MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO 3
HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG 3
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 3
1.1.1.Khái quát về nhập khẩu 3
1.1.2. Vai trò của nhập khẩu. 4
1.1.3. Các hình thức kinh doanh nhập khẩu 6
1.2.HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 8
1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 8
1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 10
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhập khẩu: 12
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 17
1.3.1. Các nhân tố vĩ mô 17
1.3.2. Các nhân tố vi mô 20
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY VIETTEL 23
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY 23
2.1.1. Giới thiệu chung về tổng công ty 23
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty 26
2.2.TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY VIETTEL 29
2. 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty: 30
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 36
2.3.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY 39
2.3.1. Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 39
2.3.2. Những nhược điểm và tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty 40
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế đó 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP 44
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 44
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 44
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 44
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng doanh thu cho Tổng công ty 44
3.2.2. Nhóm giải pháp giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu 47
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN CẤP TRÊN 49
KẾT LUẬN 50
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động của Tổng công ty Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế bảo vệ các lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội cũng như lợi ích của các quốc gia trên thị trường quốc tế. Hoạt động nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá từ nước ngoài cho nên nó chịu sự tác động của các chính sách chế độ, luật pháp của mỗi quốc gia đó. Đồng thời, nó phải tuân theo những quy định, luật pháp quốc tế chung. Luật pháp quốc tế bắt buộc các nước vì lợi ích chung của đất nước nên phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghiã vụ của mình khi tham gia vào thương mại quốc tế.
1.3.1.2. Yếu tố văn hoá chính trị
Toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang là xu thế nổi bật của thời đại, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Điều đó càng chứng tỏ rằng yếu tố văn hoá chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao không chỉ về mặt chính trị văn hoá mà còn cả về lĩnh vực buôn bán với các nước trên thế giới. Chẳng hạn như mối quan hệ ngoại giao giữa các chính phủ sẽ dẫn tới việc ký kết các hiệp định, hiệp ước... về quan hệ thương mại và hợp tác quốc tế. Một quốc gia mà có nền chính trị bất ổn thì một điều chắc chắn rằng các nước khác sẽ không muốn có quan hệ buôn bán vì các chính sách của nước đó luôn luôn thay đổi, không thống nhất sẽ gây ra nhiều rủi ro trong quan hệ buôn bán.
Hiện nay nước ta đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt nam đã trở thành viên của khối liên minh kinh tế ASEAN và mở rộng quan hệ buôn bán với EU, ngày 3/2/1994 tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, đó là một thuận lợi lớn cho Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị thường Mỹ. Tất cả những điều này là điều kiện thúc đẩy kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian tới.
Môi trường văn hoá ở đây cũng sẽ tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩu cuả mỗi quốc gia. Văn hoá thể hiện ở sở thích, nhu cầu, thị hiếu của mỗi dân tộc. Mỗi một quốc gia khác nhau có nền văn hoá khác nhau, có những loại hàng hoá sản phẩm mà quốc gia này sử dụng được, quốc gia khác lại không dùng nó, có những loại hàng hoá được ưa thích ở nước này nhưng lại không được ưa thích ở quốc gia khác. Đó là do sự khác biệt về văn hoá của mỗi quốc gia. Sự khác biệt này là rào cản sự giao tiếp và trao đổi giữa các quốc gia. Vì vậy sự hiểu biết về văn hoá trong kinh doanh thương mại quốc tế là hết sức quan trọng và cần thiết.
1.3.1.3 .Ảnh hưởng sự biến động thị trường trong và ngoài nước
Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Do vậy có thể nói nhập khẩu như chiếc cầu nối giữa hai thị trường là thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nhập khẩu tạo ra sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại của hai thị trường. Các nhà nhập khẩu sẽ có các quyết định về việc nhập khẩu mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng, giá cả như thế nào là phù hợp, trên cơ sở đó phải lựa chọn nhập khẩu từ thị trường nào là tối ưu, lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp mình. Ví dụ như nhu cầu về mặt hàng nhập khẩu nào đó ở thị trường trong nước giảm thì làm giảm ngay lượng hàng nhập khẩu đó. Trong điều kiện mở cửa ngày càng rộng, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, sự biến động của thị trường nước ngoài ngày càng tác động mạnh mẽ tới thị trường trong nước. Cũng chính vì vậy thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn các nhu cầu ở thị trường trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng hoá hàng hoá và dịch vụ được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động vào thị trường trong nước
1.3.1.4.Ảnh hưởng của hệ thống giao thông liên lạc
Chúng ta biết rằng, hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các nước với nhau nên đặc trưng cơ bản của hoạt động này là phải giao dịch với người nước ngoài thông qua các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, hàng hoá nhập khẩu phải vận chuyển qua nhiều nước và qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Vì thế hoạt động này luôn gắn liền với hệ thống giao thông vận tải và liên lạc. Khi yêu cầu cung ứng hàng hoá kịp thời, chính xác sẽ là cơ sở tạo niềm tin uy tín cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình.
1.3.1.5. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một đơn vị tiền tệ của nước khác. Do đó tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả trong nước và giá cả ở nước ngoài của hàng hoá và dịch vụ. Tỷ giá quyết định đến việc xác định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh, phương thức thanh toán... Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái tăng (tức là đồng nội tệ bị xuống giá) hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ rẻ đi tương đối với hàng hoá nước ngoài, lúc đó nhập khẩu sẽ không có lợi. Nếu tỷ giá hối đoái giảm (tức là đồng nội tệ tăng) thì hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ đắt lên so với hàng hoá nước ngoài, lúc đó nhập khẩu sẽ có lợi.
Chính vì tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu là tác động trực tiếp và mạnh mẽ nên việc lựa chọn áp dụng một mức tỷ giá là rất cần thiết cho việc duy trì công việc kinh doanh ổn định, một nền kinh tế ổn định.
1.3.1.6 .Ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì hệ thống ngân hàng có một vai trò rất quan trọng. Vì ngân hàng là nơi quản lý, cung cấp vốn, đảm bảo trách nhiệm thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác. Hoạt động nhập khẩu sẽ gặp khó khăn nếu thiếu sự trợ giúp của ngân hàng. Dựa trên các mối quan hệ uy tín nghiệp vụ của mình, các ngân hàng đã đảm bảo về mặt lợi ích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp do có uy tín với ngân hàng, doanh nghiệp có thể được ngân hàng bảo lãnh hay cho vay với khối lượng vốn lớn, kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chớp lấy những cơ hội làm ăn hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
1.3.1.7. Yếu tố cạnh tranh
Cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì cạnh tranh cũng đã xuất hiện trong hoạt động nhập khẩu, chính điều đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, khi có nhiều nhà nhập khẩu cùng quan tâm tới một loại hàng hoá, gía cả của việc nhập khẩu cũng tăng lên làm tăng chi phí và giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
1.3.2. Các nhân tố vi mô
1.3.2.1. Cơ sở vật chất và uy tín của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp chính là các công trình, nhà cửa, kho tàng…để dùng làm nơi bán hàng, bảo quản đóng gói, giữ gìn giá trị sử dụng của hàng hoá, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nhằm nắm bắt được sự biến động của thị trường trong và ngoài nước để tìm ra những cơ hội làm ăn lớn.
Nếu công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống kho tàng hiện đại giúp cho việc giữ gìn, bảo quản hàng hoá được thị trường tốt hơn, phương tiện vận chuyển hiện đại giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình vận chuyển. Hệ thống kho bãi, cửa hàng hiện đại sẽ nâng cao được chất lượng phục vụ và thu hút được nhiều khách hàng, do đó làm nâng cao doanh số bán cho Công ty.
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay uy tín có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, kể cả là doanh nghiệp sản xuất trong nước hay doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Uy tín được đặt lên hàng đầu, do vậy nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu. Để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì doanh nghiệp cần phải có chữ tín đối với các đối tác. Xác định được điều này, Công ty chú trọng đến chữ tín trong kinh doanh bằng cách là ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng một cách nghiêm chỉnh. Các điều khoản về thanh toán, giao nhận hàng hoá đúng hẹn.
Việc Công ty tạo ra được uy tín cao trong kinh doanh sẽ làm tăng khả năng thâm nhập thị trường trong và ngoài nước. Có được như vậy Công ty sẽ có rất nhiều thuận lợi và ưu đãi trong quan hệ mua bán với bạn hàng, tạo ra sức mạnh cho Công ty trên thương trường.
1.3.2.2. Mặt hàng kinh doanh và khả năng tài chính của Công ty.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường nhà kinh doanh lựa chọn cho mình mặt hàng dự định kinh doanh là mặt hàng gì, quy cách, phẩm chất, nhãn hiệu bao bì đóng gói hàng hoá đó như thế nào là điều hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng mà trong nước nhu cầu về mặt hàng đó ít thì sẽ rất bất lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của mình. Ngươc lại nếu doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng mà họ cần nhưng trong nước lại không có thì rất có lợi cho việc kinh doanh mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy tuỳ theo vào tình hình thị trường, nhu cầu của thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để lựa chọn mặt hàng nhập khẩu phù hợp nhất với doanh nghiệp mình nhất đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất lượng, mẫu mã, phẩm chất, tính năng của người tiêu dùng.
Vốn là một trong những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng đều phải quan tâm. Nếu Công ty có số vốn ít thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Ngược lại nếu công ty có nhiều vốn sẽ rất thuận lợi trong nhập khẩu, chẳng hạn như sẽ tự chủ trong việc nhập khẩu hàng hoá hoặc có thể nhập khẩu hàng hoá có trị giá lớn, số lượng nhiều trong một lần nhập. Hạn chế về vốn tất yếu ảnh hưởng đến tính chủ động trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.3.2.3.Nhân tố con người.
Đội ngũ cán bộ là một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động nhập khẩu nói riêng. Nếu công ty có đội ngũ cấn bộ công nhân viên giỏi, tinh thông nghiệp vụ nhập khẩu thì sẽ rất thuận lợi trong quá trình nhập khẩu và ngược lại công ty không có cán bộ chuyên môn giỏi ngiệp vụ nhập khẩu thì sẽ làm giảm hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY VIETTEL
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY
2.1.1. Giới thiệu chung về tổng công ty
- Tên giao dịch quốc tế: VIETTEL CORPORATION
- Tên viết tắt : VIETTEL
- Trụ sở chính
Địa chỉ: Số 1 Giang Văn Minh- Ba Đình- Hà Nội
Điện thoại: (84)-42556789
Fax: (84)-42996789
Website:
Đại diện phía nam:
Địa chỉ: Số 158/2A Hoàng Hoa Thám. P12. Q.Tân Bình- TP HCM
Điện thoại: (84)-8-2911111
Fax: (84)-2935430
Website:
Tên cơ quan sáng lập: Bộ quốc phòng
Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính- Viễn thông,được thành lập ngày 01/06/1989. Tiền than là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tư Lệnh Thông tin liên lạc với tên gọi Tổng công ty điện tử và thiết bị thông tin,tên giao dịch là SAGELCO. Đến tháng 6/1996 Công ty điện tử viễn thông quân đội được thành lập theo quyết định số 522/QĐ-QP trên cơ sở sáp nhập 3 doanh nghiệp: Công ty điện tử viễn thông Quân đội, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển,Viettel đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
2.1.2.1. Quá trình hình thành
Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ quốc phòng,được thành lập thể hiện qua các mốc thời gian như sau:
1989: Ngày 01/06/1989 Hội đồng bộ trưởng ra nghị định 58/HDBT quyết định thành lập Tổng công ty thiết bị thông tin.Vào ngày 20/6/1989 Bộ trưởng bộ quốc phòng đã ký quyết định số 189/QĐ-QP về việc quy định nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty điện tử thiết bị viễn thông
1991: Ngày 21/3/1991,theo quyết định 11093/QĐ-QP của Bộ quốc phòng về thành lập Công ty điện tử thiết bị thông tin và Tổng hợp phía Nam trên cơ sở Công ty điện tử Hỗn hợp II ( là một trong ba đơn vị được thành lập theo Quyết định 189/QĐ-QP ngày 20/06/1989).Ngày 27/7/1991,theo quyết định số 336/QĐ-QP của Bộ quốc phòng về thành lập lại DNNN,đổi tên thành Công ty điện tử thiết bị thông tin,tên giao dịch SEGELCO
1995: Ngày 13/6/1995,Thủ tướng chính phủ ra thông báo số 3179/TB-Ttg cho phép thành lập Công ty điện tử viễn thông Quân đội.Căn cứ vào thông báo này, ngày 14/7/1995, Bộ quốc phòng ra quyết định 615/QĐ-QP đổi tên Công ty điên tử thiết bị thông tin thành Công ty điện tử viễn thông quân đội,tên giao dịch Viettel
2003: Đổi lại tên thành Công ty viễn thông quân đội Viettel
2005: Thực hiện QĐ số 43/2005/QĐ-TTg,ngày 2/3/2005 của TTCP và QĐ số 45/2005/QĐ-BQP ngày 6/4/2005 của Bộ trưởng bộ quốc phòng về thành lập Tổng công ty Viễn thông quân đội trên cơ sở tổ chức lại Công ty viễn thông quân đội ( Viettel)
2.1.2.2. Quá trình phát triển
Được hình thành từ năm 1989,nhưng đến năm 1995 công ty mới tham gia vào thị trường viễn thông và trở thành nhà khai thác viễn thông thứ hai tại Việt Nam
Năm 1989: Thiết lập mạng bưu chính viễn thông công cộng và dịch vụ chuyển tiền trong nước, thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến
Năm 2000: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế; kinh doanh thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài trong nước sử dụng công nghệ mới VoIP
Năm 2001: Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mởi VoIP và cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước
Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy cập Internet ISP và dịch vụ kết nối Internet IXP
Năm 2003: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định PSTN;triển khai thiết lập mạng thông tin di động;thiết lập Cửa ngõ quốc tế và cung cấp dịch vụ thuê kênh quốc tế
Năm 2004: Chính thức cung cấp dịch vị điện thoại di động trên toàn quốc với mạng Viettel Mobile 098
Năm 2006: Công ty điện thoại đường dài và công ty Internet sáp nhập thành một công ty điện thoại đường dài
Năm 2007: Tháng 3/2007 sáp nhập công ty điện thoại đường dài và công ty điện thoại di động sáp nhập thành một công ty với tên gọi là Viettel Telecom.Sau khi sáp nhập,công ty đã phân thành 8 chi nhánh ở Hồ Chí Minh và 5 chi nhánh Hà Nội, mỗi chi nhánh có bộ mảy tổ chức riêng. 15 chi nhánh này trực thuộc tổng công ty Viễn thông quân đội
Năm 2008: tháng 3/2008,sáp nhập 8 chi nhánh Hồ Chí Minh thành 1 chi nhánh và 8 trung tâm kinh doanh,nhập 5 chi nhánh Hà Nội thành 1 chi nhánh và 5 trung tâm kinh doanh.Chi nhánh trực thuộc Tổng công ty, còn trung tâm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty
2.1.3.1.Vẽ sơ đồ tổ chức công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty gồm có Ban giám đốc Tổng công ty, tiếp theo là các phòng ban chức năng,các công ty thành viên và các chi nhánh viễn thông tỉnh
Ban giám đốc Tổng công ty:
Ông Hoàng Anh Xuân: Tổng giám đốc
Ông Dương Văn Tính: Phó tổng giám đốc
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Phó tổng giám đốc
Ông Hoàng Công Vĩnh: Phó tổng giám đốc
Ông Lê Đăng Dũng: Phó tổng giám đốc
Ông Tống Việt Trung: Phó tổng giám đốc
( Tính đến tháng 7/2008,dựa trên quy định số 1743/QĐ-TCTVTQĐ ngày 7/7/2008)
Các phòng ban: Phòng chính trị; Phòng kế hoạch; Phòng tổ chức lao động; Phòng đầu tư và phát triển; Phòng kinh doanh; Phòng tài chính; Phòng xây dựng cở sở hạ tầng; Phòng kỹ thuật; Ban chính sách BCVT; Ban thanh tra; Văn phòng; Ban quản lý điều hành các dự án; Ban UDCNTT
Các công ty thành viên:
Các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty
Công ty Viettel Telecom
Công ty truyền dẫn Viettel
Công ty thu cước và dịch vụ Viettel
Công ty Viettel Media
Đại diện vùng và các chi nhánh kinh doanh,kỹ thuật các tỉnh tp
Các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty
Công ty thương mại và xuất khẩu Viettel
Công ty bưu chính Viettel
Công ty khảo sát,tư vấn thiết kế Viettel
Công ty xây lắp công trình Viettel
Công ty cổ phần bất động sản Viettel
Công ty Cp công nghệ Viettel
Công ty CP Viettel Global
Công ty liên doanh Viettel-CHT
Công ty cổ phần Viettel- Mai Linh
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty
Trung tâm đào tạo Viettel
Câu lạc bộ Thể Công- Viettel
2.1.3.2. Giới thiệu chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng chính trị: (TP Đại tá Trần Văn Đãi) tham mưu giúp Đảng ủy, ban giám đốc xây dựng công tác Đảng, công tác chính trị. Thực hiện công tác tuyên huấn cán bộ, bảo vệ an ninh, tổ chức thi đua và chỉ đạo các tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình
- Phòng kế hoạch: (TP Thượng tá Lê Công Cẩn) tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, theo dõi thực hiện kế hoạch, thực hiên lập kế hoạch đầu tư phát triển, đảm bảo khâu quản lý vật tư, thiết bị trong toàn công ty
- Phòng đầu tư và phát triển: (TP Nguyễn Hải Lý) tham mưu giúp Ban giám đốc nghiên cứu các dự án trong và ngoài công ty nhằm phát triển các loại hình dịch vụ của công ty
- Phòng tổ chức lao động: (TP Đại tá Phạm Đình Đang) tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng các kế hoạc tuyển dụng lao động và quản lý lao động,thực hiện các chính sách,chế độ lao động
- Phòng kinh doanh( TP Đỗ Minh Phương) tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh các loại hình dịch vụ của công ty.Phát hiện, nghiên cứu, đánh giá những cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh, nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh
- Phòng tài chính ( TP Đại tá Vũ Xuân Cự) tham mưu giúp ban giám đốc lập kế hoach tài chính,tính toán giá thành,hiệu quả sản xuất kinh doanh,thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.Theo dõi tình hình tài chính của các công ty,các trung tâm trực thuộc
- Phòng kỹ thuật: ( TP Trung tá Nguyễn Đình Chiến) tham mưu giúp ban giám đốc nghiên cứu các phương án kỹ thuật, công nghệ cho công ty, tổ chức; chỉ đạo, quản lý thống nhất việc triển khai mạng,kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trung tâm, xi nghiệp về chất lượng
- Phòng xây dựng cơ bản: ( TP Thượng tá Nguyễn Quang Nhị) Tham mưu giúp ban giám đốc nghiên cứu, lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho công ty tại các tỉnh thành, xét duyệt các dự toán đầu tư XDCB
- Ban chính sách BCVT: ( TP Nguyễn Thanh Xuân) Tham gia giúp ban giám đốc nghiên cứu các chính sách của nhà nước, bộ bưu chính viễn thông và cán bộ các ngành chức năng co liên quan; phổ biến các chính sách đó cho nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó còn đề ra các chính sách phù hợp nhằm phát triển công ty
- Văn phòng: ( TP Đại tá Phan Hữu Vinh) phụ trách tổng hợp, hành chính, văn thư lưu trữ, tổ chức quản lý các tài sản văn phòng, đón và tiếp đoàn, điều hành và quản lý xe phục vụ công tác
2.2.TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY VIETTEL
Tập trung kiện toàn mô hình tổ chức,lực lượng.Đẩy mạnh phát triển kênh phân phối,đến cuối năm có 116 siêu thị đi vào hoạt động,tăng 21 siêu thị so với năm 2008, trở thành công ty bán lẻ điện thoại di động có mạng lưới lớn nhất Việt Nam.Năm 2009, cơ bản chấm dứt được hiện tượng bán cắt lô chạy chỉ tiêu làm phá vỡ hệ thống bán lẻ. Đổi mới phương thức cấp hàng,trước đây hàng cấp từ trên xuống, nay do các siêu thị chi nhánh căn cứ vào thực tế thị trường để đặt hàng.Đồng thời thực hiện việc điều chuyển hàng tồn từ siêu thị này sang siêu thị khác do vậy hạn chế đáng kể hiện tượng hàng tồn,hàng trôi bảo hành trên kênh.Bộ phận đảm bảo hàng phải cam kết tỷ lệ đảm bảo hàng tối thiểu đạt 90% trở lên.Vị thế cạnh tranh về thương hiệu bán lẻ được nâng cao và là một thương hiệu có tác động mạnh toiwis thị trường trong đó nhiều thị trường đang là số 1 ( khoảng 30 tỉnh) và 1 số thị trường đang đà cạnh tranh vươn lên vị trí số 1 so với các đối thủ khác.
Kiện toàn trung tâm dịch vụ bảo hành và 4 TTBH khu vực trên toàn quốc,đồng thời mở rộng hệ thống bảo hành tại Campuchia tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng về chăm sóc khách hàng.
Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường kinh doanh thiết bị đầu cuối ra nước ngoài, đã ký kết được 66 hợp đồng xuất khẩu vật tư, thiết bị cho các dự án đầu tư ra nước ngoài của TCT sang Lào và Campuchia với tổng giá tri lên trên 85 triệu USD…Tham gia đàm phán,soạn thảo, ký kết và thực hiện 160 hợp đồng nhập khẩu vật tư, thiết bị cho các dự án di động,PSTN, mạng truyền dẫn…của Tổng công ty, hoàn thành nhập khẩu 25000 tấn thiết bị với giá trị trên 354 triệu USD;203723 tỷ VNĐ và 45 triệu EURO với hơn 900 lô hàng,gần 100000 kiện hàng gồm 15700 trạm BTS,600 cặp vi ba,gần 60000 km cáp,12000 bộ thiết bị truyền dẫn quang,9500 bộ điều hòa,48 triệu sim card,290 triệu thẻ cào.Toàn bộ hợp đồng cơ bản đảm bảo tiến độ,an toàn,đồng bộ.
Hoàn thành đinh giá giá trị công ty,hoàn tất các thủ tục chuẩn bị cho công tác CPH công ty.Doanht hu ước 6012 tỷ đồng,đạt 152% kế hoạch,tăng 31% so với thực hiện năm 2008
Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu đối với doanh nghiệp.
Bảng 1:Doanh thu của công ty theo lĩnh vực hoạt động:
Lĩnh vực hoạt động
Doanh thu năm 2004
Tỷ trọng %
Kinh doanh khác
10.873.021.895
43,4
Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
14.017.000.000
56,6
Tổng
24.890.021.895
100
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng trong hai lĩnh vực kinh doanh, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu là 14.017.000.000 chiếm một tỷ lệ cao nhất 56,6% điều đó chứng tỏ hoạt động này có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn tập trung kinh doanh trong các lĩnh vực khác nữa nhưng lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng quá bán đồng thời là lĩnh vực được công ty đầu tư phát triển.
2. 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty:
2.2.1.1. Thị trường nhập khẩu:
Thị trường nhập khẩu là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động nhập khẩu. Thị trường lớn nhất bao gồm các quốc gia Singapor, Trung Quốc và Mỹ, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp theo hình thức tiểu ngạch sau đó là thị trường Singgapor theo hình thức chính ngạch và cuối cùng là thị trường Mỹ nhập khẩu thông qua văn phòng đại diện ở nước ta
Bảng 2: Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường:
Thị trường
Giá trị (VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Singgapor
1.346.000.000
9,6
Trung Quốc
10.876.265.000
77,6
Mỹ
1.794.735.000
12,8
Tổng
14.017.000.000
100
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng thị trường Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn đến 77,6% đứng thứ hai là thị trường Singgapor với 12,8% điều đó giúp ta đánh giá tầm quan trọng của bạn hàng láng giềng trong việc cung cấp mặt hàng nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Từ khi Trung quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tình hình cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu ngày càng gay gắt, Trung quốc gia sức xuất khẩu sang các nước thuộc tổ chức thương mại thế giới. Thị trường Việt nam tuy ổn định về chính trị nhưng cơ hội làm ăn không nhiều vì thu nhập của chúng ta không được cao, chính vì lẽ đó nên xu hướng cho thấy tình hình nhập khẩu từ Trung quốc trong những tháng đầu năm 2010 có xu hướng giảm.
2.2.1.2. Số lượng hàng hoá nhập khẩu:
Doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu những mặt hàng điện thoại di động đa dạng về mẫu mã chủng loại và số lượng tương đối lớn nhưng không đồng đều. Mỗi thị trường lại tiến hành kinh doanh nhập khẩu những mặt hàng với mẫu mã và chất lượng khác nhau, trong đó Trung quốc nhập theo tiểu nghạch còn Singgapor nhập theo chính nghạch thông qua mở và thanh toán bằng LC.
Số lượng mặt hàng với các mẫu mã khác nhau, chất lượng khác nhau rất đa dạng nhập đến đâu bán hết đến đó. Thu nhập cuối năm 2009 có thể chỉ ra số lượng hàng nhập khẩu cũng như cơ cấu sản phẩm nhập khẩu trên các thị trường như sau:
Bảng 3: Số lượng và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2009
Mặt hàng nhập khẩu
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Vật tư thiết bị cho các dự án di động
90.000
0,01187
Sim,card,thẻ cào
252.550.539
33,329
Di động
338.917.075
44,727
Mạng truyền dẫn
166.184.003
21.933
Tổng
757.741.617
100
Từ doanh thu trên cho ta một nhận xét các mặt hàng nhập khẩu của công ty rất phong phú đa dạng, doanh nghiệp không chú trọng kinh doanh nhập khẩu theo chiều sâu mà phát triển theo chiều rộng. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Tổng công ty là điện thoại;tiếp đến là sim, card, thẻ cào rồi đến mạng truyền dẫn và cuối cùng là vật tư thiết bị cho các dự án di động
2.2.1.3. Phương thức nhập khẩu:
Doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu theo hai hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu đại lý độc quyền
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu trong đó người mua trực tiếp bàn bạc thoả thuận các điều kiện về kinh doanh xuất nhập khẩu với người bán không qua trung gian. Hình thức này doanh nghiệp áp dụng nhập các mặt hàng sim, card, thẻ cào, điện thoại trên thị trường Trung Quốc, và một số mặt hàn trên thị trường Mỹ
Nhập khẩu đại lý là hình thức nhập khẩu mà người nhập khẩu đóng vai trò là đại lý độc quyền cho hãng sản xuất nhập khẩu với những thủ tục của một nhà nhập khẩu nhưng được hỗ trợ các điều khoản đặc biệt như vốn thời gian thanh toán, tính rủi ro của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động của Tổng công ty Viettel.doc