Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và kế toán huy động vốn tại ngân hàng Công thương Bắc Ninh

Nghiệp vụ huy động vốn tuy là một hoạt động độc lập, riêng rẽ nhưng nó lại có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với việc sử dụng vốn bởi vì vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, mà không có vốn thì ngân hàng không cho vay được, do đó vốn huy động càng lớn thì hoạt động tín dụng mới có cơ hội để mở rộng. Ngược lại, hoạt động tín dụng có hiệu quả, nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện có thêm nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nó là tiền đề để mở rộng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Đồng thời làm tốt nghiệp vụ trung gian thì hai nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn mới thực sự phát huy được hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, ngân hàng phải thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp trong đó nghiệp vụ huy động vốn phải được chú trọng kết hợp cùng hai nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian, có như vậy thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới phát huy được hiệu quả cao nhất.

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và kế toán huy động vốn tại ngân hàng Công thương Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,50 2,50 3,30 B.Lãi suất huy động TG pháp nhân 1/ TG không kỳ hạn 0,10 0,10 0,10 2/ TG kỳ hạn 6 tháng 0,50 0,50 0,50 3/ TG kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng 1,00 1,00 1,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003-2004) Qua 2 bảng trên cho thấy: Lãi suất huy động tại ngân hàng công thương Bắc Ninh trong thời gian thay đổi linh hoạt dựa trên các cơ sở sau: - Nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán của ngân hàng. - Lợi nhuận bình quân, lãi suất đầu ra của ngân hàng và các quy định về lãi suất của ngân hàng nhà nước. - Uy tín của bản thân ngân hàng và sự cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn. - Tỷ lệ lạm phát thực tế. 2.2.1.2 Chính sách khách hàng: Trong những năm vừa qua ngân hàng công thương Bắc Ninh đã qua tâm hơn đến chính sách khách hàng, phân loại khách hàng thành nhóm khách hàng: Khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng là hộ sản xuất, khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có thu nhập thấp... Tuy nhiên, các nỗ lực để thoả mãn các nhu cầu của từng nhóm khách hàng đã thực hiện nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng công thương Bắc Ninh đã chú trọng đến hoạt động marketing đã làm cho khách hàng hiểu được về ngân hàng và tin tưởng ngân hàng. Nhận thức được điều đó tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh càng có ý thức hơn trong việc phục vụ khách hàng. 2.2.1.3 Cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng: Thời gian qua ngân hàng công thương Bắc Ninh đã có những cố gắng nhất định trong việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Cải tiến các hình thức huy động vốn truyền thống đó là: Đa dạng các hình thức trả lãi, đa dạng hoá các kỳ hạn huy động vốn. Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống còn mở rộng các hình thức huy động khác như: Phát hành giấy tờ có giá với các kỳ hạn khác nhau. Ngoài ra còn đa dạng hoá các loại tiền huy động để đáp ứng nhu cầu vay của các khách hàng với những loại tiền khác nhau. Dịch vụ ngân hàng của ngân hàng công thương Bắc Ninh trong những năm qua cũng đã từng bước được mở rộng và đổi mới nhiều, ngày càng tiến sát tới nhu cầu của người gửi tiền: Dịch vụ tư vấn, dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ ký gửi... Ngân hàng đã thường xuyên cải tiến công tác thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo thanh toán được nhanh chóng, chính xác. 2.2.2. Các hình thức huy động vốn Như chúng ta dã biết vốn kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng công thương Bắc Ninh nói riêng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là từ nguồn vốn huy động. Vốn huy động của ngân hàng công thương Bắc Ninh gồm: Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Bộ phận kế toán huy động vốn gồm: + Bộ phận kế toán tiền gửi tại Hội sở chính. + Bộ phận kế toán tiền gửi tại Ngân hàng công thương Tiên Sơn. + Bộ phận kế toán tiền gửi tại Phòng giao dịch thị xã. + Bộ phận kế toán tiền gửi tại NHCT KCN Tiên Sơn. + Bộ phận kế toán tiền gửi tại phòng giao dịch KCN Quế Võ. + Các quỹ tiết kiệm. Trong công tác kế toán huy động vốn ngân hàng công thương Bắc Ninh luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt là phong cách phục vụ và kỹ năng ứng xử của cán bộ ngân hàng tại các quầy giao dịch. Trong mắt khách hàng cán bộ ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này mỗi cán bộ ngân hàng công thương Bắc Ninh luôn tự hoàn thiện về phong cách giao tiếp của mình, các cán bộ giao dịch có thể tư vấn cho khách hàng về thủ tục mở tài khoản, các hình thức tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, trái phiếu phát hành, lãi suất tương ứng của từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ. Cán bộ quỹ tiết kiệm luôn thể hiện sự nhiệt tình, tận tâm với khách hàng. Các điểm huy động tiết kiệm được bố trí để khách hàng có thể giao dịch được thuận tiện nhất nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng. Hiện nay, tại tất cả các điểm huy động vốn của ngân hàng công thương Bắc Ninh đã thực hiện giao dịch tức thời trên máy vi tính. 2.2.3. Quy trình kế toán huy động vốn. 2.2.3.1 Quy trình gửi tiền + Khi khách hàng đến gủi tiền họ viết phiếu gửi tiền,điền bảng kê các loại tiền theo mẫu in sẵn rồi chuyển cho thủ quỹ kèm theo chứng minh nhân dân và nộp tiền. + Thủ quỹ sẽ kiểm tra các thông tin cần thiết trên phiếu gửi tiền, kiểm đếm tiền trước sự chứng kiến của khách hàng. Khi đã kiểm đếm đủ tiền,sẽ đóng dấu:“Đã thu tiền” lên phiếu gửi và bảng kê tiền rồi chuyển sang bộ phận kế toán. + Kế toán kiểm tra dấu: “Đã thu tiền” và chữ ký của thủ quỹ, đối chiếu các yếu tố trên chứng minh nhân dân, phiếu gửi tiền và hướng dẫn khách hàng ký chữ ký mẫu. Sau đó nhập thông tin và in thẻ tiết kiệm và ký vào chứng từ đúng theo quy định rồi chuyển sang Trưởng quỹ. + Trưởng quỹ kiểm tra tính hợp pháp trên chứng từ, ký và đóng dấu đúng quy định, đồng thời chuyển trả cho kế toán thẻ đăng ký chữ ký mẫu, phiếu gửi tiền và trả khách hàng thẻ giao dịch, thẻ tiết kiệm, chứng minh nhân dân. 2.2.3.2: Quy trình rút tiền: + Khi khách hàng đến rút tiền,họ sẽ xuất trình với kế toán chứng minh thư nhân dân, thẻ giao dịch, thẻ tiết kiệm.kế toán viên sẽ tiến hành nhập dữ liệu vao máy , in giấy lĩnh tiền sau đó đưa cho khách hàng kí vào giấylĩnh tiền.Kế toán sẽ tiến hànhkiểm tra chữ kí mẫu(đã được lưu sẵn trong máy) vơi chữ ký mà khách hàng vừa ký kiểm tra số dư đủ để rút tièn hay không, nhận diện khách hàng qua chứng minh thư nếu khớp đúng sẽ chuyển cho trưởng quỹ. + Khi kế toán chuyển chứng từ cho trưởng quỹ, trưởng quỹ kiểm tra chưng tư , khớp đúng sẽ ký vào chưng từ sau đó chuyển sagn cho thủ quỹ. + Thủ quỹ kiểm tra chữ ký của Trưởng quỹ, kế toán, khách hàng rồi vào sổ theo đúng số tiền ghi trên chứng từ. Xác minh lại khách hàng và mời khách hàng ký vào giấy lĩnh tiền, bảng kê lĩnh tiền. Sau đó giao tiền cho khách cùng chứng minh nhân dân, thẻ giao dịch, thẻ tiết kiệm (Nếu khách hàng rút hết tiền thì đóng dấu: “Đã tất toán” vào sổ tiết kiệm, đồng thời chuyển trả lại kế toán phiếu lĩnh tiền. 2.2.3.3 Quy trình thu, chi kỳ phiếu. Quy trình nghiệp vụ thu, chi kỳ phiếu tại các quỹ tiết kiệm cũng giống như quy trình nghiệp vụ thu, chi tiết kiệm, nhưng cần chú ý một số điểm khác sau: Về mặt chứng từ: + Kỳ phiếu VNĐ mẫu như kỳ phiếu ngoại tệ nhưng khác mầu để phân biệt. + Thay vì in thẻ tiết kiệm, kế toán phải viết tên khách hàng, số tiền, số tài khoản lên kỳ phiếu sau khi đã nhập những thông tin đó vào máy. Thu, chi kỳ phiếu: + Khi trả hết tiền, tất toán tài khoản khách hàng chỉ cần ký xác nhận vào mặt sau tờ kỳ phiếu. + Thủ tục gửi tiền lần sau không áp dụng đối với kỳ phiếu. Lãi suất và kỳ hạn: + Hình thức trả lãi theo công bố của ngân hàng công thương Việt Nam khi phát hành. + Đến hạn nếu khách hàng không đến lĩnh tiền thì tiền lãi không được nhập vào gốc. + Thời gian quá hạn của kỳ phiếu được tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền. + Ngày mua kỳ phiếu được tính là ngày đầu tiên của kỳ hạn. 2.2.3.4. Lãi suất và cách tính lãi. a. Nguyên tắc tính lãi: + áp dụng đúng mức lãi suất đã quy định của NHCT Việt Nan. + Ngày tính lãi: Tính ngày gửi, không tính ngày lĩnh. + Lãi suất tháng tính trên cơ sở 1 tháng là 30 ngày. + Lãi suất năm tính trên cơ sở 1 năm là 360 ngày. + Tôn trọng các hình thức và kỳ hạn mà khách hàng đã lựa chọn. b. Kỳ quy định tính lãi: Đối với loại tiết kiệm không kỳ hạn: Một tháng là một kỳ tính lãi theo nhóm ngày, lãi được nhập gốc. Đối với loại tiết kiệm có kỳ hạn: + Ngày gửi tiền là ngày đầu tiên của kỳ hạn được tính lãi. + Định kỳ nếu khách hàng không đến lĩnh tiền thì đến hết kỳ hạn gửi lãi được nhập vào gốc và chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng. Nếu không có kỳ hạn tương ứng thì lãi nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới ngắn hơn liền kề với hình thức lĩnh lãi sau. + Khách hàng rút vốn trước hạn đã lĩnh lãi trước hoặc đã lĩnh lãi theo định kỳ thì phần lãi đã lĩnh nhiều hơn số lãi được hưởng ngân hàng phải thu lại phần chênh lệch ngay khi trả gốc cho khách hàng. + Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau không có nhóm ngày như ngày gửi thì ngày tính lãi đến hạn là ngày kế tiếp. + Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau ngày đến hạn tính lãi trùng vào ngày nghỉ thì vẫn tính lãi cho khách hàng đúng kỳ hạn. Ngân hàng Công thương Bắc Ninh đã thực hiện đúng quy trình hạch toán kế toán và phương pháp tính lãi. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng đến gửi tiền ngân hàng công thương Bắc Ninh đã thực hiện chính sách linh hoạt, hiện nay ngân hàng công thương Bắc Ninh đang thực hiện chính sách lãi suất bậc thang đối với những khách hàng có nhu cầu rút vốn trước hạn. Cụ thể, nếu khách hàng đã gửi tiền bằng 2/3 thời gian đã thoả thuận thì khách hàng sẽ được thanh toán lãi bằng 75% lãi suất gửi ban đầu. Với việc đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, linh hoạt trong điều hành của Ban lãnh đạo, văn minh trong giao tiếp của cán bộ giao dịch đã thu hút được số lượng khách hàng đến quan hệ tiền gửi với ngân hàng công thương Bắc Ninh ngày một đông. Thể hiện: Bảng 5: Tình hình số lượng tài khoản tiền gửi: Đơn vị: Tài khoản Danh mục Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số TK % Số TK % Số TK % 1.TKTG tổ chức KT 170 2 183 2 267 1,78 2.TKTG cá nhân 823 9,4 910 9 1.177 7,8 3.TKTG tiết kiệm 7.773 88,6 9.060 89 13.554 90.42 Tổng cộng 8.766 100 10.153 100 14.998 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003-2004). Qua bảng 5 cho thấy: Số lượng khách hàng đến ngân hàng công thương Bắc Ninh mở tài khoản ngày càng đông, cả về các tổ chức kinh tế, cá nhân và tiết kiệm. Năm 2004 tổng số tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh là 14.998 tài khoản, tăng 4.845 tài khoản so với năm 2003 và tăng 6.232 tài khoản so với năm 2002. Trong đó, tài khoản tiền gửi tổ chức kinh tế tăng 84 tài khoản so với năm 2003 và tăng 97 tài khoản so với năm 2002. Tài khoản tiền gửi cá nhân tăng 267 tài khoản so với năm 2003 và tăng 354 tài khoản so với năm 2002. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm tăng 4.494 vtài khoản so với năm 2003 và tăng 5.781 tài khoản so với năm 2002. 2.2.4 Tình hình huy động vốn: Nghiệp vụ huy động vốn tuy là một hoạt động độc lập, riêng rẽ nhưng nó lại có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với việc sử dụng vốn bởi vì vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, mà không có vốn thì ngân hàng không cho vay được, do đó vốn huy động càng lớn thì hoạt động tín dụng mới có cơ hội để mở rộng. Ngược lại, hoạt động tín dụng có hiệu quả, nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện có thêm nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nó là tiền đề để mở rộng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Đồng thời làm tốt nghiệp vụ trung gian thì hai nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn mới thực sự phát huy được hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, ngân hàng phải thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp trong đó nghiệp vụ huy động vốn phải được chú trọng kết hợp cùng hai nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian, có như vậy thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới phát huy được hiệu quả cao nhất. Với đặc điểm là kinh doanh tiền tệ, khác các doanh nghiệp khác vốn tự có của ngân hàng không phải là nguồn vốn chủ yếu để dùng vào hoạt động kinh doanh mà nguồn vốn chủ yếu lại là nguồn vốn huy động. Do vậy, muốn mở rộng kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận thì ngân hàng phải thường xuyên có những biện pháp hữu hiệu để thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn huy động. Nhận thức được vấn đề này tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng công thương tỉnh Bắc Ninh đã xác định đây không phải chỉ là công việc của những người làm công tác huy động vốn mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong cơ quan. Nhờ sự nhận thức đó mà bước đầu nó đã trở thành nội dung marketing của mỗi cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán và ngân quỹ trong ngân hàng. Kết quả này được thể hiện như sau: Bảng 6: Tình hình tăng trưởng vốn huy động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 1. Tổng nguồn vốn huy động 399.731 465.833 525.847 2. Số tăng tuyệt đối 127.177 66.102 60.014 3. Số tăng tương đối (%) 47 17 13 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003-2004) Qua bảng trên cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2002 mới chỉ là 399.731triệu đồng nhưng đến 31/12/2004 đã đạt 525.847 triệu đồng (Tăng 1,3 lần). So sánh số liệu qua các năm thì năm 2003 tổng nguồn vốn huy động tăng 13% ( 66.102 triệu đồng) so với năm 2002, năm 2004 tổng nguồn vốn huy động tăng 13% ( 60.014 triệu đồng) so với năm 2003. Năm 2004 mặc dù sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn diễn ra rất gay gắt nhất là về lãi suất huy động vốn nhưng tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng, tuy tốc độ tăng trưởng có phần giảm hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2003 nhưng nó đã thể hiện sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan và uy tín của Chi nhánh trên thị trường ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Cụ thể: năm 2003 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động là 47% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của dư nợ là 88%, năm 2004 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động là 17% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của dư nợ là 17,7%, cho nên ngân hàng Công thương Bắc Ninh vẫn phải có sự hỗ trợ vốn của ngân hàng Công thương Việt Nam. Đây là tồn tại mà ngân hàng Công thương Bắc Ninh cần phải khắc phục trong thời gian tới để đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong sự đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.2.4.1: Chi tiết nguồn vốn huy động theo loại tiền: Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn HĐ 399.731 100 465.833 100 525.847 100 Trong đó : 1. VNĐ 280.494 70 354.223 76 380.321 72 2. Ngoại tệ quy VNĐ 119.237 30 111.610 24 145.526 28 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003-2004) Qua bảng trên cho thấy: Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 399.731 triệu đồng, trong đó VNĐ là 280.494 triệu đồng chiếm 70%, ngoại tệ quy VNĐ là 119.237 triệu đồng chiếm 30% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 465.833 triệu đồng, trong đó VNĐ là 354.833 triệu đồng chiếm 76%, ngoại tệ quy VNĐ là 111.610 triệu đồng chiếm 24% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 525.847 triệu đồng, trong đó VNĐ là 380.321 triệu đồng chiếm 72%, ngoại tệ quy VNĐ là 145.526 triệu đồng chiếm 28% trong tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, xu hướng vốn huy động bằng VNĐ ngày càng tăng. Sở dĩ vốn huy động bằng VNĐ có xu hướng tăng là do trong thực tế trong những năm vừa qua các khách hàng vay vốn có xu hướng vay bằng đồng việt nam. Nắm bắt được vấn đề này Ban giám đốc Ngân hàng Công thương Bắc Ninh đã kịp thời báo cáo cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo. Được sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên đó là: Mở rộng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ như tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, mở rộng các hình thức trả lãi như: Trả lãi trước, trả lãi theo kỳ (Theo tháng, 3 tháng...), trả lãi sau (Trả cùng gốc), tăng lãi suất huy động vốn... Được sự chỉ đạo của ngân hàng công thương Việt Nam Ban giám đốc ngân hàng công thương Bắc Ninh đã kịp thời triển khai thực hiện. Bên cạnh những công cụ huy động vốn mới được đưa ra là phong cách giao dịch văn minh, lịch sự của các cán bộ công nhân viên làm công tác huy động đã thu hút được khách hàng đến giao dịch ngày một đông. Kết quả là Tổng nguồn vốn huy động bằng VNĐ năm 2004tăng 16,5% ( 66.102triệu đồng) so với năm 2002 và năm 2004 tăng 13% ( 60.014triệu đồng) so với năm 2003.Tuy nhiên đến năm 2004 một số doanh nghiệp nhà nước đã có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ, trước tình hình đó Ngân hàng công thương Việt Nam cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn bằng đồng việt nam và tăng lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ, do đó tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động bằng đồng việt nam năm 2004 có phần thấp hơn năm 2003. Có thể nói đây là chủ chương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng công thương việt nam, đồng thời cũng là sự cố gắng không ngừng của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng công thương Bắc Ninh đã khơi tăng được mọi nguồn vốn nhãn rỗi trong xã hội, đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn cần thiết, hợp lý của mọi thành phần kinh tế. 2.2.4.2 Chi tiết nguồn vốn huy động theo chủ thể kinh tế Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo chủ thể kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn HĐ 399.731 100 465.833 100 525.847 100 1. Tiền gửi TCKT 141.153 35 157.883 34 178.210 34 2. Tiền gửi dân cư 258.578 65 307.950 66 346.734 66 Trong đó: TGTK 214.337 83 298.826 97 329.502 95 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003-2004) Qua bảng trên cho thấy: Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 399.731 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, cá thể là 141.153 triệu đồng, chiếm 35%, vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là 258.578 chiếm 65% trong tổng nguồn vốn huy động (Tiền gửi tiết kiệm đạt 214.337 triệu đồng, chiếm 83% trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư). Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 465.833 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, cá thể là 157.883 triệu đồng, chiếm 34%, vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là 307.950 chiếm 66% trong tổng nguồn vốn huy động ( Tiền gửi tiết kiệm đạt 298.826 triệu đồng, chiếm 97% trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư). Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 525.847 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, cá thể là 178.210 triệu đồng, chiếm 34%, vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là 346.734 chiếm 66% trong tổng nguồn vốn huy động (Tiền gửi tiết kiệm đạt 329.502 triệu đồng, chiếm 95% trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư). Như vậy, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, cá thể năm 2003 16.730 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 20.327 triệu đồng so với năm 2003. Nguồn vốn huy động này gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong đó tiền gửi không kỳ hạn là chủ yếu, chính vì vậy mà chi phí ngân hàng phải trả cho khoản vốn này rất thấp. Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư trong xã , năm 2003 tăng 19% (49.372 triệu đồng) so với năm 2002, năm 2004 tăng 60.014 triệu đồng so với năm 2003. Trong nguồn vốn này thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn, 2002 tiền gửi tiết kiệm đạt 214.337 triệu đồng, chiếm 83%, 2003 tiền gửi tiết kiệm đạt 298.826 triệu đồng, chiếm 97% trong tổng số tiền gửi dân cư, 2004 tiền gửi tiết kiệm đạt 329.502 triệu đồng, chiếm 95%, Sở dĩ, năm 2003 tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 97%, cao hơn năm 2002 và 2004 là do năm 2002 Ngân hàng công thương Việt Nam đã phát hành nhiều đợt các giấy tờ có giá có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cùng loại nên đã phần nào hấp dẫn khách hàng gửi tiền hơn (Vì khách hàng gửi tiền loại này đều có chung một mục đích là kiếm lời). Nguồn tiền gửi tiết kiệm là một trong ba bộ phận lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng công thương Bắc Ninh. Đây là nghiệp vụ thường xuyên của Chi nhánh mà sự biến động của nó phụ thuộc vào chủ yếu vào nguồn thu nhập của các tầng lớp dân cư, tỷ lệ lạm phát, tình hình lãi suất huy động của ngân hàng... Nguồn tiền này hiện nay được ngân hàng công thương Bắc Ninh rất quan tâm vì đây là hình thức huy động vốn quần chúng và có tiềm năng rất lớn ở nước ta. Mặt khác, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nên ngân hàng có thể chủ động được trong việc sử dụng vốn. 2.2.4.3Chi tiết nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Bảng 9: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn HĐ 399.731 100 465.833 100 525.847 100 1. Vốn HĐ không kỳ hạn 133.494 34 133.561 29 178.210 34 2. Vốn HĐ có kỳ hạn 221.996 55 323.148 69 346.734 66 Trong đó: trên 12 tháng 109.516 49 141.079 44 168.238 32 3. Giấy tờ có giá 44.241 11 9.124 2 17.232 3,3 Trong đó: trên 12 tháng 15.849 20 563 6 1.081 2 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003-2004) Qua bảng trên cho thấy: Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 399.731 triệu đồng, trong đó vốn huy động không kỳ hạn là 133.494 triệu đồng chiếm 34%, vốn huy động có kỳ hạn là 221.996 triệu đồng chiếm 55% (Trong đó vốn huy động có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 109.516 triệu đồng chiếm 49% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn), giấy tờ có giá 44.241 triệu đồng chiếm 11% (Trong đó giấy tờ có giá trên 12 tháng là 15.849 triệu đồng chiếm 20% trong tổng các giấy tờ có giá) ; năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 465.833 triệu đồng, trong đó vốn huy động không kỳ hạn là 133.561 triệu đồng chiếm 29%, vốn huy động có kỳ hạn là 323.148 triệu đồng chiếm 69% (Trong đó vốn huy động có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 141.079 triệu đồng chiếm 44% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn), giấy tờ có giá 9.124 chiếm 2% trong tổng nguồn vốn huy động (Trong đó giấy tờ có giá trên 12 tháng là 563 triệu đồng chiếm 6% trong tổng các giấy tờ có giá). Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 525.847 triệu đồng, trong đó vốn huy động không kỳ hạn là 178.210 triệu đồng chiếm 34%, vốn huy động có kỳ hạn là 346.734 triệu đồng chiếm 66% (Trong đó vốn huy động có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 168.238 triệu đồng chiếm 32% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn), giấy tờ có giá 17.232 triệu đồng chiếm 3,3% (Trong đó giấy tờ có giá trên 12 tháng là 16.151 triệu đồng chiếm 94% trong tổng các giấy tờ có giá) Như vậy, nguồn vốn huy động không kỳ hạn và nguồn vốn huy động có kỳ hạn đều tăng cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn tăng từ 133.494 triệu đồng năm 2002 lên 178.210 triệu đồng năm 2004 (Tăng 44.716 triệu đồng, tốc độ tăng 33,5%), nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng từ 221.996 triệu đồng năm 2002 lên 346.734 triệu đồng năm 2004 (Tăng 124.738 triệu đồng, tốc độ tăng 56%). Xét về tỷ trọng thì nguồn vốn huy động không kỳ hạn năm 2002 chiếm 28%, năm 2003 chiếm % trong tổng nguồn vốn huy động ( tăng 1%); nguồn vốn huy động có kỳ hạn năm 2002 chiếm 55%, năm 2004 chiếm 66% trong tổng nguồn vốn huy động ( tăng 1%); Trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn thì vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên năm 2002 chiếm 49 %, năm 2004 chiếm 32% trong tổng nguồn vốn huy động (Giảm 17%). So sánh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn với dư nợ theo gốc độ thời gian ta thấy: Năm 2002 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có thời hạn dưới 12 tháng là 90% trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là 79%, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có thời hạn trên 12 tháng là 40% trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn là 39%, năm 2004 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có thời hạn dưới 12 tháng tăng 7% trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là 24%, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có thời hạn trên 12 tháng giảm 12% trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn là 11%. Đây là điều mà Ngân hàng Công thương Bắc Ninh phải thường xuyên quan tâm, đặc biệt năm 2004 trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là 24% thì nguồn vốn huy động có thời hạn dưới 12 tháng tăng chỉ 7%. Trong thời gian tiếp theo Chi nhánh phải có những biện pháp thật hữu hiệu để khai thác được tối đa nguồn vốn này nhằm trước hết đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng của khách hàng, mặt khác tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì đây là nguồn vốn huy động mà chi phí ngân hàng phải bỏ ra là thấp, nếu khơi tăng được nguồn vốn này thì hiệu quả kinh doanh sẽ được cải thiện hơn. Bên cạnh việc khơi tăng nguồn vốn huy động không kỳ hạn Chi nhánh cũng phải cần chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn huy động có kỳ hạn nhất là nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng để có thể đáp ứng được kịp thời những nhu cầu vốn cần thiết cho các dự án đầu tư có hiệu quả. Năm 2003 khi phát sinh nhiều các nhu cầu vay vốn trung dài hạn, để có đủ vốn đáp ứng cho các nhu cầu này bên cạnh việc tăng cường huy động nguồn vốn trung dài hạn Chi nhánh còn phát hành các loại giấy tờ có giá, số tiền thu được từ các công cụ này là 17.232 triệu đồng. Tuy nhiên, trong thời gian tiếp theo Chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để có thể khơi tăng ngày càng nhiều nguồn vốn huy động nhất là nguồn vốn huy động có kỳ hạn, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với việc sử dụng vốn, đưa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn. Tóm lại, xét về tổng thể chung thì tiền gửi của khách hàng nói chung và tiền gửi tiết kiệm nói riêng tại ngân hàng công thương Bắc Ninh xu thế tăng trưởng ổn định và vững chắc, điều đó thể hiện uy tín, năng lực thanh toán, các dịch vụ cũng như trình độ công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên chức đã được nâng lên. Đó là các yếu tố quan trọng để mở rộng khả năng thu hút khách hàng tiền gửi của ngân hàng, đồng thời cũng góp phần vào việc kìm chế lạm ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1.doc
Tài liệu liên quan