Vốn cố định là lượng tiền ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Do tính đặc thù, vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn và được thu hồi trong một thời gian dài tương ứng với thời gian sử dụng TSCĐ. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả sử dụng đồng vốn tại các doanh nghiệp nói chung và Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại nói riêng.
155 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phần vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao chứng tỏ cơ cấu vốn hay cấu trúc vốn càng hợp lý và hiệu quả sử dụng các loại vốn bộ phận nói trên càng tốt.
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty
Vốn cố định là lượng tiền ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Do tính đặc thù, vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn và được thu hồi trong một thời gian dài tương ứng với thời gian sử dụng TSCĐ. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả sử dụng đồng vốn tại các doanh nghiệp nói chung và Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại nói riêng.
Căn cứ bảng số liệu 3.9, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty có sự biến động chưa ổn định, chưa đạt hiệu quả cao. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty qua 3 năm có chiều hướng giảm xuống.
Năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt 3,1556 lần, so với 2004 tăng 0,6043 lần; năm 2006 chỉ tiêu này chỉ đạt 2,4956 lần, nếu đem so sánh với năm 2005 giảm 0,66 lần và so với năm 2004 giảm 0,0558 lần. Điều này có nghĩa là năm 2004, một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 2,5514 đồng doanh thu; tương ứng ở năm 2005 là 3,1556 đồng doanh thu, tăng lên so với năm 2004 là 0,6043 đồng và ở năm 2006 là 2,4956 đồng doanh thu, so với năm 2005 giảm 0,66 đồng và so với năm 2004 giảm 0,0558 đồng.
Số liệu bảng 3.9 còn cho thấy, tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn cố định có chiều hướng tăng nhưng không đáng kể.
Trước hết, về tỷ suất sinh lợi vốn cố định: năm 2004, cứ 100 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ tạo ra 2,33 đồng lợi nhuận; năm 2005 tương ứng tạo ra được 4,1 đồng lợi nhuận, tăng 1,78 đồng so với năm 2004; năm 2006 là 5,57 đồng lợi nhuận, tăng 1,47 đồng so với năm 2005 và tăng 3,24 đồng so với năm 2004. Mặc dù mức tăng còn khiêm tốn, nhưng đây là kết quả đáng trân trọng.
Bảng 3.9: Hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
2005/2004
2006/2005
2006/2004
+/-
%
+/-
%
+/-
%
1. Tổng doanh thu
tr.đ
59.684
73.867
89.747
14.183
23,76
15.880
21,50
30.063
50,37
2. Lợi nhuận sau thuế
tr.đ
544
960
2.002
416
76,47
1.042
108,54
1.458
268,01
3. Vốn cố định bình quân
tr.đ
23.393
23.408
35.962
15
0,06
12.554
53,63
12.569
53,73
4. Vốn lưu động bình quân
tr.đ
36.419
44.175
32.623
7.756
21,30
-11.552
-26,15
-3.796
-10,42
5. Hiệu suất sử dụng VCĐ
lần
2,5514
3,1556
2,4956
0,6043
-
-0,6600
-
-0,0558
-
6. Tỷ suất sinh lợi VCĐ
lần
0,0233
0,0410
0,0557
0,0178
-
0,0147
-
0,0324
-
7. Suất hao phí VCĐ
lần
0,3919
0,3169
0,4007
-0,0751
-
0,0838
-
0,0088
-
8. Hiệu suất sử dụng (Số vòng quay) VLĐ
lần
1,64
1,67
2,75
0,03
-
1,08
-
1,11
-
9. Độ dài vòng quay VLĐ
ngày
219,5
215,6
130,9
-3,90
-
-84,70
-
-88,60
-
10. Tỷ suất sinh lợi VLĐ
lần
0,0149
0,0217
0,0614
0,0068
-
0,0396
-
0,0464
-
11. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
lần
0,6102
0,5980
0,3635
-0,0122
-
-0,2345
-
-0,2467
-
12. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
lần
0,65
0,74
0,50
0,09
13,85
-0,24
-32,43
-0,15
-23,08
13. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
lần
1,38
1,23
0,95
-0,15
-10,87
-0,28
-22,76
-0,43
-31,16
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty
69
Hai là, suất hao phí vốn cố định có chiều hướng tăng, biểu hiện sự lãng phí trong việc khai thác máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của Công ty. Năm 2004, để tạo ra được một đồng doanh thu, Công ty cần phải bỏ ra 0,3919 đồng vốn cố định; năm 2005 con số này là 0,3169 đồng, tiết kiệm được 0,0751 đồng vốn cố định so với 2004; năm 2006 tương ứng là 0,4007 đồng, lãng phí 0,0838 đồng vốn cố định so với năm 2005 và 0,0088 đồng vốn cố định so với năm 2004.
Từ phân tích đó cho thấy, việc sử dụng vốn cố định của Công ty chưa ổn định và hiệu quả vẫn còn thấp. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.
3.2.2.1. Ảnh hưởng của việc sử dung vốn cố định đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Sử dụng số liệu trong Bảng 3.9, kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn có thể đo lường mức độ ảnh hưởng của vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định đến doanh thu Công ty, kết quả tính toán được trình bày ở Bảng 3.10.
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của vốn cố định
và hiệu suất sử dụng vốn cố định đến doanh thu
So sánh
Chênh lệch doanh thu (R)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
tr.đ
%
Vốn cố định
Hiệu suất sử dụng VCĐ
tr.đ
%
tr.đ
%
2005 với 2004
14.183
23,76
38
0,06
14.145
23,70
2006 với 2005
15.880
21,50
39.615
53,63
-23.735
-32,13
2006 với 2004
30.063
50,37
32.069
53,73
-2.006
-3,36
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Bảng 3.10 thể hiện: năm 2005 doanh thu tăng so với năm 2004 là 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76% là do hai nguyên nhân: vốn cố định tăng 15 triệu đồng, tương ứng 0,06% làm cho doanh thu tăng 38 triệu đồng, tương ứng 0,06%; hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,6043 lần đã làm cho doanh thu tăng lên 14.145 triệu đồng tương ứng 23,70%.
Năm 2006 doanh thu tăng lên so với năm 2005 là 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,5%. Sở dĩ như vậy là do: một là, vốn cố định tăng 12.554 triệu đồng, tương ứng 53,63% đã làm cho doanh thu tăng 39.615 triệu đồng, tương ứng 53,63%; hai là, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,66 lần dẫn đến doanh thu giảm xuống 23.735 triệu đồng, tương ứng 32,13%.
Tương tự, nếu so sánh năm 2006 với 2004, doanh thu tăng lên là 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37% là do hai nguyên nhân: vốn cố định tăng 12.569 triệu đồng, tương ứng 53,73% đã làm cho doanh thu tăng lên 32.069 triệu đồng, tương ứng 53,73%; hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,0558 lần dẫn đến doanh thu giảm 2.006 triệu đồng, tương ứng 3,36%.
Doanh thu năm 2005 tăng lên so với năm 2004 chủ yếu là do chiều sâu (nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định). Nhưng năm 2006 sự phát triển theo chiều rộng (tăng qui mô vốn cố định) lại là nguyên nhân chủ yếu làm tăng doanh thu. Trong những năm tới, Công ty cần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định, coi đây là một trong những biện pháp chủ yếu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn cố định đến lợi nhuận
Để thấy được ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận, ta xem xét Bảng 3.11 sau đây.
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của vốn cố định
và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận
So sánh
Chênh lệch lợi nhuận (P)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
tr.đ
%
Vốn cố định
Tỷ suất sinh lợi VCĐ
tr.đ
%
tr.đ
%
2005 với 2004
416
76,47
0,35
0,06
415,65
76,41
2006 với 2005
1.042
108,54
514
53,54
528
55,00
2006 với 2004
1.458
268,01
293
53,86
1.165
214,15
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Số liệu ở bảng cho thấy: năm 2005 lợi nhuận tăng so với năm 2004 là 416 triệu đồng, tương ứng 76,47% do tác động bởi hai nguyên nhân: vốn cố định tăng lên 15 triệu đồng, tương ứng 0,06% làm cho lợi nhuận tăng 0,35 triệu đồng, tương ứng 0,06%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,0178 lần đã làm cho lợi nhuận tăng lên 415,65 triệu đồng, tương ứng 76,41%.
Năm 2006, lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54%. Sở dĩ như vậy là do: một là, vốn cố định tăng lên 12.554 triệu đồng, tương ứng 53,63% đã làm cho lợi nhuận tăng 514 triệu đồng, tương ứng 53,54%; hai là, tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,0147 lần dẫn đến lợi nhuận tăng 528 triệu đồng, tương ứng 55,00%.
Nếu so sánh năm 2006 với 2004, lợi nhuận tăng là 1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01%, nguyên nhân do: vốn cố định tăng lên 12.569 triệu đồng, tương ứng 53,73% đã làm cho lợi nhuận tăng 293 triệu đồng, tương ứng 53,86%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,0324 lần dẫn đến lợi nhuận tăng lên 1.165 triệu đồng, tương ứng 214,15%.
Qua phân tích, thấy rằng lợi nhuận tăng lên các năm chủ yếu là do Công ty đã nâng cao tỷ suất sinh lợi vốn cố định. Điều này chứng tỏ đây là xu hướng phát triển đúng, doanh nghiệp cần phát huy trong thời gian tới.
3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các yếu tố cấu thành vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng bộ phận vốn này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Số liệu ở Bảng 3.9, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có chiều hướng tốt, tuy nhiên chưa cao.
Hiệu suất sử dụng (số vòng quay) vốn lưu động của Công ty có chiều hướng tăng lên: năm 2005, vốn lưu động bình quân quay được 1,67 vòng, so với 2004 tăng 0,03 vòng; năm 2006 quay được 2,75 vòng, so với năm 2005 tăng 1,08 vòng và so với năm 2004 tăng 1,11 vòng. Điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm 2004 tạo ra 1,64 đồng doanh thu.; năm 2005 tạo ra 1,67 đồng doanh thu, tăng so với năm 2004 là 0,03 đồng; năm 2006 tạo ra 2,75 đồng doanh thu, so với năm 2005 tăng 1,08 đồng và so với năm 2004 tăng 1,11 đồng doanh thu.
Số vòng quay tăng nên độ dài một vòng quay được rút ngắn lại. Nếu như năm 2004 để thực hiện một vòng mất 219,5 ngày, năm 2005 mất 215,6 ngày thì năm 2006 chỉ mất 130,9 ngày. Như vậy là so với năm 2004, một vòng quay năm 2005 được hoàn thành sớm hơn 3,9 ngày; năm 2006 so với năm 2005 sớm hơn 84,7 ngày và so với năm 2004 rút ngắn được 88,6 ngày. Đây chính là kết quả đáng khích lệ của Công ty. Tuy vậy, nếu chỉ dừng lại ở chỉ tiêu này thì chúng ta chưa thể kết luận đầy đủ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vì thế cần tìm hiểu thêm các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn lưu động.
Tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn lưu động có diễn biến theo chiều hướng tốt, cụ thể:
Một là, đối với tỷ suất sinh lợi vốn lưu động: cứ 100 đồng vốn lưu động tham gia hoạt động kinh doanh trong năm 2004 tạo ra 1,49 đồng lợi nhuận; năm 2005 tạo ra được 2,17 đồng, tăng 0,68 đồng so với năm 2004; năm 2006 tạo ra được 6,14 đồng lợi nhuận, tăng 3,9 đồng so với năm 2005 và tăng 4,64 đồng so với năm 2004.
Hai là, suất hao phí vốn lưu động có chiều hướng giảm, biểu hiện sự tiết kiệm chi phí trong việc sử dụng vốn lưu động của Công ty: năm 2004 để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,610 đồng vốn lưu động, nhưng năm 2005 chỉ cần 0,598 đồng và giảm xuống 0,363 đồng vào năm 2006. Như vậy là giả sử suất hao phí vốn không giảm đi so với 2004, tức là bằng 0,610 lần thì lẽ ra để tạo được 73.867 triệu đồng doanh thu như năm 2005 Công ty buộc phải sử dụng 0,610 * 73.867 = 45.058,87 triệu đồng vốn lưu động, nhưng hiện tại năm 2005 vừa qua Công ty chỉ sử dụng 44.175 triệu đồng vốn lưu động, điều đó có nghĩa là Công ty đã tiết kiệm được 883,87 triệu đồng vốn lưu động bình quân từ việc hạ thấp suất hao phí vốn lưu động. Tương ứng trong năm 2006 do Công ty đã cố gắng giảm 0,2345 lần so với năm 2005 nên cũng đã tiết kiệm được 0,598 * 89.747 - 32.623 = 21.045,7 triệu đồng. Đây là sự nỗ lực lớn của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Công ty.
Việc dự trữ một lượng vốn bằng tiền nói riêng và tình hình vốn lưu động nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh, nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với Công ty. Chính vì vậy, sau mỗi kỳ hoạt động các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình thanh toán nhằm đánh giá được năng lực tự chủ về tài chính của mình từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn. Số liệu ở Bảng 3.9 còn cho thấy khả năng thanh toán của Công ty.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Năm 2004, hệ số này là 0,65 lần, nghĩa là cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nhanh đảm bảo được 65 đồng; năm 2005 là 0,74 lần, tăng 0,09 lần tương ứng 13,85% so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 0,50 lần, so với năm 2005 giảm 0,24 lần, tương ứng 32,43% và so với năm 2004 giảm 0,15 lần, tương ứng 23,08%. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của Công ty cho khách hàng là rất thấp, đòi hỏi cần tăng cường các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ và thu tiền nhanh; xử lý số nợ quá lâu; cân đối mức tồn kho sản phẩm cũng như nguyên liệu hợp lý.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty đang ở mức quá thấp và giảm dần qua các năm. Từ chỗ đạt 1,38 lần trong năm 2004 giảm xuống còn 1,23 lần trong năm 2005, đến năm 2006 chỉ đạt 0,95 lần (< 1), giảm 0,28 lần, tương ứng 22,76% so với năm 2005 và giảm 0,43 lần, tương ứng 31,16% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động SXKD của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, vì thế Công ty phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là từ khoản nợ ngắn hạn.
Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2004 – 2006 là chưa tốt, tính tự chủ về tài chính còn thấp, trong lúc đó số dư khoản phải thu qua các năm còn rất lớn. Đây là nhược điểm của Công ty khi để khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.
Từ phân tích ở trên cho thấy, việc sử dụng vốn lưu động của Công ty nhìn chung là có triển vọng tốt nhưng hiệu suất và hiệu quả vẫn còn ở mức quá thấp.
3.2.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Số liệu trong Bảng 3.12 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty.
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của vốn lưu động
và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu
So sánh
Chênh lệch doanh thu (R)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
tr.đ
%
Vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng VLĐ
tr.đ
%
tr.đ
%
2005 với 2004
14.183
23,76
12.711
21,30
1.472
2,46
2006 với 2005
15.880
21,50
-19.316
-26,15
35.196
47,65
2006 với 2004
30.063
50,37
-6.220
-10,42
36.283
60,79
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Năm 2005 doanh thu tăng so với năm 2004 là 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76% do hai nguyên nhân, đó là: vốn lưu động tăng 7.756 triệu đồng, tương ứng 21,3% làm cho doanh thu tăng 12.711 triệu đồng, tương ứng 21,30%; hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,03 lần đã làm cho doanh thu tăng lên 1.472 triệu đồng, tương ứng 2,46%.
Năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 là 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,5% là do: vốn lưu động giảm 11.552 triệu đồng, tương ứng 26,15% đã làm cho doanh thu giảm 19.316 triệu đồng, tương ứng 26,15% và hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 1,08 lần dẫn đến doanh thu tăng 35.196 triệu đồng, tương ứng 47,65%.
Tương tự, nếu so sánh năm 2006 với 2004, doanh thu tăng lên là 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37% do: vốn lưu động giảm 3.796 triệu đồng, tương ứng 10,42% đã làm cho doanh thu giảm 6.220 triệu đồng, tương ứng 10,42%; hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên 1,11 lần làm cho doanh thu tăng lên 36.283 triệu đồng, tương ứng 60,79%.
Doanh thu của năm 2005 so với 2004 tăng lên chủ yếu do nhân tố qui mô vốn lưu động tăng, nhưng đến năm 2006 doanh thu tăng lại do hiệu suất sử dụng vốn lưu động quyết định. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận được trình bày ở Bảng 3.13.
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của vốn lưu động
và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đến lợi nhuận
So sánh
Chênh lệch lợi nhuận (P)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
tr.đ
%
Vốn lưu động
Tỷ suất sinh lợi VLĐ
tr.đ
%
tr.đ
%
2005 với 2004
416
76,47
116
21,32
300
55,15
2006 với 2005
1.042
108,54
-251
-26,15
1.293
134,69
2006 với 2004
1.458
268,01
-52
-9,56
1.510
277,57
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Năm 2005 lợi nhuận tăng so với năm 2004 là 416 triệu đồng, tương ứng 76,47% là do hai nguyên nhân: vốn lưu động tăng 7.756 triệu đồng, tương ứng 21,3% làm cho lợi nhuận tăng 116 triệu đồng, tương ứng 21,32%; tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,0068 lần đã làm cho lợi nhuận tăng lên 300 triệu đồng, tương ứng 55,15%.
Năm 2006, lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54% là do: vốn lưu động giảm 11.552 triệu đồng, tương ứng 26,15% đã làm cho lợi nhuận giảm 251 triệu đồng, tương ứng 26,15%; tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,0396 lần dẫn đến lợi nhuận tăng 1.293 triệu đồng, tương ứng 134,69%.
So sánh năm 2006 với 2004, lợi nhuận tăng lên là 1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01% là do: vốn lưu động giảm 3.796 triệu đồng, tương ứng 10,42% đã làm cho lợi nhuận giảm 52 triệu đồng, tương ứng 9,56%; tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,0464 lần dẫn đến lợi nhuận tăng 1.510 triệu đồng, tương ứng 277,57%.
Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2004 - 2006 năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân chủ yếu do đã nâng cao tỷ suất sinh lợi vốn lưu động. Tóm lại, việc sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua có những thành quả đáng khích lệ, tuy vậy mức hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. Để thấy rõ hơn nguyên nhân của vấn đề này, tiếp tục phân tích ảnh hưởng các bộ phận cấu thành vốn lưu động.
Các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Theo số liệu ở Bảng 3.14, đầu năm 2006, các khoản phải thu chiếm trên 35% và cuối năm giảm so với đầu năm là 1.410 triệu đồng, tương ứng 10,67%. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Công ty trong việc sử dụng mềm dẽo các chính sách thanh toán.
Bảng 3.14: Các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty năm 2006
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
So sánh CN/ĐN
Số tiền
(tr.đ)
%
Số tiền (tr.đ)
%
+/- (tr.đ)
%
TSLĐ và ĐTNH
33.114
100,00
33.132
100,00
18
0,05
Trong đó
Các khoản phải thu
13.209
39,89
11.799
35,61
-1.410
-10,67
Hàng tồn kho
11.091
33,49
14.148
42,70
3.057
27,56
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty
78
Cũng trong năm 2006, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (đầu năm chiếm 33,49%, cuối năm chiếm 42,7%) và có chiều hướng tăng lên. Hàng tồn kho cuối năm 2006 tăng so với đầu năm là 3.057 triệu đồng, tương ứng 27,56%. Đây là một biểu hiện chưa tốt trong việc tăng tốc độ luân chuyển và nâng cao sức sinh lợi của vốn lưu động.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, tranh thủ tín dụng thương mại, thực hiện chính sách thanh toán chậm, giãn nợ… là việc làm cần thiết. Tất nhiên, không phải vì lý do đó mà Công ty không tính đến chi phí sử dụng vốn. Bởi vậy, trong những năm tới Công ty cần có chính sách bán hàng, chính sách thu hồi công nợ và chính sách dự trữ tồn kho hợp lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn kinh doanh của mình.
3.2.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Để thấy rõ hơn hiệu quả việc sử dụng vốn của Công ty, tiếp tục phân tích các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.4.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Từ số liệu trong Bảng 3.6, cùng với việc sử dụng phương pháp số chênh lệch để tiến hành lượng hoá sự ảnh hưởng của yếu tố hiệu suất sử dụng vốn của Công ty.
Trước hết, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
Kết quả số liệu ở Bảng 3.15 cho thấy: năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSSDVKD) tăng so với năm 2004 là 0,0951 lần, tương ứng 9,53% là do: doanh thu tăng 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76% làm cho HSSDVKD tăng 0,237 lần, tương ứng 23,75%; vốn kinh doanh tăng 7.771 triệu đồng, tương ứng 12,99% làm cho HSSDVKD giảm 0,1419 lần, tương ứng 14,22%.
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các nhân tố
đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
So sánh
Chênh lệch của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HVKD)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
+/-
(lần)
%
Doanh thu
Vốn kinh doanh
+/-
(lần)
%
+/-
(lần)
%
2005 với 2004
0,0951
9,53
0,2370
23,75
-0,1419
-14,22
2006 với 2005
0,2156
19,73
0,2350
21,50
-0,0194
-1,77
2006 với 2004
0,3107
31,14
0,5026
50,37
-0,1919
-19,23
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Năm 2006, HSSDVKD tăng lên so với năm 2005 là 0,2156 lần, tương ứng 19,73% do hai nguyên nhân: doanh thu tăng 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,50% làm cho HSSDVKD tăng 0,235 lần, tương ứng 21,50%; vốn kinh doanh tăng 1.002 triệu đồng, tương ứng 1,48% làm cho HSSDVKD giảm xuống 0,0194 lần, tương ứng 1,77%.
So sánh năm 2006 với 2004, HSSDVKD tăng lên 0,3107 lần, tương ứng 31,14%; trong đó: do doanh thu tăng 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37% làm cho HSSDVKD tăng 0,5026 lần, tương ứng 50,37%; do vốn kinh doanh tăng 8.773 triệu đồng, tương ứng 14,67% làm cho HSSDVKD giảm xuống 0,1919 lần, tương ứng 19,23%.
Qua phân tích, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh thời kỳ 2004 - 2006 tăng lên chủ yếu là do doanh thu tăng, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh. Đây là thành quả của Công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.
Để biết rõ hơn về hiệu quả việc sử dụng vốn, tiến hành phân tích sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh (TSSLVKD).
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các nhân tố
đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh của Công ty
So sánh
Chênh lệch của tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh (TPVKD)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
+/-
(lần)
%
Lợi nhuận
Vốn kinh doanh
+/-
(lần)
%
+/-
(lần)
%
2005 với 2004
0,0051
56,04
0,0069
75,82
-0,0018
-19,78
2006 với 2005
0,0150
105,63
0,0154
108,45
-0,0004
-2,82
2006 với 2004
0,0201
220,88
0,0243
267,03
-0,0042
-46,15
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Kết quả số liệu ở bảng 3.16 cho thấy: năm 2005 tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng so với năm 2004 là 0,0051 lần, tương ứng 56,04%, nguyên nhân là do lợi nhuận tăng 416 triệu đồng, tương ứng 76,47% làm cho TSSLVKD tăng lên 0,0069 lần, tương ứng 75,82%; vốn kinh doanh tăng 7.771 triệu đồng, tương ứng 12,99% làm cho TSSLVKD giảm 0,0018 lần, tương ứng 19,78%.
Năm 2006, TSSLVKD tăng lên so với năm 2005 là 0,015 lần, tương ứng 105,63% (lợi nhuận tăng 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54% làm cho TSSLVKD tăng 0,0154 lần, tương ứng 108,45%; vốn kinh doanh tăng 1.002 triệu đồng, tương ứng 1,48% làm cho TSSLVKD giảm xuống 0,0004 lần, tương ứng 2,82%).
So sánh năm 2006 với 2004, TSSLVKD tăng lên 0,0201 lần, tương ứng 220,88%, trong đó do lợi nhuận tăng 1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01% làm cho TSSLVKD tăng 0,0243 lần, tương ứng 267,03% và do vốn kinh doanh tăng 8.773 triệu đồng, tương ứng 14,67% làm cho TSSLVKD giảm xuống 0,0042 lần, tương ứng 46,15%.
Tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng qua các năm chủ yếu là do lợi nhuận tăng. Vốn kinh doanh tăng làm cho tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh giảm xuống nhưng không đáng kể. Đây là một tín hiệu tốt, Công ty cần phát huy.
3.2.4.2. Phân tích sự biến động chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định của Công ty giai đoạn 2004 - 2006
Số liệu ở Bảng 3.17 cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty.
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các nhân tố
đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty
So sánh
Chênh lệch của hiệu suất sử dụng vốn cố định (HVCĐ)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
+/-
(lần)
%
Doanh thu
Vốn cố định
+/-
(lần)
%
+/-
(lần)
%
2005 với 2004
0,6043
23,69
0,6063
23,76
-0,0020
-0,07
2006 với 2005
-0,6600
-20,92
0,6784
21,50
-1,3384
-42,42
2006 với 2004
-0,0557
-2,18
1,2851
50,37
-1,3408
-52,55
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn cố định (HSSDVCD) tăng so với năm 2004 là 0,6043 lần, tương ứng 23,69%, nguyên nhân do: doanh thu tăng 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76% làm cho HSSDVCD tăng lên 0,6063 lần, tương ứng 23,76%; vốn cố định tăng 15 triệu đồng, tương ứng 0,06% làm cho HSSDVCD giảm 0,002 lần, tương ứng 0,07%.
Năm 2006, HSSDVCD giảm xuống so với năm 2005 là 0,66 lần, tương ứng 20,92% do hai nguyên nhân: doanh thu tăng 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,50% làm cho HSSDVCD tăng 0,6784 lần, tương ứng 21,50%; vốn cố định tăng 12.554 triệu đồng, tương ứng 53,63% làm cho HSSDVCD giảm 1,3384 lần, tương ứng 42,42%.
So sánh năm 2006 với 2004, HSSDVCD giảm 0,0557 lần, tương ứng 2,18%; trong đó doanh thu tăng 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37% làm cho HSSDVCD tăng 1,2851 lần, tương ứng 50,37%; vốn cố định tăng 12.569 triệu đồng, tương ứng 53,73% làm cho HSSDVCD giảm 1,3408 lần, tương ứng 52,55%.
Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 tăng hơn năm 2004, nguyên nhân là do doanh thu tăng. Tuy nhiên, qua năm 2006, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm, nguyên nhân chính là do vốn cố định tăng lên. Vì Công ty mới đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng trong năm này, nên các TSCĐ chưa phát huy được hiệu suất sử dụng.
Mặt khác, phân tích sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc