004, 2003 VCB đều dược Ngân hàng Chase Manhattan, một ngân hàng hàng đầu thế giới trao giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế tốt nhất.
2.1.2.3. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh.
a. Tổng tài sản có : Kết thúc tài chính năm 2004 tổng tài sản của NHNTVN đạt 65.633.108 triệu VNĐ. Trong các năm qua NHNTVN liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng tài sản khá cao (1998 : 30,57% ; 2003 : 34,17% ; 2004 : 44,98%). Với kết quả này NHNTVN trở thành NHTM có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam.
b. Vốn chủ sở hữu : NHNTVN là một ngân hàng 100% sở hữu của nhà nước nên vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn điều lệ (vốn nhà nước giao và vốn tự bổ xung tự lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh). Vốn điều lệ trong năm 2004 của NHNTVN đạt 1.099.258 triệu VNĐ, tăng không đáng kể so với năm 2003. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hưu (Roe) khá ổn định trong các năm qua (2004 : 11,47% ; 2003 : 9,09% ; 2004 : 10,35%).
c. Thu nhập ròng từ lãi : Thu nhập ròng từ lãi trong năm đạt 712.867 triệu VNĐ, tăng 129.694 triệu VNĐ hay 22,24% so với năm 2003. Tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi cao hơn chút so với tốc độ tăng của thu lãi (18,41%) và trả lãi (16,61%). Tỷ trọng của thu lãi trên tổng thu nhập giảm nhẹ từ 90,33% năm 2003 xuống 89,09 năm 2004, còn tỷ trọng của lãi trên tổng chi phí giảm từ 67,80% xuống 65,48%. Các chỉ số khác như lãi suất bình quân trên tài sản có sinh lãi giảm 1,08% còn 3,57% và lãi suất bình quân trên tài sản nợ chịu lãi giảm 0,64% còn 2,41%, làm cho chênh lệch lãi suất ròng giảm 0,44% còn 1,17%.
d. Chi phí phi lãi suất : Chi phí phi lãi suất trong năm 2004 là 380.460 triệu VNĐ tăng 89.152 triệu VNĐ hay 30,60% so với năm 2003. Tỷ trọng của chi phí phi lãi suất trên tổng chi phí tăng 1,29% so với năm 2003 đạt 17,16%.
e. Dự phòng rủi ro tín dụng : Năm 2004, NHNTVN trích lập được 385.000 triệu VNĐ cho dự phòng rủi ro tín dụng. Phần trích lập này tăng 85.000 triệu VNĐ hay 28.33% so với năm 1999. Như vậy tổng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đến 31/12/2003 là 985.000 triệu VNĐ. Tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ tăng từ 6,34% năm 2003 lên 6,83% năm 2004.
2.2. Sự hình thành và phát triển thị trường thẻ Việt Nam.
2.2.1. sự du nhập thẻ tín dụng vào Việt Nam.
Thẻ tín dụng là một sản phẩm của nền công nghệ ngân hàng hiện đại. Trên thế giới thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán rất phổ biến nhưng tại Việt Nam nó vẫn là một công cụ mới mẻ. Năm 1990, hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và VCB đã mở đầu cho phương thức thanh toán mới này tại Việt Nam. Sự du nhập của thẻ tín dụng vào Việt Nam là một minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối mở cửu và cải cách nền kinh tế Việt Nam theo định hướng có sự quản của Nhà nước. Giai đoạn đầu, VCB với các ưu thế về uy tín quốc tế, bề dày kinh nghiểmtong thanh toán quốc tế nên VCB là ngân hàng duy nhất cung cấp dịch vụ thẻ. Thế độc quyền này của VCB không giữ được lâu, hứa hẹn về lợi nhuận kinh doanh những lợi ích từ hoạt động thẻ đã nhanh chóng thu hút các ngân hàng khác tham gia kinh doanh dịch vụ mới này.
Năm 1993, VCB phát hành thẻ tín dụng đầu tiên, đưa công nghệ : “thẻ thông minh” vào Việt Nam, đây là công nghệ thẻ hiện đại và mới nhất được nhiều nước Châu Âu sử dụng. Thẻ thông minh là loại thẻ sử dụng công nghệ “chip” có khả năng lưu được nhiều thông tin được bảo mật bởi nhiều hệ thống khác nhau. Tháng 4 năm 1995 cùng với VCB, ba NHTM khác là Ngân hàng á châu, First Vinabank, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Master card. Đến tháng 8/1996 VCB trở thành thành viên tổ chức thẻ tín dụng quốc tế Visa. Song song với sự phát triển, các loại thẻ Master card và Visa lần lư.ợt được phát hành tại Việt Nam. Đầu năm 1997. Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt Nam được thành lập và đI vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động kinh doanh thẻ. Hiện nay thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam một thị trường sôi động, cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của các Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như ANZ, UOB, Hồng Kông Bank, Indo – Vina Bank… Có bề dày kinh nghiệm trong phát hành và thanh toán thẻ tín dụng. Do đó sự chia sẻ thị trường là không thể tranh khỏi.
2.2.2 Tình hình phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua :
Những năm gần đây, khi nước ta chuyển hướng phát triển nền kinh tế mở nhiều thành phần thì lượng khách nước ngoài vào Việt Nam tăng lên đáng kể, do đó các NH tham gia thanh toán thẻ cũng tăng lên. Hiện nay thị trường thẻ ở VN là một thị trường sôI động và trong điều kiện cạnh tranh tương đối gay gắt như vạy, các NH đều tìm cho mình một chiến lược kinh doanh riêng để lôi kéo khách hàng. Nếu trước năm 2003, ở VN có 10 NH tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ thì đến nay, hầu hết các NHTMQD, NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài đều tham gia thị trường. Đó là VCB, ACB,UOB, AGRICBANK, BIDV, Chohung Bank, Eximmbank, IncomBank, Saigon Bank, INDOVINABANK, ANZ, City Bank, HSBC và gần đây nhất là SACOMBANK và NH Đông á. Trong số các NH tham gia dịch vụ thẻ tín dụng tại VN hiện nay có 4 NHTMQD, 8 NHTMCP trong nước và liên doanh, 2 chi nhánh NH nước ngoài. Ngoài ra, 10 NHTMCP đã tiếp xúc và có kế hoạch thành lập một công ty thẻ. Chính sự đa dạng về thành phần sở hữu, cơ cấu tổ chức của các NH đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động, cạnh tranh diễn ra ngay càng gay gắt trên cả 2 lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ.
Trong thẻ NH nói chung thì thẻ tín dụng vẫn là loại thẻ phổ bién và có thị trường kinh doanh sôi động hơn cả. Hiện nay có 3 NH được phép phát hành thẻ tíndụng quốc tế là VCB, ACB và Eximmbank. Hai NH VCB và ACB đều được phát hành 2 loại thẻ là Visa và Master card, còn Eximmbank mới chỉ phát hành thẻ Master card từ năm 2003. Vào ngày 18/3/2003vừa qua, VCB đã phát hành thẻ American Express(Amex) đầu tiên ra thị trườn VN với 1200 CSCNT. Sự ra đời của VCB American Express đã đưa VCB trở thành NH duy nhất phát hành 3 loại thẻ TDQT, giữ vững uy tín của VCb là NH hàng đầu về kinh doanh thẻ tại VN. Cùng với VCB, sản phẩm thẻ của ACB cũng phát triển tích cực. Riêng ACB có sản phẩm thẻ tín dụng nội địa, liên kết với các công ty trong nước. Trong tổng số thẻ tín dụng phát hành tính đến tháng 6/2004 trên cả nước là hơn 34.000 thẻ. Trong đó VCB có trên 12.000 thẻ, chiếm 35% thị phần. ACB có khoảng 20.000 thẻ, chiếm 60% thị phần phát hành thẻ. Đến cuối tháng 12/2004, số liệu trên thị trường phát hành thẻ TDQT đã thay đổi. VCB đã chiếm đến 41% thị phân, ACB chiếm 54% và Eximmbank chiếm 5%. Có thể thấy rằng NH á Châu ACB vẫn là NH đứng đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng tại VN với những sản phẩm thẻ đa dạng. Bên cạnh đó, VCB và Eximmbank cũng đã có những nỗ lực trong công tác phát hành thẻ, đem lại dấu hiệu khởi sắc cho thị trường phát hành thẻ tín dụng tại VN. Tốc độ tăng trưởng phát hành kể từ năm 2003 đến nay đã tăng, mạnh nhất là trong năm 2004. Đi cùng với sự phát triển của nghiệp vụ phát hành thẻ, doanh số sử dụng thẻ tín dụng do các NH phát hành cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2003, tổng doanh số sử dụng thẻ là hơn 400 tỷ VNĐ. Sang 6 tháng đầu năm 2004 đã gần 300 tỷ VNĐ. Thị trường tiêu dùng thẻ trong nước cũng tăng về tỷ trọng nhưng vẫn chiếm khỏang 25% so với 20% năm 2003. Đa số chủ thẻ vẫn sử dụng thẻ để chi tiêu tại thị trường nước ngoài. Thấy được tiềm năng to lớn đối với thị trường phát hành thẻ, đã có nhiều NH đang có dự án triển khai hoạt động phát hành thẻ trong thời gian tới. Khi dó thị trường thẻ của VN chắc chắn sẽ trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Đối với các NHVN hiện nay, hoạt động thanh toán thẻ tín dụng vẫn là 1 mảng nghiệp vụ lớn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động kinh doanh thẻ. Nghiệp vụ này bắt đầu và phát triển tại VCB từ những năm 1990. Cho đến nay đã có hơn 20 NH cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực thanh toán này. Đối với VCB, đay là nghệp vụ mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần tích cực cho việc tạo ra một phong tháI thanh toán văn minh, hiện đại, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của nền tiền tệ thế giới. Hiện nay, trên thị trường VN có 5 loại thẻ TDQT thông dụng, được các NHTMQD, NHTMCP chấp nhận thanh toán. Đó la Visa, Master card, Amex, JCB và Dinners CLUB. Mỗi NH chấp nhận thanh toán 1 hoặc 1 vài thẻ trong số các loại thẻ đó. Riêng VCB là NH duy nhất chấp nhận thanh toán đủ cả 5 loại thẻ. Tổng doanh số thanh toán thẻ năm 2003 khoảng 210 triệu USD so với hơn 190 triệu USD năm 200. Trong đó VCB chiếm 1 thị phần vượt trội 45%. Thẻ Visa vẫn có tổng doanh số thanh toán lớn nhất tại thị trường VN, chiếm khoảng 55%. Tiếp đó là Master card, Amex, JCB và Dinners CLUB. Hiện nay trên cả nước có khoảng 5500 CSCNT, phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn, các điểm du lịch có nhiều khách quốc tế. Số lượng phân bổ CSCNT như vậy là quá ít và mỏng đối với nước ta khi dân số sống tại khu vực thành thị là khá cao, khoảng trên 20 triệu dân. ở đây chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Còn đối với người VN sử dụng thẻ thì chưa thực sự thuận tiện. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, ý thức nghề nghiệp của 1 số CSCNT còn chưa cao, nhân viên không được đào tạo kỹ càng về quy trình thanh toán thẻ tín dụng. Thêm vào đó là sự phân biệt về giá giữa khách hàng ding tiền mặt và khách hàng sử dụng thẻ. Do đó nó đã ảnh hưởng đáng kể đến công tác thanh toán và phát triểnthẻ của các NHVN trong thời gian qua. Hiện nay, các NH đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới CSCNT và đa dạng loại hình dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thẻ tín dụng tăng trưởng và phát triển.
Về mạng lưới máy giao dịch AMT, cả nước có 130 chiếc. Trong đó VCB co 70 may, ICB có 32 may, BIDV : 12, ANZ : 4, HSBC : 3, NH Nông Nghiệp : 4, SacomBank : 5.
Theo đánh giá của các TCTTDQT và các chuyên gia NH tài chính trong nước thì thị trường thẻ VN đang còn rộng lớn và đầy tiêm năng cho các NH tiếp tục đầu tư và phát triển.
*Các loại thẻ khác trên thị trường VN :
Thẻ NH có thẻ chia thành 2 nhóm là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Thẻ ghi nợ có 2 dạng là thẻ ATM và thẻ thanh toán. Thẻ ghi nọ trên thị trường VN chia ra 2 nhóm :
-Một nhóm : bao gồm thẻ ghi nợ quốc tế của ANZ và thẻ ATM của các NH khác. Tại các NH này, tài khoản ATM là khác tài khoản cá nhân. Đối với thẻ của ANZ, khách hàng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại ATM, có thỉ chi tiêu ở các CSCNT. Nhưng thẻ ANZ chưa dược phổ biến rộng rãi bởi mức phí cao.
-Một nhóm : Là thẻ của VCB. Thẻ Connect 24 là thẻ ghi nợ nội địa.Tiền thân là thẻ ATM nhưng không chỉ được dùng tại các máy ATM mà con dùng tại CSCNT, nhưng lại sử dụng tài khoản cá nhân. Ngày 15/5/2004, hệ thống giao dịch tự động Connect 24 được chính thức khai trương dựa trên nền tảng của hệ thống dịch vụ NH trực tuyến VCB – ATM. Chỉ hơn 6 tháng đưa SP thẻ Connect 24 và hệ thống giao dịch tự động ATM vào thị trường, số lượng thẻ phát hành đạt tới 30.000 thẻ với doanh số rút tiền mặt đạt 411 tỷ đồng. Số lượng tài khoản tiền gửi cá nhân tăng vọt ngay sau khi ra đời dịch vụ Connect 24. Số lượng TK mở hàng tháng liên tục tăng và đạt tới hơn 5000TK / tháng trong tháng 12/2004, đưa tổng số TK tiền gửi cá nhân tại VCB lên đến hơn 70.000TK. Hệ thống Connect 24 của VCB đã đưa 50 máy ATM vào hoạt động, cho phép thẻ VCB – ATM, thẻ Visa và Master card có thể rút tiền mặt với thời gian giao dịch 24/24. Dịch vụ ATM của VCB có nhiều lợi thế so với dịch vụ ATM của các NH khác đang cung cấp tại Việt Nam, như on – line toàn hệ thống, có nhiều chức năng giao dịch, điều kiện tham gia ưu đãi… Trong quỹ 1 năm 2003, hệ thống Connect 24 cung cấp thêm cho khách hàng một dịch vụ quan trọng và vô cùng tiện ích là dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Việc phát triển thẻ ATM có tính năng ghi nợ nội địa đã đưa thẻ ATM – VCB không còn là thẻ rút tiền tự động đơn thuần nữa. Thẻ ATM – VCB lúc này đã tích hợp các tính năng của thẻ ATM “nguyên thuỷ” và thẻ tín dụng. Nó vừa có thể rút tiền mặt, lại vừa thực hiện bán phi tiền mặt và trở thành một thẻ ghi nợ nội địa đa tiện ích đầu tiên tại Việt Na. Việc đưa dịch vụ ghi nợ của thẻ Connect 24 vao f sử dụng tạo điều kiện để phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh thẻ của VCB. Trong tương lai thẻ ghi nợ nội địa sẽ trở thành thẻ ghi nợ quốc tế, có thể sử dụng ở nước ngoài.
Như vậy, đến nay ngoài ANZ phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Access Card thì ở Việt Nam mới có hai ngân hàng thực hiện việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa là VCB và ACB với hai sản phẩm VCB Connect 24 và ACB E – card. Tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng thẻ ghi nợ có tính năng tiện lợi và điều kiện phát hành dễ dàng (chỉ cần có tài khoản cá nhân tại NH) nên số lượng thẻ phát triển rất mạnh. ANZ hiện có hơn 10.000 thẻ Access. Số thẻ Connect 24 của VCB đã vượt qua con số 20.000. Thẻ rút tiền tự động VCB – ATM phát hành 30.000 thẻ và ACB đã phát hành được gần 800 thẻ ACB E – card. Từ thực tế phát hành thành công thẻ ghi nợ Connect 24 của VCB cho thấy triển vọng phát triển thị trường thẻ của Việt Nam trong tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng to lơn. Các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn có khả năng ứng dụng những công nghệ hàng đầu vào lĩnh vực ngân hàng.
2.2.3. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại VCB
*, Co chế phát hành thẻ: Tín dụng thẻ là một loại tín dụng có độ an toàn cao hơn nhiều dạng đầu tư cho vay khác. Sự an toàn thẻ hiẹn ở cơ chế phát hành thẻ. Thẻ tín dụng được phát hành trên ba hình thức: thế chấp, tín chấp, kết hợp giữa thế chấp và tín chấp.
- Thế chấp: chủ sở hữu thẻ tín dụng phải thế chấp 100% hoặc hơn số tiền trên hạn mức tín dụng tại NHPH. ở NHNTVN số tiền thế chấp là 125% hạn mức tín dụng. Tuy nhiên việc phát hành thẻ theo cách thức này sẽ gây ra khó khăn lớn cho sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng vì mức thế chấp cao.
- Tín chấp: theo hình thức này thì ngân hàng chỉ căn cứ vào nhân thân, mức thu nhập thường niên của khách hàng để quy dịnh HMTD. Hình thức này được coi như một thể thức tự do nhất để phát triển thị trường thẻ
- Hình thức kết hợp: là sự kết hợp cả hai điều kiện thế chấp và tín chấp. Nó mang lại sự liên kết, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng trong việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán thể. Hình thức này góp phần hạn chế nhược điểm và phần nào phát huy được ưu điểm của hai loại thẻ phát hành trên
* Phân tích tình hình phát hành thẻ tín dụng tại VCB
Như chúng ta đã biết, thẻ tín dụng ra đời từ rất lâu, đã được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1125.doc