Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết bị điện thoại

MỤC LỤC

Lời nói đầu . 3

Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp . 5

1.1 Tổng quan về vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp . 5

1.1.1 Khái niệm . 6

1.1.2 Phân loại . 7

1.1.3 Đặc điểm của vốn . 13

1.1.4 Vai trò của vốn . 14

1.1.5 Quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp . 16

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp . 17

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn . 17

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn . 20

1.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn . 21

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định . 23

1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 25

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn . 31

1.3.1 Nhân tố khách quan . 31

1.3.2 Nhân tố chủ quan . 32

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị điện thoại .

36

2.1 Một số nét về Công ty Thiết bị điện thoại . 36

2.1.1 Quá trình hình thành của Công ty Thiết bị điện thoại . 36

2.1.2 Quá trình phát triển . 38

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Thiết bị điện thoại .

40

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị điện thoại . 44

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn . 46

2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng vốn . 46

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định . 51

2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 60

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị điện thoại . 67

2.3.1 Những kết quả đạt được . 67

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân . 69

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị điện thoại .

72

3.1 Định hướng phát triển của Công ty . 72

3.2 Các giải pháp chủ yếu . 75

3.2.1 Nhóm giải pháp về tổng vốn . 75

3.2.2 Nhóm giải pháp về vốn cố định . 80

3.2.3 Nhóm giải pháp về vốn lưu động . 82

3.3 Một số kiến nghị . 86

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước . 86

3.3.2 Kiến nghị với cơ quan chủ quản cấp trên . 88

3.3.3 Kiến nghị với các ngành có liên quan . 91

Kết luận . 93

Danh mục tài liệu tham khảo . 94

 

doc99 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết bị điện thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật tư của ngành Bưu điện và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển, kết nối các hoạt động thông tin liên lạc của nước ta. 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị điện thoại. Qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với những chức năng được giao, Công ty thực hiện hai nhiệm vụ chính như sau: - Nhiệm vụ chính trị: kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn và phát triển mạng viễn thông quốc gia. - Nhiệm vụ kinh doanh: thực hiện hạch toán độc lập, bảo toàn và phát triển vốn, làm ăn có lãi, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Với những nhiệm vụ, chức năng nêu trên, chúng ta thấy rằng trách nhiệm của công ty là hết sức nặng nề. Một mặt vừa phải đáp ứng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, đó là kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn thông tin cho cả mạng lưới viễn thông của VNPT trên toàn quốc. Giá trị( triệu đồng) Để có thể hiểu về tình hình tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại trong thời gian qua, ta có thể quan sát đồ thị sau: (Năm) Đồ thị 2.1.4: Tình hình doanh thu và lợi nhuận qua các năm. (Nguồn: Lập từ báo cáo tài chính của Công ty qua các năm) Đối với các tổng đài lớn, những năm đầu, chủ yếu công ty phải học tập chuyên gia nước ngoài về mặt kỹ thuật để lắp đặt. Chỉ sau 3 năm, Công ty đã hoàn toàn tự lập được mọi việc từ khảo sát, thiết kế, lên đơn hàng, ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị, lắp ráp SKD, lắp đặt, hoà mạng, bảo hành, bảo trì các hệ thống, đã chủ động làm phần mềm, viết chương trình khai báo, đánh số, nạp số liệu cho các tổng đài mở rộng... Ngoài ra Công ty đã trực tiếp nhập khẩu vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất kinh doanh từ năm 1991, đến nay đã đạt trên 40 triệu đô-la Mỹ mà chưa có sai sót gì. Công ty Thiết bị Điện thoại có đội ngũ quản lý năng động, có đội kỹ thuật giỏi, qua các năm hoạt động đã có uy tín với Bưu điện các tỉnh và các cấp ngành Bưu điện. Do hoạt động tích cực nên năm nào Công ty cũng nhận được bằng khen hoặc cờ luân lưu của ngành trao tặng. Trên là những nét khái quát sơ qua về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị điện thoại trong những năm ra đời, tồn tại và phát triển. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty dưới góc nhìn của hiệu quả sử dụng vốn. 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn. Công việc đầu tiên và không thể thiếu để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp, đó là việc đi vào tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do đó, hoạt động đầu tiên để tiếp cận và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với Công ty Thiết bị điện thoại cũng không nằm ngoài hoạt động quan trọng đó. Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn tại Công ty mới giúp ta phân tích được hiệu quả của nó. Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua tìm hiểu quá trình luân chuyển vốn mới cho ta một cái nhìn tổng quan về hoạt động sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó sẽ thấy được sự hợp lý và không hợp lý trong quá trình sử dụng vốn của Công ty và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao và hoàn thiện hơn cho hoạt động quan trọng này. 2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng vốn. Cũng như việc tìm hiểu các hoạt động khác, việc tìm hiểu hoạt động sử dụng vốn tại Công ty được tiến hành đầu tiên bằng cách nhìn tổng quan trên toàn bộ số vốn chung của Công ty. Với số vốn hiện có, các doanh nghiệp luôn tiến hành sản xuất kinh doanh với phương thức tối ưu để nhằm một mục đích nhất định, thường là tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Mục đích đó đạt được là nhờ nhiều nhân tố kết hợp với nhau hài hòa và phối hợp với nhau nhịp nhàng, không phải do một nhân tố nhất định quyết định tính thành bại của mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận đi vai trò của một yếu tố thúc đẩy nên sự thành công của doanh nghiệp. Có thể nói vốn là một trong những yếu tố đóng vai trò tiên quyết đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà ở đây là Công ty Thiết bị điện thoại. Ngược lại nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, người ta có thể thấy được một cách tổng quan tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Do đó, tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị điện thoại, trước tiên chúng ta hãy xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2.1a: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty Viteco qua các năm. Đơn vị: triệu đồng Năm Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ đạt so với k.hoạch Lợi nhuận (triệu đồng) Nộp NS (triệu đồng) Kế hoạch Thực hiện 1992 882 882 100% 30 50 1993 3000 3151 105% 315 355,4 1994 6500 7309 112% 885 739,5 1995 8500 10258 120% 838 683,5 1996 7500 15500 207% 1383 554 1997 10000 27000 270% 4808 1370 1998 30000 31400 104,7% 3100 3853 1999 25000 26997 108% 3203 4615 2000 26000 25668 98,7% 1343 6616 2001 26300 28332 116,1% 1302 3122 2002 31500 33552 108% 1708 2887 2003 38500 41013 106,5% 2567 3725 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Công ty Thiết bị điện thoại qua các năm). Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm vừa qua đạt kết quả khá tốt so với chỉ tiêu đề ra. Doanh thu thực tế các năm đều cao hơn kế hoạch, do đó hàng năm luôn đạt được một mức lợi nhuận thu về nhất định. Duy nhất chỉ có năm 2000 là mức doanh thu thấp hơn so với kế hoạch đề ra, nhưng mức thấp hơn này không đáng kể. Hàng năm,Công ty thu và nộp ngân sách, đóng góp cho ngân sách nhà nước một lượng không nhỏ. Như vậy, nhìn qua kết quả đạt được trên, có thể nhận xét rằng tình hình sử dụng vốn của Công ty khá tốt, luôn đạt được mức lợi nhuận dương. Song, với cách nhìn khái quát đó có thể chưa đủ để đánh giá chính xác và chi tiết tình hình sử dụng vốn trong Công ty. Bởi chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận chỉ nằm trong tổng thể những mối quan hệ với các chỉ tiêu kết quả quan trọng khác. Bên cạnh đó, chúng ta thấy được đà tăng trưởng của Công ty rất đều đặn trong những năm đầu, nhưng đến năm 1998, gần như đà tăng này chững lại và giảm xuống. Đến năm 1999 mức doanh thu bị giảm sút và nó còn giảm tiếp vào một năm sau đó. Lợi nhuận thu về của Công ty cũng có chiều hướng giảm như vậy. Rõ ràng đà xuống dốc của doanh thu và lợi nhuận là dấu hiệu không tốt nói lên tình hình sử dụng vốn của Công ty tương ứng với các thời gian xảy ra sự kiện. Qua đó các nhà quản lý cần rút ra kinh nghiệm cho mình nhằm khắc phục nhược điểm và thúc đẩy tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Để phân tích kỹ hơn tình hình sử dụng vốn tại công ty, nhất là trong 3 năm gần đây, ta có thể sử dụng bảng sau: Bảng 2.2.1b: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%) 02/01 03/02 1. Doanh thu thuần 28332 33552 41013 118,4 122,24 2. Lợi nhuận sau thuế 1302 1708 2567 131,18 150,29 3. Vốn bình quân 62396 51940 56400 83,24 108,59 4. Hiệu quả sử dụng vốn (1)/(3) 0,45 0,65 0,73 144,44 112,31 5. Doanh lợi vốn (2)/(3) 0,02 0,03 0,05 150,00 166,67 6Hệ số doanh lợi sau thuế (2)/(1) 0,05 0,05 0,06 100,00 120,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại qua các năm). Kết quả cho thấy, trong ba năm gần đây các chỉ tiêu đều có chiều hướng tăng, báo hiệu một thời kỳ tăng trưởng mới của Công ty. Bởi những năm ngay trước đó có sự suy giảm của các chỉ tiêu này. Hiệu quả sử dụng tổng vốn tăng nhưng tốc độ tăng có giảm dần, năm 2002 tăng 44,44% so với năm 2001, và năm 2003 tăng 12,31% so với năm 2002. Cụ thể là năm 2001 bình quân một đồng vốn mà Công ty bỏ ra sẽ thu về được 0,45 đồng doanh thu, và cho tới năm vừa qua, một đồng vốn đã thu lại được 0,73 đồng doanh thu. Điều này ngược với sự chuyển biến của chỉ tiêu doanh lợi vốn. Chỉ tiêu này tăng và đà tăng lại được phát huy tiếp vào năm sau. Năm 2002, giá trị chỉ tiêu này tăng 50% tương ứng với việc tăng thêm 0,01 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn thì đến năm 2003, giá trị này đã tăng tới 66,67% so với năm 2002 tương ứng với việc tăng thêm 0,02 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn. Đà tăng trưởng của Công ty càng được khẳng định thông qua hệ số doanh lợi sau thuế. Hệ số doanh lợi sau thuế tăng dần và có chiều hướng tăng mạnh hơn trong năm sau đó. Hiệu quả sử dụng tổng vốn còn được phản ánh qua công tác quản lý và cơ cấu vốn. Bảng 2.2.1c : Cơ cấu vốn trong Công ty Thiết bị điện thoại. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn 62396 100% 51940 100% 56400 100% 1 Vốn cố định bình quân 6974 11,18% 7031 13,54% 7970 14,13% 2 VLĐ bình quân 55422 88,82% 44909 86,46% 48430 85,87% B. Nguồn hình thành 62396 100% 51940 100% 56400 100% 1 Vốn chủ sở hữu 19042 30,5% 19605 37,7% 22327 39,6% 2 Nợ phải trả 43354 69,5% 32335 62,3% 34073 60,4% -Nợ ngắn hạn 42202 31603 31702 -Nợ dài hạn 570 -Nợ khác 582 732 2371 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại qua các năm). Rõ ràng trong năm 2002 số vốn đưa vào hoạt động kinh doanh sản xuất đã giảm dần. Mức giảm khá nhiều so với năm 2001. Đến năm 2003 tổng vốn này tăng trở lại nhưng vẫn chưa đạt được lượng vốn tối đa mà Công ty đã từng có. Sự thay đổi của tổng vốn đã ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn lưu động nhưng không ảnh hưởng đến đà tăng của vốn cố định. Do vậy, tỷ trọng của vốn cố định có xu hướng tăng dần và ngược lại, tỷ trọng của vốn lưu động lại có xu hướng giảm dần. Phải chăng đây là do ảnh hưởng của sự thay cơ cấu nguồn hình thành vốn của Công ty. Tuy nguồn hình thành không theo một chiều hướng tăng giảm rõ rệt nhưng cơ cấu nguồn có sự biến chuyển khá rõ. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng rất đều đặn cả về tỷ trọng cùng giá trị tuyệt đối. Năm 2001, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là 30,5 % tương ứng với 19042 triệu đồng thì sang năm 2002, nguồn này đã là 37,7 % trong tổng nguồn vốn, tương ứng với 19605. Thời gian này tỷ trọng tăng nhiều hơn giá trị tuyệt đối cũng bởi tổng nguồn vốn giảm mạnh. Năm vừa qua giá trị của vốn chủ sở hữu đã chiếm tới gần 40% giá trị tổng nguồn vốn, tương ứng với 22327 triệu đồng. Riêng nguồn vốn do Công ty đi vay nợ có sự biến động theo sự biến động của tổng nguồn vốn, giảm mạnh vào năm 2002 và tăng trở lại đôi chút vào năm 2003. Qua trên ta đã thấy được một cách khái quát trong quá trình thay đổi, vận động của tổng vốn và cách sử dụng vốn của Công ty Thiết bị điện thoại. Đi theo từng luồng thông tin chi tiết hơn, tổng vốn sẽ được phân tích riêng rẽ bởi hai khía cạnh: khía cạnh hiệu quả sử dụng vốn cố định và khía cạnh thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tài sản cố định đóng vai trò không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh được nêu lúc ban đầu, ta cũng có thể thấy, trong quá trình hoạt động, đội ngũ kỹ thuật cần sử dụng đến những máy móc với công nghệ kỹ thuật, hiện đại. Trên thực tế nếu thiếu các thiết bị máy móc quan trọng này thì các cán bộ kỹ thuật không thể hoàn thành được một khối lượng công việc mang tính kỹ thuật cao đến như vậy. Để trang trải cho một lượng không nhỏ tài sản cố định này, như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Thiết bị điện thoại đã sử dụng vốn cố định. Vốn cố định được đầu tư vào các tài sản cố định như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý, v.v... Công ty đánh giá tài sản cố định dựa trên nguyên tắc: nguyên giá xác định trên cơ sở mua hoặc chế tạo cộng chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử (nếu có). Từ năm 1996 cho đến năm 1999, Công ty sử dụng phương pháp trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và tiến hành theo quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính. Từ năm 2000 đến nay, việc trích khấu hao được tiến hành theo quyết định số 166/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/12/1999 và công văn hướng dẫn số 2945/KTTKTC ngày 23/6/2000 của Tổng công ty. Quyết định này đã sửa đổi về khung thời gian sử dụng một số loại tài sản cố định như máy móc điện tử tin học, thiết bị văn phòng từ khung khấu hao 5 đến 15 năm thành 3 đến 15 năm. Sau đây, chúng ta xem xét đến thực trạng sử dụng vốn cố định của công ty trong thời gian gần đây. Bảng 2.2.2a: Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Thiết bị điện thoại năm 2003. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Nhà cửa, VKT MM, Thiết bị Phương tiện VT TB quản lý Tổng cộng I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 5284 4873 4029 1454 15640 2. Số tăng trong kỳ 858 343 68 971 2240 3. Số giảm trong kỳ 137 294 431 4. Số dư cuối kỳ 6142 5216 3960 2131 17449 II. Giá trị hao mòn. 1. Số dư đầu kỳ 726 4565 2045 1273 8609 2. Số tăng trong kỳ 428 50 223 530 1231 3. Số giảm trong kỳ 254 107 361 4. Số dư cuối kỳ 1154 4615 2014 1696 9479 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 4558 308 1984 181 7031 2. Cuối kỳ 4320 980 2240 430 7970 Tỷ trọng(%) 54,2 12,3 28,1 5,4 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 của Công ty Thiết bị điện thoại). Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm gần đây nhất tỷ trọng của nhà cửa, cơ sở hạ tầng và vật kiến trúc chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số tài sản cố định. Điều này có nghĩa là cơ sở hạ tầng, nhà cửa được đầu tư nhiều bằng nguồn vốn cố định. Nhà cửa vật kiến trúc chiếm 54,2% cho thấy việc đầu tư này phù hợp với xu hướng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty bởi công ty được tổ chức bao gồm nhiều trung tâm chuyên môn hoá theo từng công việc. Hơn nữa, giá trị nhà cửa, bất động sản của Công ty cũng tăng theo xu hướng chung của giá cả thị trường trong thời gian qua. Đối với thiết bị quản lý, tỷ trọng tài sản này chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản của Công ty (5,4%). Bên cạnh đó, tỷ trọng của máy móc thiết bị cũng chiếm một phần nhỏ tuy có lớn hơn so với thiết bị quản lý (12,3%). Việc phân theo tỷ lệ này là do trên thực tế toàn bộ Công ty đã được trang bị các máy móc, thiết bị quản lý khá đầy đủ, có sự thay đổi và bổ sung theo sự phát triển của thị trường, song trị giá của các máy móc thiết bị và thiết bị quản lý này vẫn khá nhỏ do giá cả của tài sản này không lớn so với nhà cửa, vật kiến trúc. Mặt khác các thiết bị máy móc và thiết bị quản lý mặc dù khá đầy đủ nhưng số lượng cũng chỉ chiếm một giới hạn nhất định. Với tổng tài sản lớn như vậy, cùng với một tỷ trọng cụ thể, ta thấy Công ty luôn phải đầu tư vào phần tài sản này một lượng vốn không nhỏ, bởi đặc điểm của tài sản có tính kỹ thuật, công nghệ này là hao mòn vô hình rất lớn. Trong năm 2003, rõ ràng vốn cố định đã được đầu tư theo xu hướng tăng về số lượng bởi tài sản cố định tăng tư đầu kỳ là 7 tỷ 31 triệu đồng, mà đến cuối kỳ đã là 7 tỷ 970 triệu đồng. Thông thường việc tăng tài sản cố định chủ yếu là do mua sắm mới, hãn hữu mới do việc tăng giá trên thị trường tài sản. Việc giảm tài sản cố định chủ yếu là do thanh lý những tài sản không sử dụng được hoặc lạc hậu về kỹ thuật, do việc khấu hao hàng năm và do những hao mòn vô hình của tài sản gây nên. Tỷ trọng của phương tiện vận tải cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (28,1%). Điều này do đặc điêm sản xuất kinh doanh của Công ty. Máy móc phương tiện kỹ thuật phải được chuyển đi các nơi và các cán bộ kỹ thuật cũng không thể ngồi tại chỗ làm việc được mà phải đến tận công trình nơi cần xử lý các máy móc, thiết bị công nghệ. Hơn nữa, những nơi này thường xa trụ sở làm việc của Công ty, do vậy công việc chuyên chở máy móc và bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật rất cần đến phương tiện vận tải. Để thấy rõ sự biến động của việc đầu tư vốn cho tài sản cố định ta có thể theo dõi bảng sau: Bảng 2.2.2b: Kết cấu tài sản của Công ty Thiết bị điện thoại. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I.TSLĐ 66806 90,2% 55422 88,8% 44909 86,5% 48430 85,9% 1.Vốn bằng tiền 5961 12303 14991 18427 2. Phải thu 45759 26622 17430 18197 3. Hàng tồn kho 12454 14951 10996 9264 4. TSLĐ khác 2632 1546 1493 2542 II.TSCĐ 7296 9,8% 6974 11,2% 7031 13,5% 7970 14,1% Cộng TS 74102 100% 62396 100% 51940 100% 56400 100% (Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại qua các năm). Nhìn vào kết cấu tài sản của Công ty ở bảng trên, ta thấy được ngay xu hướng biến động của tài sản cố định. Rõ ràng vốn được đầu tư cho tài sản cố định tăng dần. Hầu như tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối. Giá trị tương đối tăng rất đều đặn theo hướng tăng của giá trị tuyệt đối của tài sản cố định, không tuân theo hướng giảm của tổng tài sản. Tỷ trọng của việc đầu tư vốn cho tài sản cố định đều tăng trong các năm gần đây với tỷ lệ tăng từ trên dưới 1% cho tới 2%. Giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư cho tài sản này cũng tăng mạnh. Chỉ riêng năm 2001 là giá trị tuyệt đối giảm đi đôi chút. Từ 7296 triệu đồng xuống còn 6974 triệu đồng. Còn lại các năm đều tăng, nhất là đầu năm vừa qua lượng tuyệt đối của tài sản cố định chỉ chiếm 7031 triệu đồng mà đến cuối năm, con số này đã lên tới 7970 triệu đồng. Việc tăng tài sản cố định chủ yếu là do đầu tư từ vốn cố định tăng trưởng mạnh qua các năm. Chúng ta có thể thấy rõ điều này từ việc xem xét kết cấu nguồn vốn của công ty qua các năm từ bảng tiếp theo. Bảng 2.2.2c :Kết cấu nguồn vốn của Công ty Thiết bị điện thoại. Đơn vị : triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Nợ phải trả 59077 79,7% 43354 69,5% 32335 62,3% 34073 60,4% 1. Nợ ngắn hạn 57858 42202 31603 31702 2. Nợ dài hạn 570 570 3.Nợ khác 649 582 732 2371 II. Vốn của chủ 15026 20,3% 19042 30,5% 19605 37,7% 22327 39,6% Tổng vốn 74102 100% 62396 100% 51940 100% 56400 100% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại qua các năm). Như vậy chúng ta thấy được việc trang bị cho tài sản cố định tăng do chiều hướng tăng của nguồn vốn chủ sở hữu, không tuân theo chiều hướng giảm của tổng vốn. Điều này cho thấy vốn cố định đã đảm đương được phần nào trách nhiệm sản xuất kinh doanh là tối đa hoá giá trị tài sản và tăng lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó bảng trên cho thấy các khoản nợ dài hạn của Công ty đã được thanh toán, cho đến hai năm gần đây thì không còn tồn tại những khoản nợ dài hạn nữa. Thay vào đó là sự gia tăng của các khoản nợ khác như chi phí phải trả, tài sản thừa chờ giải quyết, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Đặc biệt sự gia tăng của khoản nợ khác là do yếu tố gia tăng mạnh của chi phí phải trả. Trong năm 2003, các khoản nợ khác bao gồm 2371 triệu đồng tập trung tuyệt đối vào chỉ tiêu chi phí phải trả của Công ty. Như vậy có sự chuyển biến trong nguồn vốn thường xuyên, giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn. Vốn thường xuyên cũng dần dần đảm đương trách nhiệm của nó và thay thế một phần vốn tạm thời. Các khoản nợ phải trả giảm qua các năm, duy nhất năm 2003 tăng về lượng tuyệt đối nhưng vẫn giảm về lượng tương đối do tổng nguồn vốn đã tăng trở lại sau nhiều năm có xu hướng giảm. Điều này báo hiệu một dấu hiệu tốt cho thời kỳ tăng trưởng và phát triển của Công ty. Theo xu hướng phát triển của thị trường và sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đều tìm cách tăng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp mình để phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tăng giá trị tài sản cố định có thể được thực hiện theo hai hướng, về chiều rộng hoặc về chiều sâu. Về chiều rộng tức là doanh nghiệp đầu tư dàn trải theo sự mở rộng của lao động và tư liệu sản xuất. Còn về chiều sâu thì doanh nghiệp đầu tư theo chất lượng của tài sản, máy móc thiết bị và các phương tiện, thiết bị quản lý. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng xem xét bảng sau: Bảng 2.2.2d: Mức độ trang bị và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2003. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 02 và 01 03 và 02 1.Nguyên giá TSCĐ 14137 15640 17449 1503 1809 2.Số lượng lao động 120 142 154 22 12 3.Mức độ trang bị TSCĐ (1/2) 117,81 110,14 113,31 -7,67 3,17 4.Giá trị hao mòn 6913 8609 9479 1696 870 5.Hệ số hao mòn (4/1) 0,49 0,55 0,54 0,06 -0,01 6.TSCĐ mới đưa vào hoạt động 240 1503 1809 1263 306 7.Hệ số đổi mới TSCĐ (6/1) 0,02 0,096 0,104 0,076 0,008 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại qua các năm). Nhìn vào bảng trên, ta thấy ngay được các con số khả quan mà Công ty Thiết bị điện thoại đạt được. Với mức trang bị cao nhất trong ba năm gần đây là 117,81 triệu đồng giá trị tài sản cố định cho một lao động đã chứng tỏ Công ty có mức độ trang bị tài sản cố định rất cao so với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nói chung. Năm 2003 mức trang bị này cũng là 113,31 triệu đồng cho một đơn vị lao động. Tuy nhiên đây cũng là đặc điểm chung của ngành bưu chính viễn thông và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Do đó cần phải so sánh với mức trang bị chung của ngành. Hệ số hao mòn chuyển biến không đều, vào năm 2000, hệ số này là 0,5 rồi giảm rất ít vào năm 2001. Đến năm 2002, hệ số này có chiều hướng tăng mạnh và tưởng chừng như sẽ tiếp tục tăng vào năm 2003 nhưng cho tới cuối năm 2003 thì kết quả cho thấy điều ngược lại, hệ số hao mòn không tăng mà giảm đi đôi chút. Nhìn chung, hệ số hao mòn càng lớn thì tài sản cố định càng cũ, lạc hậu. Qua đó ta có thể thấy trong năm 2003, công ty đã thực hiện kế hoạch đổi mới tài sản cố định, điều này cho thấy Công ty đã quan tâm đầu tư vào tài sản cố định. Có thể thấy được điều này rõ hơn khi nhìn vào giá trị TSCĐ mới đưa vào hoạt động: trong năm 2001 chỉ là 240 triệu đồng, nhưng cho tới năm 2002 thì giá trị này đã lên tới 1503 triệu đồng, và năm vừa qua là 1809 triệu đồng. Hệ số đổi mới tài sản cố định cũng đang trên đà tăng theo xu hướng tăng của giá trị tài sản cố định mới đưa vào hoạt động. Như vậy bản chất của việc đầu tư vốn vào tài sản cố định trong năm 2002 là đầu tư theo chiều rộng vì giá trị đầu tư này tăng cùng với lượng tăng của lao động. Nhưng cho đến năm vừa qua, thì bản chất của việc đầu tư vốn vào tài sản cố định lại là đầu tư theo chiều sâu, báo hiệu thêm một bước đi lên trong quá trình tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy vậy, là một công ty lớn trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Công ty Thiết bị điện thoại gồm nhiều trung tâm chi nhánh có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, nên việc quản lý và khai thác hết các ích lợi của tài sản cố định là rất khó khăn. Do đó, việc đầu tư vốn vào tài sản cố định dù theo chiều rộng hay theo chiều sâu cần đi đôi với việc tăng cường quản lý sử dụng tài sản cố định, đó cũng là hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Nói chung, qua các số liệu trong các báo cáo tài chính trên, chúng ta cũng thấy được tổng quan về tình hình sử dụng vốn cố định cũng như phần nào chi tiết của việc sử dụng tổng vốn chung của Công ty. Với các nhà phân tích tài chính, các nhà quản lý và các nhà quan tâm tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì những số liệu đó chính là thông tin quan trọng cho quá trình ra các quyết định của riêng mình. Nhưng để ở dạng số liệu tuyệt đối như vậy chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, cần phải có quá trình xử lý thông tin nhằm mang lại các chỉ tiêu cần thiết để so sánh và đưa ra kết luận cụ thể hơn. Với mục đích này, chúng ta hãy cùng tổng hợp và xem xét bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng: chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh tỷlệ (%) 02/ 01 03/ 02 1. Doanh thu thuần ( triệu đồng) 28332 33552 41013 118,4 122,2 2. Lợi nhuận sau thuế. (triệu đồng) 1302 1708 2567 131,2 150,3 3. Nguyên giá TSCĐ. (triệu đồng) 14137 15640 17449 110,6 111,6 4. Vốn cố định bình quân. (triệu đồng) 6974 7031 7970 100,8 113,4 5. Hệ số sử dụng tài sản cố định(1/3) 2,004 2,145 2,350 107,0 109,6 6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định(1/4) 4,063 4,772 5,146 117,5 107,8 7. Doanh lợi vốn cố định (2/4) 0,187 0,243 0,322 129,9 132,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại qua các năm). Hệ số sử dụng tài sản cố định ở đây phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Như vậy hệ số sử dụng tài sản cố định tăng theo thời gian qua các năm gần đây. Mức 2,004 trong năm 2001 là một kết quả khả quan, tuy vậy hệ số này còn không ngừng tăng trưởng ở các năm tiếp theo. Cụ thể hệ số này vào năm 2002 tăng thêm 7% so với năm 2001 và năm 2003 lại tăng thêm 9,6% so với năm 2002. Con số thực tế biểu hiện đà tăng của hệ số này cũng góp phần cho chúng ta dự đoán được mức độ tăng trưởng của hệ số này trong thời gian sắp tới và góp phần nhận biết được sự gây ảnh hưởng đến các hệ số tiếp theo. Xem xét hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định càng nói rõ năng lực sử dụng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp. Với hệ số này, chúng ta biết được trong năm 2001, bình quân một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ thu về được 4,063 đồng doanh thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thiết bị Điện thoại.doc
Tài liệu liên quan