MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
1. Một số nhận thức chung về chất lượng và quản lý chất lượng 3
1.1. Khái niệm liên quan đến chất lượng sản phẩm: 3
1.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm 3
1.1.2. Nguyên lý về chất lượng sản phẩm 3
1.1.2.1.Chất lượng là đạo đức, là lòng tự trọng. 3
1.1.2.2. Chất lượng đòi hỏi sự lãnh đạo đúng đắn của lãnh đạo cấp cao nhất. 4
1.1.2.3. Chất lượng phải được thể hiện trong quá trình. Hãy chú ý đến quá trình thay cho sự kiểm tra kết quả. 4
1.1.2.4. Chất lượng phải hướng tới khách hàng coi khách hàng và người cung cấp là bộ phận của doanh nghiệp. 5
1.1.2.5. Chất lượng đòi hỏi khả năng và tinh thần trách nhiệm tự kiểm soát của mỗi thành viên. 5
1.1.3. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 6
1.1.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm 7
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 8
1.1.5.1. Tính năng công dụng của sản phẩm 8
1.1.5.2. Tuổi thọ của sản phẩm 8
1.1.5.3. Tính thẩm mỹ của sản phẩm 8
1.1.5.4. Độ an toàn của sản phẩm 8
1.1.5.5. Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm 8
1.1.5.6. Độ tin cậy của sản phẩm 9
1.1.5.7. Tính kinh tế của sản phẩm 9
1.1.5.8. Tính tiện dụng của sản phẩm 9
1.1.5.9. Dịch vụ sau bán hàng 9
1.1.5.10. Những đặc tính phản ánh chất lượng sản phẩm 9
1.2. Những khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng 10
1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng 10
1.2.2. Các nguyên tắc quản lý chất lượng 11
1.2.3. Vai trò và sự cần thiết của quản lý chất lượng 13
1.3. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 với việc nâng cao chất lượng sản phẩm 14
1.3.1. Khái niệm ISO và lịch sử hình thành 14
1.3.1.1. Khái niệm ISO: 14
1.3.1.2. Lịch sử hình thành 14
1.3.2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 phiên bản 2000 15
1.3.2.1. Khái niệm và cơ cấu của bộ ISO 9000 15
1.3.2.2. ISO 9001: 2000 là gì ? 18
1.3.2.3. Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 18
1.3.3. ISO9000 với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 19
1.3.3.1. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp 19
1.3.3.2. Tạo lòng tin đối với khách hàng 20
1.3.3.3.Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. 20
1.3.3.4. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 20
1.3.3.5. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển 21
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH. 22
2.1. Khái quát về tình hình của Công ty 22
2.1.1. Thông tin chung về công ty 22
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh 22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh. 25
2.1.4. Quy định chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn các vị trí chủ chốt trong công ty. 28
2.1.4.1. Giám đốc công ty. 28
2.1.4.2. Phó giám đốc Công ty I-Giám đốc nhà máy xây dựng Thống Nhất. 28
2.1.4.3. Phó giám đốc công ty II-Giám đốc nhà máy Gốm xây dựng Cẩm Thanh-Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) 29
2.1.4.4. Giám đốc nhà máy gốm xây dựng Ngọc Sơn,Thống Nhất 29
2.1.4.5. Trưởng phòng Tổ chức-Lao động tiền lương 30
2.1.4.6. Trưởng phòng Kế hoạch Kỹ thuật 31
2.1.4.7. Phó phòng Kế hoạch-Kỹ thuật 31
2.1.4.8. Trưởng phòng Tài chính-Kế toán. 31
2.1.4.9. Trưởng phòng kinh doanh 32
2.1.4.10. Phụ trách phân xưởng-quản đốc phân xưởng 32
2.2. Tình hình áp dụng ISO 9001 tại Công ty cổ phần sản xuất và hương mại Đại Thanh. 34
2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật định hướng chất lượng của công ty 36
2.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty. 36
2.2.1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường tiêu thụ. 38
2.2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm. 39
2.2.2. Đội ngũ lãnh đạo chất lượng với chính sách chất lượng rõ ràng. 41
2.2.2.1. Cam kết của lãnh đạo 41
2.2.2.2. Hướng vào khách hàng 41
2.2.2.3 Chính sách chất lượng 41
2.2.2.4. Hoạch định chất lượng 42
2.2.2.5. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin 42
2.2.2.6. Xem xét lãnh đạo 43
2.2.3.Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua. 44
2.2.4. Đặc điểm về nguồn lao động, tiền lương của công ty: 49
2.2.5 Thành công và tồn tại của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh khi áp dụng ISO 9001:2000 52
2.2.5.1. Thành tựu: 52
2.2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân: 53
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH 54
3.1. Nhóm giải pháp về đào tạo 54
3.2. Tăng cường công tác quản lý 57
3.3. Nhóm giải pháp bằng chính sách 59
KẾT LUẬN 60
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í dụ như nhiệt độ, hệ thống thừa nhận, ergonomic và thành phần không khí).
- Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.
- Mục tiêu chất lượng.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng.
- Sổ tay chất lượng.
- Quản lý nguồn nhân lực.
+ Xây dựng chức năng nhiệm vụ .
* Của đơn vị.
* Của từng thành viên.
+ Mô tả công việc của từng chức danh ( tên chức danh, các yêu cầu về
trình độ, hiểu biết, làm đựợc những việc được giao, nhiệm vụ giao , quyền hạn và người thay thế khi vắng mặt).
-Quản lý hệ thống văn bản, tài liệu văn thư lưu trữ.
-Các quy trình làm việc .
1.3.3. ISO9000 với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.3.1. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải nâng cao các hoạt động như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực. .. Nhưng trong kinh tế thị trường các chức năng trên chưa đủ để cho doanh nghiệp phát triển. Muốn tạo được uy tín trên thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình chìa khoá của sự thành công đó chính là việc áp dụng ISO9000 vào trong doanh nghiệp. ISO9000 sẽ là động cơ kích thích và giúp doanh nghiệp tăng thị phần và mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
1.3.3.2. Tạo lòng tin đối với khách hàng
Người tiêu dùng ngày nay họ tỏ ra rất am hiểu về hàng hoá, người ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn nếu như được dùng hàng hoá đạt chất lượng tốt. Bởi lẽ theo xu hướng phát triển của xã hội người tiêu dùng có thu nhập cao họ sẽ có những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn đối với sản phẩm. Do đó để tạo lòng tin đối với khách hàng về sản phẩm của công ty chính là nhờ đến kết quả thực hiện ISO9000.
1.3.3.3.Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp.
Khi mục tiêu của doanh nghiệp đã đạt được mức chất lượng cao nhất thì đồng thời công tác tiêu thụ sản phẩm càng được phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ doanh nghiệp đã tạo được sự tin tưởng và ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng. Chính điều đó đã giúp doanh nghiệp thành công và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.3.3.4. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng buộc các doanh nghiệp phải luôn chú ý đến kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả tốt hay xấu phải tuỳ thuộc vào khâu quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. Từ đó chất lượng sản phẩm liên tục được tăng lên. Hàng hoá bán ra nhiều chất lượng tốt được người tiêu dùng chấp nhận
Số lượng sản phẩm sản xuất nhiều doanh số tăng lên, do vây lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
1.3.3.5. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị đe dọa bởi các đối thủ khác. Vì vậy, để tồn tại trên thị trường doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu nhất, từ đó mới tạo ra được lợi thế của doanh nghiệp đưa doanh nghiệp tới mức phát triển cao hơn.
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH.
2.1. Khái quát về tình hình của Công ty
2.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh
Tên giao dịch tiếng Anh: DAITHANH MENUFACTURE AND TRACDING JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: Xã Tả Thanh Oai - Huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội
Điện thoại giao dịch: 04.6881237 – 6882367
Fax: 04.6881716
Người đại diện: Ông Dương Văn Yên – Giám đốc Công ty
Giao dịch tại: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì – Hà Nội.
Số vốn kinh doanh của Công ty : 8.359.209.638 đồng
Sản lượng hàng năm: 130 – 140 triệu viên sản phẩm QTC
Cán bộ và công nhân: 1.150 người.
Sản phẩm chính: Gạch đỏ đất sét nung.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh
Công ty gốm xây dựng Đại Thanh là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng – Bộ Xây Dựng. Sản phẩm sản xuất của Công ty là loại gạch xây, gạch chống nóng, gạch lát được sản xuất từ đất sét nung trên dây truyền công nghệ của Ba Lan- Italia- Ucraina. Công ty có một phân xưởng sản xuất và hai đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Phân xưởng gạch Đại Thanh, nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh, Xí nghiệp gạch Hòa Bình.
Công ty gốm xây dựng Đại Thanh tiền thân là xí nghiệp gạch ngói Đại Thanh thuộc Bộ Kiến Trúc được thành lập ngày 20-3-1959. Ngày 24-3-1993 Xí nghiệp gạch ngói Đại Thanh trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói và sành sứ xây dựng- Bộ Xây Dựng. Ngày 18-2-1995 đổi tên thành Công ty gốm xây dựng Đại Thanh trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng.Ngày 10-12-2007 đổi tên thành Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh.
Trong thời kỳ bao cấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm tạo hình bằng máy EG5, nung đốt trong lò vòng, chất lượng sản phẩm kém, môi trường lao động nóng bụi, độc hại.Sản lượng sản xuất hàng năm thấp, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong thời kỳ đổi mới được sự quan tâm của Bộ Xây Dựng- Tổng công ty,công ty gốm xây dựng Đại Thanh đã đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ sản xuất. Lắp đặt dây truyền sản xuất chế biến tạo hình bằng máy Ba Lan- Italia lò nung sấy tuynen liên hợp công suất thiết kế 20 triệu viên sản phẩm trên năm thay thế dây truyền sản xuất cũ, vốn đầu tư 13 tỷ đồng.Với dây truyền đầu tư mới này công nghệ sản xuất tiên tiến môi trường lao động được cải thiện, sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm. Từ chỗ mặt hàng sản xuất chủ yếu là gạch đặc, gạch hai lỗ, sau đầu tư công ty đã sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm đặc biệt là các loại mặt hàng sản phẩm mỏng có giá trị cao như gạch chống nóng, gạch lát và các loại gạch xây có độ rỗng lớn.
Thực hiện công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, tháng 6 năm 1998 xí nghiệp gạch ngói Hòa Bình là đơn vị thành viên của Tổng công ty được sáp nhập về công ty gốm xây dựng Đại Thanh.
Tháng 3 năm 2000 nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh là đơn vị liên doanh giữa công ty gốm xây dựng Đại Thanh với sở xây dựng Hà Tây được sáp nhập về công ty.
Với một đơn vị sản xuất vật liệu, có các đơn vị thành viên ở xa trung tâm điều hành nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, nhất trí cao của ban chấp hành Đảng ủy của Giám đốc công ty, công ty gốm xây dựng Đại Thanh đã luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao và tiếp tục đổi mới và phát triển sản xuất.
Năm 2001 đầu tư thêm một dây truyền sản xuất ở nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh với vốn đầu tư 4,8 tỷ đồng.
Năm 2002 đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh, xây dựng và lắp đặt một lò nung tuynen công xuất 18 triệu viên một năm, các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất vốn đầu tư 5.9 tỷ đồng.Đầu tư xây dựng hai hầm sấy sơ cấp cho hệ lò 20 triệu viên một năm của Phân xưởng gạch Đại Thanh và Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh.
Để phát huy hiệu quả các dự án đầu tư Công ty gốm xây dựng Đại Thanh đã không ngừng cải tiến công tác quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm , cải tiến công tác chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm định mức tiêu hao vật tư, hạ giá thành sản xuất. Với nhiều đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất Công ty đã đẩy nhanh được lò nung tăng 50% đến 100% so với công suất thiết kế.
Với thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến Công ty đã tạo cơ hội cho đội ngũ CBCNV trong Công ty học tập nâng cao trình độ, nâng cao công tác quản lý chuyên môn, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động để họ có đủ khả năng vận hành các thiết bị trong dâ chuyền sản xuất.
Công tác quản lý, công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm là điểm trọng tâm trong công tác điều hành sản xuất của Công ty, Công ty luôn quan tâm đến việc hoàn thiện sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để sản phẩm của mình có uy tính trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hàng năm sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty đáp ứng được yêu cầu, không có hàng tồn kho phải xử lý. Sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm lĩnh được nhiều thị phần , thu hút được nhiều khách hàng mua hàng của Công ty thông qua dịch vụ bán hàng đáng tin cậy của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác tiếp thị đến tận khách hàng.
Năm 2004 sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty 75 triệu viên doanh thu 18 tỷ đồng.
Năm 2005 sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty 99 triệu viên doanh thu 28 tỷ đồng.
Năm 2006 sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty 130 triệu viên doanh thu 42 tỷ đồng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh được hình thành từ việc tách ra sản xuất kinh doanh độc lập từ tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng .Dưới đây là sơ đồ tổ chức của công ty:
Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty
Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Ban kiểm soát
Các phó giám đốc
Kế toán
trưởng
Phòng
TC hành chính
Phòng KH
kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Phòng Tài chính -Kế toán
NM
Cẩm
Thanh
NM
Thống
Nhất
NM
Ngọc
Sơn
Các bộ phận ngh/vụ
Các tổ sản xuất
Các bộ phận ngh/vụ
Các tổ sản xuất
Các bộ phận ngh/vụ
Các tổ sản xuất
Bảng 2: Chỉ đạo sản xuất kinh doanh công ty theo sơ đồ
GIAM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
GIÁM ĐỐC NM GỐM XD THỐNG
NHẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC 2 /GIÁM ĐỐC NM GỐM XD CẨM THANH/
ĐAI DIỆN LÃNH ĐẠO
NM
GỐM
XD
CẨM
THANH
PHONG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KỸ
THUẬT
PHÒNG
KINH DOANH
NM
GỐM XD
THỐNG
NHẤT
NM
GỐM
XD
NGỌC
SƠN
Bộ phận
Tài
Chính
kế
toán
Bộ phận tổ chức
Hành
Chính
Bộ
phận
kỹ
thuật
Bộ
phận
kinh
doanh
Phân xưởng
sản
xuất
Bộ
phận
Tài
chính
kế
toán
Bộ phận tổ chức
Hành
Chính
Bộ
phận
kinh
doanh
Phân xưởng
sản
xuất
Bảng 3: Sơ đồ tổ chức
Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty
2.1.4. Quy định chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn các vị trí chủ chốt trong công ty.
2.1.4.1. Giám đốc công ty.
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước cổ đông về mọi mặt hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh đã được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty.
Giám đốc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty:Trực tiếp phụ trách công tác tài chính kế toán;Công tác kế hoạch kỹ thuật;công tác tổ chức lao động ; Công tác tiêu thụ sản phẩm; Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công ty; Công tác sản xuất ;công tác đối ngoại; Công tác liên doanh và chuyển giao công nghệ của toàn công ty
Giám đốc chịu trách nhiệm ký các loại văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách; ký các văn bản báo cáo cấp trên;các hợp đồng kinh tế.
2.1.4.2. Phó giám đốc Công ty I-Giám đốc nhà máy xây dựng Thống Nhất.
*Nhà máy gốm xây dựng Thống Nhất là đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hoạch toán phụ thuộc,là thành viên của công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt.
*Trách nhiệm và quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gốm xây dựng Thống Nhất, theo nhiệm vụ và quyền hạn đã quy định tại mục III của quyết định về việc phân công nhiệm vụ theo vị trí công việc của Giám đốc công ty, Phó giám đốc công ty và các đơn vị trực thuộc.
2.1.4.3. Phó giám đốc công ty II-Giám đốc nhà máy Gốm xây dựng Cẩm Thanh-Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR)
*Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh là đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc,là thành viên của Công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt.
* Trách nhiệm và quyền hạn:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh,theo nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định tại mục II của quyết định về việc phân công nhiệm vụ theo vị trí công việc của giám đốc công ty,phó giám đốc Công ty và Giám đốc các đơn vị trực thuộc.
2.1.4.4. Giám đốc nhà máy gốm xây dựng Ngọc Sơn,Thống Nhất
*Nhà máy gốm xây dựng Ngọc Sơn, Thống Nhất là đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc,là thành viên của Công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính,chiu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt.
*Trách nhiệm quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gốm xây dựng Ngọc Sơn, Thống Nhất,theo nhiệm vụ và quyền hạn đã quy định tại quyết định về việc phân công nhiệm vụ theo vị trí công việc của Giám đốc công ty,phó giám đốc công ty và Giám đốc các đơn vị trực thuộc.
2.1.4.5. Trưởng phòng Tổ chức-Lao động tiền lương
- Phụ trách công việc của phòng
-Xây dựng kế hoạch cá nhân để thực hiện công việc được giao theo nghiệp vụ tổ chức,lao động tiền lương và các chế độ khác có liên quan đến người lao động.
-Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và đề xuất với giám đốc công ty các biện pháp giải quyết các công việc theo nghiệp vụ về tổ chức-lao động tiền lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động.
-Soạn thảo và trình giám đốc Công ty các văn bản về quy chế quản lý,quy trình thực hiện nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc theo nghiệp vụ Tổ chức-lao động tiền lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động.
-Phôi hợp với các viên chức nghiệp vụ khác có liên quan và hướng dẫn viên chức ở ngạch thấp hơn trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ các thông tin số liệu theo nghiệp vụ tổ chức-lao động tiền lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động
-Xây dựng kế hoạch và theo dõi hoạt động thi đua khen thưởng của công ty.
- Quản lý lưu trữ hồ sơ CBCNV, quản lý lao động ,tiền lương, BHXH
- Nắm vững Bộ luật lao động về các đường lối , chính sách chung của Đảng-Nhà nước- Ngành ,về nghiệp vụ tổ chức-lao động tiền lương.
- Hiểu được quy trình sản xuất công nghệ của doanh nghiệp
- Hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đề xuất nghiệp vụ Tổ chức- Lao động tiền lương cần giải quyết cho phù hợp trong từng giai đoạn.
-Tổ chức xây dựng và thực hiện định mức lao động ,đơn giá tiền lương trong Công ty
-Làm được các công việc của viên chức ở ngạch thấp hơn
-Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Giám đốc công ty.
2.1.4.6. Trưởng phòng Kế hoạch Kỹ thuật
-Chịu trách nhiệm chung
-Triển khai các công việc hang tháng và những việc đột xuất Công ty và Giám đốc giao cho phòng
-Triển khai các sáng kiến ,cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong công ty ,sản phẩm mới.
-Đôn đốc, tổng kết công việc trong phòng hàng tháng
-Phụ trách công tác thiêt bị
-Thực hiện kiểm tra theo định kỳ của công ty ở các đơn vị
Đề nghị xử lý các đơn vị qua kiểm tra hàng tháng khi có vi phạm
-Làm một số việc khác khi lãnh đạo công ty phân công.
2.1.4.7. Phó phòng Kế hoạch-Kỹ thuật
-Phụ trách công tác kế hoạch của công ty ngắn hạn ,dài hạn ,triển khai tổng kết hàng tháng ,quý ,năm.
-Tổng hợp sáng kiến ,cải tiến kỹ thuật đựơc áp dụng trong Công ty
-Phụ trách công nghệ sản xuất trong công ty
-Phụ trách phòng khi vắng trưởng phòng
-Đề nghị xử lý các đơn vị hàng tháng không đạt kế hoạch ,phạm vi công nghệ.
2.1.4.8. Trưởng phòng Tài chính-Kế toán.
-Phụ trách chung công việc của phòng .Chịu trách nhiệm về mặt tài chính trước giám đốc công ty và trước pháp luật.
-Thường xuyên,định kỳ kiểm tra các đơn vị phụ thuộc trong lĩnh vực tài chính
-Đựơc phép quan hệ nắm bắt thông tin từ các cơ quan chủ quản của công ty và thực hiện một số công việc khác khi lãnh đạo phân công.
2.1.4.9. Trưởng phòng kinh doanh
-Chịu trách nhiệm chung về kế hoạch kinh doanh của công ty trước giám đốc ,kiểm tra đôn đốc các đồng chí Phó phòng được giao nhiệm vụ thúc đẩy công tác tiêu thụ tại các đơn vị trực thuộc.Thường xuyên bám sát tình hình thị trường để báo cáo với lãnh đạo Công ty ra quyết định kịp thời nhằm tiêu thụ tốt các loại sản phẩm,giũ vững và phát triển thị phần tiêu thụ.Cùng với phòng KH-KT và các đơn vị sản xuất tham gia cho ra đời các sản phẩm mà thị trường cần đúng thời điểm ,đảm bảo đủ cơ cấu sản phẩm để phục vụ thị trường cần đúng thời điểm ,đảm bảo đủ cơ cấu sản phẩm để phục vụ thị trường.Kiểm tra thường xuyên công nợ của từng nhân viên tiêu thụ trong công ty để hỗ trợ thu đòi tài chính trả Công ty.
- Làm một số công việc khác khi cấp trên phân công.
2.1.4.10. Phụ trách phân xưởng-quản đốc phân xưởng
-Phụ trách chung công việc điều hành toàn bộ phân xưởng ,trực tiếp điều hành công tác kỹ thuật công nghệ
- Xây dựng kế hoạch cá nhân để thực hiện công việc được giao
- Theo dõi hướng dẫn, đôn đốc và đề xuất với giám đốc và các phòng ban chức năng các biện pháp giải quyết các công việc tại Phân xưởng
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất từng tháng ,từng quý Công ty giao cho.
- Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Giám đốc.
Bảng 4: Sơ đồ sản xuất kinh DOANH
Dự trữ vật tư,nguyên vật liệu
Mua sắm thiết bị,dịch vụ
Chọn nhà cung cấp
Cung cấp nguồn lực
Tìm
kiếm
thị
trường
Xem xét
hợp
đồng
Lâp
kế
hoạch
thực
hiện
Ký
kết
hợp
đồng
Chấp nhận
Không chấp nhận
Yêu cầu bổ sung
khách hàng
Thực hiện
Kiểm tra thử nghiệm
Không chấp nhận
Trợ giúp kỹ thuật
chấp nhận
Nguồn từ sổ tay quản lý chất lượng công ty
Chuyển giao
sản phẩm
Thông tin phản hồi từ khách hàng
-Xem xét của lãnh đạo
-khắc phục,phòng ngừa,cải tiến
-Đào tạo nguồn nhân lực
-Kiểm soát tài liệu
-Kiểm soát hồ sơ
Kết thúc hợp đồng
Đánh giá nội bộ
Thu thập dũ liệu thống kê
Báo cáo thực hiện
Thông qua các sơ đồ trên ta thấy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được vận hành một cách liên tục,kèm theo quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình tiêu thụ sản phẩm được hoạt động một cách đồng thời với quá trình sản xuất tạo nên một vòng tròn sản xuất-tiêu thụ khép kín và đi kèm xuyên xuốt quá trình đó là hệ thống kiểm tra kiểm soát chặt chẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm cho công ty.
2.2. Tình hình áp dụng ISO 9001 tại Công ty cổ phần sản xuất và hương mại Đại Thanh.
Bộ tiêu chuẩn ISO về hệ thống chất lượng được xây dựng trên triết ly : “nếu hệ thống sản xuất va quả l tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hên thống đó sản xuất ra tốt”
Công ty đã thấu hiểu và áp dụng quản lý tiếp cận theo quá trình
Bảng 5: Mô hình quản lý theo quá trình
Cải tiến liên tục
Hệ thống quản ly chất lượng sản phẩm
Đo lường phân tích cải tiến
Trách nhiệm của lãnh đạo
Quản ly nguồn lực
Qúa trình
sản xuất
sản phẩm
Sản phẩm
2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật định hướng chất lượng của công ty
2.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh là công ty chuyên sản xuất các loại gạch ngói. Công ty phát triển từ công ty gạch ngói gốm sứ nên kỹ thuật công nghệ sản xuất được với phong phú loại hình sản phẩm,hiện nay công ty có thể sản xuất cùng lúc với trên 20 loại gạch ngói các loại,bao gồm các loại gạch nung xây dựng, gạch ốp lát các loại…
Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của công ty là đất thịt được khai thác tại các địa phương nên thuận lợi cho công tác sản xuất của công ty. Công ty sản xuất với danh mục sản phẩm phong phú kể cả kiểu dáng và chủng loại.Các sản phẩm của công ty có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp mắt được khách hàng tin dùng và ưa chuộng như các sản phẩm gạch ngói Viglacera Đại Thanh
Bảng 6: Danh mục một số sản phẩm công ty sản xuất năm 2007
TT
Tên sản phẩm
1
Gạch R60
2
Gạch đặc 60
3
R150
4
Gạch R21 lỗ
5
Gạch NT200
6
Gạch Bloc
7
NT250
8
Gạch nem T300
9
Ngói hài tiểu
10
Gạch thẻ
11
Ngói bò tiểu
12
Ngói 22V/M2
13
Gạchbậc thềm
14
Gạch lá dừa 200
15
Ngói chiếu
16
Ngói hài trung
17
Ngói bò đại
18
Gạch lá dừa 250
19
Gạch 3 lỗ
20
Gạch 3 lỗ ½
21
Gạch 11 lỗ
2.2.1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường tiêu thụ.
Khách hàng của công ty là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm gạch ngói mà công ty sản xuất,cụ thể là các tổ chức công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như các công ty xây dựng VINACONEX và một số công ty xây dựng khác ở miền Bắc
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là ở Miền Bắc, công ty có đơn đặt hàng lâu dài với các công ty xây dựng lớn tại Miền Bắc và các công ty thương mại lớn trong khu vực. Ngoài ra công ty còn có thị trường nước ngoài rộng rãi.Các sản phẩm của Vigracera Đại Thanh xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Hàn Quốc , Ucraina…
Công ty luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm hàng đầu và luôn cố gắng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.Hiện nay,công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh trước đây nằm trong Bộ xây dựng nên có một số đơn hàng truyền thống từ Bộ xây dựng,công ty đã tạo dựng được uy tín được với các công ty xây dựng ở miền Bắc và có hệ thống phân phối tìm kiếm đơn đặt hàng từ các đại lý vật liệu xây dựng hoặc các công ty xây dựng nhỏ lẻ khác.
Nói về đối thủ cạnh tranh của công ty, công ty áp dụng lò nung tuynen công nghệ cao của Italy chưa mấy công ty ở miền Bắc áp dụng nên sản xuất với năng xuất cao, giá thanh tuy hơi cao so với các xưởng sản xuất nhỏ lẻ sản xuất với công nghệ nung lò đứng truyền thống nhưng có ưu thế về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã sản phẩm,do vậy công ty đang là công ty đi đầu về chất lượng sản phẩm.
2.2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm.
Như đã nói ở trên công ty sản xuất với công nghệ sản xuất của Italy là công nghệ nung gạch tuynen nên công ty phải tuân thủ quy trình công nghệ theo dây chuyền tiên tiến như được phác thảo ở mô hình dưới đây.
Mô hình cho ta thấy được quy trình sản xuất ra một viên gạch của công ty.Quy trình bắt đầu tư khâu chuẩn bị nguyên vật liệu,nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là đất .Nguồn nguyên liệu này được chuyển từ công trường khai thác đến nhà máy,sau đó được chuyển vào máy nhào đất,ở giai đoạn này nguyên liệu được pha chế theo công thức cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại sản phẩm cụ thể.Nhào đất xong, đất sẽ được chuyển vào máy trộn,đất được trộn đều và trộn kỹ,ở khâu này cũng rất quan trọng vì nó quyết định đến độ bền và đều của viên gạch sau khi nung.
Bảng 7: Quy trình sản xuất của công ty
333
6jkjkkkkkkkkkkkkkkklllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty
Đất sét được trộn xong sau đó được đưa vào khuôn đóng,ở đây đất được đưa vào khuôn đùn ép,tạo hình sản phẩm.Gạch chưa nung đựơc đưa vào phơi trong nhà kính một thời gian sau đó đựơc đưa vào sấy trong hầm sấy tuynen.Sấy xong đưa gạch vào lò nung tuynen,nung trong khoảng thời gian quy định sẽ cho ra thành phẩm.Thành phẩm đựơc chuyển vào kho và tung ra thị trường.
2.2.2. Đội ngũ lãnh đạo chất lượng với chính sách chất lượng rõ ràng.
2.2.2.1. Cam kết của lãnh đạo
Ban giám đốc và Ban lãnh đạo công ty cam kết xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống bằng cách:
Thường xuyên truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc xác định các yêu cầu , đáp ứng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng cũng như các yêu cầu của các cơ quan chủ quản, pháp luật.
Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Tổ chức các cuộc họp xem xét của lãnh đạo , họp giao ban đẻ luôn đảm bảo tính hiệu lực củ hệ thống quản lý chất lượng.
2.2.2.2. Hướng vào khách hàng
Giám đốc và Ban lãnh đạo của Công ty đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được Công ty tiếp nhận hiểu rõ, đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
2.2.2.3 Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng do Giám đốc Công ty đề ra và được công bố rộng rãi. Chính sách chất lượng được xây dựng phù hợp với phương hướng phát triển chung của Công ty, thể hiện rõ cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Chính sách chất lượng được mọi cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty thấu hiểu và duy trì thực hiện thông qua các hình thức sau:
Tuyên truyền , quảng cáo , phổ biến rộng rãi trong Công ty qua hệ thông scác phòng bằng văn bản.
Thông qua thực hiện , thường xuyên xem đánh giá định kỳ việc thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
2.2.2.4. Hoạch định chất lượng
2.2.2.4.1. Mục tiêu chất lượng:
Mục tiêu chất lượng được Công ty xây dựng hàng năm để thực hiện chính sách chất lượng . Ngoài ra , các phòng trong Công ty cũng xây dựng mục tiêu chất lượng , được Giám đốc, đại diện lãnh đạo xem xét và phê duyệt. Mục tiêu chất lượng được xây dựng phải phù hợp với mục đích chung của Công ty, chức năng của từng phòng, được lượng hóa và nhất quán với chính sách chất lượng.
2.2.2.4.2. Hoạch định hệ thống quản lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33155.doc