MỤC LỤC
Chương I:Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp
I - Khái niệm , vai trò và phân loại vốn :
1.Khái niệm vốn kinh doanh :
2. Phân loại vốn :
a) Phân loại theo góc độ quản lý của Nhà nước :
b) Phân loại theo nguồn gốc hình thành vốn:
c) Phân loại theo tính chất luân chuyển của vốn:
3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp :
II - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chương II:Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty dược phẩm TW I
I. Sơ lược về sự phát triển của Công ty dược phẩm TW I
1. Sự hình thành và phát triển của công ty :
2.Chức năng nhiệm vụ của công ty:
3. Tổ chức .
a.Về con người :
b.Về đặc điểm bộ máy tổ chức:
4. Đặc điểm kinh doanh của Công ty .
5. Sản phẩm của công ty .
6. Môi trường kinh doanh của công ty
7.Đặc điểm khách hàng của công ty:
8.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm : 2000-2002:
a). Những thành tích Công ty đã làm được :
b) Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2000- 2002
II-Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm tw I:
1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
a) Hiệu quả sử dụng VLĐ :
b) Tốc độ chu chuyển vốn lưu động
c) Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho
d)Tốc độ thu hồi công nợ:
2.Phân tích tình hình quản lý vốn lưu động :
3.Đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty dược phẩm TWI.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dược phẩm TWI
1.Định hướng hoạt động của Công ty
2.Giải pháp :
a.Quản lý dự trữ
b. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ - hoàn thiện bộ máy quản lý
c. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường:
d. Quảng cáo và giới thiệu hàng hóa
e. Cổ phần hoá doanh nghiệp, biện pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động.
3 . KIẾN NGHỊ
66 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược phẩm trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế thị trường hiện nay thật vô cùng khó khăn, sự cạnh tranh về sản phẩm được diễn ra mạnh mẽ ở thị trường dược phẩm mới mẻ này . Trong cơ chế mở cửa và đa dạng hoá các thành phần kinh tế thì Công ty Dược Phẩm TW I không khỏi có những khó khăn khi các hãng thuốc nước ngoài ồ ạt thâm nhập vào thị trườngViệt Nam, các công ty trách nhiệm hữu hạn và nhà thuốc tư nhân trong nước mọc nên như nấm . Thị trường cạnh tranh ở đây là cạnh tranh hỗn hợp với sự ra mặt không rõ ràng của các hãng lớn, sự tranh đua thị phần ở các hãng vừa và nhỏ . Nhìn chung, ưu thế cạnh tranh không phụ thuộc về một doanh nghiệp cụ thể nào và mỗi công ty phải phát huy hết khả năng của mình . Vấn đề cạnh tranh xảy ra ở nhiều lĩnh vực :
Chất lượng thuốc : Khi so sánh với các sản phẩm của hãng nước ngoài
Giá cả : Do các công ty trách nhiệm hữu hạn được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác, sẽ không tránh khỏi hiện tượng trốn thuế nhập lậu . Vì vậy mà giá cả của họ thấp .
Kinh doanh tiếp thị : Do đội ngũ kinh doanh và tiếp thị của Công ty còn non trẻ, chưa được phát triển toàn diện. Vì vậy, vấn đề kinh doanh quảng cáo còn hạn chế hơn so với các hãng nước ngoài . Hiện nay, việc tiếp thị của các hãng đang diễn ra rầm rộ nhất là ở khối bệnh viện – khách hàng truyền thống của Công ty .
Thị phần : Trong thời kỳ bao cấp, Công ty dược phẩm TW I chiếm vị trí độc tôn trong việc phân phối dược phẩm cho một địa bàn rộng lớn thông qua các Công ty duợc phẩm TW II, nhưng ngày nay các Công ty này cũng được tự do kinh doanh .Vì vậy, thị phần của doang nghiệp giảm dần .
Tuy nhiên, Công ty vẫn là một đơn vị kinh doanh uy tín có chất lượng . Đây là một vấn đề quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty . Dược phẩm là một sản phẩm đặc biệt mang tính nhân đạo sâu sắc nên hoạt động kinh doanh sản phẩm này luôn ràng buộc bởi hệ thống qui chế nghiêm ngặt của Nhà nước, nhất là đối với một doanh nghiệp Nhà nước như Công ty dược phẩm TW I . Song Công ty dược phẩm TW I luôn là một đơn vị đi đầu của nghành trong việc thực hiện tốt các qui định của Nhà nước . Chất lượng sản phẩm của Công ty đã có uy tín nhiều năm trên thị trường và trở thành lợi thế cạnh tranh lợi hại của Công ty . Tuy nhiên hiện nay, do hệ thống qui chế dược chưa được hoàn thiện, việc kiểm tra còn lỏng lẻo , kỷ cương pháp luật trong kinh doanh và qui chế nghành dược chưa được thực hiện nghiêm túc nên xảy ra nhiều cạnh tranh không lành mạnh ở khối tư nhân như : hiện tượng thuốc giả thuốc thật, thuốc kém phẩm chất vẫn được lưu hành trên thị trường dẫn đến cùng một loại hàng song nhiều loaị giá . Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp cùng lao vào kinh doanh một mặt hàng có nhiều lãi, bỏ qua một số mặt hàng, khiến thị trường vừa thiếu, vừa không ổn định . Như vậy ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty .
Xét về góc độ cung cầu :Thị trường thuốc luôn có hiện tượng cung lớn hơn cầu, trong đó hàng ngoại chiếm hơn 60% thị trường . Nghĩa là cung về hàng nội chiếm chưa đến 40% . Nhu cầu nhập nguyên liệu về sản xuất trong nước cũng nhỏ . Do đó, việc thu hút khách hàng là điểm mấu chốt trong việc tăng doanh số và lợi nhuận cho Công ty bằng các dịch vụ sau bán hàng như : vận chuyển, bảo hành, chất lượng . Để thích ứng với thị trường dược, nguồn hàng của Công ty chủ yếu là nguồn nhập chiếm khoảng 70% từ 15 hãng có uy tín như: Roche, Sanofi (Pháp) , Novatis (Thụy Sĩ), Gedeon Richter (Hungari) , Rotex( Đức),EBEWE(Aó), Choongwae(Hàn Quốc ) - Nguồn nhập trong nước chiếm khoảng 30% từ khoảng 10 xí nghiệp sản xuất trong nước , trong đó đa số là là từ các xí nghiệp dược phẩm trung ương như xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II, Xí nghiệp dược phẩm 24, Còn hàng trôi nổi chỉ chiếm 1%, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu đơn lẻ của khách hàng
Nhìn chung, nguồn hàng của Công ty tương đối ổn định và đảm bảo chất lượng từ nhiều năm nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường tất cả các nguồn đều được mua theo hợp đồng quý, hoặc đơn hàng có trước ( trừ nguồn hàng trôi nổi ) . Công ty có khai thác thêm nguồn mới nhập ngoại nhưng tỷ trọng chưa đáng kể. Song ,nguồn hàng trong nước đang xuất hiện những tiềm năng to lớn do sự phát triển của nghành kỹ thuật dược trong nước và chính sách khuyến khích của Nhà nước. Công ty cũng có những quan hệ kinh doanh tốt để duy trì nguồn hàng truyền thống này .
7.Đặc điểm khách hàng của công ty:
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác,khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp, những ngừơi bán sỉ và bán lẻ.Theo tính chất hoạt động có thể chia khách hàng thành một số nhóm sau:
Các doanh nghiệp Nhà nước : gồm 31 công ty dược của 31 tỉnh thành ( chủ yếu từ Huế trở ra) .Đây là các khách hàng truyền thống của công ty – trước đây là hệ thống phân phối cấp dưới của công ty từ thời bao cấp.Nhu cầu về thuốc ở các nơi này chủ yếu là các mặt hàng sản xuất trong nước nằm trong danh mục thuốc thiết yếu truyền thống của công ty.Đây là những đơn vị kinh doanh có uy tín trên thị trường với một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp gồm hệ thống các hiệu thuốc ,các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.Vì thế nhu cầu khối lượng hàng hoá của họ là rất lớn nhưng đòi hỏi rất cao về giá cả và chất lượng mà thường nợ nhiều.Để đáp ứng được các yêu cầu của nhóm khách hàng công ty đã có những chính sách cụ thể với từng đơn vị nhằm phát huy tối đa khả năng kinh doanh và phục vụ của mình.
Các xí nghiệp dược phẩm trung ương: Chuyên mua nguyên liệu dược của công ty để sản xuất thuốc nhiều năm.Đây là những khách hàng quan trọng vì họ tiêu thụ hơn 60% giá trị hàng bán của công ty .Hiện nay,do các xí nghiệp này được phép kinh doanh nên đây đồng thời cũng là các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường hàng nội.
Các Bệnh viện TW và một số bệnh viện tuyến tỉnh thành: Cùng với các Công ty và các xí nghiệp dược đều là các khách hàng truyền thống của công ty nhiều năm.Song hiện nay,do tính chất chữa bệnh và điều trị bệnh nhân theo các chuyên ngành sâu nên yêu cầu về sự đa dạng và tính chuyên môn cao hơn rất nhiều,đòi hỏi lượng cung đa dạng cả về số lượng và chủng loại các biệt dược mới (chủ yếu là hàng ngoại).Đây cũng chính là thị phần phải cạnh tranh khốc liệt của công ty với các hãng dược phẩm nước ngoài mặc dù giá cả đắt hơn hàng nội nhiều.
Các công ty trách nhiệm hữu hạn, các nhà thuốc tư nhân, các công ty cổ phần : Đây là khách hàng tương đối mới của công ty- số lượng ngày càng tăng – thuộc nhóm khách hàng mục tiêu nhưng cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của công ty vì tính linh hoạt cả về chiến lược kinh doanh cả về giá cả.Việc tiêu thụ thuốc của nhóm khách hàng này chính là đầu ra của các nhà phân phồi dược phẩm nói chung cũng như của công ty nói riêng .Nhưng hiện nay Việt nam chưa có qui định về giá thuốc rõ ràng cho từng khu vực kinh doanh nên sự chênh lệch giữa giá bán lẻ và bán buôn tương đối lớn nhất là đối với hàng ngoại. Vì vậy với một số lượng lớn nhu cầu của người dân ở các vùng sâu vùng xa và các tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp chưa được đáp ứng tối đa.
8.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm : 2000-2002:
a). Những thành tích Công ty đã làm được :
- Do Công ty nằm ở khu vực ứng lụt mỗi khi mùa mưa tới nên Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều nhà kho 2,3 tầng để phòng khi có mưa bão sẽ chuyển hàng hoá lên nhằm mục đích bảo quản. Hơn nữa trong nhà kho chứa hàng hoá Công ty đều lắp máy lạnh, máy hút ẩm ,hệ thống báo cháy nổ ....Chính nhờ vậy mà hàng hoá của Công ty luôn được đảm bảo về chất lượng.Các kho này đều đạt tiêu chuẩn ASEAN về thực hành tốt bảo quản thuốc GSP, được cấp giấy chứng nhận của Cục Quản lý Dược.
- Trong các cửa hàng,hiệu thuốc Công ty trang bị đầy đủ mọi tiệt nghi như : máy điều hoà, máy điện thoại, máy hút bụi, tủ trưng bầy hàng hoá, hệ thống báo động. Do đó công tác quản lý hàng hoá cũng như công tác phục vụ khách hàng luôn luôn đạt hiệu quả cao.
- Khách hàng đến với Công ty luôn luôn được phục vụ tận tình chu đáo. Công ty có đội ngũ bốc vác khỏe mạnh, có đạo đức và hệ thống phương tiện vận chuyển hiện đại như xe chở hàng nhỏ có thể vào tận kho nhận hàng tới tận địa điểm giao nhận hàng. Nhờ vậy mà khách hàng không bị mất nhều thời gian chờ đợi hay gặp khó khăn khi mua hàng.
- Để tăng cường công tác quản lý, thúc đẩy công tác kinh doanh, làm tốt công tác hạch toán kế toán, Công ty đã áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin vào toàn bộ hệ thống công việc, nối mạng tất cả các phòng ban: từ phòng kinh doanh,phòng kế toán,phòng kho vận ,phòng kỹ thuật kiểm nghiệm cho đến phòng bảo vệ giúp cho hoạt động của công ty được thực hiện một cách nhanh chóng ,chính xác theo kịp bước tiến của thời đại.
- Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng I SO 9001-2000 trong mọi bộ phận trong tất cả các phòng ban nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc đồng thời nâng cao uy tín của mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Ngoài ra Công ty luôn kinh doanh những hàng hoá có chất lượng tốt hợp thị hiếu, bán được nhanh, nên đã giảm được khoản chi phí bảo quản hao hụt.
Sau đây là những số liệu cụ thể về tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2000-2002
b) Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2000- 2002
Hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2000-2002 được tóm tắt qua các thông số trong 2 bảng : Bảng 1, Bảng 2 và qua một số phân tích đánh giá dưới đây:
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2000-2002
Đơn vị tính : 1.000đồng
stt
Các chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
440.867.310
520.199.823
586.206.519.
1
Doanh thu thuần
437.335.043
519.554.130
584.524.612
2
Giá vốn hàng bán
411.265.484
486.394.807
549.860.275
3
Lãi gộp
26.069.558
33.159.323
34.664.337
4
Chi phí bán hàng
15.665.535
18.335.594
19.608.058
5
Chi phí qldn
2.120.239
2.573.845
3.093.796
6
TN trước thuế
3.902.863
4.487.130
4.709.475
7
Thuế TN phải nộp
1.248.916
1.435.881
1.507.032
8
Thuế vốn phải nộp
1.851.510
563.598
9
TN sau thuế
802.436
2.487.649
3.202.443
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2000-2002:
Đơn vị tính : 1.000đồng
Các chỉ tiêu
2000
2001
2002
A – tài sản
I- TSLĐ
123.873.296
146.575.207
169.382.818
1- Tiền mặt,tiền gửi NH,tiền đang chuyển
13.750.934
8.669.865
12.815.352
2- các khoản phải thu
51.527.103
56.375.342
53.271.649
3- hàng tồn kho
55.767.280
79.185.643
101.185.656
4- tài sản lưu động khác
2.827.977
2.344.356
2.110.160
II- TSCĐ và Đầu tư dài hạn
7.498.079
11.287.802
11.187.988
1- tài sản cố định
6.016.313
9.670.016
9.808.522
- Nguyên giá
11.826.553
17.002.595
19.499.061
- Khấu hao TSCĐ
5.810.239
7.332.579
9.690.538
2- Đầu tư tài chính dài hạn
1.379.466
1.379.466
1.379.466
3- chi phí XDCB dở dang
102.299
238.320
Tổng tài sản
131.371.376
157.863.010
180.570.806
B –nguồn vốn
I- Nợ phải trả
87.572.889
112.056.061
132.003.127
1-Nợ ngắn hạn
87.189.034
109.379.061
132.003.127
2- Nợ dài hạn
383.855
2.676.999
II- Vốn chủ sở hữu
43.798.486
45.806.949
48.567.678
1- Nguồn vốn - quỹ
43.278.909
44.322.937
46.403.872
2- Nguồn kinh phí
519.577
1.484.011
2.163.806
Tổng nguồn vốn
131.371.376
157.863.010
180.570.806
* Đánh giá khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh .
Các chỉ tiêu tài chính trung gian được tính toán trong bảng 3 :
Bảng 3: (Đơn vị tính : 1.000đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2001/2000
Năm 2002/2001
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
1.Doanh thu thuần
437.335.043
100%
519.554.130
100%
584.524.612
100%
82.219.087
19%
64.970.482
12,5%
- Gía vốn hàng bán
411.265.484
94%
486.394.807
93,6%
549.860.275
94%
75.129.323
18,3%
63.465.468
13%
2. Lãi gộp
26.069.558
6%
33.159.323
6,4%
34.664.337
5,9%
7.089.765
27,2%
1.505.014
4,5%
- Chi phí bán hàng
15.665.535
3,6%
18.335.594
3,5%
19.608.058
3,4%
2.670.059
17%
1.272.464
6,9%
- Chi phí quản lý
2.120.239
0,48%
2.573.845
0,5%
3.093.796
0,53%
453.606
21,4%
519.951
20,2%
3. Lãi KD trước thuế
3.902.863
0,89%
4.487.130
0,86%
4.709.475
0,81%
584.267
15%
222.345
5%
-Thuế vốn phải nộp
1.851.510
0,42%
563.598
0,11%
0
0
1.287.912
-30%
4. Lãi sau thuế (lãi ròng)
802.436
0,18%
2.487.649
0,48%
3.202.443
0,55%
1.685.213
210%
714.794
22,3%
Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng trên 10% đặc biệt tăng cao trong năm 2001 là 19% ,công ty cần tiếp tục phát huy.
Gía vốn hàng bán khá ổn định về số tương đối nhưng lại tăng theo số tuyệt đối tương ứng với tỷ lệ tăng số tuyệt đối của doanh thu ,như vậy là chưa có sự thay đổi trong việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm các loại chi phí.
Lãi trước thuế có chiều hướng giảm về số tương đối nhưng lại tăng về số tuyệt đối ,năm 2001 tăng 584 267 000 đồng (15%) , năm 2002 tăng 222 345 000 đồng (5%) .Nhưng lãi sau thuế có chiều hướng tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối ,đặc biệt có sự “ thăng hoa”ở năm 2001,một con số kỷ lục : tăng 1685 213 000 đồng (210%) so với năm 2000, năm 2002 tăng 22,3% so với năm 2001 và tăng 89% so với năm 2000.Sở dĩ có sự khác nhau về xu hướng phát triển của 2 loại lãi này là do sự giảm mạnh của thuế vốn phải nộp năm 2001 giảm 30% ,năm 2002 hoàn toàn không phải nộp thuế vốn.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm tỷ lệ không nhỏ trong lãi gộp của công ty,mặc dù chi phí bán hàng đã có chiều hướng giảm về số tương đối ( song vẫn tăng về số tuyệt đối năm 2001 tăng 2 670 590 000 đồng = 17%,năm 2002 tăng 1 272 464 000 đồng = 6,9% ) nhưng chi phí quản lý lại có chiều hướng tăng lên rất mạnh năm 2001 tăng 21,4% so với năm 2000, năm 2002 tăng 20,2 % so với năm 2001,tăng 24,5% so với năm 2000.Chi phí tăng một phần nữa là do từ năm 2001 công ty đưa hệ thống kho GSP vào sử dụng chi phí quản lý,chi phí tiền điện tăng ; Từ năm 2001 thị trường ngoại hối bất ổn ,tỷ giá ngoại tệ luôn biến động nên chi phí hoạt động tài chính tăng.Tất cả ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của công ty - đó là điều không mong muốn .Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu những chi phí trên.
* Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2000-2002:
Bảng 4: (Đơn vị tính : 1.000đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
1.Vốn bằng tiền
5 081 069
16.1%
4 145 487
14.4%
2. Phải thu
4 848 239
15.3%
3 103 693
10.8%
3. Hàng tồn kho
23 418 363
74.2%
22 000 013
76.3%
4. TSCĐ
3 306101
10.5%
99 814
0.3%
5. Nợ ngắn hạn
22 190 027
70.3%
22 624 066
78.5%
6. Nợ dài hạn
2 293 144
7.3%
2 676 999
9.3%
7. Vốn chủ sở hữu
2 008 463
6.3%
2 994 926
10.4%
Cộng
31 572 703
100%
31 572 703
100%
28 822 499
100%
28 822 499
100%
- Trong năm 2001 nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 31 572 703 000 đồng tăng 24 % so với năm 2000 ,xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu nằm trong hàng hoá tồn kho (74.2%) nguồn vốn chủ yếu lấy từ khoản Nợ ngắn hạn(70.3%) về lý thuyết đây là điều hoàn toàn hợp lý vì công ty là một doanh nghiệp thương mại .Một điều hợp lý trong việc sử dụng vốn là : trong năm công ty có đầu tư xây dựng mới kho GSP tăng lượng TSCĐ (10.5%) lấy từ nguồn vốn Nợ dài hạn(7.3%)và Vốn chủ sở hữu (6.3%).
- Trong năm 2002 Nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 28 822 499 000 đồng tăng 18% so với năm 2001 và tăng 22% so với năm 2000.Như vậy tỷ lệ này có tăng song lại tốc độ lại giảm so với năm trước.Cũng như năm trước vốn được sử dụng chủ yếu trong hàng tồn kho (76.3%) được lấy từ nguồn Nợ ngắn hạn (78.5%). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2001 là 10.4% do doanh thu tăng , lợi nhuận tăng.
* Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh:
- Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:
Bảng 5: (Đơn vị tính : 1.000đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.Khoản phải thu
51.527.103
56.375.342
53.271.649
2. Hàng tồn kho
55.767.280
79.185.643
101.185.656
3. Nợ ngắn hạn
87.189.034
109.379.061
132.003.127
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
20 105 349
26 181 924
22 454 178
- Về VLĐ thường xuyên:
Bảng 6: (Đơn vị tính : 1.000đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.TSCĐ
7.498.079
11.287.802
11.187.988
2. Vốn chủ sở hữu
43.798.486
45.806.949
48.567.678
3. Nợ dài hạn
383.855
2.676.999
VLĐ thường xuyên
36 684 262
37 196 146
37 379 690
- Vốn bằng tiền:
Bảng 7: (Đơn vị tính : 1.000đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
VLĐ thường xuyên
36 684 262
37 196 146
37 379 690
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
20 105 349
26 181 924
22 454 178
Vốn bằng tiền
16 578 913
11 014 222
14 925 512
Nhìn vào các bảng từ 5 đến 7 ta thấy cả VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên đều dương chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn .Tình hình tài chính như vậy là khá tốt.
* Về kết cấu tài sản và nguồn vốn được thể hiện trong bảng 8:
Nhìn vào những số liệu trong bảng ta thấy :
- Về tài sản, tỷ trọng TSLĐ chiếm trên 90 % và khá ổn định .Tuy nhiên chiếm phần lớn trong TSLĐ đứng đầu là hàng tồn kho,tiếp đến là khoản phải thu .Hàng tồn kho năm 2001 tăng 42% so với năm 2000 ; năm 2002 tăng 27,3% so với năm 2001.Khoản phải thu chiếm tỷ lệ khá cao trong TSLĐ nhưng có xu hướng giảm dần: năm 2000 là 39,2% ,năm 2001 là 35,7% và năm 2002 là 29,5% ;năm 2001 tăng 9,4% so với năm 2000 nhưng đó chỉ là tăng về số tuyệt đối còn số tương đối lại giảm , năm 2002 giảm 5,5% so với năm 2001 - đó là những dấu hiệu đáng mừng nhưng vẫn cần phải quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý công nợ của công ty nhằm giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .
Bảng 8: (Đơn vị tính : 1.000đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2001/2000
Năm 2002/2001
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỉ trọng
A.Tài sản
I. TSLĐ
123.873.296
94,3%
146.575.207
92,8%
169.382.818
93,8%
22.701.911
18,3%
22.807.611
15,6%
1. Vốn bằng tiền
13.750.934
8.669.865
12.815.352
2. Phải thu
51.527.103
39,2%
56.375.342
35,7%
53.271.649
29,5%
4.848.239
9,4%
- 3.103.693
-5,5%
3. Hàng tồn kho
55.767.280
42,5%
79.185.643
50,2%
101.185.656
56%
23.418.363
42%
22.000.013
27,8%
4. TSLĐ khác
2.827.977
2.344.356
2.110.160
II - TSCĐ
7.498.079
5,7%
11.287.802
7,2%
11.187.988
6,2%
3.789.723
50,5%
- 99.814
- 0,9%
Cộng tài sản
131.371.376
100%
157.863.010
100%
180.570.806
100%
B. Nguồn vốn
I – Nợ phải trả
87.572.889
66,7%
112.056.061
71%
132.003.127
73,1%
24.483.172
28%
19.947.066
17,8%
1. Nợ ngắn hạn
87.189.034
66,4%
109.379.061
69,3%
132.003.127
73,1%
22.190.027
25,5%
22.624.066
20,7%
2. Nợ dài hạn
383.855
2.676.999
0
II- Vốn chủ sở hữu
43.798.486
33,3%
45.806.949
29%
48.567.678
26,9%
2.008.463
4,6%
2.760.729
6%
Cộng nguồn vốn
131.371.376
100%
157.863.010
100%
180.570.806
100%
- Về nguồn vốn: Tỷ lệ Nợ phải trả tăng dần, năm 2001 tăng 28% so với năm 2000, năm 2002 tăng 17,8% so với năm 2001.Trong đó Nợ dài hạn là không đáng kể phần lớn là nợ ngắn hạn .Điều này là hợp lý bởi đây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại – hoạt động chính là mua bán trao đổi hàng hoá không sản xuất nên TSCĐ là không đáng kể,nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nguồn vốn để tài trợ cho TSLĐ.
Như vậy từ các kết quả trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty Dược phẩm TW I trong 3 năm gần đây cho ta thấy tiềm năng kinh doanh của Công ty là rất lớn, tuy còn có một số điểm cần xem xét lại như điều chỉnh cân đối giữa lượng hàng hoá mua và bán để sao cho lượng hàng dự trữ không quá lớn ,tránh tình trạng ứ đọng vốn ; chính sách tín dụng cần được thay đổi theo hướng nâng cao khả năng thanh toán.. .Trong quá trình kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước và cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh thì đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện.
II- thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm tw I:
1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
a) Hiệu quả sử dụng VLĐ :
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt.
Doanh nghiệp thành đạt hay không được thể hiện ở kết quả hoạt động của mình,trước hết ta hãy xem xét việc sử dụng VLĐ của công ty thông qua số liệu trong bảng 9.
Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong 3 năm 2000-2002 có xu hướng tăng lên : năm 2000 là 0,73% ,năm 2001 là 1,84% (tăng 152,05% so với năm 2000) , năm 2002 là 2,03% ( tăng 10,33% so với năm 2001).Đây là điều rất tốt công ty cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Điều này có thể được cụ thể hơn khi ta đưa ra ví dụ nếu năm 2000 ta bỏ ra 10 000 đồng VLĐ ta sẽ thu được lợi nhuận là 73 đồng ,năm 2001 cùng với lượng tiền như vậy ta thu được lợi nhuận là 184 đồng ,tăng 152,02% về số tương đối và 111 đơn vị về số tuyệt đối .Tương tự năm 2002 sẽ thu được lợi nhuận là 203 đồng khi bỏ ra 10000 đồng VLĐ,tăng 178,08% về số tương đối và 130 đơn vị về số tuyệt đôí (so với năm 2000).
Tuy nhiên để thấy rõ vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả ra sao, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động như thế nào, chúng ta cần đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng về nhiều mặt khác nhau.
Bảng 9 : Hiệu quả sử dụng VLĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2001/2000
Năm 2002/2001
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Doanh thu thuần (1.000đồng)
437.335.043
519.554.130
584.524.612
82.219.087
19%
64.970.482
12,5%
VLĐ bình quân (1.000đồng)
110.140.847
135.270.991
158.028.658
25.130.144
22,8%
22.757.667
16,8%
Lãi sau thuế (lãi ròng)(1000đồng)
802.436
2.487.649
3.202.443
1.685.213
210%
714.794
22,3%
Hiệu quả sử dụng VLĐ
0,73%
1,84%
2,03%
1,11
152,05%
0,19
10,33%
Mức đảm nhiệm VLĐ
25,18%
26,04%
27,04%
0,86
1,00
b) Tốc độ chu chuyển vốn lưu động:
“Tốc độ chu chuyển vốn lưu động “ đó là một chỉ tiêu chất lượng, nó phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của Công ty .Chu chuyển được một vòng tức là khi vốn lưu động trở về hình thái đầu của nó như vậy tốc độ chu chuyển vốn nhanh hay chậm được thể hiện ở số vòng quay của vốn lưu động trong một thời gian nhất định được nhiều hay ít. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
Bảng 10: Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động :
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2001/2000
Năm 2002/2001
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Tổng doanh thu (1.000đồng)
440.867.310
520.199.823
586.206.519.
79.332.513
18%
66.000.000
12,7%
Doanh thu thuần (1.000đồng)
437.335.043
519.554.130
584.524.612
82.219.087
19%
64.970.482
12,5%
VLĐ bình quân (1.000đồng)
110.140.847
135.270.991
158.028.658
25.130.144
22,8%
22.757.667
16,8%
Vòng chu chuyển VLĐ ( Vòng/năm )
3,97
3,84
3,71
-0,13
- 3,30%
-0,13
- 3,65%
Kỳ chu chuyển VLĐ ( ngày/vòng )
91
94
97
- 3
- 3,30%
- 3
3,2%
Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và phát triển của công ty, qua bảng 10 ta thấy hàng năm công ty mở rộng kinh doanh thêm doanh số về giá bán cũng như lợi nhuận,công ty đã tăng thêm lượng vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh. Cụ thể VLĐ bình quân năm 2001 tăng 25 130 144 000 đồng so với năm 2000,năm 2002 tăng 22 757 667 000 đồng so với năm 2001 làm doanh số của công ty tăng năm 2001 tăng 82 219 087 000 đồng so với năm 2000 ,năm 2002 tăng 64 970 482 000 đồng so với năm 2001.Tuy nhiên vòng quay VLĐ lại giảm năm 2000 là 3,97 ,năm2001 là 3,84,năm 2002 chỉ còn 3,7 ;Kỳ chu chuyển VLĐ tương ứng tăng dần,điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân là tốc độ tiêu thụ hàng hoá bán ra đang bị giảm,phát sinh hàng hoá ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Công ty nên tiếp tục áp dụng và thực hiện một số biện pháp đã có hiệu quả như:
-Thực hiện việc mua bán nhanh, tránh phát sinh hàng ứ đọng, có mức dự trữ hàng hợp lý.Có kế hoạch tăng cường tiêu thụ các mặt hàng chậm bán hoặc còn tồn động từ trước bằng cách: giảm giá bán,bán kèm các hàng bán chạy khác, bán đến tận tay người tiêu dùng ở các vùng sâu vùng xa nơi đang có nhu cầu về mặt hàng đó.
-Lựa chọn những mặt hàng nhập có giá trị, tiêu thụ nhiều,phù hợp với thời vụ với thị trường nhằm tăng doanh số, có lợi nhuận như các loại thuốc biệt dược của các hãng Rotex,Egis,Richtercác loại vacxin thuốc phòng cúm như trong các đợt dịch như dịch cúm gà ...
Ngoài ra công ty phải cố gắng mở rộng thị trường để cung ứng linh hoạt, tạo nguồn để hạn chế hàng ứ đọng,vừa nhập khẩu vừa mua lẻ theo đơn đặt hàng.Gắn chặt công tác tạo nguồn với việc tính toán hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vốn lưu động (nhất là đối với vốn vay). Trên cơ sở dự đoán diễn biến giá cả chuẩn xác để chọn thời điểm mua vào bán ra thích hợp để tăng thêm doanh thu,tăng hiệu quả kinh doanh.
Trách nhiệm không nhỏ cho những người làm trực tiếp,hàng ngày theo dõi sự luân chuyển của tài sản của nguồn vốn,những người kế toán phụ trách phần công nợ,phòng kế tóan tài vụ trong việc đẩy mạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9392.doc