Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn điện lực Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN. 4

1.1. Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn 4

1.1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn 4

1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn 7

1.1.2.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch 7

1.1.2.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn 8

1.1.2.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn 9

1.1.2.4. kinh doanh khách sạn mang tính quy luật 10

1.1.3. Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn 11

1.1.3.1. Ý nghĩa kinh tế 11

1.1.3.2. Ý nghĩa xã hội 12

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn 12

1.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn 12

1.2.3. Đặc điểm nhân lực trong kinh doanh khách sạn 14

1.2.3.1. Lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động dịch vụ 14

1.2.3.2. Tính chuyên môn hóa cao dẫn đến khó thay thế lao động 15

1.2.3.3. Khó có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa 16

1.2.3.4. Cường độ làm việc không đồng đều mang tính thời điểm cao, đa dạng và phức tạp. 17

1.2.3.5. Thời gian làm việc vủa hầu hết các bộ phận trong khách sạn kinh doanh lưu trú và ăn uống phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. 17

1.2.3.6. Các đặc điểm về độ tuổi, giới tính, hình thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. 18

1.2.3.7. Các đặc điểm của quy trình tổ chức lao động 19

1.2.4. Yêu cầu đối với nhân lực trong kinh doanh khách sạn 19

1.2.4.1. Yêu cầu đối với nhân viên bộ phận lễ tân 19

1.2.4.2. Yêu cầu đối với nhân viên buồng 21

1.2.4.3. Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ bàn 21

1.2.4.4. Yêu cầu đối với nhân viên các bộ phận khác 22

1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 22

1.3.1. Cơ sở lý luận về sử dụng nguồn nhân lực 22

1.3.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 23

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘI 29

2.1. Tổng quan về khách sạn Điện Lực Hà Nội 29

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của khách sạn Điện Lực Hà Nội: 29

2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Điện Lực Hà Nội 30

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Điện Lực: 34

2.1.4. Tình hình kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội 40

2.1.4.1. Các sản phẩm khách sạn cung cấp: 40

2.1.4.2. Thị trường khách của khách sạn Điện Lực: 40

2.1.4.3. Kết quả kinh doanh khách sạn Điện Lực: 47

2.2. Tình hình sử dụng lao động trong khách sạn Điện Lực 49

2.2.1. Đặc điểm nhân lực của khách sạn Điện Lực: 49

2.2.2. Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Điện Lực Hà Nội 52

2.2.2.1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực 52

2.2.2.2. Phân công lao động 53

2.2.2.3. Chế độ lương đối với người lao động 55

2.2.2.4. Chế độ bảo hiểm xã hội và an toàn lao động cho nhân viên khách sạn 56

2.2.2.5. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 56

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội 57

2.3.1. Môi trường làm việc 57

2.3.2. Năng suất lao động 58

2.3.3. Phân tích tình hình biến động nhân lực của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn. 60

2.3.4. Phân tích tình hình biến động quỹ lương của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn 62

2.3.5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên 63

2.3.6. Văn hóa nhân viên 63

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘI 63

3.1. Mục tiêu, phương hướng phấn đấu của khách sạn Điện Lực 63

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội 63

3.2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực 63

3.2.2. Hoàn thiện công tác tuyển chọn nguồn nhân lực 63

3.2.3. Hoàn thiện công tác bố trí nguồn nhân lực 63

3.2.4. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động 63

3.2.5. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc 63

3.2.6. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 63

3.2.7. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội 63

KẾT LUẬN 63

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à độc đáo. + Khu vực để xe ôtô, xe máy của công nhân viên, của khách đến thuê hội nghị hội thảo, tiệc cưới… + Khu ăn uống: trong khách sạn, toàn bộ nhà ăn, bếp, bàn đều được thiết kế theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh và được nối liền với khu lưu trú. Hai phòng ăn lớn với sức chứa 250 chỗ, ngoài ra còn có 4 phòng ăn nhỏ với sức chứa từ 30 – 60 chỗ. Trang thiết bị trong nhà hang được trang trí trang nhã, đẹp mắt tạo ra một không khí thực sự thoái mái khi khách vào thưởng thức các món ăn của khách sạn tại đây. Ngoài ra quầy bar của khách sạn được bố trí nằm cạnh hành lang phục vụ 24/24h, đáp ứng các nhu cầu giải khát cho khách. Khu vực bếp của khách sạn tuy đã được trang bị đầy đủ các thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho khách sạn nhưng do thời gian sử dụng đã lâu hơn nữa khách sạn chưa thực sự đầu tư vào các trang thiết bị cho nên có một số thiết bị bị xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách. Vì vậy muốn kinh doanh thực sự hiệu quả, khách sạn cần phải chú ý làm tốt tất cả các khâu của quá trình phục vụ khách từ những chi tiết nhỏ nhất, từ đầu cho đến cuối sản phẩm. + Khu vực dịch vụ bổ sung: hiện nay thu nhập của con người ngày càng cao, kéo theo đó nhu cầu của họ cũng ngày phức tạp và đòi hỏi sự thoả mãn ở cấp độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hang, khách sạn Điện Lực không ngừng phát hiện ra các nhu cầu đó và đưa ra các sản phẩm nhằm thoả mãn một cách tốt nhất những nhu cầu đó. Vì vậy mà hệ thống các dịch vụ bổ sung của khách sạn ngày càng được mở rộng không những cả về số lượng và chất lượng. Dịch vụ điện thoại : phục vụ khách có nhu cầu gọi điện trong và ngoài nước với hệ thống điện thoại của Mỹ rất hiện đại. Dịch vụ thuê hội trường : Khách sạn Điện Lực có một hội trường với sức chứa 250 chỗ ngoài ra còn có phòng hội thảo 50 chỗ với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới… Ngoài ra còn có dịch vụ thuê ôtô: khách sạn Điện lực có đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm. Khu massage: với các trang thiết bị hiện đại với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, kinh nghiệm đem đến cho khách hang sự thoả mãn cao nhất. Trước đây, khi mới đi vào hoạt động thì các trang thiết bị trong khách sạn hầu hết là của Liên Xô, nhưng những năm gần đây khách sạn đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại hơn. Ti vi mầu có thể xem được hầu hết các chương trình trên thế giới, điện thoại có thể gọi trực tiếp từ phòng đi các nơi trong và ngoài nước. Trong phòng còn được trang bị internet giúp khách cập nhật thông tin, làm việc… Năm 1996, để hoà nhập cùng với sự phát triển của các khách sạn khác trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo nhu cầu đi lại cho khách tại khách sạn được thuận tiện, khách sạn điện lực đã trang bị một hệ thống thang máy của Mỹ rất hiện đại. Như vậy với cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối khá như vậy kết hợp với những lợi thế mà khách sạn có đươc( vị trí, nguồn khách ) nếu biết hoạt động đúng hướng khách sạn Điện lực sẽ ngày càng thành công, nó không chỉ được biết đến bởi đối tượng khách trong ngành điện nữa mà vươn xa hơn la khách ngoài ngành và khách quốc tế. Cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Điện Lực: Bất kỳ một công ty, một doanh nghiệp kinh doanh nào cơ cấu tổ chức của nó cũng có nhiều bộ phận khác nhau, cùng phối hợp làm nên hiệu qủa kinh doanh cho doanh nghiệp. Với một khách sạn cũng như vậy, nó cũng gồm có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện những chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm để phục vụ khách hang. Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Điện Lực được thể hiện ở mô hình sau: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng TC - KT Phòng tổng hợp Phụ trợ Nhà hàng Lễ Tân Trong mô hình đó bộ phận nào cũng quan trọng, đều có nhiệm vụ là phục vụ tốt khách hang và đem lai hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Sau đây là chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong khách sạn Điện Lực: Phòng Lễ Tân: Phòng lễ tân bao gồm 3 bộ phận là Lễ tân, buồng và dịch vụ bổ sung. Ba bộ phận này chịu những trách nhiệm và vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết gắn liền không thể tách riêng trong quá trình phục vụ khách hang. Dưới đây là chức năng của từng bộ phận: Tổ Lễ tân bao gồm các nhân viên tiếp tân, nhân viên trực điện thoại, nhân viên thanh toán và thu ngân. Tổ Lễ tân của khách sạn phục vụ 24/24 giờ trong ngày theo chế độ 3 ca. Nhân viên lễ tân là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hang, họ sẽ là người tạo ra nhưng ấn tượng ban đầu với khách. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình phục vụ sau, khả năng hợp tác của khách đối với khách sạn chính vì thế mà nhân viên lễ tân còn được gọi là bộ mặt của khách sạn. Muốn có được sự hợp tác tốt giữa khách hang và khách sạn nhân viên lễ tân phải thực hiện tốt các công việc của mình với long nhiệt tình tận tâm phục vụ khách hang có như thế thì sản phẩm mà khách sạn mang đến cho khách hang mới thực sự có chất lượng. Nhân viên lễ tân của khách sạn Điện Lực thực hiện các công việc chính sau: điều phối việc thuê phòng của khách, làm đại diện cho khách sạn trong việc mở rộng các mối liên doanh, liên kết, là cầu nối giữa khách hang với các bộ phận khác của khách sạn, thay mặt cho khách sạn đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Lễ tân cũng là trung tâm phối hợp các hoạt động của các bộ phận khác nhau, giúp các bộ phận hoạt động một cách nhịp nhàng và có kế hoạch. Ngoài ra bộ phận Lễ tân của khách sạn Điện lực còn có trách nhiệm tổng hợp, thanh toán đầy đủ kịp thời, chính xác mọi khoản nợ của khách, hang ngày phải có báo cáo với ban lãnh đạo về tình hình sử dụng buồng của khách sạn. Lễ tân cũng là người phải lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của khách về thực đơn, tiện nghi, giờ ăn…để thông báo kịp thời tới các bộ phận có liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Tổ buồng hoạt động 24/24 giờ trong ngày hoạt động theo chế độ ca. Nhà buồng trực tiếp phục vụ việc lưu trú của khách tại khách sạn, có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh hang ngày các trang thiết bị, vệ sinh phòng khách sạn mang lại cho khách hang có những cảm giác thoải mái nhất. Bộ phận Buồng có chức năng phối hợp với bộ phận Lễ tân theo dõi và quản lý việc thuê phòng ngủ, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, đảm bảo an toàn cho khách trong phạm vi phòng ngủ, đảm bảo vệ sinh phòng sạch sẽ. Tổ dịch vụ bổ sung: thực hiện các dịch vụ bổ sung khác như y tế, photocopy, tổ chức những chương trình du lịch, thu đổi ngoại tệ, làm thủ tục visa, hộ chiếu, thuê xe ôtô, đắng ký vé máy bay. Ngoài ra tổ chức dịch vụ bổ sung còn phục vụ cho các hội nghị, hội thảo cho các tổ chức trong và ngoài ngành. Bộ phận Nhà hàng: Bộ phận Nhà hang có chức năng thoả mãn tối đa nhu cầu ăn uống của khách, họ có chức năng cụ thể sau: xây dựng thực đơn phong phú, nghiên cứu đặc điểm của khách hang để có những thực đơn phù hợp, tổ chức tốt các khâu mua hang, nhập kho, lưu trữ, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu trong quá trình chế bíên món ăn hoặc nhiên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng cần phải tránh tình trạng thừa dẫn đến hư hỏng gây lãng phí. Nhân viên trong bộ phận này cần phải có trình độ chuyên môn trong việc chế biến thức ăn cho khách sạn, đảm bảo vệ sinh, chất lượng dinh dưỡng các món ăn cho khách sạn. Làm tốt được những công việc đó không chỉ mang lại cho khách hang sự thoả mãn tốt nhất mà còn mang lại uy tín và hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Nhà hàng bao gồm các bộ phận trực thuộc sau: tổ bếp, tổ bàn, tổ giải khát. Bộ phận nhà hang và bộ phận buồng là hai đơn vị sản xuất kinh doanh chính trực tiếp tạo ra nguồn thu chính cho khách sạn. Bộ phận phụ trợ: Phân xưởng phụ trợ có nhiệm vụ đảm bảo việc vận hành an toàn và liên tục đốí với toàn bộ hệ thống điện, nước phục vụ trong khách sạn. Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa và thay thế các thiết bị khi cần. sửa chữa kịp thời các hỏng hóc để đảm bảo buồng phòng phục vụ khách. Bảo đảm vệ sinh và cảnh quan sạch đẹp trong khách sạn, tạo cho khách sạn một môi trường thoáng đãng thoái mái. thực sự thư giãn cho khách hàng. Phân xưởng phụ trợ bao gồm các bộ phận sau: tổ vận hành, sửa chữa, tổ vệ sinh công nghiệp, tổ giặt là, phụ trợ. Như vậy bộ phận lễ tân, buồng, bộ phận phụ trợ đều có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, đặc trưng cho từng bộ phận, nhưng bên cạnh đó các bộ phận này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau theo một thể thống nhất để phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách về ăn, ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách sạn. Mỗi bộ phận đều phải tự làm tốt nhiệm vụ và chức năng của mình, đồng thời phối hợp và giúp đỡ các bộ phận khác trong khách sạn hoàn thành tốt quy trình phục vụ khách. Bộ phận lễ tân là những người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, trực tiếp nghe yêu cầu của khách khi khách mới bắt đầu đến khách sạn. Bộ phận lễ tân thay mặt khách sạn ký hợp đồng cho thuê buồng ngủ nhưng hợp đồng lại được thực hiện chủ yếu ở trên buồng. Do vậy, nhân viên bộ phận lễ tân phải nắm rõ các vấn đề thuộc về buồng ngủ trong khách sạn, như giá cả phòng, đặc điểm phòng, các trang thíêt bị trong phòng, vệ sinh buồng ngủ như thế nào, biết rõ ưu điểm của từng buồng, số lượng và các loại buồng để giới thiệu cho khách hàng và giúp khách lựa chọn loại buồng theo đúng yêu cầu sở thích và khả năng chi trả của khách. Đồng thời bộ phận buồng cũng phải thường xuyên báo cáo cho lễ tân biết tình trạng buồng như thế nào, số lượng buồng sẵn sàng phục vụ khách, số buồng cần sửa chữa để lễ tân chủ động trong việc thông báo và nhận đặt buồng của khách. Đối với các buồng hỏng bộ phận buồng cần thông báo kịp thời cho bộ phận sủa chữa để kịp thời sửa chữa và đưa vào kinh doanh thu lợi nhuận cho khách sạn tránh làng phí. Khi nhận đặt phòng của khách xong, bộ phận lễ tân cần phải báo cáo cho nhà hàng biết số lượng xuất ăn, tiêu chuẩn, giờ ăn như thế nào, đối với những khách hàng có yêu cầu riêng cần phải thông báo ngay cho nhà hàng tránh gây ra lỗi với khách. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ khách ăn uống thì bộ phận nhà hàng còn có trách nhiệm sau khi phục vụ khách xong thì phải chuyển hóa đơn xuống cho nhân viên lễ tân thực hiện việc thanh toán đối với khách. Nhân viên lễ tân của khách sạn còn chịu trách nhiệm của nhân viên thu ngân, hàng ngày phải nộp tiền cho phòng tài chính kế toán và hàng tháng giữa bộ phận lễ tân và phòng tài chính kế toán có sự đối chiếu theo dõi công nợ để kịp thời thu hồi công nợ… Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng có như thế hiệu quả kinh doanh của khách sạn mới ngày càng được tăng lên, tên tuổi của khách sạn sẽ được biết đến nhiều hơn, đời sống của nhân viên cũng được tăng lên nhờ mức lương cao... Phòng tổng hợp : Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức nhân sự, công văn giấy tờ, thủ tục hành chính, tổ chức kinh doanh, tiếp thị lên kế hoạch sản xuất, quản lý việc mua bán vật tư… Chức năng của bộ phận tổng hợp bố trí nhân lực một cách hợp lý nhất đảm bảo cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất,đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu một cách kịp thời không chỉ đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép chỉ tiêu của khách sạn theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán của nhà nước, theo dõi tình hình sử dụng vốn và tài sản để có những báo cáo kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh đạo có biện pháp xử lý nhanh chóng kịp thời. Bộ phận này còn có trách nhiệm quản lý tiền, tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho kế toán và nhân viên kinh tế dưới các phòng ban. Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra công tác thu chi theo đúng nguyên tắc, chế độ tài chính hiện hành của nhà nước. Hàng tháng, quý, năm bộ phận này lập báo cáo kế toán và tình hình sử dụng lao động, quỹ lương. Thực hiện việc trả lương cho nhân viên đúng thời hạn, đúng nguyên tắc và chính xác, tránh nhưng sai sót gây tranh cãi giữa nhân viên trong khách sạn. Phòng tổng hợp là đại diện duy nhất cho giám đốc khách sạn để phổ biến các chính sách, chế độ cũng như mọi chỉ thị, quyết định của cấp trên tới các bộ phận trong khách sạn. Giám đốc khách sạn và phó giám đốc: Giám đốc khách sạn là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của toàn bộ khách sạn, chỉ đạo các bộ phận khác thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Giám đốc khách sạn chịu trách nhiệm chính trước các công việc của khách sạn, bên cạnh đó có sự giúp đỡ của phó giám đốc khách sạn. Phó giám đốc khách sạn ngoài việc chịu trách nhiệm về các lĩnh vực, công việc cụ thể theo sự phận công, uỷ quyền của giám đốc khách sạn, còn phải trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh và nghiên cứu thị trường. Tình hình kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội Các sản phẩm khách sạn cung cấp: Sau khi được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu của công ty điện lực 1 cũng như của tổng công ty điện lực Việt Nam, khách sạn Điện lực ra đời mới chỉ là nhà khách, song sau 21 năm phát triển đi lên khách sạn Điện Lực đã đến với một lượng khách hàng ngày càng cao hơn. Khách sạn cung cấp một số dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán lưu niệm cho khách trong và ngoài nước. Dịch vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới. Dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, thông tin liên lạc, cắt uốn tóc, giặt là, mua vé máy bay, hướng dẫn du lịch…. Thị trường khách của khách sạn Điện Lực: Thuộc tổng công ty Điện Lực Việt Nam, với vị trí thuận lợi nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội khách sạn Điện Lực có rất nhiều cơ hội phát triển. Trong những năm gần đây, tình hình khách tại khách sạn Điện Lực tương đối ổn định. Trước đây khi mới thành lập với mục đích phục vụ cho công việc của tổng công ty Điện Lực Việt Nam cho nên khách chủ yếu của khách sạn là khách trong ngành điện. Nhưng gần đây do kinh doanh có hiệu quả, uy tín, được nhiều người biết đến, mối quan hệ kinh tế giữa tổng công ty với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng được mở rộng cho nên lượng khách ngoài ngành và khách quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Khách sạn Điện Lực không ngừng cải thiện về cơ sơ vật chất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thoả mãn tốt nhu cầu không chỉ khách trong ngành, ngoài ngành mà là cả khách quốc tế. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong khách sạn ngày càng được cải thiện, nhân viên được đi học, đào tạo thêm các kỹ năng nghiệp vụ, được tìm hiểu thêm về tâm lý khách hàng nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Chính vì thế mà lượng khách đến với khách sạn ngày càng tăng, đối tượng khách đến với khách sạn ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Sau đây là số lượng khách của từng loại khách đến với khách sạn Điện Lực. BẢNG: TỶ LỆ KHÁCH NGHỈ TẠI KHÁCH SẠN ( 2006 – 2008 ) Loại khách Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 SL người Tỷ trọng (%) SL người Tỷ trọng (%) SL người Tỷ trọng (%) 1. Khách trong ngành 8012 53.9 8075 51.4 9123 47.1 2. Khách nội địa ngoài ngành 4579 30.8 5112 32.5 6627 34.2 3. Khách quốc tế 2283 15.3 2538 16.1 3611 18.7 Tổng 14874 100 15725 100 19361 100 Nguồn khách sạn Điện Lực Theo bảng trên ta thấy khách trong ngành vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các năm. Điều này cũng hợp lý vì Khách sạn Điện Lực thuộc công ty điện lực 1, hàng năm Công ty điện lực 1 tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo, các đợt tổng kết cho nên lượng khách trong ngành nghỉ tại khách sạn là khá lớn. Qua bảng số liệu trên ta cũng nhận thấy được rằng lượng khách trong ngành vẫn chiếm tỷ lệ tương đốí cao trong cơ cấu khách của khách sạn. Mặc dù vậy khách trong ngành lại có xu thế tương đối giảm, thay vào đó là là lượng khách nội địa ngoài ngành, và khách quốc tế đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân khách trong ngành ngày càng giảm là do số lượng các cuộc họp ngày càng được giảm dần. Mỗi năm công ty chỉ họp một số buổi mang tính chất quyết định chứ không họp tràn lan gây lãng phí, chứ không như trước đây Công ty Điện Lực 1 và Tổng công ty Điện Lực Việt Nam các cuộc họp lên đến hàng trăm các cuộc họp. Mặt khác, các cơ sở của ngành điện lực ở các cơ sở đang dần được cải thiện vững chắc nên những biến cố đang được giảm đáng kể. Tổng số lượng khách đến với khách sạn vẫn tăng lên qua từng năm, nhưng có xu hướng chuyển dịch sang khách nội địa ngoài ngành và khách quốc tế. Tỷ trọng của khách trong ngành đang dần nhường chỗ cho khách ngoài ngành và khách quốc tế, đây là một dâu hiệu tốt đánh giá khách sạn Điện Lực đang có những bước phát triển đúng đắn, thực sự hiệu quả. Khách quốc tế vào Việt Nam với mục đích du lịch, thêm vào đó là đi với mục đích công vụ ngày càng nhiều, cho nên đây cũng là một nhân tố tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của khách sạn. Đối với khách quốc tế, những đặc điểm của họ cũng rất khác với người Việt Nam, yêu cầu về chất lượng của họ cao hơn, trong khi đó nhân viên của khách sạn Điện Lực lại chưa có nhiều hiểu biết về họ cho nên việc phục vụ họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số lượng khách quốc tế đến với khách sạn vẫn còn rất hạn chế. Hơn nữa, bộ phận nhà hàng của khách sạn hoạt động thực sự chưa có hiệu quả, một mặt do cơ sở hạ tầng chưa tốt, mặt khác là do trình độ tay nghề chưa cao, hiểu biết về sở thích của khách còn hạn chế vì vậy mà thực đơn trong nhà hàng không được phong phú, thoả mãn không cao nhu cầu khách hàng. Nhận thấy được những vấn đề đó, ban lãnh đạo khách sạn đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách. Tổ chức các lớp tìm hiểu về nhu cầu, sở thích khách hàng, tạo điều kiện cho nhân viên hiểu biết hơn về các đối tượng khách hàng. Đồng thời, nâng cấp sơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn cả về trang thiết bị trong phòng ngủ, phòng ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Thường xuyên thay đổi thực đơn, làm phong phú thực đơn tạo hứng thú cho khách hàng. Việc áp dụng chính sách giá hợp lý cũng làm tăng lượng khách đến với khách sạn trong những năm gần đây. Với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế như hiện nay cộng thêm vào đó là khả năng phục vụ khách hàng chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu mong muốn của khách hàng. Các sản phẩm của khách sạn còn rất đơn điệu chủ yếu chỉ là dịch vụ lưu trú và ăn uống còn các dịch vụ bổ sung thì còn quá khiêm tốn về mặt số lượng và chất lượng. Cho nên việc đưa ra một chính sách giá phù hợp với khả năng của khách sạn là một nhân tố rất quan trọng. Trong mỗi giai đoạn khác nhau khách sạn Điện Lực đã đưa ra những chính sách giá khá phù hợp, đảm bảo được yêu cầu đề ra trên cơ sở nghiên cứu thị trường, điểm mạnh, điểm yếu của khách sạn cùng với cơ hội và thách thức của thị trường. Sau đây là bảng giá của khách sạn trong một số năm: BẢNG: BIỂU GIÁ PHÒNG NGHỈ TẠI KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC NĂM ( 2002 – 2004 ) STT Loại phòng Số lượng Số người Khách nước ngoài (USD) Khách trong nước (VNĐ) 1 Đặc biệt 4 1 người 2 người 3 người 34 36 41 320.000 340.000 370.000 2 Loại A1 4 1 người 2 người 32 35 260.000 280.000 3 Loại A2 12 1 người 2 người 27 32 240.000 260.000 4 Loại B1 28 1 người 2 người 23 27 220.000 240.000 5 Loại B2 6 1 người 2 người 14 18 190.000 200.000 6 Loại C1 6 1 người 2 người 12 15 160.000 170.000 7 Loại C2 8 1 người 2 người 11 14 140.000 150.000 Ghi chú: Tổng cộng gồm 68 phòng Giá trên đã bao gồm ăn sáng và hoa quả đặt phòng Giá cho thuê phòng đã bao gồm thuế VAT 10% So sánh với bảng giá phòng mới nhất năm 2009: STT Loại phòng Số phòng Số người Khách nước ngoài(USD) Khách trong nước(VNĐ) Phòng nghỉ trưa 1 Loại A1 3 2 người 1 người 52 47 500.000 450.000 300.000 2 Loại A2 14 8 2 người 1 người 46 40 460.000 430.000 257.000 2 người 1 người 34 31 405.000 350.000 255.000 3 Loại B1 6 2 người 1 người 31 26 345.000 315.000 235.000 Ghi chú: Tổng số phòng là 31 phòng Toàn bộ giá cho thuê phòng đã bao gồm thuế VAT 10% Giá trên đã bao gồm ăn sáng và hoa quả đặt phòng. Giá cho thuê phòng của khách sạn Điện Lực là tương đối hợp lý với cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, khả năng cung ứng các sản phẩm của khách sạn. Giá thuê phòng tăng theo từng năm phù hợp với sự vận động của nền kinh tế, nhưng giá cả giữa các năm cũng không chênh lệch là mấy. Qua hai bảng giá cho thuê phòng của khách sạn Điện lực cho thấy rằng số lượng phòng ngủ của năm 2009 giảm đi 37 phòng so với giai đoạn 2002 – 2004. Nguyên nhân là do khách sạn chuyển sang kinh doanh cho thuê văn phòng, tổ chức hội nghị nhiều hơn là kinh doanh lưu trú. Doanh thu từ việc cho thuê văn phòng, tổ chức hội nghị đóng một phần đáng kể vào doanh thu của khách sạn. Hội trường thuê để tổ chức hội thảo của khách sạn Điện Lực tương đối đầy đủ với các trang thiết bị hiện đại, giá cả lại rất hợp lý với đội ngũ những nhân viên có khả năng tổ chức hội thảo một cách chuyên nghiệp. BẢNG GIÁ CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG 2009 Loại phòng Giá phòng(VNĐ) Ghi chú Hội trường tầng 2,3 3.500.000/ngày 3.300.000/ngày 2.000.000/1/2ngày 1.800.000/1/2ngày Giá thuê phòng hội trường đã bao gồm 1 màn chiếu, 1micro không dây, 1 micro có dây và nước chè đại trà Kê bàn và ghế cho đại biểu Kê ghế, không kê bàn Kê bàn và ghế cho đại biểu Kê ghế, không kê bàn Hội trường tầng 1 1.600.000/ngày 900.000/1/2ngày Kê bàn và ghế cho đại biểu Kê ghế cho đại biểu Phòng họp VIP 1.700.000/ngày 1.500.000/ngày 900.000/1/2ngày 800.000/1/2ngày Kê bàn và ghế cho đại biểu Kê ghế, không kê bàn Kê bàn và ghế cho đại biểu Kê ghế, không kê bàn Ghi chú: toàn bộ giá cho thuê phòng đã bao gồm VAT Như vậy thị trường khách của khách sạn có ba loại khách chủ yếu đó là khách trong ngành điện, khách nội địa ngoài ngành và khách quốc tế. Tổng lượng khách đến với khách sạn không ngừng tăng lên, theo đó có sự thay đổi trong cơ cấu khách của khách sạn, tỷ trọng khách trong ngành dần giảm đi nhường chỗ cho tỷ trọng của khách ngoài ngành, đặc biệt là khách quốc tế. Khách sạn cần phải phát huy hơn nữa điểm mạnh, đồng thời hạn chế các điểm yếu để khách sạn hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Kết quả kinh doanh khách sạn Điện Lực: Sau 21 năm thành lập và phát triển khách sạn Điện lực đã gặt hái được những thành công đáng kể, điều đó không chỉ được thể hiện số lượng khách đến với khách sạn ngày càng tăng, tỷ trọng trong cơ cấu khách cũng có xu hướng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho khách sạn như đã trình bày ở trên mà nó còn được thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu của khách sạn qua từng năm, từng giai đoạn kinh tế. TỶ LỆ DOANH THU CỦA KHÁCH SẠN ( 2007 – 2008 ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 SL (triệu đồng ) Tỷ trọng (%) SL (triệu đồng ) Tỷ trọng (%) SL (triệu đồng ) 1. DT khách trong ngành 5386.1 43 7840.4 41.9 2454.3 2. DT khách ngoài ngành 4789.8 38.2 7298.7 39 2508.9 3. DT khách quốc tế 2350.4 18.8 3585.8 19.1 1235.4 Tổng 12526.3 100 18724.9 100 6198.6 Bảng số liệu trên cho thấy doanh thu từ khách trong ngành chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ thuận với tỷ trọng của khách trong ngành trong cơ cấu khách. Doanh thu của khách trong ngành cũng tăng dần lên nhưng lại có xu hướng giảm trong cơ cấu, thay thế vào đó là sự chiếm tỷ trọng ngày càng lớn của khách nội địa ngoài ngành và khách quốc tế. Để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Điện Lực như thế nào cần xem xét cơ cấu doanh thu theo các dịch vụ mà khách sạn cung cấp. BẢNG TỶ LỆ DOANH THU CÁC LOẠI DỊCH VỤ STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng DT Trđ 9554.736 10743.65 12526.3 18724.9 2 DT lưu trú Trđ 5673.036 6234.098 7185.647 10259.6 Tỷ trọng % 59.37 58.03 57.36 54.79 3 DT ăn uống Trđ 2486.05 2875.44 3448.865 5386.74 Tỷ trọng % 26.02 26.76 27.53 28.77 4 DT DV khác Trđ 1395.65 1634.112 1891.788 4078.56 Tỷ trọng % 14.61 15.21 15.11 16.44 Nguồn Khách sạn Điện Lực Như vậy khách sạn Điện Lực đã nỗ lực kinh doanh và đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Doanh thu của khách sạn không ngừng tăng lên qua các năm. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ cao nhất, tăng hàng năm nhưng laij có xu hướng giảm trong cơ cấu. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống và doanh thu từ các dịch vụ khác cũng tăng lên cùng với sự phát triển của kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhưng với tốc độ cao hơn, chính vì thế trong cơ cấu doanh thu nó có xu hướng tăng rõ rệt. Trong 3 năm 2005, 2006, 2007 doanh thu của khách sạn tăng tương đối ổn định, doanh thu có tăng nhưng với tốc độ chậm và ổn định, nhưng cho đến năm 2008 thì doanh thu lại tăng một cách vượt bậc so với năm 2007. Năm 2008 Việt Nam chính thức gia nhập WTO cho nên đây cũng là sự kiện tạo sức hút về khách du lịch lớn, đặc biệt là khách công vụ, cho nên doanh thu của khách sạn tăng khá nhanh. Năm 2009, là một năm sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội cho khách sạn có thể làm tăng doanh thu của khách sạn, nhờ vào lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng tăng. Qua hai bảng số liệu trên cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của khách sạn khá hiệu quả, vì khách sạn là khách sạn nhà nước còn có nhiều hạn chế mà kinh doanh lại khá hiệu quả như vậy. Chính vì thế nếu có những phương hướng phát triển đúng đắn khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111303.doc
Tài liệu liên quan