Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM 4

1.1.Thực trạng chung hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam 4

1.1.1.Về công suất : 4

1.1.2.Về chất lượng nước : 7

1.1.3.Về chống thất thu, thất thoát nước : 9

1.1.4.Về chất lượng thi công và thiết bị 12

1.1.5.Về quản lý,vận hành và bảo trì : 13

1.1.6.Nhận xét chung 14

1.2.Thực trạng chung hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam 22

1.2.1.Thực trạng hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam 22

1.2.2.Những tồn tại cần khắc phục trong hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam 23

1.2.3. Nguyên nhân 25

CHƯƠNG II.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CHO NHỮNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 26

2.1.Thực trạng đầu tư xây dựng các dự án cấp thoát nước đô thị sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua 26

2.1.1. Khái quát tình hình,đặc điểm các nguồn vốn đầu tư cho các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam thời gian qua 26

2.1.2. Tình hình đầu tư,sử dụng nguồn vốn ODA các dự án cấp thoát nước trong thời gian qua 28

2.2.Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án cấp thoát nước đô thị sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua 35

2.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quá sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam 35

2.2.1.1-Về sản xuất và tiêu thụ nước. 35

2.2.1.2- Về tỷ lệ nước thất thoát. 35

2.2.1.3-Về chi phí . 36

2.2.1.4-Về tài chính. 36

2.2.1.5-Về hiệu quả kinh tế vốn đầu tư : Hiện giá thu nhập thuần(NPV) và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ kinh tế (EIRR). 36

2.2.1.6- Chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của dự án: 37

2.2.1.7-Về xã hội : 38

2.2.2.Hiệu quả đạt được trong việc sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực cấp thoát nước 41

2.2.2.1.Hiệu quả về mặt sản xuất và cung cấp nước 41

2.2.2.2.Hiệu quả về xã hội 43

2.2.2.3.Hiệu quả về tài chính 45

2.2.2.4.Hiệu quả về nâng cao nguồn nhân lực và thiết bị vật tư 45

2.3.Những tồn tại cần khắc phục trong việc sử dụng nguồn vồn ODA cho lĩnh vực cấp thoát nước 48

CHƯƠNG III.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM 53

3.1. Định hướng phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Việt Nam 53

3.1.1.Dự báo nhu cầu dùng nước các đô thị 53

3.1.2.Định hướng phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Việt Nam 55

3.1.2.1.Mục tiêu trước mắt 55

3.1.2.2.Mục tiêu dài hạn 56

3.1.2.3.Kế hoạch định hướng đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam 58

3.1.2.4.Kế hoạch định hướng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam 59

3.2.Các nhóm giái pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Việt Nam 61

3.2.1.Nhóm giải pháp về chính sách 61

3.2.1.1.Quy hoạch sử dụng vốn ODA 61

3.2.1.2.Quy trình và thủ tục trong tiếp nhận sử dụng vốn ODA 61

3.2.1.3.Về vấn đề đấu thầu 62

3.2.1.4.Về vấn đề giải ngân và vốn đối ứng 62

3.2.1.5.Về chính sách tài chính 63

3.2.2.Giải pháp về quản lý 63

3.2.2.1.Các công cụ quản lý khi quyết định đầu tư các dự án cấp thoát nước sử dụng vốn ODA 63

3.2.2.2.Hệ thống quản lý ngành cấp thoát nước 64

3.2.3.Giải pháp về đào tạo 64

3.2.3.1.Nâng cao năng lực cán bộ quản lý các dự án ODA 64

3.2.3.2.Tổng kết,biên soạn các tài liệu hướng dẫn và đào tạo 64

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 67

I.Đối với nhà nước 67

II.Đối với ngành 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãi xuất 0%,thời hạn vay 40 năm, ân hạn 10 năm. Điều kiện các công ty cấp nước vay lại là :lãi xuất 6,11 % năm, thời hạn vay 25 năm, 5 năm ân hạn. -Phần vốn ODA vay để đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản cố định của ngành cấp nước. Từ năm 1993 đến năm 2008 phần vốn ODA được sử dụng để đầu tư cho ngành cấp thoát nước và phát triển đô thị chiếm 9,17% tổng số vốn ODA đã được đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn đó Bảng 2.2: Bảng danh mục các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn ODA được kí kết trong giai đoạn 2000-2008 STT Tên dự án Nguồn vốn Năm kí kết Số tiền đầu tư (triệu USD) 1 Dự án cấp nước và vệ sinh các thành phố,thị xã ADB 2002 60.00 2 Dự án nâng cấp hệ thống cấp nước đô thị miền Trung ADB 2005 20.00 3 Dự án phát triển hệ thống cấp nước các đô thị vừa và nhỏ miền Trung ADB 2007 53.00 4 Dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam WB 2004 112.00 5 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường TP.Hải Phòng giai đoạn 2 Phần Lan 2000 4.75 6 Dự án phát triển hạ tầng cơ sở đô thị Nam Định giai đoạn 2 (cấp thoát nước) Thuỵ Sỹ 2000 1.60 7 Dự án phát triển hạ tầng cơ sở Đồng Hới giai đoạn 2 Thuỵ Sỹ 2000 0.84 8 Dự án môi trường Việt Nam-Canada Canada 2000 7.90 9 Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An Đan Mạch 2000 6.71 10 Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Australia 2001 12.69 11 Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường UNICEF 2001 18.00 12 Dự án phát triển đô thị Việt Trì Đan Mạch 2001 2.19 13 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường 3 thị xã Bạc Liêu,Kiên Giang,Đồng Tháp Australia 2002 25.00 14 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường một số thị xã Pháp 2002 11.24 15 Dự án cấp nước thị xã Quảng Ngãi Italia 2002 2.27 16 Dự án cấp nước Đức Phổ (Quảng Ngãi) Nhật Bản 2003 0.46 17 Dự án cấp nước Phú Bài (Huế) Nhật Bản 2003 1.10 18 Dự án cấp nước Nam Phước (Quảng Ngãi) Nhật Bản 2004 0.94 19 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh Đan Mạch 2004 0.73 20 Dự án cấp nước một số thị trấn,thị xã Pháp 2008 12.00 Nguồn: Bộ Xây Dựng Bảng 2.3:Danh mục đầu tư vốn ODA cho một số địa phương nhằm mục tiêu phát triển hệ thống cấp nước đô thị giai đoạn 2005-2010 STT Địa phương Thị Trấn Nhà máy Cống suất cấp nước hiện nay (m3/ngđ) Công suất cấp nước dự kiến (m3/ngđ) Nguồn vốn ODA 1 TP.Điện Biên NMN TP.Điện Biên 16.000 Nauy 2 TX.Lai Châu Cty XD-CN Lai Châu 3.500 8.000 Nauy 3 TX.Sơn La Chiềng Ngân 10.000 Bỉ 4 H.Mộc Châu 1.500 12.000 Hàn 5 H.Lương Sơn Lương Sơn 12.000 Hàn 6 H.Kim Bôi Cao Phong 5.000 Hàn 7 H.Thọ Xuân Lam Sơn NMN Lam Sơn 8.400 Đan Mạch 8. H.Ngọc Lặc Ngọc Lặc 10.000 Phần Lan 9 H.Nghi Lộc Quán Hành 31.400 Phần Lan 10 H.Chợ Mới Chợ Mới NMN Chợ Mới 1.100 Ý 11 H.Tiên Lữ Vương TT.Vương-Di Chế-Hải Triều 1.500 Phần Lan 12 TX.Đồ Sơn 6.000 10.000 Phần Lan 13 TX.Sông Công NMN Sông Công 15.000 20.000 Nauy 14 TP.Thái Bình Cty CN Thái Bình 10.000 20.000 Phần Lan 15 Phúc Yên 20.000 Ý 16 H.Đức Hoà Đức Hoà Cty Hoà Khánh Tây 80.000 Hàn Quốc 17 TX.Sa Đéc NMN Sa Đéc 11.600 18.000 Úc 18 TP.Mỹ Tho NMN Mỹ Tho 10.000 20.000 Pháp 19 Bạc Liêu NMN số 1+15 10.000 15.000 Úc 20 H.Tam Bình Tam Bình NMN Tam Bình 1.000 1.500 Úc 21 TX.Hà Tiên NMN TX.Hà Tiên 8.000 10.000 Úc 22 Vĩnh Long NMN Hưng Đạo Vương 10.000 14.500 Úc Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế_Bộ Xây Dựng Chiều 31/3/2009, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Công hàm trao đổi giữa Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Matsuo và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc liên quan đến 4 dự án vốn vay ODA với tổng giá trị 83,2 tỉ Yên (tương đương 900 triệu USD) Trong đó vốn đầu tư cho dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường Hà Nội 29,289 tỉ Yên và dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường TP Hải Phòng 21,306 tỉ Yên được thực hiện nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường và các đối sách chống lũ lụt tại Hà Nội và Hải Phòng. Trong giai đoạn 1 của Dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội (kết thúc vào năm 2005), đã tiến hành cải tạo một số sông hồ lớn trong thành phố, xây dựng trạm bơm (hồ điều tiết Yên Sở, trạm bơm Yên Sở).Tiếp nối dự án trên, dự án lần này sẽ tiến hành cải thiện môi trường lưu vực sông nối với các sông chủ yếu trong thành phố, xây dựng trạm bơm với công suất thoát nước gấp đôi nhằm cải thiện tình trạng lũ lụt và môi trường tại Hà Nội .Bằng việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải quy mô bậc trung tiếp theo nhà máy xử lý nước thải được xây dựng thí điểm trong giai đoạn 1 dự án hy vọng sẽ đóng góp vào việc cải thiện tình trạng vệ sinh của thành phố. 2.2.Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án cấp thoát nước đô thị sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua 2.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quá sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam Theo tài liệu “ Hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án cấp nước và vệ sinh” của CMPS &F with Coffey MPW Australia, tài liệu “Xác định các chỉ số” của Water & Sanitation Division của Ngân hàng thế giới, tài liệu “Second Water Utilities Data Book” của Ngân hàng phát triển châu Á thì có rất nhiều chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật phản ánh các khía cạnh khác nhau về hiệu quả kinh tế đầu tư các dự án cấp nước như sau : 2.2.1.1-Về sản xuất và tiêu thụ nước. -Khối lượng nước sản xuất :Tổng khối lượng nước hàng năm đã cung cấp tới hệ thống phân phối cho nhân dân sử dụng hàng ngày). -Khối lượng nước tiêu thụ : Tổng khối lượng nước hàng năm đã bán cho nhân dân sử dụng hàng ngày. 2.2.1.2- Về tỷ lệ nước thất thoát. Tỷ lệ nước thất thoát (%): {Tổng lượng nước sản xuất hàng năm (m3)- }/ {tổng lượng nước thu hàng năm qua hoá đơn}x100/{Tổng lượng nước sản xuất hàng năm (m3)}. 2.2.1.3-Về chi phí . -Chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm (US$/m3): {Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm(US$)}/ {tổng lượng nước sản xuất hàng năm (m3)}. -Giá nước trung bình (US$/m3): {tổng nguồn thu hàng năm qua hoá đơn}/ {tổng lượng nước tiêu thụ hàng năm (m3)}. 2.2.1.4-Về tài chính. -Tỷ số vận hành : {Chi phí vận hàng và bảo dưỡng hàng năm}/ {tổng nguồn thu hàng năm qua hoá đơn}. -Tỷ lệ hoàn trả vốn vay: Số tiền thu được từ lợi nhuận vận hành/Tổng số tiền phải trả. 2.2.1.5-Về hiệu quả kinh tế vốn đầu tư : Hiện giá thu nhập thuần(NPV) và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ kinh tế (EIRR). Chỉ tiêu cho phép xác định việc bảo đảm rằng các nguồn lực đang sử dụng đã dùng hiệu quả trong cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Việc phân tích và xác định chỉ tiêu dựa trên việc so sánh các dịch vụ cấp nước và vệ sinh tại địa phương khi “có” và “không có” dự án. Trong trường hợp “có dự án” việc cấp nước sẽ tăng theo năng lực thiết kế và các nhu cầu đã dự tính trước từ dân số đô thị và nông thôn, tạo ra các lợi ích tăng thêm cho các khách hàng dùng nước. Không có đầu tư tăng thêm thông qua dự án, hệ thống cấp nước hiện tại sẽ dẫn tới khuynh hướng mất chất lượng từ việc tổn thất sản lượng bởi các bơm và trạm xử lý bị hư hỏng đi và tăng số phần trăm lượng nước tổn thất bởi hệ thống phân phối bị hư hỏng.Ngoài ra trong việc phân tích lợi ích kinh tế chi phí dự án các chi phí tăng thêm , các lợi nhuận và tiết kiệm chi phí của dự án mới được kết hợp sử dụng các tính toán giá trị hiện tại để cung cấp bức tranh tổng thể về khả năng đứng vững của dự án. 2.2.1.6- Chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của dự án: Hiện giá thu nhập thuần( NPV) và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ tài chính (FIRR). Chỉ tiêu cho phép đánh giá giá trị của dự án từ quan điểm của chủ dự án hoặc công ty cấp nước, người vận hành việc cấp nước mới và các dịch vụ vệ sinh và phải trả các khoản nợ phát sinh trong việc xây dựng. Chỉ số NPV cần lớn hơn O. FIRR là Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ tài chính được tính với tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này NPV=0. Nếu FIRR là tương đương hoặc lớn hơn tỷ lệ vốn vay đầu tư , dự án sẽ có hiệu quả khi sử dụng các nguồn vốn vay đó Bên cạnh đó những người cho vay ODA cho các dự án cấp nước thường yêu cầu phải có các mục tiêu tài chính cần đạt được cho việc thực hiện và vận hành dự án và coi đó như là điều khoản trong hiệp định vay vốn của dự án cấp nước. Những mục tiêu tài chính này nhằm bảo đảm kiểm soát hoạt động tài chính của dự án và việc đáp ứng các chỉ tiêu đưa ra bảo đảm cho dự án đầu tư có hiệu quả và đủ khả năng trả nợ. Các yêu cầu về mục tiêu tài chính cho các dự án cấp nước vay vốn ODA là : Tỷ lệ hoàn trả vốn vay (Debt Service Ratio-DSR). Tiền thực tế tạo ra/ Tổng số tiền phải trả . Tỷ lệ này thường là 1 tới 1,2. Hệ số tự bổ sung vốn (Self Financing Ratio- SFR). Tỷ lệ giữa tổng tiền thu được trong nội bộ công ty sau khi đã trừ lãi vay vốn trên tổng chi phí vốn.Tỷ lệ này không nhỏ hơn 15%. Tỷ lệ hoàn trả vốn thực tế (Rate of Return percent-RRP). Thu nhập thuần trước trả lãi nhưng sau sau thuế trên tổng tài sản cố định .Tỷ lệ này không nhỏ hơn 5%. Hệ số nợ vốn ( Debt Equity Ratio-DER) Tỷ lệ giữa vốn vay và vốn tự có . Kiến nghị tỷ lệ này là 60:40. 2.2.1.7-Về xã hội : Hiệu quả kinh tế đầu tư về mặt xã hội của dự án cấp nước thể hiện qua việc nâng cao mức sống và điều kiện sinh hoạt của nhân dân, nâng cao mức sống và cải thiện môi trường. Một số chỉ tiêu được đưa ra như sau: -Tỷ lệ dịch vụ : % ={( số hộ đấu nối x số người của hộ đấu nối) +( số vòi công cộng x số người sử dụng vòi công công)} x100/(tổng số dân đô thị). -Lượng nước tiêu dùng : lít/ngày ={lượng nước tiêu thụ hàng năm (m3) cho hộ đấu nối x 1000/365}/ ( số hộ đấu nối x số người của hộ đấu nối). - Số người dân được phục vụ : ={( số hộ đấu nối x số người của hộ đấu nối) +( số vòi công cộng x số người sử dụng vòi công công) Tuỳ theo từng dự án những chỉ tiêu kinh tế- xã hội được tính toán và đưa ra nhằm xác định những lợi ích xã hội thu được từ dự án cũng như sự đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chung của xã hội Nhận xét: Qua tài liệu và kinh nghiệm nước ngoài trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư, chỉ tiêu kinh tế –kỹ thuật và chỉ số hiệu quả kinh tế đầu tư trong các dự án đầu tư cấp nước sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á...nêu trên có thể thấy rằng, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật hiệu quả kinh tế đầu tư của dự án gắn chặt với mục tiêu cần đạt được của dự án, cụ thể nhằm bảo toàn phát triển vốn, đảm bảo trả nợ được vốn vay, điều này được biểu hiện tập trung ở kết quả tài chính của dự án thông qua các chỉ tiêu và chỉ số mà dự án cấp nước cần đạt được, phản ánh trên các khía cạnh khác nhau của dự án. Tuy nhiên qua nghiên cứu trên cũng cho thấy có một số vấn đề mà khi tiến hành xác lập tổng mức đầu tư phân tích, lựa chọn chỉ tiêu, chỉ số kinh tế-kỹ thuật hiệu quả kinh tế đầu tư các dự án cấp nước cần được xem xét, cân nhắc do những đặc điểm quản lý của nền kinh tế nước ta nói chung và việc quản lý, đầu tư các dự án cấp nuớc nói riêng hiện nay. Đó là: -Do bối cảnh hiện tại của nước ta, chỉ tiêu dùng nước trên đầu người còn thấp, khối lượng nước sạch cần được cung cấp cho đời sống xã hội nói chung và đặc biệt cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của dân cư nói riêng là rất lớn; trong khi đó mức thu nhập của đại bộ phận các tầng lớp trong cư dân còn thấp thậm chí ở một số vùng còn rất thấp. Vì thế, đối với các dự án cấp nước sạch vấn đề tính toán hiệu quả không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế( ngay cả trong tình hình hiện nay, theo quy định, cấp nước sạch không thuộc lĩnh vực công ích) mà còn là vấn đề xã hội, bởi những lợi ích xã hội của các dự án cấp nước đem lại thực tế là hết sức to lớn, do vậy, việc xác định chỉ tiêu, chỉ số hiệu quả kinh tế của dự án cấp nước cũng cần phải được tính đến trong chừng mực nhất định cho phù hợp với thực tế nước ta hiện nay. -Báo cáo của Vụ quản lý Kiến trúc- Quy hoạch về: Tình hình quản lý và phát triển cấp nước đô thị Việt nam đến năm 2000 Chương trình-Kế hoạch đầu tư -Phát triển đến năm 2005 và 2010 đã tổng kết “Chương trình cấp nước cho 61 thành phố, thị xã tỉnh lị có tổng mức đầu tư đầu tư hơn 1 tỷ USD trong đó nguồn vốn nước ngoài viện trợ không hoàn lại khoảng 200 triệu USD, vốn vay ODA của các Chính phủ khoảng 400 triệu USD, vốn vay của các tổ chức quốc tế khoảng 350 triệu USD đồng thời Chính phủ Việt nam và các địa phương đầu tư gần 2000 tỷ đồng ...”.Theo số liệu trên có thể nói rằng mặc dù các dư án cấp nước được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nhưng phần vốn vay chiếm tỷ trọng chủ yếu (tới 80%). Việc sử dụng nguồn vốn vay liên quan tới việc trả nợ và với cơ chế vay lại với lãi xuất 6%-7% thì cứ 100 triệu USD vay đầu tư hàng năm phải trả tới 6-7 triệu USD lãi như hiện nay các công ty cấp nước thực tế khó có khả năng trả nợ và thời gian trả nợ đã đến rất cần. Như vậy có thể nói rằng việc phân tích hiệu quả kinh tế của dự án cấp nước rất cần đưa ra chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ hoặc khả năng tài chính của dự án để qua đó có thể thấy rằng dự án có khả năng trả nợ đúng hạn các nguồn vốn vay nước ngoài. -Hiệu quả đầu tư của dự án cấp nước trên thực tế chỉ có thể phù hợp với những tính toán khi quyết định đầu tư một khi có thể kiểm soát quá trình vận hành. Việc đưa ra chỉ tiêu và trị số vận hành của dự án cấp nước là cần thiết bởi nó cho phép kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp công nghệ, thiết bị khi đầu tư dự án cấp nước thông qua các chi phí vận hành trong báo cáo khả thi. Mặt khác chi phí vận hành cho biết mức độ cần đáp ứng trong quá trình vận hành sau đầu tư bảo đảm rằng việc tuân thủ theo trị số vận hành như trong báo cáo khả thi sẽ cho phép dự án cấp nước có được hiệu qua đầu tư như tính toán. - Một vấn đề rất quan trọng đã được đề cập ở phần trên trong việc bảo đảm chỉ số hiệu quả đầu tư dự án cấp nước đủ độ tin cậy là các chi phí cơ bản của các thành phần chi phí cấu thành tổng vốn đầu tư của dự án cấp nước. Việc xây dựng các thông số này dựa trên cơ sở tính toán, thống kê không chỉ giúp cho việc tính toán, xác định tổng mức đầu tư chính xác, đủ độ tin cậy trên cơ sở đó có được trị số hiệu quả đầu tư đúng mà còn giúp ngay cho cả quá trình kiểm tra, so sánh của người kiểm tra dự án. Mặc dù việc đưa ra các số liệu trên một cách đầy đủ, chi tiết đòi hỏi cần phải có thời gian xử lýcác số liệu và hướng dẫn sử dụng nhưng đó là việc làm cần thiết 2.2.2.Hiệu quả đạt được trong việc sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực cấp thoát nước 2.2.2.1.Hiệu quả về mặt sản xuất và cung cấp nước Việc đầu tư xây dựng,mở rộng và cải tạo các hệ thống cấp nước bằng nguồn vốn ODA làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước,cung cấp cơ sở hạ tầng về cấp nước cần thiết cho sự phát triển công nghiệp,cung cấp nước sạch hơn và an toàn cho công đồng.Bằng nguồn vốn ODA tổng công suất cấp nước của thập kỷ 90 đã tăng gấp 2 lần với thập kỷ 80, mạng phân phối cấp nước đã tăng khoảng 60% dân số đô thị dùng nước mà trong thập kỷ 80 chỉ có dưới 40% dân số đô thị được cấp nước.Chất lượng cũng đã được chú ý cải thiện hơn qua việc thay thế đường ống phân phối cũ và đầu tư công nghệ xử lý hiện đại. Đối với dự án cấp nước đô thị Việt Nam cho 5 thị xã:Bắc Giang,Bắc Ninh,Hà Tĩnh,Trà Vinh và Vĩnh Long,đây là dự án lớn nhất trong ngành cấp thoát nước được hưởng nguồn vốn ODA của chính phủ Úc với tổng kinh phí xấp xỉ 564 tỷ đồng tương đương với 69,8 triệu đô la Úc,trong đó chính phủ Úc viện trợ không hoàn lại 404 tỷ đồng,phần còn lại là đóng góp của chính phủ Việt Nam Với thời gian thực hiện là 5 năm (1995-2000) dự án đã kết hợp các yếu tố phát triển cơ sở vật chất,phát triển xã hội,khuyến khích các hoạt động kinh tế trong nước góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ thống cấp nước sao cho sử dụng an toàn,lâu dài và hiệu quả đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh mội trường của các thị xã trên.Do được chuẩn bị kĩ từ khâu dự án nên hiệu quả công trình mang lại cao hơn kể cả về mặt đào tạo kĩ thuật,nhân lực cũng như quản lý.Sau khi kết thúc dự án tổng công suất cấp nước tại 5 thị xã được nâng từ 27.500 m3/ngđ lên 74.500 m3/ngđ phục vụ cho nhu cầu của 405.500 người dân tại 5 thị xã.Như vậy tỷ lệ người dân tại đây được cung cấp nước sạch sau khi dự án kết thúc đạt 90% dân nội thị và 60% dân ngoại thị so với 30% trước khi có dự án Bên cạch đó do được tiếp nhận các dự án ODA để xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước,nên nhiều loại công nghệ và thiết bị hiện đại của nhiều nước trên thế giới đã được áp dụng.Điều này đảm bảo nước sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thiết bị có độ tin cậy cao và hệ thống được điều khiển tự động, giảm chi phí điện năng.Tuy nhiên nước ta vẫn còn là một nước nghèo,lao động thủ công là chủ yếu,dân số tăng nhanh vì vậy công nghệ sản xuất một mặt phải đổi mới hiện đại hoá nhanh chóng,mặt khác phải phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.Ở một số thành phố lớn đã áp dựng công nghệ mới hiện đại,có dây chuyền xử lý thích hợp với từng nguồn nước và từng đối tượng dùng nước,chất lượng nước đảm bảo theo yêu cầu khử trùng triệt để,thiết bị có độ tin cậy cao và hệ thống được điều khiển tự động.Ngoài ra,ở từng địa phương có áp dụng công nghệ thích hợp,có tính linh hoạt cao.Những công nghệ này gắn liền với thực trạng những công trình có sẵn,góp phần cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu bức bách trước mắt,giảm chi phí điện năng (vì hiện nay chi phí này chiếm đến 40% giá thành nước).Hiện nay trên một số hệ thống cấp nước có tỉ lệ thất thoát rò rỉ lên tới 50-60% thông qua các dự án ODA,ở một số địa phương đã áp dụng công nghệ hiện đại để phát hiện rò rỉ,kịp thời sửa chữa chống thất thoát. 2.2.2.2.Hiệu quả về xã hội Nâng cao sức khoẻ người dân thông qua việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.Cơ sở hạ tầng của đô thị phát triển,tạo điều kiện phát triển kinh tế của đô thị,của tỉnh.Môi trường đô thị được bảo vệ. Nhiều dự án thoát nước và xử lý nước thải đã giúp làm giảm thời gian ngập úng tại một số trọng điểm trong trung tâm thành phố,ví dụ như dự án thoát nước Hà Nội đã hoàn thành một số hồ điều hoà,trạm bơm bờ sông,hoàn thành gói thầu kè bờ,làm sạch môi trường sông Kim Ngưu quận Hai Bà Trưng.Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai một số dự án thoát nước rất có hiệu quả,đặc biệt là cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè cải thiện đời sống cho 35.000 hộ dân nghèo kết hợp với việc cải thiện môi trường Dự án cấp nước và vệ sinh sử dụng vốn vay của Ngân hàng Á Châu (ADB) cho các thành phố, thị xã thuộc tỉnh Tuyên Quang, Ninh Bình,Vinh,Đồng Hới,Đông Hà,Quy Nhơn,Bến Tre có tổng mức đầu tư được duyệt lên đến 92 triệu USD,trong đó vay ADB là 69 triệu USD bao gồm Ngân sách nhà nước cấp phát là 22,53 triệu USD (33%),vay lại của Chính phủ là 44,69 triệu USD (67%),thời hạn vay là 25 năm trong đó có 5 năm ân hạn.Lãi suất 0%,phí dịch vụ 1%,vốn đối ứng là 23 triệu USD.Thời gian thực hiện dự án dự kiến bắt đầu từ năm 1997 và kết thúc vào năm 2001 song do nhiều nguyên nhân dự án bị khởi động chậm (tháng 2/1998) nên đến năm 2003 mới kết thúc.Dự án sau khi hoàn thành đã mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội to lớn cho các thành phố thị xã có dự án.Tổng công suất cấp nước của 7 đô thị là 224.500m3/ngđ ,chất lượng nước đạt tiêu chuẩn,đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ trong ngày,tỷ lệ cấp nước hiện nay trung bình là 36% sẽ tăng lên 90-100% vào năm 2020 với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 110 lít/người/ngày.Qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,sản xuất của nhân dân,đảm bảo điều kiện sống cũng như vệ sinh môi trường cho các thành phố,thị xã trên. Trong giai đoạn 1993-2002 thành phố Đồng Nai đã được tiếp nhận 65,24 triệu USD vốn vay ODA cho 05 dự án lớn trong đó có 03 dự án cấp thoát nước.Nhờ đó đã xây dựng được hệ thống cấp nước Thiện Tân 100.000m3 ngày đêm cho các khi công nghiệp Biên Hoà đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trước mắt và lâu dài phục vụ phát triển kinh tế và xã hội cho địa phương hay hệ thống cấp nước Nhớm Trạch 100.000m3 ngày đêm.Bên cạnh đó nhờ nguồn vốn ODA này thành phố Đồng Nai đã trực tiếp chỉ đạo quản lý dự án thoát nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm sông Đồng Nai,xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm tới năm 2010,hướng dẫn các doanh nghiệp kiểm soát giảm thiểu chất thải và phòng chống ô nhiễm môi trường góp phần quan trọng trong việc giao lưu trao đổi hàng hoá thương mại qua hệ thống sông Đồng Nai nhằm cải thiện đời sống mọi mặt đô thị,nông thôn mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ đời sống nhân dân trong các vùng được thụ hưởng những dự án ODA này. 2.2.2.3.Hiệu quả về tài chính Sau thời gian ân hạn các công ty Cấp nước sẽ bắt đầu trả lãi cho nhà nước,đáp ứng được yêu cầu trả nợ mỗi công ty cấp nước sẽ có đủ nguồn tiền cần thiết để hoạt động như một doanh nghiệp tài chính độc lập.Vì thế các mục tiêu tài chính và chỉ số tài chính để thiết lập mức giá nước và kiểm soát tình hình tài chính,bảo đảm các Công ty cấp nước đáp ứng được yêu cầu trả nợ vốn vay ODA là: -Tỷ lệ trả nợ (tỉ suất thu hồi vốn đầu tư) ít nhất là 1.1 khi hoàn thành dự án và 1.2 vào 5 năm sau để đảm bảo các công ty cấp nước có nguồn tiền cần thiết để đáp ứng yêu cầu trả nợ -Tỷ lệ đầu tư không nhỏ hơn 15% vào năm kết thúc dự án và 20% vào 5 năm sau -Thời gian thu hồi tiền bán nước không quá 90 ngày để đảm bảo nguồn tiền mặt không bị ảnh hường bởi các hoá đơn tiền nước không thu được hoặc bị trả chậm 2.2.2.4.Hiệu quả về nâng cao nguồn nhân lực và thiết bị vật tư Năng lực của những công ty có dự án cấp nước sử dụng vốn ODA đã tăng lên đáng kể,công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng như khả năng quản lý được nâng cao.Đội ngũ cán bộ tham gia dự án không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn,tiếp cận với nhiều kiến thức về quản lý,khoa học kĩ thuật,có điều kiện làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài để học hỏi nâng cao được trình độ.Nhằm đáp ứng yêu cầu về vật tư thiết bị cho các dự án cấp nước có sử dụng vốn ODA, nhiều cơ sở sản xuất các thiết bị vật tư, phụ tùng ngành nước đã phát triển góp phần làm giảm tỷ lệ thiết bị nhập khẩu. Thời gian qua,Nhật Bản đã tài trợ không hoàn lại cho dự án hệ thống cấp nước Gia Lâm với số tiền 5,5 triệu USD,công suất cấp nước là 30.000 m3/ngày đêm.Dự án mở rộng hệ thống cấp nước ngầm cho Thành phố Hải Dương với công suất 10.200 m3/ngày đêm với vốn tài trợ lên tới 3.1 tỷ Yên.Các dự án này mang lại nhiều lợi ích cho các tỉnh được thụ hưởng đặc biệt là về chất lương,hiệu quả các thiết bị vật tư vì đối với các dự án dùng vốn tài trợ theo chương trình JBIC của Nhật này thì sẽ được cung cấp các thiết bị vật tư nhỏ lẻ để sửa chữa nâng cấp các trạm xử lý hiện có hoặc lắp đặt các trạm xử lý mới. Còn đối với dự án ODA của Đan Mạch tại Đà Lạt và Buôn Mê Thuột mỗi dự án đều chia ra làm 2 đợt,đợt I các công trình xử lý,đợt II liên kết mạng lưới phân phối thành một hệ thống đồng bộ.Dự án từ lập báo cáo khả thi đến hướng dẫn thi công đều do các hãng Đan Mạch thực hiện thông qua các đơn vị thi công Việt Nam chính vì thế đã đào tạo được lực lượng duy tu bảo dường ở địa phương một cách vững chắc từ khâu vận hành,bảo dưỡng thiết bị ở nhà máy đến việc tính toán xây dựng quản lý và điều hành mạng lưới. Kết luận: Trong thời gian qua nguồn vốn ODA đã phát huy vai trò hết sức to lớn của mình trong các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam.Nguồn vốn này đã góp phần quan trọng cải thiện đáng kể tình hình cấp thoát nước tại các đô thị hiện nay, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân cũng như các khu công nghiệp góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh,giải quyết công ăn việc làm,thu nhập cho nhân dân phục vụ đắc lực công cuộc xoá đói giảm nghèo,nâng cao trình độ dân trí,tạo nguồn nhân lực vật lực để phát triển kinh tế xã hội.Việc sử dụng,quản lý những chương trình,dự án cấp thoát nước sử dụng nguồn vốn ODA của WB, JBIC, ADB, Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan.trong thời gian qua không những góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và cung cấp nước mà còn đạt được những thành tựu nhất định về mặt xã hội,nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng làm thay đổi bộ mặt đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân,nâng cao dân trí,giải quyết các vấn đề xã hội và cải tạo hệ thống thoát nước,xử lý chất thải rắn nhằm bảo vệ môi trường sống cải thiện sức khoẻ và điều kiện sinh hoạt.Bên cạch đó các dự án ODA được đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất,các truyến kênh đã chủ động được trong việc tưới tiêu nên diện tích sản xuất ổn định,thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi và tăng năng suất cây trồng,hệ thống cung cấp nước cho các khu chế biến,sản xuất phát huy được hiệu quả cao thúc đẩy công nghiệp phát triển giải quyết công ăn việc làm,tạo thu nhập cho người dân.Các dự án cũng mang lại tác động lớn về khoa học,nâng cao năng lực cán bộ địa phương,đào tạo kĩ năng về kiểm soát môi trường,công nghệ sản xuất và xử lý nước sạch 2.3.Những tồn tại cần khắc phục trong việc sử dụng nguồn vồn ODA cho lĩnh vực cấp thoát nước - Tốc độ giải ngân chậm : Trong khi nguồn vốn đầu tư cho ngành nước còn thiếu, thì nguồn vốn huy động được nhiều nhất là vốn nước ngoài lại giải ngân chậm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết, giải ngân các dự án ODA ngành nước là một trong những lĩnh vực giải ngân thấp nhất trong thời gian qua. Trong những năm gần đây giải ngân vốn ODA có cải thiện hơn, song vẫn chưa đạt yêu cầu, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2574.doc
Tài liệu liên quan