MỤC LỤC
Mở đầu:
Chương 1: Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp:
I. Những vấn đề cơ bản về sử dụng vốn:
1. Khái niệm về vốn sản xuất:
2. Phân loại vốn sản xuất:
2.1. Vốn cố định:
Khái niệm và đặc điểm:
Cơ cấu vốn cố định:
Quản lý vốn cố định:
2.2. Vốn lưu động:
Khái niệm và đặc điểm:
Cơ cấu vốn lưu động:
Quản lý vốn lưu động:
3. Nguồn hình thành vốn sản xuất:
II. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
1. Khái niệm về hiệu quả:
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
III. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao HQ sử dụng vốn:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Kỹ thuật sản xuất:
Đặc điểm về sản phẩm:
Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ doanh nghiệp:
Trình độ lao động của doanh nghiệp:
Các chính sách vĩ mô:
Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra:
2. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm:
Xác định, lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn:
Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh:
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh:
Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế:
Chương2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm thời gian qua:
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP LHTP:
1. Thời điểm hình thành:
2. Thời kỳ trước đổi mới (1971 – 1989):
Giai đoạn 1971 - 1980:
Giai đoạn 1980 – 1989:
3. Thời kỳ sau đổi mới (1989 – 2005): Đây là thời kỳ trước khi chuyển đổi doanh nghiệp sang Công ty cổ phần, và cũng là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới của nước ta:
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Công ty:
1. Đặc điểm sản phẩm - thị trường:
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bia:
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu:
4. Đặc điểm về lao động:
5. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty:
III. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP LHTP:
1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định:
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất:
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm:
I. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả máy móc thiết bị:
II. Tận dụng tối đa dây chuyền sản xuất bia chai:
III. Cải thiện công tác khấu hao TSCĐ:
IV. Áp dụng mô hình quản lý tiền mặt Millerr – Orr:
V. Tăng cường công tác Marketing:
VI. Cải tiến cơ cấu vốn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm vốn:
VII. Đào tạo đội ngũ lao động:
* Một số kiến nghị với nhà nước:
* Kết luận:
* Tài liệu tham khảo:
* Nhận xét của Công ty CP Liên Hợp Thực Phẩm:
* Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn:
* Mục lục chuyên đề tốt nghiệp:
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu
STĐ
%
STĐ
%
STĐ
%
Tổng số lao động
325
100
321
100
300
100
LĐ có trình độ ĐH
32
9,8
36
11,2
39
13,0
LĐ có trình độ CĐ, TC
29
8,9
31
9,7
34
11,3
LĐ có bằng nghề
165
50,8
167
52,0
169
56,3
LĐ phổ thông
99
30,5
87
27,1
58
19,3
Biểu 2: Trình độ lao động các năm của Công ty CP LHTP
Qua (biểu 2) cho thấy tổng số lao động có sự biến đổi không ổn định. Công ty đang chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng lao động. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp, lao động có bằng nghề tăng đều qua các năm, từ 9,8% năm 2004 lên 13,0% năm 2006, từ 8,9% lên 11,3%, từ 50,8% lên 56,3% .Tỉ lệ lao động phổ thông giảm từ 30,5% năm 2004 xuống 19,3% năm 2006.
Công ty có những nỗ lực đáng kể trong chính sách đào tạo, khuyến khích lao động. Bậc thợ trung bình của lao động ở Công ty khá cao.
Công nhân cơ khí
Công nhân công nghệ
Bậc thợ
Số CN
Tỉ trọng (%)
Bậc thợ
Số CN
Tỉ trọng (%)
7/7
15
57,7
6/6
46
38,0
6/7
4
15,4
5/6
14
11,6
5/7
3
11,5
4/6
42
34,7
4/7
3
11,5
3/6
14
11,6
3/7
1
3,8
2/6
5
4,1
2/7
0
0
1/6
0
0
Tổng
26
100
121
100
Biểu 3: Bậc thợ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Nhìn chung tỉ lệ thợ bậc khá cao (biểu 3). Công nhân công nghệ trực tiếp tạo ra sản phẩm, những số công nhân bậc 5 và bậc 6 chỉ có 49,6% trong khi hai bậc thấp nhất là bậc 2 và bậc 3 chiếm tới 15,7%. Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của công nhân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Lực lượng lao động còn lại là 153 LĐ, trong đó: dịch vụ bán hàng giới thiệu sản phẩm tại Công ty là 70 LĐ; cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đi xa là 36 LĐ; dịch vụ bán buôn sản phẩm là 15 LĐ; còn lại là 32 LĐ khối hành chính nghiệp vụ.
Ngoài đội ngũ lao động chính, Công ty còn có thêm một lực lượng lao động làm thuê. Lực lượng này có tay nghề thấp kém, ảnh hưởng đến năng suất lao động .
5. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty:
Công ty CP LHTP là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và phương thức quản lý theo kiểu trực tuyến. Cơ chế quản lý của Công ty là Đảng lãnh đạo, Hội đồng quản trị xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, Giám đốc điều hành và quản lý, công nhân viên chức tham gia quản lý thông qua đại hội công nhân viên chức, Hội đồng Công ty và ban thanh tra công nhân Công ty hiện đang áp dụng chế độ quản lý một thủ trưởng. Hộ đồng quản trị toàn quyền quyết định, cấp dưới chịu trách nhiệm thi hành. Các bộ phận phòng ban có chức năng tham mưu giúp giám đốc. Toàn Công ty gồm có 7 phòng, 2 phân xưởng.
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban, đơn vị bộ phận như sau:
- Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc.
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng quản trị. Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực mình phụ trách, chỉ đạo các hoạt động chung của doanh nghiệp khi được uỷ quyền và lãnh đạo các bộ phận do mình phụ trách.
- Phòng kế hoạch tổ chức lao động tiền lương: thực hiện công tác lập kế hoạch tổ chức lao động, thanh toán tiền lương từng tháng, đào tạo và tuyển dụng lao động, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
- Phòng hành chính, y tế, kiến thiết: tổ chức thực hiện theo kế hoạch hàng tháng, quản lý hồ sơ sổ sách, giải quyết các chính sách chế độ có liên quan đến sức khoẻ người lao động. Chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh môi trường.
- Phòng tài vụ (kế toán): thực hiện công tác tài chính kế toán tính giá thành, quản lý toàn bộ về vốn.
- Phòng vật tư, tiêu thụ: xây dựng kế hoạch ung ứng vật tư, nguyên liệu, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện công tác dự trữ, bảo quản vận chuyển vật tư, nguyên liệu.
- Phòng kinh doanh dịch vụ: tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm tại các quầy dịch vụ của Công ty và các điểm tiêu thụ trong nội thành phố. Có nhiệm vụ chăm lo và đảm bảo tốt đời sống, sức khoẻ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
- Phòng bảo vệ: tổ chức việc thực hiện trông giữ tài sản của Công ty và quản lý giờ giấc làm việc làm việc của toàn thể người lao động trong Công ty. Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn về mọi mặt trong Công ty.
- Phân xưởng cơ điện: giám sát toàn bộ trang thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa lớn, thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị luôn ở trạng thái làm việc tốt để phục vụ nhu cầu sản xuất. Đảm bảo Lập dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật - KCS: nghiên cứu, lựa chọn qui trình công nghệ sản xuất bia, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Chịu trách nhiệm tập hợp nghiên cứu sáng kiến, chế thử sản phẩm mới, phân tích các chỉ tiêu lý hoá... Riêng bộ phận KCS phải bám sát quá trình sản xuất ở mọi công đoạn cùng với các phân xưởng để kiểm tra chất lượng, tìm biện pháp khắc phục sản phẩm hỏng.
- Phân xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng quy trình công nghệ, quy trình vận hành an toàn thiết bị, chịu trách nhiệm cung cấp đủ các loại sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty CP LHTP được tổ chức theo kiểu: Công ty - Phân xưởng - Tổ sản xuất - Nơi làm việc.
Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ. Loại hình sản xuất của Công ty là loại hình sản xuất khối lượng lớn, phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu cho đến khi thu được bia thành phẩm.
- Phân xưởng sản xuất bia: Có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu, thực hiện qui trình công nghệ sản xuất thành bia. Phân xưởng sản xuất gồm tác tổ:
+ Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu.
+ Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ.
+ Tổ lọc: có nhiệm vụ lọc bia bán thành phẩm, tách men.
+ Tổ chiết bia hơi.
+ Tổ sản xuất bia chai.
+ Các tổ phụ trợ: Tổ lạnh, tổ lò hơi...
- Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ lắp mới, thay thế thiết bị máy móc của dây chuyền công nghệ sản xuất bia. Chế tạo mới phụ tùng thiết bị như các thùng bia, chai thay thế, các van đường ống, sửa chữa máy.
- Đội sửa chữa kiến trúc: Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà xưởng và xây dựng những công trình nhỏ trong Công ty.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tương đối gọn nhẹ và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Cơ cấu tổ chức gồm nhiều phòng ban thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp nhưng vẫn còn thiếu các bộ phận chuyên môn cần thiết. Chẳng hạn trong cơ cấu tổ chức thiếu phòng Marketing, nhiệm vụ marketing do phòng kế hoạch - tiêu thụ phụ trách, chưa được quan tâm đúng mức nên việc nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế. Do đó ảnh hưởng tới việc đầu tư, sử dụng vốn.
III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA C.TY CP LHTP
1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định:
a. Tài sản cố định và sự biến động: (biểu 4)
- Về cơ cấu tài sản cố định: Tổng giá trị còn lại của tài sản cố định là 26.886.670.910đ. Trong đó máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn nhất với giá trị là 15.220.503.915đ chiếm 56,61%. Các nhóm tài sản khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 4.297.536.585đ chiếm tỉ lệ 15,98%, phương tiện vận tải chiếm 217.711.990đ, chiếm tỉ lệ 0,81%. Nhìn chung phần giá trị còn lại của các nhóm tài sản cố định chiếm tỉ lệ thấp so với nguyên giá. Điều này chứng tỏ các loại tài sản cố định tham gia phần lớn thời gian của vòng đời vào sản xuất, mức khấu hao tương đối lớn. Mặt khác Công ty cũng chưa có sự đổi mới mạnh mẽ tài sản cố định để tăng cường hiện đại hoá tài sản cố định.
- Về bộ phận máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn về nguyên giá (58,29%) cũng như giá trị còn lại 56,64%, thể hiện giá trị tài sản cố định được huy động gần như triệt để vào sản xuất. Phần giá trị còn lại chiếm 66,90% so với nguyên giá. Máy móc thiết bị hiện nay của Công ty được đầu tư vào hai giai đoạn chính, là giai đoạn 2004 - 2005 và giai đoạn 2005 - 2006. Do đó hiện nay phần lớn giá trị chưa khấu hao được nhiều, trình độ công nghệ của Công ty CP LHTP hiện nay chỉ đạt mức gần trung bình. Có thể hiểu rõ hơn về tài sản cố định của Công ty qua danh mục các loại máy móc thiết bị chủ yếu (biểu 4). Bộ phận nhà cửa, vật kiến trúc phần giá trị còn lại là 4.297.536.585đ, chiếm 56,57% so với nguyên giá. Bộ phận này mới khấu hao được gần một nửa giá trị so nguyên giá, Công ty cũng không đầu tư nhiều để đổi mới. Bộ phận phương tiện vận tải là 217.711.990đ, chỉ chiếm 0,81% giá trị còn lại toàn bộ TSCĐ và chiếm 20,64% so với nguyên giá, đây là tỉ lệ thấp, chứng tỏ bộ phận này chưa được Công ty chú ý đầu tư. Bộ phận thiết bị văn phòng và dụng cụ quản lý chiếm tỉ lệ nhỏ: 37.142.020đ chiếm 0,10% và đã khấu hao khá lớn, giá trị còn lại so với nguyên giá chiếm 27,84%.
Ngoài ra trong TSCĐ còn có bộ phận tài sản cố định chưa dùng và TSCĐ tạm nhập chiếm tỉ lệ không nhỏ trong phần giá trị còn lại, tương ứng là 0,025% và 26,43%.
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá (1000đ)
Giá trị còn lại (1000đ)
% giá trị còn lại trên nguyên giá
1. Nhà cửa vật kiến trúc
7.596.564,645
4.297.536,585
56,54%
Tỉ trọng
19,46%
15,98%
2. Máy móc, thiết bị
22.750.651,457
15.220.503,915
66,90%
Tỉ trọng
58,29%
56,61%
3. Phương tiện vận tải
883.569,380
217.711,990
20,64%
Tỉ trọng
2,26%
0,81%
4. T.bị văn phòng DCQL
133.399,030
37.142,020
27,84
Tỉ trọng
0,34%
0,10%
5. TSCĐ chưa dùng
66.000,000
6.674,400
10,11%
Tỉ trọng
0,17%
0,02%
6. TSCĐ tạm nhập
7.600.000,000
7.107.102,000
93,52%
Tỉ trọng
19,47%
26,43%
Tổng số
39.030.183,512
26.886.670,910
68,89%
Tỉ trọng
100%
100%
Biểu 4: Cơ cấu tài sản cố định năm 2006
Nhìn chung các bộ phận tài sản cố định qua các năm có sự biến động mạnh. Công ty cũng có sự đầu tư vào một số tài sản có giá trị lớn. Nguyên giá TSCĐ qua các năm đều tăng. Năm 2005 tăng 8.362.673.150 so với năm 2004, tăng lên 40,95%. Năm 2006 nguyên giá TSCĐ tăng 10.096.874.227đ so với năm 2005 tức tăng thêm 13,49%.
Về giá trị còn lại của TSCĐ, năm 2004 là 11.819.364.853đ, năm 2005 là 18.636.371.553đ, tăng 6.817.006.700đ so với năm 2004. Và năm 2006 giá trị còn lại là 26.886.670.910đ, tăng 8.250.299.375đ. Như vậy khấu hao TSCĐ và số tài sản cố định tăng qua các năm lớn hơn phần giá trị TSCĐ đầu tư mới. Tuy sản lượng Công ty các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ trung bình của cả nước. Điều đó chứng tỏ bộ phận tài sản cố định của Công ty không đổi mới kịp thời và năng lực sản xuất qua các năm tăng chậm so với cả nước. Sản phẩm của Công ty được khách hàng tiêu thụ tương đối mạnh, nhưng với khả năng sản xuất tăng chậm sẽ không đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và dẫn tới mất một số thị phần do các hãng bia khác chiếm lĩnh.
Nhìn chung Công ty đã có cơ cấu tài sản cố định khá hợp lý. Bộ phận máy móc thiết bị tham gia vào sản xuất luôn chiếm bộ phận chủ yếu qua các năm, chiếm trên 65% cả về nguyên giá cũng như giá trị tuyệt đối. Năm 2005 tăng 8.275.203.100đ so với năm 2004 về nguyên giá, nhưng giá trị còn lại tăng 6.829.102.100đ, máy móc thiết bị đầu tư mới trong năm 2005 khá nhiều. Năm 2006 máy móc thiết bị được đầu tư ít hơn. Nguyên giá năm 2006 tăng 1.347.710.557đ, giá trị còn lại tăng 254.272.957đ. Đây là Công ty chưa cố gắng để tăng cường hiện đại hoá máy móc thiết bị.
Bộ phận nhà cửa vật kiến trúc năm 2005 tuy nguyên giá tăng 210.065.700đ, giá trị còn lại tăng 190.191.700đ. Năm 2006 cả giá trị còn lại và nguyên giá đều tăng so với năm 2005, giá trị còn lại tăng 951.368.800đ, nguyên giá tăng 1.136.187.200đ. Con số tăng lên nhỏ nhưng nó nói lên phần nào sự tăng trưởng của Công ty. Bộ phận phương tiện vận tải qua các năm không giảm đi cả về nguyên giá, giá trị còn lại giảm dần. Nó chứng tỏ khối lượng sản phẩm của công ty tăng qua các năm, nhu cầu vận chuyển tăng lên mà Công ty không đầu tư thêm phương tiện vận chuyển, chứng tỏ Công ty tăng cường sự quản lý và có giải pháp tốt về phương tiện vận chuyển. Bộ phận thiết bị văn phòng và dụng cụ quản lý nguyên giá tăng qua các năm, nhưng giá trị còn lại năm 2005 giảm 15.050.000đ so với năm 2004 và năm 2006 tăng 5.887.300đ so với năm 2005. Bộ phận này các năm đều có sự đầu tư nhưng qui mô không lớn.
Công ty có 1 bộ phận tài sản không tham gia vào sản xuất là TSCĐ chưa dùng. Bộ phận TSCĐ chưa dùng qua các năm đều giảm xuống về giá trị còn lại. Đây là dấu hiệu tích cực trong quản lý TSCĐ. TSCĐ chưa cần dùng không tham gia vào sản xuất và giá trị còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị còn lại TSCĐ nhưng chúng vẫn phải trích khấu hao. Công ty cần có biện pháp để giảm thiểu lượng TSCĐ này.
Từ những phân tích trên cho thấy Công ty có một khối lượng vốn cố định lớn, kết cấu các nhóm TSCĐ hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên tài sản cố định của Công ty chưa có sự đổi mới kịp thời, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, Công ty vẫn chưa khai thác hết năng lực của tài sản cố định, vẫn còn tồn tại bộ phận TSCĐ chưa dùng.
Loại thiết bị
Số lượng
Năm trang bị
Giá trị còn lại
1. Động lực:
Lò hơi năng suất 4T/h
1
2006
100%
Máy phát điện 625 KVA
1
2006
97%
2. Thiết bị phòng hoá nghiệm:
Tủ cấy men vô trùng
1
2004
85%
3. Thiết bị chiết xuất thành phẩm:
Máy lọc ống fintrox
1
2005
89%
Tank thành phẩm 20m3
2
2004
80%
Tank thành phẩm 20m3
2
2005
91%
Máy rửa(1) + chiết keg(2)
3
2004
85%
Máy rửa(1) + chiết keg(2)
3
2005
89%
4. Thiết bị lạnh:
Dàn ngưng tụ trao đổi nhiệt
1
2006
100%
5. Máy nén khí:
Máy thổi khí 30m3/h
1
2004
85%
Máy nén khí trục vít 200m3/h
1
2005
91%
6. Thiết bị mấu:
Hệ thống xử lý nước
1
2006
100%
Máy bơm nước
1
2005
91%
Hệ thống thiết bị nấu
1
2004
80%
7. Thiết bị nhà hầm:
Tank 12m3(thu hồi sau thanh lý)
14
2005
89%
Bơm men giống
1
2005
91%
Hệ thống thiết bị LM giống
1
2005
91%
Tank 40m3
2
2004
80%
Tank 90m3
6
2005
89%
Bảng Panen điều khiển tank LM
2
2005
91%
Biểu 5: Danh mục các loại thiết bị chủ yếu
Để thấy rõ sự biến động về tài sản cố định của Công ty qua các năm chúng ta theo dõi theo số liệu ở (biểu 5).
* Nguồn tài trợ cho TSCĐ của Công ty:
Vốn cố định của Công ty được hình thành từ các nguồn chủ yếu:
- Vốn chủ sở hữu : 9.315.000.000đ
- Vốn tự bổ sung : 656.936.943đ (lợi nhuận năm trước chưa chia + quỹ khen thưởng)
- Vốn vay : 4.548.759.047đ
Qua (biểu 4) rút ra một số nhận xét:
Trong các năm nguyên giá TSCĐ đều tăng nhưng giữa các bộ phận vốn có sự tăng giảm khác nhau: Nguyên giá vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Sự tăng chủ yếu là do TSCĐ chưa khấu hao hết và chưa thanh lý, TSCĐ không chuyển sang công cụ dụng cụ.
Nguyên giá vốn tự bổ sung đều tăng qua các năm nhưng không đáng kể, và nguồn vốn vay đều tăng mạnh. Như vậy TSCĐ tăng trong các năm qua được đầu tư chủ yếu bằng vốn vay. TSCĐ được đầu tư mới từ nguồn vốn khấu hao cơ bản, vốn vay và lợi nhuận để lại. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là rất kém.
Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay được hình thành chủ yếu ở các giai đoạn đầu tư bước 1 và bước 2. Số vốn tự bổ sung thêm qua các năm là rất ít. Vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do số vốn cần vay lớn, dài hạn và vay phải có thế chấp.
So sánh năm 2005 với năm 2004:
- Nguyên giá TSCĐ tăng 8.362.673.150đ, với tỉ lệ 40,65%, cụ thể là:
+ Vốn chủ sở hữu tăng 3.867.468.229đ, với tỉ lệ 36,4%.
+ Vốn tự bổ sung tăng 629.386.583đ với tỉ lệ 100%.
- Giá trị còn lại tăng 6.817.006.700đ, với tỉ lệ 57,68%, cụ thể là:
+ Vốn chủ sở hữu tăng 3.867.468.229đ, với tỉ lệ 36,4%.
+ Vốn tự bổ sung tăng 629.386.583đ, với tỉ lệ 100%.
+ Vốn vay tăng 7.052.755.647đ với tỉ lệ 90,19%.
So sánh năm 2006 và năm 2005:
- Nguyên giá tăng 10.369.874.227đ với tỉ lệ 35,84% cụ thể là:
+ Vốn chủ sở hữu tăng 24.933.688đ, với tỉ lệ 0,17%.
+ Vốn tự bổ xung tăng 27.550.360đ, với tỉ lệ 4,38%.
- Giá trị còn lại tăng 8.250.299.357đ, cụ thể là:
+ Vốn chủ sở hữu tăng 24.993.688đ, với tỉ lệ 0,17%.
+ Vốn tự bổ xung tăng 27.550.360đ, với tỉ lệ 4,38%.
+ Vốn vay tăng 6.912.822.080 với tỉ lệ 46,48%.
Để huy động vốn cần thiết cho sự đổi mới công nghệ Công ty cần đa dạng hoá các nguồn vốn như liên doanh, liên kết, vay nước ngoài, phát hành trái, cổ phiếu...
b. Khấu hao TSCĐ:
Khấu hao tài sản cố định là sự tích luỹ về mặt giá trị để bù đắp hao mòn của chính tài sản cố định đó bằng cách chuyển dần giá trị tài sản cố định một cách có kế hoạch theo mức qui định vào giá thành sản phẩm sản xuất trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Để tính khấu hao chính xác yêu cầu phải tính đúng tính đủ khấu hao để tạo ra nguồn thay thế và duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định, bảo toàn vốn cố định. Việc khấu hao sẽ cho phép hình thành nên quĩ khấu hao để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ.
Trong thời gian qua Công ty CP LHTP thực hiện khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, theo quy định hiẹn hành (QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính). Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch khấu hao, trích đúng tỉ lệ qui định. Năm 2006 khấu hao cho các nhóm TSCĐ như sau: (Biểu 6).
Đơn vị: 1000 đ
Nhà xưởng vật kiến trúc
Máy móc thiết bị và TSCĐ khác
Tỉ lệ khấu hao
10 - 12%
Nguyên giá đầu kỳ
6.460.377.445
29.046.894.090
Khấu hao
KH
184.818.400
1.377.363.800
trong kỳ
TH
184.818.400
1.377.363.80
Giá trị còn
KH
4.297.536.585
22.334.280.310
cuối kỳ
TH
4.297.536.585
22.334.280.310
Biểu 6: Khấu hao tài sản cố định 2006
Như vậy với phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng và tỉ lệ khấu hao như hiện nay Công ty phải sử dụng TSCĐ trong thời gian dài mới khấu hao hết. Quĩ khấu hao thu được không có khả năng đổi mới công nghệ kịp thời, gây khó khăn cho Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
c. Bảo toàn và phát triển vốn cố định:
Bảo toàn và phát triển vốn là yếu tố quan trọng bảo đảm cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất Đối với doanh nghiệp Nhà nước hàng năm Nhà nước công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ thực hiện bảo toàn và phát triển vốn.
Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty CP LHTP năm 2006 được phản ánh qua (biểu 7).
Qua bảng số liệu này cho thấy số vốn cố định phải bảo toàn cuối năm bằng số vốn cố định phải bảo toàn thực tế. Điều này cho thấy Công ty đã bảo toàn được vốn cố định, vốn cố định được sử dụng ổn định. Trong giai đoạn tới Công ty cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn, phấn đấu phát triển vốn cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị: 1000đ
Trong đó
Chỉ tiêu
Giá trị
Ngân sách cấp
Tự bổ sung
1. Số VCĐ phải bảo toàn đầu năm
14.493.145.630
0
899.172
2. Số VCĐ phải bảo toàn cuối năm
14.518.079.318
0
2.616.672
3. Số VCĐ thực tế đã bảo toàn
14.518.079.318
0
2.616.672
4. Số chênh lệch giữa số vốn đã bảo toàn với số vốn phải bảo toàn
(4 = 3 - 2)
0
0
0
Biểu 7: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định 2006
d. Quản lý vốn cố định về mặt hiện vật:
Qua cơ cấu tài sản cố định ở biểu cho thấy phần lớn tài sản cố định của Công ty được đưa vào sử dụng ở đầu những năm 2004. Một số tài sản cố định đã khấu hao nhưng giá trị còn lại rất lớn. Trình độ công nghệ của Công ty đạt mức gần trung bình, tỉ trọng thiết bị hiện đại khoảng 40%, Công ty gặp khó khăn về vốn nên chủ trương vừa sản xuất vừa đầu tư có trọng điểm từng bước. Chỉ máy móc thiết bị nào quá cũ nát, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh mới thay thế. Chẳng hạn thiết bị nhà hầm phần lớn trang bị từ trước năm 2004 nhưng do không có điều kiện thay thế nên năm 2004-2005 Công ty vừa sản xuất vừa đầu tư sửa chữa lên sản lượng bia năm 2006 cao hơn năm 2005. Do máy móc thiết bị không đồng bộ, khó quản lý, gây ảnh hưởng đến khả năng huy động công suất của máy móc, không sử dụng tối đa tiềm năng của TSCĐ.
Công ty thực hiện chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, công tác bảo dưỡng kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch.
Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc, giảm hiện tượng hư hỏng. Nhờ đó máy móc thiết bị tận dụng phần lớn khả năng công suất. Tuy nhiên, mức huy động công suất vẫn chưa đạt công suất thiết kế và có tăng qua các năm (biểu 8).
Năm
SL thực hiện (1000 lít)
Công suất thiết kế (1000 lít)
Hệ số sử dụng MMTB về công suất
2004
9.316,2862
12.000
77,64%
2005
9.341,4693
12.000
77,85%
2006
10.033,577
12.000
83,61%
Biểu 8: Mức huy động công suất 2004 – 2006
e. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty được phản ánh qua (biểu 9).
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2006 thấp hơn năm 2005. Cụ thể như sau:
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 2005 đem lại 1,307đ và năm 2006 đem lại 1,059đ. Mức giảm là (-) 2,248đ tương ứng (-) 0,19%. Nguyên nhân giảm là do tỉ lệ tăng doanh thu (11,26%) lớn hơn tỉ lệ tăng nguyên giá TSCĐ (37,09%). Mức tiết kiệm nguyên giá TSCĐ năm 2006 là:
(35.994.171.531 : 1,307 – 33.981.746.400) = (-) 6.442.211.946,3 đồng.
Đơn vị: 1000 đ
So sánh 2005 - 2006
Chỉ tiêu
2005
2006
Chênh lệch
%
1. Doanh thu
32.348.737.201
35.994.171.531
3.642.434.330
11,26
2. Lợi nhuận
629.386.583
650.383.688
20.997.105
3,34
3. Nguyên giá TSCĐ bình quân
24.751.972.710
33.981.746.400
9.229.773.690
37,29
4. Giá trị còn lại bình quân
15.227.868.200
22.761.521.230
7.533.653.030
49,47
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5 = 1/3)
1,307
1,059
(-) 0,248
(-) 0,19
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ
(6 = 1/4)
2,124
1,581
(-) 0,543
(-) 0,26
7. Hàm lượng VCĐ
(7 = 4/1)
0,471
0,632
0,161
0,34
8. Tỉ suất lợi nhuận VCĐ
(8 = 2/4)
0,041
0,029
(-) 0,012
(-) 0,29
9. Sức sinh lợi của TSCĐ
(9 - 2/3)
0,025
0,019
(-) 0,006
(-) 0,24
10. Suất hao phí TSCĐ
(10 = 3/1)
0,765
0,944
0,179
0,23
Biểu 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Phản ánh 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2005 là 2,124 và năm 2006 là 1,581. Mức giảm là 0,543 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 0,26%.
Giả sử hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2006 bằng năm 2005, để đạt mức doanh thu năm 2006 thì phải giảm một lượng TSCĐ có giá trị là:
35.994.171.531
--------------------------- = 16.946.408.442 đồng
2,124
Như vậy, thực tế sử dụng TSCĐ Công ty sẽ không tiết kiệm được:
16.946.408.442 – 22.761.521.230 = (-) 5.815.112.788 đồng.
Nguyên nhân giảm là do doanh thu tăng và giá trị còn lại tăng.
- Hàm lượng vốn cố định: Cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu cần đưa vào SXKD bao nhiêu đồng vốn cố định.
Năm 2005 là 0,471, năm 2006 là 0,632. Mức tăng là 0,161 tương ứng với tỉ lệ tăng 0,34%. Như vậy để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 Công ty sẽ lãng phí 0,037 đ.
- Tỉ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 0,041, năm 2006 là 0,029. Mức giảm là (-) 0,012đ tương ứng với tỉ lệ giảm (-) 0.29%.
Giả sử tỉ suất lợi nhận VCĐ năm 2006 bằng năm 2005 là 0,041 thì giá trị TSCĐ phải huy động vào SXKD là:
650.383.688 : 0,041 = 15.863.016.780,4 đồng
Thực tế sử dụng VCĐ năm 2006 cho phép Công ty sẽ tiết kiệm được:
15.863.016.780,4 – 22.761.521.230 = (-) 6.898.504.449,6 đồng
Nguyên nhân giảm tỉ suất lợi nhuận là do lợi nhuận năm 2006 tăng 20.997.105 đồng so với năm 2005 và giá trị còn lại tăng.
- Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Năm 2005 là 0,025, năm 2006 là 0,019, mức giảm là 0,006 tương ứng với tỉ lệ giảm (-) 0,24%.
Nếu sức sinh lợi của TSCĐ năm 2006 bằng năm 2005 thì lượng nguyên giá TSCĐ bỏ vào SXKD phải là:
650.383.688 : 0,025 = 26.015.347.520 đồng
Thực tế sử dụng TSCĐ năm 2 dùng cho thấy Công ty lãng phí :
26.015.347.520 – 33.981.746.400 = (-) 7.966.398.880 đồng
Nguyên nhân giảm sức sinh lợi của TSCĐ là do mức lợi nhuận năm 2006 tăng 3,34% so với năm 2005 và giảm nhanh hơn tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ là 37,29%.
- Suất hao phí TSCĐ: cho biết để có 1 đồng doanh thu cần đưa vào SXKD bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Năm 2005 là 0,765; Năm 2006 là 0,944. Mức tăng là 0,179 tương ứng với tỉ lệ tăng là 0,23%.
Như vậy nguyên giá TSCĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2006 nhiều hơn 0,179 đồng so với năm 2005.
-> Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 3.642.434.330 đồng, tương ứng với tỉ lệ 11,26%, trong khi đó nguyên giá TSCĐ năm 2006 tăng 37,29% so với năm 2005. Tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Tóm lại, TSCĐ có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Khả năng sinh lợi của TSCĐ giảm nhiều và giảm qua các năm, Công ty cần xem xét lại việc đầu tư đổi mới TSCĐ để đảm bảo sự đồng bộ, tăng năng lực sản xuất của Công ty.
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
* Tình hình tài sản lưu động (Biểu 10):
Vốn lưu động của Công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 1.159.900.885 đồng, tương ứng với tỷ l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12054.DOC