MỤC LỤC
Lời nói đầu Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền KTTT 1.1.Vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Vốn của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
1.1.1.2. Phân loại
1.1.1.3. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của DN
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn trong
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN
1.3.1. Những nhân tố khách quan
1.3.2. Những nhân tố chủ quan
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm KD của công ty
2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
2.2.1. Khái quát về hoạt động KD của công ty trong thời gian qua
2.2.2. Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
3.1. Định hướng phát triển của công ty
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
3.2.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
3.3. Kiến nghị với nhà nước
Kết luận
65 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin cần thiết cho công việc lập hồ sơ dự án tiền khả thi, hoặc cung cấp cho khách hàng các phương án có thể lựa chọn, các định hướng, giải pháp giải quyết các phát sinh của dự án đầu tư.
b) Nhận trách nhiệm lập dự án cho khách hàng một cách trọn vẹn theo những yêu cầu của họ. Như vậy, trong hoạt động này công ty nhận sự uỷ thác của khách hàng để đảm nhiệm toàn bộ các hoạt động, trách nhiệm xây dựng dự án xây dựng cơ bản.
c) Nhận trách nhiệm quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản . Cụ thể là, công ty tham gia đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Sau đó, tiến hành giao dịch ký kết hợp đồng với các tổ chức khảo sát, cung ứng vật tư, thiết bị xây lắp, thuê thiết kế, thuê thi công, để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án cho đến khi dự án đó hoàn thành. Khi công trình xây dựng được hoàn thành công ty sẽ thực hiện bán lại cho khách hàng để hưởng phần chênh lệch.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực dịch vụ được phát sinh từ một hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi lượng vốn đầu tư nhìn chung rất lớn. Cụ thể là hoạt động xây dựng cơ bản, do đó, khách hàng của công ty trong lĩnh vực này chính là các nhà đầu tư, các chủ đầu tư xây dựng cơ bản, trong số đó chủ yếu là các pháp nhân, các tổ chức quốc tế: Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức hỗ trợ phát triển
2.1.2.2. Khảo sát, thiết kế công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng
Trong lĩnh vực này, công ty cũng thực hiện kinh doanh theo hai hướng chính như sau:
a. Dịch vụ khảo sát địa chất công trình: Công ty đảm nhận trách nhiệm thăm dò, khảo sát, cung cấp các thông tin cho khách hàng về đặc điểm, tính chất cơ lý của đất đai nơi sẽ là địa điểm thi công các công trình khách hàng yêu cầu. Các khách hàng của công ty trong lĩnh vực này có thể là là các chủ đầu tư cần thông tin này cho dự án, cũng có thể là các đơn vị thiết kế thi công cần các thông tin này cho các hoạt động của họ.
b. Thiết kế công trìnhxây dựng công nghiệp và dân dụng: nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong lĩnh vực này là đảm nhận công việc tính toán thiết kế các công trình xây dựng theo mong muốn của khách hàng đồng thời phải đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật.
Công ty sẽ phải cung cấp cho khách hàng của mình các bản vẽ kiến trúc công trình, các bản vẽ kết cấu và các tính toán chi tiết về khối lượng nguyên vật liệu, dự toán chi phí xây dựng...
2.1.2..3. Giám sát, quản lý công trình xây dựng cơ bản
Trong lĩnh vực hoạt động này, Công ty tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng nhận trách nhiệm giám sát và quản lý các công việc, các hoạt động trong quá trình thực hiện thi công các công trình xây dựng cơ bản. Công ty thay mặt cho khách hàng của mình kiểm tra và yêu cầu đơn vị thi công thực hiện theo đúng như thiết kế đúng tiến độ đã đề ra trong hợp đồng.
2.1.2.4. Trang bị nội ngoại thất
Trong lĩnh vực hoạt động này, công ty nhận đảm trách phần công việc cuối cùng của hoạt động xây dựng là hoàn thiện và trang trí nội ngoại thất cho các công trình.
2.1.2..5. Kinh doanh bất động sản
Đây là một trong những hoạt động chủ đạo của công ty. Hàng năm, hoạt động này đem lại mức doanh thu rất lớn cho công ty. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh bất động sản có mức rủi ro rất lớn nên hiện nay công ty rất thân trọng trước các quyết định đầu tư bất động sản.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông (bao gồm 5 thành viên) là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có vai trò quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị; thông qua các báo cáo tài chính hàng năm; quýêt định tổ chức lại và giải thể công ty
2.1.3.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị được Đại hội đồng cổ đông bầu ra - Đây là cơ quan quản lý công ty, là người chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý, tổ chức và điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan đưa ra các quyết định cuối cùng và đại diện cho mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu trách.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: có trách nhiệm lập chương trình kế hoạch hoạt động cho hội đồng quản trị, là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Giám đốc công ty: là người hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc quản lý các công việc liên quan đến kỹ thuật thi công công trình.
- Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc trong việc tạo việc làm và chỉ đạo kinh doanh.
- Phó giám đốc hành chính : giúp giám đốc quản lý hành chính tổ chức quản lý lao động toàn công ty.
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ quản lý các hoạt động tài chính như: tạo vốn, xây dựng quỹ trong công ty, quản lý quá trình hạch toán kinh doanh và nghiên cứu, áp dụng các chính sách tài chính của nhà nước.
2.1.3.3. Các phòng ban chức năng
a. Phòng kế hoạch đầu tư:
- Giúp việc cho ban giám đốc chuẩn bị hồ sơ ban đầu đảm bảo tính pháp lý cho các công trình xây dựng cơ bản.
- Cung cấp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, đồng thời xây dựng các chỉ tiêu, các định mức kế hoạch cho các kỳ sản xuất kinh doanh trong tương lai.
- Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động đầu tư phát triển của cty.
b. Phòng kế toán:
- Tổ chức ghi chép sổ sách, chứng từ hoá đơn kế toán và thực hiện quá trình hạch toán sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ chính sách của nhà nước, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty để báo cáo trước ban giám đốc.
- Tạo vốn và đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chỉ đạo hướng dẫn công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc.
c. Phòng tổ chức hành chính:
- Thực hiện các công việc hành chính quản trị: tổ chức các cuộc họp, hội nghị, nghiệp vụ văn thư lưu trữ.
- Quản lý nhân sự và lao động trong toàn công ty: xây dựng kế hoạch về lương bổng, chế độ phúc lợi trong toàn công ty
- Tuyển dụng và phân bổ nhân sự
- Quản lý xây dựng cơ bản các công trình đầu tư tăng tài sản cố định cho văn phòng công ty.
d. Phòng quản lý kỹ thuật và thẩm định dự án:
- Sắp xếp, điều phối các hoạt động của máy móc thiết bị toàn công ty.
- Xây dựng các chỉ tiêu, định mức kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa, bổ sung và thay thế các máy móc thiết bị.
- Kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật các hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty.
- Thẩm định dự án, bảo đảm tính khả thi cho các dự án về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành, của nhà nước.
- Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo những lĩnh vực, những kế hoạch cụ thể mà công ty đặt ra cho mỗi đơn vị.
e. Phòng kinh doanh tổng hợp:
- Lập kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm cho công ty.
- Phân tích các lựa chọn về tài trợ và đầu tư của công ty.
- Dự tính các hiệu ứng trong tương lai của các quyết định hiện tại.
- Quyết định thực hiện các phương án.
- So sánh kết quả hoạt động với các mục tiêu ban đầu.
Bên cạnh đó, các đơn vị có thể tự tìm kiếm và khai thác các công trình ngoài kế hoạch của công ty để tạo việc làm và thu nhập.
f. Phòng quản lý nhà:
Do đặc thù của công ty là tiến hành đầu tư và kinh doanh nhà, các dịch vụ vui chơi, giải trí cũng như các dịch vụ về ăn uống giải khát trong các công trình xây dựng: như nhà chung cư, nhà tập thể của cán bộ công nhân viên chức Nên phòng quản lý nhà có trách nhiệm và chức năng rất cụ thể và rõ ràng là thực hiện quản lý các công trình nhà ở khi công ty tiến hành cho thuê hoặc sau khi đã chuyển nhượng cho khách hàng.
g. Các trung tâm và các xí nghiệp.
Song song với các phòng ban là các trung tâm dự án và lập hồ sơ thầu, các xí nghiệp thiết kế, xí nghiệp thi công, xí nghiệp khảo sát đo đạc và kiểm định chất lượng xây dựng. Mỗi khi thực hiện hoạt động đầu tư cũng như xây dựng các công trình, các xí nghiệp trên hoạt động như một công ty nhỏ tương đối biệt lập với các phòng ban. Cụ thể như sau:
* Trung tâm dự án và lập hồ sơ thầu. Có nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng các hồ sơ tham gia dự thầu của công ty.
* Xí nghiệp thiết kế: Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, giám sát các công trình thi công xây dựng cơ bản.
* Xí nghiệp khảo sát đo đạc và kiểm định chất lượng xây dựng: Tư vấn về điạ chất công trình và thực hiện các dịch vụ kiểm định đo lường chất lượng công trình.
* Xí nghiệp thi công thực nghiệm và thi công nội ngoại thất: Thực hiện thi công, xây lắp và thiết kế, trang trí, lắp đặt nội ngoại thất các công trình xây dựng cơ bản.
Như vậy, có thể nói kể từ khi thành lập cho đến nay ban lãnh đạo công ty không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh nhằm thích ứng nhanh với thị trường. Với quy mô như hiện nay không hẳn là quá lớn nhưng cũng không phải là nhỏ so với tuổi đời non trẻ của công ty. Sự năng động đã không những giúp công ty đứng vững mà còn đang dần khẳng định mình trên thị trường. Nếu như trước đây có những thời kỳ khó khăn chồng chất khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua thì nay công ty có thể tự tin đi tiếp chặng đường mà công ty đã lựa chọn và có tham vọng đạt được.
Để có được một cách nhìn tổng thể về những họat động kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội. Có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức cũng như bộ máy quản lý của công ty CP đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại bằng sơ đồ dạng cây như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Phòng kế hoạch đầu tư
Giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng quản lý nhà
Hội đồng quản trị
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng quản lý kỹ thuật và lập dự án
Trung tâm dự án và lập hồ sơ mời thầu
Xí nghiệp thiết kế
Xí nghiệp khảo sát đo đạc và kiểm định
chấtlượng
Xí nghiệp thi công, trang trí nội ngoại thất
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
2.2.1. Khái quát về hoạt động KD của công ty trong thời gian qua
Kể từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội nói riêng được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường, có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nhờ sự năng động sáng tạo, thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nói chung công ty làm ăn tương đối có hiệu quả.
Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh các giai đoạn mở rộng sản xuất sang một số lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, công ty đã nhanh chóng cơ cấu, xắp xếp lại các phòng ban, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường; sử dụng nhiều biện pháp quản lý, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên của công ty Với sự giúp đỡ của các ban ngành và sự năng động sáng tạo trong kinh doanh nên hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty tương đối hiệu quả, biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cp đầu tư phát triển xây dựngvà dịch vụ thương mại Hà Nội
Doanh thu
(triệu đồng)
Nộp ngân sách (triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
TN bình quân
(tr.đ/người/tháng)
2002
8700
435
839
0,930
2003
13100
655
2360
1,209
2004
18383
920
2016
1,551
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội năm 2002, 2003, 2004.
Như vậy, bảng trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công tương đối ổn định. Doanh thu tăng đều đặn qua các năm, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một tăng, có đủ việc làm, đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội đạt được những kết quả trên, bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là do công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên lành nghề, cũng phải kể đến những điều kiện khác đã giúp Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường:
+ Về sự thuận lợi của thị trường: Ngày nay với quá trình CNH-HĐH mạnh mẽ kéo theo đó là quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Nhờ nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại, cũng như sự phát triển thuận lợi của thị thời cuộc và thị trường xây dựng là những nhân tố không nhỏ tạo nên kết quả đáng khích lệ trên.
+ Về đặc điểm sản phẩm: sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình xây dựng (những khu nhà trung cư; những khu thể dục thể thao; hay những ngôi trường) đã và đang đáp ứng được nhu cầu thị trường, phù hợp với người thị hiếu của người tiêu dùng cả về chất lượng lẫn giá cả nên sản phẩm của công ty dễ được thị trường chấp nhận.
Có thể thấy rằng lợi nhuận trong 3 năm gần đây của công ty có những biến động thất rất ổn định. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2003 của công ty bằng 162% so với năm 2002, lợi nhuận sau thuế của năm 2004 bằng 148% so với năm 2003.
Ta có thể tính chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:
839
- Năm 2002: = 9,64%
8700
2360
- Năm 2003: = 18.02%
13100
2016
- Năm 2004: = 10,96%
18383
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về tài chính sau đây:
Tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Khả năng thanh toán hiện hành
(Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn)
0,88
1,05
1,57
Hệ số nợ (nợ/tổng tài sản)
0,54
0,68
0,46
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội 2002, 2003, 2004
Nhìn vào bảng ta thấy:
- Hệ số nợ của công ty có những biến động bất thường. Có thể nói hệ số nợ năm 2002, 2003 là tương đối cao so với tỷ số trung bình của ngành. Tuy nhiên, năm 2004 do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhỏ hơn tài sản nên tỷ số nợ năm 2004 giảm xuống chỉ còn 0,46 thấp hơn tỷ số trung bình ngành . Điều này đảm bảo hơn cho công ty tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đảm bảo lòng tin cho các chủ nợ nhưng sẽ lại là bất lợi cho chủ doanh nghiệp nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lời cao.
- Khả năng thanh toán hiện hành tại thời điểm năm 2004 tăng mạnh so với năm 2002 và 2003. Điều này cho phép chúng ta nhận định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khả quan.
Nói chung tìnhh hình tài chính của công ty tương đối ổn định.
2.2.2 Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới. Các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong huy động và sử dụng vốn, có khả năng sử dụng các đòn bẩy tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng lên, chủ yếu dựa vào hiệu quả của hoạt động kinh doanh và phát hành cổ phần.
Nguồn vốn của công ty trong vài năm gần đây như sau:
Bảng Nguồn vốn của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Ghi chú
1. Tổng vốn kinh doanh
5.111,525
11.178,63
21.499,51
Vốn cố định tăng lên là do mua sắm thêm và do đánh giá lại tài sản.
1.1. Vốn cố định
2.101,445
3.500,241
7.293,531
1.2. Vốn lưu động
3.010,080
7.678,499
14.205,987
2. Nguồn hình thành
2.1. Chào bán cổ phần
1.650,000
2.792,188
5.250,210
2.2. DN tự bổ sung
330,900
504,874
1.779,275
2.3. Vay từ các nguồn khác
3.130,625
7.881,578
14.470,025
Nguồn: Báo báo tài chính của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội năm 2002, 2003, 2004.
Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, từ đó rút ra tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn của công ty.
Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A.TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền mặt
II. Các khoản phải thu
III. TSLĐ khác
3.010,080
359,705
1.945,685
704,690
59
7
38
14
7.678,499
315,359
6.039.199
1.323,941
68,7
2,82
54,02
11,86
14.205,987
719,336
7.272,192
6214,459
66
3,34
33,76
28,90
B. TSCĐ và ĐTDH
I. TSCĐ
II. Chi phí XDCB dd
2.101,45
1.955
146,45
41
38
3
3.500,241
2.977,834
522,407
31,3
26,43
4,672
7.293,531
5.826,202
1.467,329
34
27
17
Tổng tài sản
5.111,525
100
11.178,63
100
21.499,51
100
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2002,2003, 2004 của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội.
Qua bảng trên ta thấy
+ Tổng tài sản năm 2004 tăng mạnh so với năm 2002 và 2003, tăng hơn7 tỷ đồng. Ta có thể thấy nguyên nhân chính là do đầu tư tài chính ngắn hạn của năm 2004 tăng rất mạnh. Việc đầu tư ngắn hạn quá nhiều lại tăng nhanh có thể làm cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong trường hợp cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ TSCĐ đang có chiều hướng ngày càng tăng. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mở rộng sản xuất. Ta cũng biết TSCĐ là một yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Công ty cần phải tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ.
+ Riêng năm 2004 ta còn thấy có sự thay đổi lớn so với năm 2003 là lượng tiền mặt giảm, tuy nhiên lượng chứng khoán ngắn hạn lại tăng lên đáng kể và các khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể. Đây là điều thuận lợi cho công ty trong việc đáp ứng ngay nguồn vốn cho sản xuất. Nhưng lại có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của công ty. Sự biến động của các nhân tố này ảnh hưởng lớn đến tình hình VLĐ của công ty.
+ Các bộ phận khác nói chung là ổn định, không có biến động gì lớn.
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
Như đã trình bày ở trên, để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp vẫn có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị - văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụnên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài ảnh hưởng của những nhân tố đó.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội là một công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của mình. Sản phẩm của công ty là loại sản phẩm đặc biệt có giá trị kinh tế cao, để tạo ra mỗi sản phẩm cần phải có thời gian dài và ít mang tính thời vụ, bởi vậy hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng ít biến động theo thời gian. Tuy nhiên, do chu kỳ sản xuất sản phẩm là tương đối dài nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cần phải có cái nhìn chiến lược và nhậy bén. Không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực, không chỉ ở một địa phương mà trên nhiều lĩnh vực cũng như trên nhiều địa phương khác. Do vậy, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty, chúng ta lần lượt xem xét tình hình sử dụng hiệu quả của toàn bộ vốn và của từng loại vốn sản xuất kinh doanh. Đầu tiên chúng ta xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty trong ba năm trở lại đây.
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, ta xét các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
+/-
%
+/-
%
1.Doanh thu
8.700
13.100
18.383
4400
50,6
5283
40,3
2.Lợi nhuận
839
2.360
2.015
1521
181,3
- 345
-14,6
3.Tổng vốn
5.111,52
11.178,6
21.499,5
6.067,105
119
10.320,88
92,3
4.Hiệu suất
(1):(3)
1,70
1,169
0,855
- 0,531
-31,2
- 0,314
-26,9
5.Tỷ suất LN/DT
(2):(1)
0,096
0,180
0,109
0,084
87,5
- 0,071
-39,5
6.Tỷ suất Ln/vốn
(2): (3)
0,164
0,211
0,094
0,047
28,6
- 0,117
-55,4
Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội năm 2002, 2003, 2004
* Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Năm 2002: 1 đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 1,70 đồng doanh thu.
+ Năm 2003: 1 đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 1,169 đồng doanh thu (giảm 31,24% so với năm 2002).
+ Năm 2004: 1 đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 1,384 đồng doanh thu (giảm 26,86% so với năm 2003).
Hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư. Do vậy, ta có thể nhận xét rằng công ty đã từng bước sử dụng vốn có hiệu quả, song hiệu quả chưa ổn định. Trong những năm tới công ty cần phải có những giải phát tăng hiệu quả sủ dụng vốn hơn nữa.
* Đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
Thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Năm 2002: 1 đồng doanh thu thu được 0,096 đồng lợi nhuận.
+ Năm 2003: 1 đồng doanh thu thu được 0,180 đồng lợi nhuận (tăng 87,5% so với năm 2002).
+ Năm 2004: 1 đồng doanh thu tạo ra 0,109 đồng lợi nhuận (giảm 39,5 so với năm 2003).
Như vật ta thấy doanh thu hàng năm đều tăng nhưng lợi nhuận lại tăng giảm thất thường. Xem xét với mối quan hệ với chi phí ta thấy chi phí nguyên nhiên vật liệu ngày càng tăng mạnh.
Chi phí của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
và dịch vụ thương mại Hà Nội qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chi phí hoạt động TC
1377,025
2390,133
3896,659
Chi phí quản lý DN
3762,87
3074,955
4079,983
Tổng cộng
5139,899
5465,089
7976,642
Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh 1 đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng tương tự như trên, năm 2001, 1 đồng vốn thu được 0,00222 đồng lợi nhuận, năm 2002 thu được 0,0275 đồng lợi nhuận, nhưng năm 2003 chỉ thu được 0,00545 đồng lợi nhuận. Đây là vấn đề mà công ty cần phải tìm biện pháp giải quyết.
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội không phải một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà là doanh nghiệp đầu tư nên vốn cố định của công ty thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không thể hiện qua các chỉ tiêu:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
+/-
%
+/-
%
1.Doanh thu
8.700
13.100
18.383
4400
50,6
5283
40,3
2. Lợi nhuận
839
2.360
2.015
1521
181,3
- 345
-14,6
3.VCĐ bình quân
2961
5397
7248
2436
82,26
1851
34,3
4.Hiệu suất sd VCĐ
(1):(3)
2,94
2,427
2,536
- 0,51
-17,3
0,109
4,5
5. Hàm lượng VCĐ
(3): (1)
0,34
0,412
0,394
0,072
21,17
-0,018
-4,36
6.Hiệu quả sd VCĐ (2) : (3)
0,283
0,437
0,278
0,154
54,4
-0,159
-36,4
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội năm 2002, 2003, 2004
* Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ tham gia SXKD sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy:
+ Năm 2002: 1 đồng VCĐ tham gia SXKD đem lại 2,94 đồng doanh thu.
+ Năm 2003: 1 đồng VCĐ tham gia vào SXKD đem lại 2,43 đồng doanh thu (giảm 17,3% so với năm 2002).
+ Năm 2004: 1 đồng VCĐ tham gia vào SXKD đem lại đem lại 2,56 đồng doanh thu (tăng 5,35% so với năm 2003).
Nhìn chung hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty như vậy là tương đối tốt mặc dù chưa thật ổn định, công ty đã khai thác, sử dụng tối đa công suất của TSCĐ. Tuy nhiên với việc khai thác, sử dụng TSCĐ với công suất như vậy, hàng năm công ty cần nâng cấp, sửa chữa, đổi mới TSCĐ, nhằm khắc phục tình trạng máy móc cũ dẫn đến năng suất không cao.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng VCĐ:
Năm 2003 so với năm 2002, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cố đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7845.doc