Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh- Hà Nội giai đoạn 2010- 2011

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1. Khái niệm và bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 3

1.1.1 Khái niệm hiệu quả. 3

1.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh. 4

1.1.2.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5

1.2 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh. 6

1.2.1 Phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. 7

1.2.2 Phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 8

1.2.3 Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài. 9

2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 9

2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 9

2.1.1.Đối với doanh nghiệp. 9

2.1.2.Đối với người lao động. 11

2.1.3.Đối với nhà nước. 13

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 13

2.2.1.Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. 13

2.2.2.Nhân tố kỹ thuật và công nghệ. 15

2.2.3.Nhân tố về tổ chức. 16

2.2.4.Nhân tố về quản lý. 16

2.2.5.Nhân tố về lực lượng lao động. 17

2.2.6.Nhân tố thông tin. 18

2.2.7.Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế. 19

3. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. 19

3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát. 20

3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận: 20

3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. 20

3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 21

3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí. 22

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY VĂN PHÒNG PHẨM ĐÔNG ANH. 23

1. Một vài nét về doanh nghiệp. 23

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 23

1.2.Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 23

1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. 23

1.2.2. Sản phẩm sản xuất. 25

1.2.3.Thị trường tiêu thụ. 25

1.2.4.Bộ máy tổ chức của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. 26

2 .Đánh giá về hiệu quả sản xuất của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. 28

2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 28

2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 32

2.2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. 32

2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn. 33

2.2.3 Hiệu quả sử dụng lao động. 34

2.2.4 Đánh giá chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. 35

2.2.4.1 Các ưu điểm 36

2.2.4.2 Các hạn chế cần khắc phục. 37

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY VĂN PHÒNG PHẨM ĐÔNG ANH 39

1 Phương hướng phát triển của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. 39

1.1 Hoạt động kinh doanh. 39

1.2. Công tác mở rộng thị trường tiêu thụ 40

2.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. 42

2.1 Biện pháp về mặt tổ chức. 42

2.2 Biện pháp về mặt tài chính. 44

2.3 Biện pháp về cải tiến kỹ thuật trong công tác sản xuất. 45

2.4 Biện pháp về đầu tư mở rộng và khai thác thị trường. 46

2.4.1 Điều tra nghiên cứu thị trường: 46

2.4.2 Cách tiến hành: 46

2.4.3 Xây dựng chiến lược thị trường và tiến hành mở rộng thị trường: 47

2.5 Biện pháp về đa dạng hóa sản phẩm sản xuất. 48

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh- Hà Nội giai đoạn 2010- 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả kinh doanh của doanh nghiệp. Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao , có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật nghiêm minh. Việc sở hữu một đội ngũ cán bộ năng động, một đội ngũ công nhân lành nghề, khéo léo, sáng tạo trong công việc sẽ là một nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất, là động lực giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững.. 2.2.6.Nhân tố thông tin. Ngày nay, thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường, dịch vụ, hàng hoá, công nghệ, đối thủ cạnh tranh , thông tin về giá cả , tỷ giá... Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về thay đổi trong các chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan. Trong sản xuất kinh doanh biết mình biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh , có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin cần thiết và xử lý, sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp . Như vậy vai trò của hệ thống thông tin là rất lớn, đặc biệt là trong cơ chế thị trường với nhiều biến động thay đổi không ngừng. Thông tin về bản thân doanh nghiệp, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về thị trường, thông tin về các chính sách của nhà nước,… doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật, phân tích để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, hiệu quả, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tránh dự lỗi thời, lạc hậu, kém thế trong cạnh tranh. Việc xây dựng một bộ phận có khả năng thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có khả năng phân tích, xử lý thông tin tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp lên cao. 2.2.7.Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế. Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu và các bộ phận trong doanh nghiệp phát huy được đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra nhân tố này cũng cho phép doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội khách quan trong quá trình kinh doanh như chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh của nhà nước, thị trường mở rộng, có thêm khách hàng mới. Việc khai thác tốt tiềm năng về lao động, tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh sẽ làm tăng thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nắm bắt cơ hội và tận dụng tốt cơ hội đó rất quan trọng trong kinh doanh, nó tạo ra điểm nhấn trong sự phát triển của doanh nghiệp, tạo ra các bước tiến vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. 3. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề phức tạp có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh ( lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động). Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm các chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu chi tiết để tính toán. Các chỉ tiêu chi tiết phải phù hợp thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung. Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn hay không. Doanh lợi doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng kinh doanh bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Doanh lợi doanh thu bán hàng = (lợi nhuận trong kỳ/ doanh thu trong kỳ) x100 Chi phí đầu vào bao gồm lao động, đối tượng lao động, vốn kinh doanh, còn kết quả đầu ra được đo bằng số lượng sản phẩm dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận ròng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh =Kết quả đầu ra/ Chi phí đầu vào Công thức trên phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lời của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào, được tính cho tổng số hoặc tính riêng phần gia tăng. Các tính này đã khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số. Nó đã tạo điều kiện nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện hơn. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Chỉ tiêu năng suất lao động NSLĐ = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tổng số lao động trong kỳ. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động: Lợi nhuận bình quân tính cho 1 lao động = Lợi nhuận trong kỳ/ tổng số lao động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lợi của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Sức sản xuất của vốn lưu động = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vốn lưu định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này tăng qua các thời kỳ chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động tăng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Tốc độ luân chuyển vốn: Trong quá trình sản xuất kinh doanh nguồn vốn lưu động luôn vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau. Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết ách tắc, đình trệ vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn chu doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sau được dùng để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Số vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ số này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại. Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay: Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay= 365/ Số vòng quay của vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết thời gian để vốn quay được một vòng , thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí. Hiệu quả kinh doanh theo chi phí= Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ/ Tổng chi phí sản xuất và dịch vụ. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Công thức trên đã khái quát được khai niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự so sánh giữa “kết quả đạt được” và “chi phí sử dụng” cụ thể là so sánh giữa doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY VĂN PHÒNG PHẨM ĐÔNG ANH. Một vài nét về doanh nghiệp. 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty cổ phần phát triển kinh tế- hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1009/QĐ/TWĐ ngày 23/11/2000 của trung ương đoàn thanh niên Hồ Chí Minh, sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000182 lần đầu ngày 18/12/2000 và đăng ký thay đổi lần 19 ngày 04/11/2008. Trụ sở chính: Số 5 Đào Duy Anh- Đống Đa- Hà Nội. Cho đến nay công ty có 5 chi nhánh trực thuộc tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh, Đông Anh (Hà Nội). Sau đây em xin giới thiệu về chi nhánh Đông Anh nơi em thực tập. Tên: Chi nhánh công ty cổ phần phát triển kinh tế- hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam Địa chỉ: Xóm Bãi, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội. Điện thoại: 043 883 8253 Chi nhánh được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0113010227 lần đầu ngày 06/12/2005 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 21/02/2008 Người đứng đầu chi nhánh là ông Kiều Văn Khiết. Sinh ngày 26/09/1979. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thôn Nhật Châu, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2.Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. Vì nhà máy là một trong các chi nhánh của công ty cổ phần phát triển kinh tế- hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam nên hoạt động của nhà máy có những ràng buộc nhất định với công ty nhưng cũng không mất đi sự chủ động, sáng tạo trong kinh doanh. Nhà máy luôn kết hợp giữa sự chỉ đạo từ công ty và thực tế tại đơn vị để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh trên cơ sở khai thác nguồn vật tư, tài nguyên đất nước, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Từ những đặc điểm ngành nghề mà nhà máy tiến hành hoạt động kinh doanh mà nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh có những chức năng nhiệm vụ sau: Chức năng: Căn cứ vào giấy phép kinh doanh và quyết định thành lập doanh nghiệp của nhà máy mà nó có chức năng sau: Chức năng sản xuất: Nhà máy sản xuất gia công các sản phẩm làm bằng giấy, vở học sinh, sổ sách, vở gáy lò xo các loại. Chức năng kinh doanh : Kinh doanh cho thuê kho bãi, in và các dịch vụ liên quan đến in. Xuất khẩu các sản phẩm làm bằng giấy, vở học sinh, sổ sách, vở gáy lò xo các loại. Nhiệm vụ: Thông qua đặc điểm các ngành nghề kinh doanh của nhà máy, quan hệ của nhà máy với công ty mà chi nhánh có một số nhiệm vụ sau: Chi nhánh hoạt động theo sự ủy quyền của công ty. Khi công ty nhận được các đơn hàng của đối tác thì giao cho chi nhánh thực hiện, nhiệm vụ của chi nhánh là tổ chức sản xuất, đảm bảo việc giao hàng cho đối tác đúng thời gian và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng đảm bảo uy tín của công ty và nhà máy. Ngoài ra chi nhánh tự tìm kiếm các đơn hàng, sản xuất và tiêu thụ các loại vở học sinh trong nước . Lợi nhuận chi nhánh sẽ được chuyển về công ty góp phần cùng công ty hỗ trợ quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Tuân thủ pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý quá trình xuất khẩu, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của nhà máy cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân, nhân viên để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của nhà máy. 1.2.2. Sản phẩm sản xuất. Sản phẩm chính của nhà máy là các sản phẩm làm bằng giấy, vở học sinh, sổ sách, vở gáy lò xo các loại xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ khách hàng chuyển từ công ty xuống. Ngoài ra nhà máy cũng sản xuất các loại vở để tiêu thụ trong nước. Vì vậy mà yêu cầu về tiêu chuẩn với các loại giấy là khá cao về chất lượng, mẫu mà, kích thước và các yêu cầu khác của khách hàng. Đây là loại sản phẩm có thể để lâu vì vậy dễ quản lý và không bị hao hụt. Đơn vị tính thường là quyển. Về số lượng: số lượng sản xuất nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng các đơn đặt hàng và các hợp đồng đã ký kết để công ty có kế hoạch sản xuất cho phù hợp và hiệu quả cao. Về chất lượng: Vì sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài cho nên chất lượng của các sản phẩm được đặc biệt chú ý. Sản phẩm luôn đạt được các yêu cầu kỹ thuật, độ trắng, kích thước, mẫu mã. Sản phẩm sản xuất ra luôn đạt được sự hài lòng của các khách hàng, dù đó là các thị trường khó tính. Vì vậy mà sản phẩm của nhà máy ngày càng chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng nâng cao uy tín của nhà máy cũng như của công ty cổ phần hỗ trợ phát triển tài năng trẻ Việt Nam. Ngoài ra chi nhánh còn kinh doanh trong lĩnh vực in và các dịch vụ liên quan đến in, cho thuê kho bãi nhằm tận dụng tối đa khả năng sản xuất của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc cũng như kho bãi của chi nhánh. 1.2.3.Thị trường tiêu thụ. Chi nhánh Đông Anh, Hà Nội chuyên sản xuất giấy và văn phòng phẩm trên dây truyền công nghệ hiện đại, trang thiết bị tiên tiến. Sản phẩm mang nhãn hiệu DEVYT J.S.C đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Với uy tín đã được khẳng định, DEVYT J.S.C hiện là đối tác của nhiều nhà đầu tư lớn tại thị trường Mỹ như Walmart, K.Mart, Depot, CVS Inc, Target, Continental Store, Kittrich Corp, Fashion Accessory, Bazzar LLC... với hình thức tiêu thụ sản phẩm là xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB. Ngoài ra nhà máy cũng triển khai các hoạt động để tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường nội địa. 1.2.4.Bộ máy tổ chức của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Giám Đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kinh doanh Phòng quản lý Phòng vật tư Nhiệm vụ của các phòng ban: - Giám đốc: điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo kế hoạch của công ty và theo pháp luật, quyết định các vấn đề của chi nhánh trong phạm vi thẩm quyền được công ty cho phép. Chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, có quyền tuyển dụng, sa thải nhân viên văn phòng tại chi nhánh. Phòng Kế toán: Ghi chép, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính của chi nhánh, quản lý tài sản, tiền của chi nhánh. Hàng tháng tính toán và xác định giá thành sản phẩm, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch chi tiêu cho tháng tiếp theo trình công ty. Cuối mỗi tháng phải nộp báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán của công ty để công ty tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Tại phòng kế toán chi nhánh hàng tháng phải lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định, phải lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gửi cơ quan thuế để lấy lại tiền thuế được hoàn cho chi nhánh. Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng quy chế lương của chi nhánh trên cơ sở quy chế lương của công ty, xây dựng quy chế quản lý nhân sự tại chi nhánh. Thực hiện chính sách chế độ với người lao động, tiếp nhận và xử lý các công văn giấy tờ, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy, tính lương cho toàn bộ nhân viên văn phòng và công nhân của chi nhánh, chịu trách nhiệm quản lý đội bảo về mà chi nhánh đã thuê. Phòng kế hoạch sản xuất: Tiếp nhận đơn hàng từ công ty, có ý kiến tư vấn với giám đốc về việc có nhận đơn hàng hay không. Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư phục vụ sản xuất, kết hợp với phòng vật tư trong việc thực hiện kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất, chịu trách nhiệm đôn đốc, quản đốc, thực hiện các đơn hàng theo đúng kế hoạch, đảm bảo kịp thời gian giao hàng theo kế hoạch của công ty. Quản lý bộ phận kho của chi nhánh. - Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm mở các hồ sơ nhập nguyên vật liệu và hồ sơ xuất thành phẩm theo thời gian mà công ty đã đinh trước, đảm bảo đầy đủ thủ tục hải quan, đối chiếu số liệu này với phòng kế toán cuối mỗi tháng. Phòng quản lý: Quản lý các nhân viên, đảm bảo sản phẩm làm ra đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hang. Tiếp đón, phục vụ khách kiểm hàng, đảm bảo sản phẩm làm ra đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, tránh trường hợp phải trả lại hàng. Phòng vật tư: Nhận kế hoạch mua vật tư từ phòng kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch ứng tiền để mua vật tư, đảm bảo cho việc sản xuất không bị gián đoạn. Chịu trách nhiệm về việc mua sắm văn phòng phẩm cho văn phòng Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất tại nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. Phòng KHSX Quản đốc Tổ cơ điện Tổ Kho Tổ in Tổ đếm, cắt, đục lỗ Tổ cuốn lò xo Tổ đóng gói sản phẩm Nhiệm vụ của từng bộ phận: Tổ cơ điện: Chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất, tiến hành sửa chữa may móc của xưởng sản xuất dưới sự chỉ đạo của quản đốc. Quản đốc: Tổ chức thực hiện sản xuất các đơn hàng theo kế hoạch của phòng kế hoạch sản xuất, đô đốc giám sát sản xuất cùng với các tổ trưởng, đảm bảo hàng sản xuất kịp thời gian. Tổ kho: Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm của chi nhánh, đảm bảo điều kiện nguyên vật liệu, sản phẩm của chi nhánh không bị hư hỏng, thất thoát. Hàng tháng đối chiếu số lệu với phòng kế toán. Tổ in: Thực hiện lệnh in giấy của phòng kế hoạch sản xuất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản đốc. Đảm bảo giấy được in ra phải đúng quy chuẩn về màu sắc, độ rộng hẹp của dòng kẻ, lề. Tránh tình trạng giấy in ra bị nhòe, bị nhăn. Giấy in xong xếp thành kệ, ghi tên đơn hàng và số lượng mỗi kệ. Tổ đếm, cắt, đục lỗ: Nhận giấy đã in từ tổ in tiến hành đếm và phân tách từng tập theo đúng số lượng của từng đơn hàng. Sau khi đếm thì tiến hành cắt giấy ra từng khổ theo đúng kích thước của đơn hàng và tiến hành đục lỗ trên từng tập giấy, xếp thành từng kệ ngay ngắn, bao giấy bên ngoài để tránh hư bẩn. Trên mỗi kệ ghi tên đơn hàng và số lượng tệp giấy của mỗi kệ. Tổ cuốn lò xo: Nhận giấy đã đục lỗ, đếm cắt, tiến hành luồn lò xo. Các công nhân tiến hành cắt những đoạn lò xo thừa để quyển sổ đẹp mắt hơn, sau đó xếp thành kệ bao giấy bên ngoài cẩn thận. Trên mỗi kệ ghi rõ tên đơn hàng và số lượng cụ thể. Tổ đóng gói sản phẩm: Nhận vở đã luồn lò xo từ tổ lò xo tiến hành đóng gói sản phẩm theo đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại cho mỗi thùng vở. Sau khi đóng gói thì xếp các thùng thành kệ, trên mỗi kệ ghi tên đơn hàng, số lượng thùng rồi chuyển cho bộ phận kho để bảo quản. .Đánh giá về hiệu quả sản xuất của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần phát triển kinh tế- hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2007-2009 được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh) Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển % 08/07 09/08 1. Tổng doanh thu Tr.đ 35 607 32 974 42 847 92,6 130,04 Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 31 435 29 864 38 211 95 127,95 Doanh thu nội địa Tr.đ 4 172 3 083 4 636 73,89 150,37 2. Nộp ngân sách Nghìn đồng 592 012 644 592 714 354 108,88 110,82 3. Lợi nhuận Tr.đ Lợi nhuận trước thuế Tr. đ 2 100 2 286 2 786 108,85 121,87 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1 512 1 647 2 006 108,93 121,79 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007- 2009 của chi nhánh Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu của năm 2008 có giá trị thấp hơn so với năm 2007, cụ thể là doanh thu năm 2008 chỉ bằng 92,6 % doanh thu của năm 2008. Điều này cũng là điều khó tránh khỏi khi mà năm 2008 thế giới phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Và nơi bắt nguồn cũng như chịu tác động nặng nề nhất chính là nước Mỹ- thị trường chính của nhà máy. Chính vì vậy mà một số đơn đặt hàng đã không được thực hiện, gậy thiệt hại cho nhà máy và làm giảm doanh thu. Nhưng tới năm 2009 thì tác động của cuộc khủng hoảng đó đã giảm xuống đối với nhà máy khi mà các đơn đăt hàng lần lượt được ký kết trở lại. Từ đó mà doanh thu của năm 2009 đã tăng tăng lên hơn 42 tỷ và bằng 130,04% lần năm 2008. Tuy chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng nhưng lợi nhuận thu được của năm 2008 cũng không bị giảm sút mà nó được duy trì ở mức xấp xỉ của năm 2007. Và đến năm 2009 thì lợi nhuận đã tăng mạnh, lợi nhuận năm 2009 bằng 121,87% năm 2008. Vì vậy mà giá trị các khoản ngân sách nộp cho nhà nước vẫn được đảm bảo và còn có xu hướng tiếp tục tăng lên.Cụ thể năm 2007 nộp ngân sách nhà nước là hơn 592 triệu đồng, năm 2008 nộp gần 645 triệu đồng và của năm 2009 là hơn 714 triêu đồng. Đây là kết quả của những điều chỉnh hợp lý sau tác động khủng hoảng mà chi nhánh đã thực hiện và cần được phát huy trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Nói tóm lại, mặc dù chịu những tác động xấu đến quá trình kinh doanh trong giai đoạn 2007-2009 nhưng lợi nhuận của chi nhánh luông được giữ vững và có xu hướng tiếp tục tăng trong giai đoạn tới. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văn phòng phẩm, chi nhánh cũng như những doanh nghiệp khác đều phải chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính này. Đặc biệt là bản thân chi nhánh, khi mà thì trường lớn nhất của chi nhánh lại là nơi cuộc khùng hoảng diễn ra mạnh nhất, gây ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh. Từ tình hình thực tế của kinh tế thế giới và tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam mà ban lãnh đạo chi nhánh đã xúc tiến những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh giúp chi nhanh tiếp tục tồn tại và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam bị giảm sút năm 2008, nhưng đã có tín hiệu tăng trở lại vào năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2009 tăng khoảng 14% so với năm 2008. Một mặt xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài là một xu thế tất yếu của các nước đang phát triển để thu ngoại tệ phục vụ quá trình phát triển đất nước. Kết quả hoạt động xuất khẩu tiêu thụ hàng hóa của chi nhánh trong giai đoạn 2007-2009 được phản ánh qua bảng dưới đây: Bảng 2. Bảng kết quả xuất khẩu của chi nhánh giai đoạn 2007- 2009. Chỉ tiêu năm Tổng doanh thu (Tr.đ) Doanh thu từ xuất khẩu (Tr.đ) Xuất khẩu/ tổng doanh thu (%) Tốc độ phát triển doanh thu từ xuất khẩu (%) 2007 35 607 31 435 88,28 2008 32 974 29 864 90,56 95 2009 42 847 38 211 89,18 127,95 2010 (dự kiến) 56 748 50 249 88,55 131,5 (Nguồn: Kết quả hoạt động sản ất kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2007-2009) Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy một số đặc điểm trong hoạt động xuất khẩu tiêu thụ hàng hóa của chi nhánh như sau: Doanh thu từ xuất khẩu của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu. Cụ thể tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu của chi nhánh ở các năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 88,28%, 90,56%, 89,18% và dự kiến năm 2010 chiếm 88,55%. Có thể nói tổng doanh thu của chi nhánh phụ thuộc rất lớn vào doanh thu có được từ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, điều đó chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của nhà máy là rất quan trọng. Chỉ cần một biến động dù là nhỏ của thì trường xuất khẩu cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối. Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của chi nhánh, nó thể hiện được chất lượng của sản phẩm mà chi nhánh sản xuất luôn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các bạn hàng nước ngoài, tạo uy tín trên thị trường quốc tế. Trên cơ sở các bạn hàng và uy tín có được từ khi thành lập, dù là trong giai đoạn khó khăn nhưng chi nhánh vẫn ký được các hợp đồng quan trọng giúp nhà máy đứng vững và tiếp tục phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Năm 2008 khi mà quá trình xuất khẩu gặp khó khăn, gây ảnh hưởng tới doanh thu của chi nhánh, doanh nghiệp đã quan tâm tới việc tìm hiểu, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhằm tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận phục vụ quá trình tái sản xuất mở rộng của chi nhánh. Trong những năm gần đây, lợi nhuận của chi nhánh luôn tăng lên qua các năm, điều đó thể hiện: Thứ nhất, sản phẩm của chi nhánh đã có chỗ đứng riêng trên thị trường xuất khẩu, chất lượng sản phẩm được đảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31465.doc
Tài liệu liên quan