Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình-Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

I.KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1.Khái niệm hiệu quả kinh tế. 3

2.Khái niệm hiệu quả sản xuất-kinh doanh 5

2.1.Khái niệm hiệu quả sản xuất. 5

2.2.Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 5

II. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 6

1.Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 6

2.Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất. 7

2.1 Hiệu quả sử dụng lao động 7

2.1.1 Năng suất lao động 8

2.1.2.Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động 8

2.1.3.Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương 8

2.2.Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 9

2.2.1.Vòng luân chuyển nguyên vật liệu 9

2.2.2.Vòng luân chuyển vật tư trong sử dụng dở dang 9

2.3.Chất lượng sản phẩm 10

3.Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 10

3.1.Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 10

3.1.1.Các chỉ tiêu doanh lợi 10

3.1.2.Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí. 11

3.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 13

3.2.2.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 14

II.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT-KINH DOANH 15

1. Các nhân tố bên trong. 15

1.1 Lực lượng lao động. 15

1.2 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật. 16

1.3 Nhân tố quản trị doanh nghiệp. 17

1.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. 17

1.5.Nhân tố tính toán kinh tế. 18

2.Nhân tố môi trường bên ngoài 19

2.1.Môi trường pháp lý. 19

2.2.Môi trường kinh tế . 19

2.3.Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG. 21

I.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty 21

1.Tình hình chung 21

2. Quá trình phát triển của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình - Hải Dương 21

II.Các đặc điểm kinh tế kĩ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 24

1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 24

2. Đặc điểm về nguyên liệu, nguồn cung ứng. 26

2.1. Đặc điểm. 26

3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý: 29

4. Đặc điểm về tổ chức sản xuất. 30

5. Quy trình công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất giầy của công ty. 31

5.1.Quy trình công nghệ. 31

5.2Đặc điểm máy móc thiết bị. 32

6. Đội ngũ lao động. 33

6.1.Tình hình sử dụng lao động: 33

6.2. Cơ cấu lao động: 35

7. Đặc điểm về tài chính: 39

III. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doah của công ty của công ty. 40

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. 40

2. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh . 41

2.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất 41

2.1.1.Hiệu quả sử dụng lao động 41

2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 43

2.2.1. Chỉ tiêu tổng hợp 43

2.2.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 46

2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 49

IV. đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 52

1. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó 52

1.1. Trong khâu sản xuất 52

1.2. Trong hoạt động xuất khẩu: 53

1.3. Tồn tại trong khâu quản lý: Chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh trong dài hạn. 53

1.4.Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. 53

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG. 54

I.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 54

1. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động của công ty 54

2.Phương hướng hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm tới (2005-2007). 54

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH. 55

1.Mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ. 55

1.1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. 56

1.2.Tăng cường các biện pháp hỗ trợ xúc tiến bán hàng 58

2.Đầu tư, đổi mới công nghệ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. 59

3.Nâng cao hiệu quả sử dụng lao đông. 60

4. Giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm 63

4.1. Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu 63

4.2. Giảm chi phí cố định 64

5. Giải pháp về vốn 65

6. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 66

6. Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý 68

7. Đẩy mạnh hoạt động liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước 69

9. Chuyển dần sang hình thức xuất khẩu trực tiếp 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

MỤC LỤC 76

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình-Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Bình sử dụng chủ yếu là các loại da, chỉ, keo, sơn, dây giầy… mà công việc chủ yếu của công ty là chủ yếu sản xuất giầy theo đơn đặt hàng nên chí phí nguyên vật liệu để sản xuất chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của việc sử dụng nguyên vật liệu ở công ty này là thường dùng bao nhiêu thì nhập bấy nhiêu và sử dụng hết. Vì công ty đã được cổ phẩn hoá nên việc tiêu thụ hàng hoá cũng đạt được lợi nhuận khá. Việc thay đổi chi phí nguyên vật liệu cũng làm thay đổi giá của mỗi sản phẩm nên trong sản xuất ta không nên thay đổi nhiều, nguyên vật liệu ở công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau: nhập từ nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhập trong nước. Nhưng việc nhập nguyên vật liệu ở công ty này từ nước ngoài thì chiếm một tỷ lệ rất lớn là 90% ( nguyên vật liệu chính ), còn trong nội địa chỉ chiếm có 10%. Chính vì phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài là chủ yếu nên trong sản xuất ta luôn phải chú ý đến việc chi phí về nguồn nguyên vật liệu nhập về. Và người quản lý phải có nhũng hiểu biết rất nhạy bén đối với thị trường mới đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho công ty. Công ty đang phấn đấu để có nhiều mặt hàng mẫu mã mới nên nguyên vật liệu cũng đóng vai tró khá quan trọng trong công ty. Hiểu được tầm quan trọng của nguyên vật liệu đòi hỏi nhà quản lý phải quản lý đúng đắn theo đúng quy trình, cung cấp đảm bảo cho công ty, không mất mát hư hỏng… b. Phân loại: Trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều cách phân loại nguyên vật liệu nhưng dựa vào quá trình sản xuất và công tác hạch toán để quản lý tốt nguyên vật liệu, công ty phải tiến hành phân loại sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình sử dụng của công ty để phân loại. Nên công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình chỉ sử dụng một cách phân loại chủ yếu là dựa vào công dụng và đặc điểm tình hình của công ty. Theo đó, công ty phân loại như sau: _Nguyên vật liệu chính: là đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất chủ yếu cấu thành nên sản phẩm như: Các loại da. dây giầy, đế giầy… _Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu phụ không trực tiếp cấu thành nên sản phẩm nhưng cũng rất cần thiết trong quá trình sản xuất như: giấy gói, chỉ, hoá chất… _Nhiên liệu: là những thứ để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất như: dầu, than, xăng… _Phụ tùng thay thế: là các loại chi tiết phụ tùng để thay thế khi máy móc hư hỏng như: mũi kim khâu, tụ điện,…. Trên đây là một số đặc điểm chính của việc sử dụng nguyên vật liệu của công ty. Về tình hình cung ứng và hoặc tiêu thụ nguyên vật liệu: Công ty phải tìm các bạn hàng tin cậy để cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng cho công ty, có uy tín trên thị trường. Còn về chế độ quản lý sao cho tốt, phù hợp với công việc được giao. Do điều kiện của công ty có nhiều phân xưởng phải tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại nên cần phải trang bị bảo hộ tốt cho người lao động tránh gây độc hại. Công ty cần từng bước đổi mới dây chuyền công nghệ để hạ thấp chi phí nguyên vật liệu cũng như sử dụng các loại vật liệu thấp hơn để sản xuất sản phẩm. Ngoài ra việc áp dụng công nghệ mới sẽ giúp công ty thay đổi mẫu mã của sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và tiết kiệm triệt để nguyên vật liệu, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khẳ năng cạnh tranh trên thị trường. 3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý: Do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển theo xu hướng chung, Công ty đã chủ động cải tiến, chấn chỉnh bộ máy quản lý kinh tế gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao. Công ty tổ chức quản lý sản xuất theo một cấp Ban giám đốc Công ty chỉ đạo sản xuất theo phương pháp trực tuyến. Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Phân xưởng thêu Phân xuởng may I Phân xưởng may II Phân xưởng gò II Phân xưởng gò I Phân xưởng đế Phân xưởng chuẩn bị Phòng Vật tư phòng kế toán ban cơ điện phòng KCS, kỹ thuật phòng tổ chức lao động phòng hành chính Phó Giám Đốc kĩ thuật, phụ trách an toàn, hành chính Phó Giám Đốc phụ trách sản xuất Ban Giám đốc Phòng KH XNK Hội đồng quản trị Phân xưởngchặt Việc nâng cấp tổ chức quản lý đã đem lại hiệu quả to lớn cho công ty nhất là khâu nhập nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với khách hàng, qua nhiều khâu trung gian, giảm lao động gián tiếp thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Với cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trên mỗi phòng ban, phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể phục vụ tôt yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và có mối quan hệ mật thiết giữa các phòng ban, phân xưởng, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, cân đối hiệu quả. 4. Đặc điểm về tổ chức sản xuất. Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình - Hải Dương tổ chức hoạt động sanr xuất kinh doanh hoàn toàn phù hợp với đặc điểm qui ttrình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tổ chức sản xuất được thực hiện theo mô hình công ty bao gồm 8 phân xưởng: _Phân xưởng chặt _Phân xưởng gò I _Phân xưởng may I _Phân xưởng đế _ Phân xưởng may II _Phân xưởng gò II _Phân xưởng chuẩn bị _Phân xưởng thêu. Cụ thể từng phân xưởng như sau: Phân xưởng chặt: Với tổng số công nhân 116 người, 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 kế toán thống kê, 01 kế hoạch điều độ sản xuất được chia thành 02 tổ sản xuất chính, mỗi tổ có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó điều hành sản xuất. Nguyên liệu được lấy từ kho của công ty để chặt các chi tiết của đôi giầy và chuyển xuóng phân xưởng may tiếp tục chế biến. Phân xưởng may I và May II. Có tổng số công nhân là 653 người, ở mỗi phân xưởng có 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 kế toán thống kê, 01 kế toán điều độ sản xuất. Trong phân xưởng tổ chức thành 26 tổ sản xuất, mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất khép kín. Các tổ sản xuất nhận bán thành phẩm từ phân xưởng chặt bao gồm nhiều chi tiét nhỏ về may hoàn chỉnh mũi giầy ở cuối mỗi dây chuyền, mỗi tổ, cuối mỗi ngày số mũi giầy được thống kê và chuyển xuống phân xưởng gò để gò thành thành phẩm giầy. Phân xưởng đế. Với tổng số công nhân là 73 người được chia thành 4 tổ sản xuất, mỗi tổ có một tổ trưởng, 01 tổ phó và trong phân xưởng có mọt quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 kế toán thống kê và 01 kế hoạch xưởng. Nguyên liệu chủ yếu từ cao su, hoá chất được lấy từ kho của công ty, đem về xưởng sản xuất thành đế giầy theo khuân mẫu có sẵn. Sau khi đế đã hoàn thành được chuyển xuống phân xưởng chuẩn bị mài hoặc gián để toạ ra 01 đôi đế thành phẩm. Phân xưởng gò I. Với tổng số lao động là 183 người, gồm 2 dây chuyền sản xuất có 01 quản đốc, 02 phó quản đốc, một kế toán và một kế hoạch xưởng, nhiệm vụ của phân xưởng là nhận mũi may của phân xưởng may, đế của phân xưởng chuẩn bị về lắp ráp hoàn chỉnh một đôi giầy để xuất khẩu. Phân xưởng chuẩn bị. Với tổng số lao động là 124 người, 01 quản đốc, 02 phó quản đốc, một kế toán và một kế hoạch sản xuất, đây là phân xưởng phục vụ cho các phân xưởng trong công ty bao gồm các công viêc: In, tẩy, mài đế… Phân xưởng gò II. Với tổng số lao động là 111 người bao gồm 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, một kế toán và một dây chuyền sản xuất, công việc cũng như phân xưởng gò I tức là cũng lắp ráp đế và mũi giầy để thành giầy thành phẩm. Phân xưởng thêu: Bao gồm 51 công nhân trong đó có 01 quản đốc, hai kỹ thuật xưởng theo ca chuyên phục vụ tất cả các loại hàng thêu ( chi tiết thêu trên giấy ) của công ty. 5. Quy trình công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất giầy của công ty. 5.1.Quy trình công nghệ. Là quy trình công nghệ sản xuất dây truyền liên tục và khép kín, không bị gián đoạn về mặt thời gian,bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao, dép Sandal xuất khẩu, đế cao su.Ngoài ra còn rất nhiều loại nguyên vật liệu phụ khác như: tấm trang trí, đệm đế, mút xốp, keo…Một số phải nhập từ hàn quốc, còn lại công ty tìm các nguồn nhập trong nước để tiết kiệm chi phí. Hiện nay công ty chỉ sản xuất giầy thể thao xuất khẩu. Quy trình sản xuất giầy thể thao của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẦY THỂ THAO (công ty cổ phần Gíầy Cẩm Bình) Nguyên liệu Bồi Chặt may Thêu gò ráp Đóng hộp Kho thành phẩm Mũ giầy Đế 5.2Đặc điểm máy móc thiết bị. Trước đây, máy móc thiết bị của công ty con rất lạc hậu vì vậy mà năng suất lao động rất thấp. hiện nay, công ty đã nhập các loại máy móc thiết bị hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh cung đã tăng lên gấp nhiều lần. Hằng năm, công ty cũng nhập vào các loại máy hiện đại tiên tiến để bắt kịp trình độ khoa học tiên tiến, bỏ các loại máy lạc hậu từ nhiều năm và không con sử dụng được nữa.Dưới đây là bảng một số loại máy móc thiết bị của công ty. Bảng 1: máy móc thiết bị của công ty Stt Máy móc thiết bị Nước sản xuất Năm sử dụng ĐVT Số lượng Giá trị còn lại 1 Máy may bàn 1 kim Tiệp-Nhật 2001 cái 502 40% 2 Máy may bàn 2 kim Tiệp-Nhật 2001 cái 120 40% 3 Máy trụ 1 kim Tiệp-Nhật 2001 cái 130 50% 4 Máy trụ 2 kim Tiệp-Nhật 2001 cái 20 60% 5 Máy chặt thuỷ lực Đài Loan 2001 cái 10 70% 6 Máy ép thuỷ lực Đài Loan 2002 cái 3 70% 7 Máy mài Đài Loan 2003 cái 20 80% 8 Máy lạng Nhật 2001 cái 6 90% 9 Hệ thống thiết kế 2D Nhật 2003 Bộ 4 65% 10 Dây chuyền sản xuất giầy thể thao Đài Loan 2001 Bộ 2 90% 11 Dây chuyền sản xuất dép, sadal Đài Loan 2001 Bộ 2 80% 12 Dây chuyền bồi cắt vải Đài Loan 2003 Bộ 2 70% (Nguồn: tổng hợp trích khấu hao thiết bị năm 2004-Phòng tài chính kế toán) 6. Đội ngũ lao động. 6.1. tình hình sử dụng lao động: _Tổng số lao động của công ty : 1748 người _Số lao động nữ so với tổng số: 1.485 người. _Trình độ chuyên môn bậc thợ: +Đại học, cao đẳng:34 người +Trung cấp: 24 người Do tính chất của ngành Giầy mang tính mùa vụ, do vậy lao động chủ yếu trong ngành giầy là nữ, biến động lao động rất lớn.Phản ánh rõ hơn tình hình này bằng các số liệu của bảng sau: Bảng 2:Số lao động và tốc độ phát triển lao động của công ty Đơn vị tính: người Năm Tổng số lao động Tốc độ phát triển 2000 1584 2001 1621 2,3% 2002 1523 -6% 2003 1698 11,5% 2004 1700 0,12% 2005 1748 2,8% Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy qua các năm số lao động của Công ty tăng dần qua các năm. Riêng năm 2002, do cơ cấu chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp, công ty không có chính sách tuyển dụng, bên cạnh đó do không có việc làm nên số lao động giảm 6%. Với đặc trưng của ngành giầy là theo mùa vụ, những tháng trái vụ lao động không có việc làm, không có lương, lao động gián tiếp chiếm từ 5-6 % so với tổng lao động của công ty. Thời gian bình quân làm việc của công ty là 8 giờ/ngày và 22 giê/tháng. Tổng quỹ thu nhập của công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004 và đến năm 2005 chỉ đạt 61.54% so với năm 2004. Tình hình trích nộp quỹ BHXH cho đến năm 2005, công ty mới trích nộp đến tháng 6 năm 2004. 6.2. Cơ cấu lao động: Biểu 1: Cơ cấu lao động của công ty phân theo chuyên môn. Chú thích: 1-lao động gián tiếp 5.5% 2-lao động trực tiếp 94.5% Khối gián tiếp: Tổng số lao động gián tiếp trong công ty chiếm 95 người =5,5% tổng số lao động của công ty, đây là một con số nhỏ, chiếm thiểu số. Những người này đều có trình độ từ đại học và cao đẳng trở nên và họ nắm bắt điều hành tất cả mọi hoạt động trong công ty. Hiện nay, công ty đang tuyển thêm nhân viên có trình độ từ đại học và cao đẳng trở lên, và tiếp ttục đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ cao hơn để quản lý bộ máy của công ty ngày càng tốt hơn. Lao động trực tiếp: Tổng số lao động trực tiếp trong công ty là 1653 người chiếm 94,5 % tổng số lao động của công ty, đây là những người trực tiếp làm các thao tác sản xuất trong công ty đóng một vai trò rất quan trọng trong lực lượng sản xuất của công ty, còn lại các quản đốc, phó quản đốc, kế toán, kĩ thuật là những người trực tiếp quản lý tại các phân xưởng sản xuất. *Nhận xét: với 94.5% lao động trực tiếp sản xuất và chỉ 5.5% lao động gián tiếp, có thể nhận định rằng tỷ lệ này là hợp lý,bộ máy quản lý không hề cồng kềnh, việc tinh giản bộ máy quản lý đã được công ty kể từ khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và đến nay đã thu được kết quả nổi bật. Bảng 3: Cơ cấu lao động phân theo trình đọ học vấn Loại lao động số người tỷ lệ Đại học, cao đẳng 34 1,945% Trung cấp 24 1,373% Phổ thông 1690 96,682% Nhận xét: lao động có trình độ chuyên môn cao của công ty rất ít, chỉ chiếm có 1,945%. Lao động tốt nghiệp trung cấp chỉ có 1,373% : một tỷ lệ quá thấp. Đại bộ phận là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đây chính là điểm yếu lớn đối với doanh nghiệp gây khó khăn trong việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến hiện đại. Vì vậy vấn đề đặt ra cho công ty trong thời gian tới là phải nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho lao động của công ty. Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo bậc thợ Loại bậc thợ Số người tỷ lệ(%) Công nhân bậc 1/7 634 37,51 Công nhân bậc 2/7 452 26,75 Công nhân bậc 3/7 355 21 Công nhân bậc 4/7 127 7,51 Công nhân bậc 5/7 27 1,6 Công nhân không bậc 95 5,63 Tổng 1690 100 Nhận xét: Trình độ lao động phân theo bậc thợ của công ty cũng rất thấp. Công ty không có công nhân bậc 6 và bậc 7, bậc 5 cũng chỉ có 27 người chiếm 1,6%. Rõ ràng một thực tế đặt ra cho công ty là pải nâng cao hơn cữa trình lao động cho công ty trong thời gian tới để nâng cao năng suất lao động. Bảng 5: Cơ cấu lao động theo giới tính Loại lao động Số người tỷ lệ (%) Lao động nam 263 14,7 Lao động nữ 1485 85,3 Tổng 1748 100 Nhận xét: tổng số lao động nữ so với tổng số lao động của công ty chiếm 85,3%, điều này cho thấy đa số lao động trong ngành Giầy của công ty là nữ, biến động lao động trong ngành là rất lớn, chưa thể khắc phục được, điều này đã tạo nên nhiều vấn đề phức tạp cho công ty cũng như cho xã hội. Đa số những lao động nữ này đều là lao động thất nghiệp ở nông thôn và họ xin vào các công ty làm việc, một phần do đặc thù của nghề nghiệp đòi hỏi sự khéo léo, bền bỉ mà công ty tuyển lao động nữ nhiều hơn nam.Hiện nay, công ty đã tuyển lao động nam ở một số các phân xưởng đòi hỏi công việc nặng phù hợp với nam giới, điều này cũng đã giảm thiểu tình trạng chênh lệch giữa số lao động nam và lao động nữ trong công ty. c. Tính lương cho người lao động: Kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu để tinh ra các bảng thanh toán lương của từng bộ phận, từng người lao động trong các bộ phận. Sau đó, căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng bộ phận để tính ra bảng. Hoặc tập hợp thành bảng, tính ra lương của toàn đơn vị hay toàn doanh nghiệp. _Căn cứ vào bảng thanh toán lương của toàn doanh nghiệp, kế toán phải tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. _Căn cứ vào các phiếu nghỉ, hưởng bảo hiểm xã hội để tính ra bảng thanh toán BHXH để tính toán cho tững người lao động. d. Trả lương: Còn được tiến hành hàng tháng và thường được tiến hành vào hai kỳ. Kỳ một, tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên. Kỳ hai sau khi tính lương và các khoản trả cho công nhân viên trong tháng doanh nghiệp tiến hành thanh toán nốt sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ đến kì chi trả lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác doanh nghiệp phải lập giấy xin rút tiền mặt ở ngân hàng về quỹ để chi trả lương đồng thời lập uỷ nhiệm chi để chuyển số tiền BHXH cho cơ quan BHXH. Việc chi trả lương của doanh nghiệp do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện. Thủ quỹ căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH để chi trả lương và các khoản khác cho công nhân viên. Khi nhận tiền thì công nhân viên phải ký tên vào bảng thanh toán lương, nếu vì một lý do nào đó công nhân viên chưa lĩnh thì thủ quỹ lập danh sách tên và số tiền của họ chuyển từ bảng thanh toán lương sang bảng kê thanh toán với công nhân viên chưa nhận. e. Đối tượng các khoản trích theo lương: Việc xác định đối tượng các khoản trích theo lương là công việc đầu tiên trong công tác hạch toán tiền lương trong công tác hạch toán tiền lương chi trả lương cho công nhân viên. Trong doanh nghiệp sản xuất, việc chi trả lương tuỳ theo từng đối tượng cá nhân, tập thể hết sức quan trọng. Việc xác định đối tượng trả lương phải căn cứ vào hình thức trả lương, tuỳ thuộc vào trình độ lao động, tay nghề của người lao động với quy trình công nghệ sản xuất với các trình độ hạch toán kinh doanh kinh tế và quản lý doanh nghiệp: _Tuỳ theo mức độ làm việc vủa người lao động. _Trình độ trí óc mà họ bỏ ra phục vụ. _Tinh thần làm việc có đúng và đủ thời gian làm việc quy định. Phưong pháp xác định các khoản trích theo lương. Tình hình thực tế các khoản trích theo lương của công ty giầy Cẩm Bình- Hải Dương. Là doanh nghiệp chuyên sản xuất giầy thể thao xuất khẩu theo đơn đặt hàng . Vì vậy đối tượng trả lương cho lao động theo số lượng sản phẩm bán hàng với các đơn đặt hàng. Tiền trả lương cho người lao động được tính theo tay nghề, sản phẩm mà họ làm ra, theo từng dây chuyền sản xuất. Mỗi dây chuyền có một chế độ lương khác nhau. Vậy hình thức trả lương phải theo quy trình sản xuất của phân xưởng mà công ty trả cho người lao động. Hàng tháng doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân viên đúng, đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra công ty còn trích tiền ăn ca, BHXH theo qui định của Nhà nước, chi phí điện nước, điện thoại bất thường, phí và các khoản lệ phí 7. Đặc điểm về tài chính: Bảng 6: tóm tắt tài sản thời điểm 30/4/2005: Tên tài sản số tiền(đ) số tuyệt đối số tương đối 1. TSLĐ & ĐTNH 10.695.672.456 13.468.591.517 44.3% 2.TSCĐ & ĐTDH 13.468.591.517 10.695.672.456 55.7% tổng 24.164.263.973 0 100% Tên nguồn vốn số tiền số tuyệt đối số tương đối 1. Nợ phải trả 19.489.413.452 4.674.850.521 80.65% 2.Nguồn vốn CSH 4.674.850.521 19.489.413.452 19.35% tổng 24.164.263.973 0 100% Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình có tổng nguồn vốn hiện nay là 24.600.000.000 đồng, theo hình thức 100% là cổ phần trong đó Vốn cố định là: 15.400.000.000 đồng, chiếm 62,6 % tổng nguồn vốn, Vốn lưu động là: 9.200.000.000 đồng, chiếm 37,4%. Từ năm 2001-2004 tổng nguồn vốn tăng 30%, năm 2005 đạt 24,1tỷ đồng III. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doah của công ty của công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. Trong quá trình phát triển đi lên, bằng nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, quản lý tốt sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường, nên sản phẩm của cong ty sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Do vậy, luôn hoàn thành kế hoạch thu lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước tích luỹ, không ngừng nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường cạnh tranh và trả mức lương thoả đáng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tình hình sản xuất của công ty có chiều hướng phát triển thuận lợi, liên tục doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: số liệu thành tích năm 2001-2005: Năm Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Nộp ngân sách tỷ đồng tốc độ pt tỷ đồng tốc độ pt tỷ đồng tốc độ pt 2001 64 3,1 2,3 2002 91 42% 3,6 16% 2,8 22% 2003 123 35% 3,5 -2,8% 3,0 7% 2004 163 33% 3,0 -14% 4,6 53% 2005 189 16% 2,8 -7% 6,0 30% Nhận xét: * Doanh thu của công ty tăng qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối, song qua bảng trên ta có thể nhận thấy tốc độ tăng giảm dần qua các năm: từ 42% năm 2002 còn 35% năm 2003, 33% năm 2004 và chỉ 6% năm 2005. * Lợi nhuận ngày càng giảm: chỉ có năm 2002 là tăng 0,5 tỷ đ , năm 2003 lợi nhuận là 3,5 tỷ( giảm 0,1 tỷ tương ứng giảm 2,8% ), năm 2004 giảm còn 3 tỷ ( giảm 14% ) *Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước: Số tiền nộp vào ngân sách tăng dần qua các năm, năm 2006 công ty nộp ngân sách 6 tỷ đ - cao nhất từ trước tới nay. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh . 2.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất 2.1.1.Hiệu quả sử dụng lao động Là một ngành sử dụng nhiều lao động cho nên hiệu quả sử dụng lao động sẽ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Bảng dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của toàn công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Bảng8: Năng suất lao động qua các năm: Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1.Tổng doanh thu 64 tỷ đ 91 tỷ đ 123 tỷ đ 163 tỷ đ 189 tỷ đ Tốc độ phát triển 1,41 % 1,35% 1,33 % 1,16 % 2.Số lao động bình quân 1584 LĐ 1621 LĐ 1523 LĐ 1700 LĐ 1748 LĐ Tốc độ PT 1,02 % 0,94 % 1,12 % 1,03 % 3.công nhân TTSX 1505 CN 1540 CN 1447 CN 1616 CN 1651 CN Tốc độ PT 1,02% 0,95 % 1,3 % 1,02% 4.Năng suất CBCNV 42,867 triệu đ 56,118 triệu đ 84,869 triệu đ 96,047 triệu đ 108,381 triệu đ Mức tăng tuyệt đối 13,251tr đ 28,751 tr đ 11,178 tr đ 12,334 tr đ Mức tăng tương đối 30,91% 51,16% 13,17% 12,84% 5.NS CNTTSX 40,729 tr đ 56,12 tr đ 80,63 tr đ 96,05 tr đ 114,818 tr đ Mức tăng tuyệt đối 15,391 tr đ 24,51 tr đ 15,42 tr đ 18,768 tr đ Mức tăng tương đối 37,79% 43,67% 19,12% 19,54% Nhận xét: *Năng suất lao động: năng suất lao động của cán bộ công nhân viên đều tăng liên tục qua các năm: năm 2002 tăng so với 2001 là 13,25 triệu ( 30,91% ), năm 2003 tăng 28,75 triệu ( 51,16%), năm 2004 tăng 11 triệu (13,17%), năm 2005 tăng 12,3 triệu (12,84%), do tốc độ tăng của doanh thu qua các năm nhanh hơn so với tốc độ tăng của lao động. Điều này có thể thấy rõ qua bảng số liệu trên và qua biểu sau: Biểu 2: năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của công ty -Năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất cũng tăng qua các năm, điều đó được thể hiện rõ qua bảng 8 ở trên và biểu 3 dưới đây: Biểu 3: năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất 2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 2.2.1. Chỉ tiêu tổng hợp Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: tỷ đ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu thuần 64 91 123 163 189 Giá vốn bán hàng 51,2 77,3 107,52 146,46 171,416 CPBH và QLDN,CP khác 8,832 9,1 11 12,7 14 Lợi nhuận trước thuế 3,968 4,608 4,48 3,84 3,584 Nộp ngân sách 2,3 2,8 3,0 4,6 6,0 Tổng chi 60,9 87,4 119,5 160 186,2 LN sau thuế 3,1 3,6 3,5 3 2,8 *1.Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh (DVKD ): kết quả tính toán được thể hiện qua bảng 10 sau: Bảng 10: Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh . Đơn vị: tỷ đ Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Lãi ròng 3,1 3,6 3,5 3,0 2,8 Lãi trả vốn vay 2,08 2,48 3,12 3,6 4 Tổng vốn kinh doanh 26 31 39 45 50 VVKD (%) 20% 20% 17% 15% 14% Nhận xét: +Năm 2001: cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0,2 đồng lợi nhuận. +Năm 2002: 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì cũng thu được 0,2 đồng lợi nhuận. +Năm 2003, 2004, 2005: Các con số tương ứng là: 1 đồng bỏ ra lãi 0,17 đồng. 1 đồng bỏ ra lãi 0,15 đồng 1 đồng bỏ ra lãi 0,14 đồng Như vậy, doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của công ty thuộc loại khá trong ngành ( mức trung bình của ngành đạt 0,15 ) nhưng có xu hướng giảm do tốc độ tăng của tổng chi lớn hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu thuần. Nó thể hiện qua bảng 11, 12 dưới đây: Bảng 11: Tốc độ tăng của tổng doanh thu thuần. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 DTT(tỷ đồng) 64 91 123 163 189 Tốc độ tăng của DTT (%) 42,2 35 32,5 16 _Tốc độ tăng của doanh thu thuần ngày càng giảm từ 42,2 % năm 2002 xuống 16% năm 2005. Bảng 12: Tốc độ tăng của tổng chi Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng chi( tỷ đồng) 60,9 87,4 119,5 160 186,2 Tốc độ tăng của tổng chi (%) 43,5 36,7 34 16,4 _Tốc độ tăng của tổng chi phí giảm từ 43,5% năm 2002 xuống còn 16,4% năm 2005 % DTT % TC Năm 2002 42,2 < 43,5 Năm 2003 35 < 36,7 Năm 2004 32,5 < 34 Năm 2005 16 < 16,4 So sánh tốc độ tăng của doanh thu thuần (%DTT) và tốc độ tăng của tổng chi (%TC) nhận thấy %DTT < %TC. *2.Doanh lợi vốn tự có (DVTC ): Kết quả tính toán theo công thức trình bày ở chương I được thể hiện trong bảng 13 sau: Bảng 13: Doanh lợi vốn tự có Đơn vị: tỷ đ Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Lãi ròng 3,1 3,6 3,5 3,0 2,8 Vốn CSH 4,2 6,7 8,3 9,2 9,9 DVTC (%) 16 21,6 21,3 20 19 *3: Doanh lợi của doanh thu bán hàng DTR (%) = Bảng 14: Doanh lợi của doanh thu bán hàng. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh Thu bán hàng ( tỷ đ) 71 101 137 181 210 Lãi ròng (tỷ đ) 3,1 3,6 3,5 3,0 2,8 DTR(%) 4,4 3,4 2,6 1,7 1,3 *Doanh lợi của doanh thu bán hàng thuộc loại thấp trong ngành giầy dép và có xu hướng giảm dần qua các năm do doanh thu bán hàng qua các năm tăng trong khi lãi ròng thì giảm. Năm 2001: 1 đồng doanh thu lãi 0,044 đồng Năm 2002: 1 đồng doanh thu lãi 0,036 đồng Tương tự cho các năm 2003,2004,2005: 1_0,026; 1_0,017;1_0,013 Hiệu quả kinh doanh theo chi phí: HCPKD = Bảng 15: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí năm 2001 2002 2003 2004 2005 DTBH 71 101 137 181 210 CP 60,9 87,4 119,5 160 186,2 HCPKD 117 116 115 113 113 Nhận xét: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí thuộc loại trung bình và có xu hướng giảm qua các năm: Năm 2001: 1 đồng chi phí thì thu được 1,17 đồng Năm 2002: chi 1 đồng thu được 1,16 đồng Năm 2003: chi 1 đồng thu được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28609.doc
Tài liệu liên quan