MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .3
I - Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp. 3
1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3
2. Các khái niệm về vốn và phân loại vốn. 3
3. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp. 8
II. hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 9
1. Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 9
CHƯƠNG II - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1 16
I - Giới thiệu chung về tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 16
1. Quá trình hình thành và phát triển. 16
2. Các ngành nghề kinh doanh. 17
3. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. 20
4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty có ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn. 23
5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm qua. 26
6.Tình hình lao động của Tổng công ty 27
II- Thực trạng về tình tài chính của Tổng công ty 29
1. Đánh giá về tình hình, năng lực và triển vọng của ngành Giao thông Vận tải trong thời gian tới. 29
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty 30
III- Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty 37
1-Những thành tựu: 38
2. Hạn chế. 40
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG1 44
1.Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công
ty. 44
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định
công ty xây dựng công trình giao thông I 46
Kiến nghị với Nhà nước 50
Kết luận 52
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành cao nhất trong Tổng công ty.
Bộ máy giúp việc:
-Các phó tổng Giám đốc: Là người giúp tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực như: Kinh doanh, vật tư, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật thi công, quản lý thi công và nội chính. Các phó tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao phó.
Các phòng ban:
+ Phòng kế hoạch- thống kê: Làm chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức giám sát thực hiện các kế hoạch.
+ Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Thu thập, phân loại, tổng hợp và xử lý các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn, lập kế hoạch huy động vốn, phân phối các nguồn vốn cho các đơn vị thành viên.
+ Phòng quản lý thiết bị vật tư: Có các nhiệm vụ sau:
Tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất về mặt kỹ thuật thi công, áp dụng công nghệ mới
Đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới đảm bảo tiến độ thi công các công trình đạt hiệu quả cao, chuyển giao công nghệ, mua máy móc thiết bị vật tư.
+ Phòng thông tin thị trường: Có các chức năng sau
Tìm kiếm các gói thầu, chuẩn bị các thông tin cần thiết cho đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu các công trình.
Tìm kiếm các nguồn cung ứng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị với giá rẻ hơn.
+ Phòng quản lý các dự án: Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án đã thắng thầu.
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động: Có các chức năng nhiệm vụ sau
Quản lý lao động: Tuyển dụng, tuyển mới, thuyên chuyển lao động, kiểm tra năng lực, tay nghề của công nhân, tổ chức thi nâng bậc thợ, thực hiện các báo cáo về lao động, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên
Thực hiện chế độ đối với người lao động: chế độ tiền lương, thưởng, phạt, hưu trí, bảo hiểm.
Công tác an toàn: Nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi quy chế công tác an toàn lao động trong Tổng công ty cho phù hợp với thực tế sản xuất. Tham gia cùng phong thiết bị vật tư xây dựng các biện pháp an toàn lao động ở từng đơn vị. Cùng với các đơn vị giải quyết hậu quả và các chế độ cho người lao động bị tai nạn khi có tai nạn lao động xảy ra
+ Văn phòng : Giúp cho Tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng trong việc sau:
Tổ chức quản trị và giải quyết văn bản: Tổ chức quản trị và giải quyết các văn bản đến, văn bản đi, tổ chức lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ tài liệu và lưu trữ tại Tổng công ty, soạn thảo văn bản, trình duyệt văn bản, xử lý kỹ thuật văn bản.
Công tác hành chính: Lập kế hoạch tổ chức, chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị cho Tổng công ty, tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo.
+ Các ban điều hành các dự án trong và ngoài nước: Các ban này được thành lập theo đòi hỏi của các dự án. Khi thắng thầu một dự án nào đó thì các ban này được thành lập nhằm giúp Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động khi tiến hành các dự án
4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty có ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn.
4.1.Đặc điểm về sản phẩm.
Do sản phẩm của Tổng công ty là các công trình đường bộ, đường sắt, cầu, cảng, sân bay... nên nó có những đặc điểm chung về sản phẩm của ngành xây dựng. Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng là các công trình được xây dựng tại chỗ, đứng cố định tại địa điễm và phân bố tản mạn ở nhiều nơi. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định dẫn tới chi phí cho khâu vận chuyển máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, điều động nhân công cao, từ đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng từng đồng vốn của doanh nghiệp .
- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, giá trị rất cao, thời gian thi công lâu và sử dụng lâu dài. Do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây ra sự lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Điều này đẫn tới việc chi ra một khoản để bảo hành các công trình đã hoàn thành (thường là 5% giá trị thanh lý hợp đồng) gây ra tình trạng ứ đọng lãng phí vốn. Do vậy, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cả Tổng công ty.
- Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu, địa hình của địa phương và mang nhiều tính đa dạng, cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp sản xuất. Do đặc điểm này mà chi phí cho việc khảo sát, thiết kế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thí nghiệm vật liệu, giao dịch với khách hàng (các chủ đầu tư) là rất lớn. Do đó làm tốt công tác này sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung ứng nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng làm ra. Đặc điểm này yêu cầu Tổng công ty phải có sự hợp tác với các ngành có liên quan thì mới đảm bảo được yêu cầu của chủ đầu tư, nâng cao uy tín của Tổng công ty trên thị trường.
4.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất của Tổng công ty chủ yếu gồm: sắt, thép, nhựa đường, đá, xi măng, nhựa BBH, phụ gia dẻo ASP, bê tông cách âm, bê tông cách nhiệt... Hầu hết các vật liệu trên hiện tại Tổng công ty đang nhập từ nước ngoài với giá thành, chi phí hải quan, thuế nhập khẩu khá cao. Ngoài ra các nguyên vật liệu trên có giá trị lớn, khó bảo quản, dễ xảy ra tình trạng, hao mòn, thất thoát, dẫn tới chi phí vân chuyển bảo quản là rất lớn . Do vậy việc tổ chức tốt các khâu kể trên sẽ giúp Tổng công ty tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4.3. Đặc điểm về sản xuất trong xây dựng .
Không giống như các ngành sản xuất hàng hoá bình thường khác, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông có các đặc điểm sau:
- Sản xuất xây dựng các công trình giao thông được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điêù kiện thời tiết. Đặc điểm này đòi hỏi Tổng công ty phải chỉ đạo các đơn vị lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công trên hiện trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý sự bền chắc của máy móc thiết bị . Đăc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý tới các nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán đấu thầu.
Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo từng gói thầu cụ thể vì sản xuất xây dựng có tính cá biệt cao và chi phi lớn. Với các ngành khác, người ta có thể sản xuất đại trà, hàng loạt lớn để bán ra thị trường nhưng với các công tác xây dựng thi phải phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Đặc điểm này đẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả sản phẩm trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu cho từng công trình cụ thể trở lên phổ biến trong sản xuất xây dựng.
- Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng các công trình giao thông thường thi công với một diện tích có hạn theo một trình tự nhất định về không gian và thời gian. Đặc điểm này đòi hỏi Tổng công ty phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác lập kế hoạch, chiến lược chuẩn bị và thiết kế thi công.
-Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa diểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra khó khăn cho việc tổ chưc sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất. Do vậy làm tốt công tác quản trị sản xuất sẽ dẫn tới việc tiết kiệm chi phi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong xây dựng thường kéo dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu tư công trình và vốn sản xuất của Tổng công ty bị ứ đọng lâu dài tại các công trình còn đang thi công dở dang, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm qua.
Theo tính toán từ bảng 1, ta thấy chỉ tiêu tổng doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng qua các năm:
+ Năm 1998 tăng cao hơn năm 1997 206.599 triệu đồng (28,7%) đây cũng là năm mà tổng doanh thu của Tổng công ty tăng nhanh nhất.
+ Năm1999 tăng cao hơn năm 1998 là23.740 triệu đồng ( 2,6% )
+Năm 2000 tổng doanh thu tăng cao hơn năm 1999 là 200.000 triệu đồng(21%)
Về chỉ tiêu tổng chi phí ta thấy: + Năm 1998 tổng chi phí tăng cao hơn năm 1997 là 205.348 triệu đồng (29,1%)
+ Năm 1999 chi phí giảm so với năm 1998 là 27.167 triệu đồng ( hay giảm 2,98% ).
+Năm 2000 so với năm 1999 tổng chi phí tăng 145.000 triệu đồng (hay 16.4% ).
Nhìn chung các năm qua Tổng công ty đã cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí Xét về chỉ tiêu lãi trước thuế ta thấy:+ Năm 1998 lãi trước thuế tăng cao hơn so năm 1997 là 1.251 triệu đồng ( hay 8,4% ).
+ Năm 1999 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 1998 là 1.907 triệu đồng (hay 11,8% ).
+ Năm 2000 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 1999 là 4000 triệu đồng (hay 22,8% ).
Như vậy qua các năm lãi trước thuế liên tục tăng, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rất khả quan.
Cũng từ bảng 1 ta thấy: +Năm 1998 số thuế mà Tổng công ty nộp cho Nhà nước tăng cao hơn so năm 1997 là 662 triệu đồng ( hay 19,1% )
+ Năm1999 so với năm 1998 số thuế nộp tăng 379 triệu đồng ( hay 9,2% )
+ Năm 2000 so với năm 1999 số thuế nộp tăng tuyệt đối 1000 triệu đồng (hay 22.2% ).
Vậy qua các năm Tổng công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
6. Tình hình lao động của Tổng công ty
Nhìn vào biểu 2 ta thấy tổng số lao động trong toàn Tổng công ty liên tục tăng qua các năm cụ thể: năm 1998 tăng cao hơn so với năm 1997 là 565 người (hay 6,35% ); năm 1999 tăng cao hơn so với năm 1998 là 571 người (hay tăng 6% ); năm 2000 tăng so với năm 1999 là 506 người ( hay 65 ). Nhìn vào chỉ tiêu này ta có thể thấy được số lao động của Tổng công ty đang tăng. Tuy nhiên nhìn vào chỉ tiêu này ta không thể đánh giá được mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí về lao động. Ta tiếp tục xét tới chỉ tiêu tỷ lệ lao động gián tiếp trên tổng số lao động, năm 1997 tỷ số này là 21%; năm 1998 là 17,9%; năm 1999 là 22,9% năm 2000 là 23%. Qua tính toán cho thấy tỷ lệ lao động gián tiếp trên tổng số lao động là quá lớn, thông thường tỷ số này là phù hợp khi nó ở khoảng 12% (theo giáo trình kinh tế tổ chức sản xuất). Điều này cho thấy hàng năm Tổng công ty lãng phí một khoản chi phí rất lớn cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Về thu nhập bình quân hàng tháng của công nhân viên liên tục tăng: Năm 1998 tăng cao hơn so với năm 1997 là 38.370 đồng (hay tăng 4,8%) năm 1999 tăng cao hơn 1998 là 95.333 đồng (hay tăng 11,4%); năm 2000 so với năm 1999 tăng 99.773 đồng (hay tăng 10,7%). Điều này nói lên rằng trong các năm qua đời sống cán bộ côn nhân viên chức trong Tổng công ty được cải thiiện đáng kể.
Bảng1:Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đơn vị;triệu đồng
chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
So sánh 98-97
So sánh 99-98
So sánh 00-99
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1.Tổng doanh thu
719.661
926.260
950.000
1.150.000
206.599
28,7
23.740
2,6
200.000
21
2.Tổng chi phí
704.819
910.167
883.000
1.028.000
205.348
29,1
-27.167
-2,98
145.000
16,4
3.Lãi trước thuế
14.842
16.093
18.000
22.000
1.251
8,4
1.907
11,8
4.000
22,2
4.Thuế thu nhập
3.459
4.121
4.500
5.500
662
19,1
379
9,2
1000
22,2
5.Lãi ròng
11.383
12.033
13.500
16.500
650
5,7
1.467
12,2
3000
22,2
( Nguồn báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh các năm 97,98,99,00 )
Bảng2:Báo cáo về lao động tiền lương
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
So sánh 98-97
So sánh 99-98
Sosánh 00-99
chênh lệch
%
chênh lệch
%
chênh lệch
%
1.lao động gián tiếp
1.882
1.708
2.323
2.463
-174
-9,2
615
36
140
6
2. Tổng số lao động
8.962
9.531
10.102
10.708
569
6,3
571
6
606
6
3. Thu nhập bình quân(ngàn đồng/người/tháng)
796.587
834.894
930.227
1.030.000
38.370
4,8
95.333
11,4
99.773
10,7
4. Tỉ lệ lao động gián tiếp (1): (2)
0,21
0,18
0,229
0,23
-0,03
-14
0,049
27,2
0,001
0,4
(Nguồn báo cáo về lao động tiền lương - Phòng Tổ chức cán bộ và Lao động.)
II- thực trạng về tình tài chính của Tổng công ty
1. Đánh giá về tình hình, năng lực và triển vọng của ngành Giao thông Vận tải trong thời gian tới.
Hệ thống Giao thông Vận tải Việt Nam được hình thành và phân bố hợp lý, thuận lợi trên toàn lãnh thổ từ các vùng kinh tế trọng điểm đến các cảng biển quốc tế chạy dọc theo chiều dài đất nước và khu vực từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây. Hệ thống Giao thông Vận tải Việt Nam đã được được đưa vào sử dụng từ hơn một trăm năm nay, cả thời gian này đã không được đà tư đúng mức để bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp. Vì vậy,sau một thời gian dài khai thác và trải qua hai cuộc chiến tranh, đến nay Giao thông Vận tải Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại của nhân dân. Từ cuối những năm 80 Chính Phủ Việt Nam đã giành ưu tiên nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn tín dụng ưu đãi nước ngoài cho các dự án lớn cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đường bộ, đường sắt, cảng biển, giao thông đô thị và giao thông nông thôn.
Trong 6 năm qua, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai 46 dự án với nguồn ưu đãi của ngân sách Nhà nước và của nước ngoài để khôi phục, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới trên 2000 km đường bộ, hàng nghìn mét cầu đường bộ, cầu đường sắt. Đường sá trong các thành phố được mở mang, hàng nghìn km đường nông thôn được nâng cấp, nhiều cảng biển quan trọng được cải tạo và xây mới. Nhờ đó kết cấu hạ tầng Giao thông Vận tải Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, năng lực của ngành Giao thông Vận tải còn rất nhiêù hạn chế, nhiều vấn đề cấp bách cần được tập trung giải quyết. Để đạt được mục tiêu cơ bản tới năm 2020 khối lượng vận tải tăng gâp 3 - 4 lần hiện nay. Muốn đạt được mục tiêu này từ nay tới sau năm 2005 cần có khoảng 5 - 6 tỷ USD (tạp chí Giao thông Vận tải số 1+2/2000). Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hoá các nguồn tài trợ là hết sức cần thiết đối với ngành.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty
2.1. Tình hình vốn của Tổng công ty.
Trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2000 tổng nguồn vốn của Tổng công ty liên tục tăng từ 142.371 triệu đồng lên tới 183.666 triệu đồng. Năm 1999 so với 1998 nguồn vốn vay của Tổng công ty giảm 2510 triệu đồng (hay giảm 23,5%) cùng với nguồn vốn ngân sách tăng 1000 triệu đồng (1,8%) và nguồn vốn tự bổ sung tăng 3.580 triệu đồng (3,8%) làm cho tổng nguồn vốn tăng không đáng kể.
Qua các năm hai nguồn vốn ngân sách và nguồn tự bổ sung đều tăng nhưng nguồn vốn vay lại giảm sút cụ thể: Năm 1999 so với năm 1998 giảm 23%; năm 2000 so với năm 1999 giảm 34,2% điều này cho thấy Tổng công ty đang từng bước tự chủ về tài chính.
Bảng 4: Cơ cấu vốn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
1.TSCĐ/Tổng tài sản
67,7
70
81,6
85
2.TSLĐ/Tổng tài sản
32,3
30
18,4
15
(Nguồn: báo cáo quyết toán các năm1997,1998,1999,2000)
Từ bảng 4 ta thấy tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản liên tục tăng qua các năm: Năm 1997 là 67,7 %; năm 1998 là 70%; năm 1999 là 81,6%; năm 2000 là 85% Điều này cho thấy những năm qua Tổng công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.
Bảng 5: Báo cáo kiểm kê vốn cố định của Tổng công ty
Chỉ tiêu
Năm
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Giá trị còn lại
1997
453.546
187.991
265.555
1998
547.640
241.694
305.946
1999
613.140
309.694
321.446.
2000
698.140
333.194
364.946
Nhìn vào bảng ta thấy vốn cố định tăng dần qua các năm: Năm 1997 là 453.564 triệu đồng, năm 1998 là 547.640 triệu đồng, năm 1999 là 613.140 triệu đồng, năm 2000 là 698.140 triệu đồng.
Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị bù đắp giá trị hao mòn của chính TSCĐ bằng cách chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm một cách có kế hoạch theo định mức quy định. Để tính khấu hao chính xác yêu cầu cần phải tính đủ khấu hao để tạo nguồn vốn thay thế và đuy trì khấu hao năng sản xuất của TSCĐ. Mỗi loại tài sản được áp dụng một loại tỷ lệ khấu hao nhất định, trong kỳ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 đã trích đủ khấu hao 4% với nhà xưởng, 10% với máy móc thiết bị văn phòng và máy móc thiết bị thi công. Việc tính khấu hao thấp như vậy đã làm cho giá các dự án đấu thầu trong nước thấp, đảm bảo tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, việc tinh khấu hao với tỷ lệ và phương pháp trên đã khấu hao không bù đắp đủ nguyên giá TSCĐ, làm cho việc tái sản xuất giản đơn TSCĐ khấu hao không thể thực hiện được.
Bảng 6: Báo cáo kiểm kê vốn lưu động.
Năm
Vốn lưu động
1997
216.065
1998
229.623
1999
138.454
2000
119.454
( Nguồn :Báo cáo quyết toán năm 1997,1998,1999,2000 )
Bảng 6 cho thấy qua các năm tình vốn lưu động của Tổng công ty liên tục giảm:năm 1999 giảm so với năm 1998 là 91.169 triệu đồng; năm 2000 giảm so với năm 1999 là 19.000 triệu đồng.
2.2 Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty .
2.2.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Tổng công ty .
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn: cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
Năm 1997 một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,07 đồng doanh thu .
+ Năm 1998: một đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 1,2 đồng doanh thu .
+ Năm 1999: Một đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo được 1,26 đồng doanh thu.
+ Năm 2000: Một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,4 đồng doanh thu .
Như vậy, mặc dù hàng năm vốn có tăng song do tốc độ tăng vốn chậm hơn so với tốc độ tăng tổng doanh thu, từ đây ta có thể nhận xét rằng Tổng công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình nhưng với hiệu suất còn chưa cao. Trong thời đại khoa học công nghệ mà một đồng vốn của Tổng công ty chỉ tạo ra được từ 1,07-1,40 đồng doanh thu Tổng công ty cần phải nghiên cứu để đưa hàm lượng máy móc thiết bị tăng cao hơn nữa trong cơ cấu giá thành cũng như trong doanh thu .
_Hệ số sinh lời: cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại được mấy đồng lợi nhuận.
Qua phân tích ta thấy trong thời gian qua hệ số sinh lời của vốn kém ổn định và vẫn ở tỷ lệ khá thấp, cụ thể: năm1997 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,017 đồng lợi nhuận; năm 1998 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận; năm 1999 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận. Thời gian qua hệ số sinh lời của từng đồng vốn đã tăng dần tuy nhiên vẫn còn rất thấp.
_ Tỷ suất lợi nhuận: cho biết một đồng doanh thu thu được mấy đồng lợi nhuận.
+ Năm 1997 một đồng doanh thu đem lại 0,016 đồng lợi nhuận
+ Năm 1998 một đồng doanh thu đem lại 0,013 đồng lợi nhuận
+ Năm 1999 một đồng doanh thu đem lại 0,0142 đồng lợi nhuận
+ Năm 2000 một đồng doanh thu đem lại 0,0143 đồng lợi nhuận
Tính toán trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty chưa cao, dù doanh thu đạt được qua mỗi năm là rất lớn nhưng lợi nhuận thu được chưa tương xứng. Lợi nhuận đạt trên từng đồng doanh thu là quá thấp. So sánh giữa các năm ta thấy tỷ suất lợi nhuận tăng quá chậm, thậm chí có năm còn giảm (năm 1998 ). Liên hệ với chi phí ta thấy Tổng công ty chưa thực sự tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng 8 cho thấy hàng năm Tổng công ty đã chi ra một khoản chi phí rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
_Kỳ thu tiền trung bình: cho biết về khả năng thu hồi các khoản nợ của Tổng công ty. Theo bảng 9 thì:
+ Năm 1997 kỳ thu tiền trung bình là 211,3 ngày
+Năm 1998 kỳ thu tiền trung bình là 257,76 ngày
+ Năm 1999 kỳ thu tiền trung bình là 231,1 ngày
+ Năm 2000 kỳ thu tiền trung bình là 194 ngày
Như vậy trong những năm trở lại đây Tổng công ty đã cố gẳng rút ngắn được thời gian kỳ thu tiền trung bình. điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng công ty, nó giúp làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng,tăng cường lượng vốn cho sản xuất kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn
Bảng 9: Các khoản phải thu của Tổng công ty Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
1.Các khoản phải thu
422.448
663.217
610.000
620.000
a. phải thu người mua
260.472
427.153
350.000
340.000
b. phải thu nội bộ
127.237
198.875
190.000
215.000
c. phải thu khác
34.739
37.189
70.000
65.000
2. Doanh thu
719.661
926.260
950.000
1.150.000
3.Kỳ thu tiền trung bình(1)/(2)
211.3
257.76
231.1
194
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 1997,1998,1999,2000 )
2.2.2. Đánh giá sử dụng vốn cố định.
Chúng ta sẽ dựa vào bảng 10 để xem xét các chỉ tiêu:
+ Mức doanh lợi vốn cố định
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Các chỉ tiêu được trình bay theo hai phần:
- Khái niệm
- Phân tích
- Mức doanh lợi vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 1997: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,025 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 1998: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,022 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 1999: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,022 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 2000: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,024 đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy có thể thấy năm 1998 và năm 1999 mức doanh lợi giảm và không tăng là do tốc độ tăng vốn cố định nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận, do những năm này Tổng công ty đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị. Tới năm 2000 tỷ lệ này đã tăng lên 0,002.
_Hiệu suất sử dụng vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Năm 1997:1 đồng vốn cố định đem lại 1,58 đồng doanh thu
+ Năm 1998: 1 đồng vốn cố định mang lại 1,69 đồng doanh thu
+ Năm 1999: 1 đồng vốn cố định mang lại 1,55 đồng doanh thu
+ Năm 2000: 1 đồng vốn cố định mang lại 1,65 đồng doanh thu .
Qua số liệu phân tích ta thấy rằng: năm 1999 hiệu suất vốn cố định giảm 8,3% so với năm 1998, vì tốc độ tăng doanh thu (2,5%) nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cố định (11,9%), qua năm 2000 hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng thêm 6,45%. Nhìn chung, trong thời gian vừa qua hiệu suất sử dụng vốn cố định của Tổng công ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy Tổng công ty đang sử dụng vốn cố định có hiệu quả .
_Hàm lượng vốn cố định: cho biết để làm ra một đồng lợi nhuận cần tiêu tốn bao nhiêu đồng vốn cố định. Tỷ lệ này càng nhỏ càng phản ánh viêc Tổng công ty sử dụng vốn cố định càng hiệu quả.
+ Năm 1997: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,63 đồng vốn cố định
+ Năm 1998: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,59 đồng vốn cố định
+Năm 1999: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,65 đồng vốn cố định
+Năm 2000: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,61 đồng vốn cố định.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hạ thấp hàm lượng vốn cố định nhưng qua phân tích ta thấy hàm lượng vốn cố định của Tổng công ty vẫn còn cao.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được đánh giá đồngựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Mức doanh lợi vốn lưu động
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
+ Số vòng quay vốn lưu động
Các chỉ tiêu này cũng được trình bày theo hai phần:
+ Khái niệm + Phân tích
_Mức doanh lợi vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ bảng 11, ta thấy:
+ Năm1997: một đồng vốn lưu động mang lại 0,053 đồng lợi nhuận
+ Năm 1998: một đồng vốn lưu động mang lại 0,052 đồng lợi nhuận
+ Năm 1999: một đồng vốn lưu động mang lại 0,098 đồng lợi nhuận
+ Năm 2000: một đồng vốn lưu động mang lại 0,138 đồng lợi nhuận
Như vậy,các năm 1999,2000 mức doanh lợi tăng với tỷ lệ cao( 88,46% và 40,8 ) do vốn lưu động giảm. năm 1998 mức doanh lợi vốn lưu động giảm do tốc độ tăng vốn lưu động bình quân tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng cuả lợi nhuận .
_Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: được tính bằng cách lấy vốn lưu động chia cho doanh thu.
Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ tính toán bảng 11 ta có:
+ Năm 1997 để có một đồng doanh thu cần 0,3 đồng vốn lưu động.
+ Năm 1998 để có một đồng doanh thu cần 0,25 đồng vốn lưu động.
+ Năm 1999 để có một đồng doanh thu cần 0,14 đồng vốn lưu động.
+ Năm 2000 để có một đồng doanh thu cần 0,103 đồng vốn lưu động.
Như vậy so với năm 1997 năm 1998 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0,05 (hay 16,6%);Năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,11(hay 44%); Năm 2000 so với năm 1999 giảm 0.,037(hay 26,4%). Sự giảm xuống một cách liên tục ủa hệ số đảm nhiệm qua các năm phản ánh việc sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty là đạt hiệu quả cao.
-Số vòng quay vốn lưu động:Được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ kinh doanh.
Tỷ số này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động chu chuyển được mấy vòng. Hệ số này càng cao, càng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao
Năm 1998 so với năm 1997 số vòng quay tăng 0,7 vòng/năm (hay 21%); So với năm 1998 năm 1999 số vòng quay tăng 2,83 vòng/năm (hay 70,2%); So với năm 1999 năm 2000 số vòng quay tăng 2,767 vòng/năm (hay 40,3%).
-Thời gian một vòng luân chuyển: Cho biết một vòng lu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28755.doc