MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 41
CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 6
I- VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP: 6
1- Khái niệm 6
2- Phân loại vốn: 7
2.1- Phân loại vốn theo nguồn hình thành. 7
2.2- Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển: 10
3-Vai trò của vốn đối với các Doanh nghiệp. 14
II- HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: 15
1-Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn: 15
2- Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung: 17
2.1- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: 18
2.2-Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 19
3-Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 22
3.1-Chu kỳ sản xuất: 22
3.2-Kỹ thuật sản xuất. 22
3.3-Đặc điểm của sản phẩm: 23
3.4-Tác động của thị trường: 23
3.5-Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất: 23
3.6-Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: 24
3.7-Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn. 24
3.8-Các nhân tố khác. 25
4-Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 28
CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120-QUÂN ĐỘI 28
I-TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XNDP 120-QĐ 28
1. Đặc điểm của Dịch vụ 34
1.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 35
2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp. 37
2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 37
II-THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XN 120. 39
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong vài năm gần đây 39
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp DP 120-Quân đội: 43
2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: 43
2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại đơn vị vật tư hàng hoá và vận tải: 44
III-NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XNDP 120-QUÂN ĐỘI. 46
1.Những thành tựu đã đạt được. 46
2. Nguyên nhân tồn tại: 47
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120-QUÂN ĐỘI 48
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP THỜI GIAN TỚI : 48
1-Phương hướng phát triển 45
2- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp. 49
2.1-Bảo toàn và phát triển vốn-nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn: 49
2.2. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn cố định. 50
2.3. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn lưu động. 51
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 51
2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 52
2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 54
3-Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp 120: 56
3.1-Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 56
4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp Dược phẩm 120: 57
4.1- Kiến nghị với Tổng công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội 57
4.2.Kiến nghị với Nhà nước, Quân đội: 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển.
-Trình độ tay nghề của người lao động:
Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xút thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng quy định trách nhiệm không rõ ràng sẽ là cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.6-Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh:
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
-Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động… nó bào gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp của từng loại nguyên nhiên vật liệu, số lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra, đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.
- Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này) trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải có nhưng biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
3.7-Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán- tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sư dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.
3.8-Các nhân tố khác.
Ngoài các nhân tố kể trên còn rất nhiều các nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:
- Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến kích nhấp một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định của nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ từng doanh nghiệp và tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này có khác nhau.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp Nhà nước thì chủ trương, định hướng phát triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp trên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong điều kiện hiện nay, khoa học công nghệ pháp triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn, làn sóng chuyển giao công nghệ sản xuất mặt khác, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tư vào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường… Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
Mặt khác, các điều kiện tự nhiên còn tác động đến các hoạt động kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt… gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
4-Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và tuỳ thuộc vào giai đoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưu tiên thực hiện nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tốt đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.
Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong khi đó yếu tố tác động có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như phần trên ta đã trình bày hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, do vậy doanh nghiệp phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng khi tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.
Trước đây trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp Nhà nước coi nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước đồng nghĩa với " Cho không " nên khi sử dụng nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm tới hiệu quả, kinh doanh thua lỗ đã có nhà nước bù đắp đã gây ra tình trạng vô chủ trong việc quản lý và sư dungj vốn dẫn tới lãng phí vốn và hiệu quả kinh tế rất thấp. Theo số liệu thống kê cho thấy việc sử dụng tài sản cố định chỉ đạt 50% - 60% công suất thiết kế, phổ biến chỉ hoạt động 1 ca/ ngày vì vậy hệ số sinh lời của đồng vốn thấp.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xa hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới có thể tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là quy luật của thị trường, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động cơ chế thị trường đòi hỏi mỗt doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng chực tiếp đế sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quae sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực đẻ khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm … doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động… Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120-QUÂN ĐỘI
I-TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XNDP 120-QĐ
+ Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Dược phẩm 120 Quân đội:
Tên Doanh nghiệp : Xí nghiệp Dược phẩm 120 Quân đội.
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước
Tên giao dịch : Số 8, Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà nội.
Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội có trụ sở tại số 8-phố Tăng Bạt Hổ thuộc phường Phạm Đình Hồ-Quận Hai Bà Trưng-Hà nội.
Chấp hành Nghị quyết của Thường vụ Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Tổng cục Hậu cần đã ra Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ công tác Hậu cần 1973-1975, xác định: Toàn nghành phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khẩn trương trước mắt, đồng thời xây dựng cơ sở cơ bản lâu dài cho cả hai miền…tích cực và khẩn trương xây dựng hậu phương quân đội. Vào thời kỳ này, do yêu cầu mới về nhiệm vụ tác chiến và tổ chức chiến trường, nên có sự phát triển lớn về lực lượng. Vì thế việc bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang là một nhu cầu lớn và ngày càng cấp bách. Trong đó có sự tăng đột biến về yêu cầu đảm bảo thuốc cho cấp cứu và điều trị. Ngày 01 tháng 05 năm 1973 trên cơ sở tổ chức của kho B, kho C và đội tiếp nhận, Cục quân y đã tổ chức lại ngành Dược và trang bị, trong đó Xưởng bào chế của kho C, tách ra thành Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội và trực thuộc Cục quân y theo Quyết định số 333/QĐ-BQP. Xác định vị trí đống quân tại số 8-phố Tăng Bạt Hổ, Hà nội, với quân số 170 người, biên chế thành 3 phân xưởng và 6 phòng ban. Thiếu tá Thạc sỹ Dược học Nguyễn Thị Hương được bổ nhiệm làm giám đốc, đồng chí Nguyễn văn Điệp phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, đồng chí Vũ Hữu yên làm chính trị viên. Tại buổi giao nhiệm vụ đồng chí Bí thư Đảng uỷ chính uỷ Cục quân y đã động viên cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên hãy khắc phục khó khăn, vừa sản xuất, vừa xây dựng xí nghiệp về mọi mặt, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ sản xuất phục vụ bộ đội xứng đáng là con chim đầu đàn về sản xuất thuốc quân y trong quân đội.
Trong những năm đầu thành lập, trước mắt nhằm tạo động lực cho thúc đẩy sản xuất, xí nghiệp đã xây dựng nội quy và quy chế trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Với 210 định mức lao động công đoạn và 25 định mức sản phẩm, đồng thời xí nghiệp đã xây dựng được 84 quy trình kỹ thuật sản phẩm, 414 định mức kỹ thuật vật tư, đặc biệt côi trọng công tác kiểm nghiệm và kiểm soát, thực hiện chế độ lương sản phẩm và thưởng năng suất. Đây thực sự là đòn xeo thúc đẩy sản xuất phát triển và xây dựng xí nghiệp ngày càng đi vào nề nếp. Phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động và nghiên cứu cải tiến kỹ thuật được cán bộ, công nhân viên tích cực tham gia. Nhờ vậy, mà những khó khăn về trang bị, vật tư nguyên liệu thiếu đã từng bước được khắc phục, nhiều sản phẩm mới ra đời, nhất là các loại thuốc y học cổ truyền với số lượng hơn 80 triệu viên. Để đảm bảo cho sản xuất có năm xí nghiệp đã khai thác các nguồn nguyên liệu lên tới 400 tấn, tổ chức tốt khâu quản lý cấp phát sử dụng và thanh toán theo định mức sản phẩm. Cũng vào thời gian này, được sự hỗ trợ của Tổng cục Hậu cần và Cục quân y, xí nghiệp được đầu tư và nâng cấp nhiều trang bị mới, đến năm 1984, 1985, trang bị kỹ thuật của xí nghiệp đã có những thay đổi quan trọng, có tính bước ngoặt, tăng năng suất nước cất lên 800%, sấy 7000%, tiệt trùng từ 16000ống/ngày lên 40.000ống/ngày. Tuy nhiên so với nhiều xí nghiệp dược trong ngành y tế thì trang bị của xí nghiệp vẫn còn hạn chế, đòi hỏi cần phải có hướng đầu tư về kỹ thuật nhiều hơn nữa mới đáp ứng với yêu cầu của công nghệ sản xuất thuốc.
Từ đó xí nghiệp đã tìm cho mình một hướng đi mới và chính sự thay đổi này đã từng bước đưa một xí nghiệp Dược sản xuất thuốc trong quân đội như ngày nay. Năm 2005 đã được Bộ quốc phòng đầu tư 50tỷ đồng để xây dựng xí nghiệp Quân đội đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP-WHO(ASEAN). Ngoài việc duy trì những mặt hàng truyền thống, xí nghiệp đã đưa vào sản xuất và phát triển thêm nhiều mặt hàng kháng sinh mới với chất lượng tốt, hiệu quả nhiều như: Amoxilin, viên số II, Ampicilin, Tetracyclin…
Trong quá trình hoạt động, xí nghiệp đã được nhà nước tặng thưởng 3 huân chương chiến công hạng 3(1-1981, 5-1983, 3-1987) vì đã thực hiện tốt cuộc vận động” Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”, tổ chức đoàn thanh niên được Tổng cục Chính trị tặng cờ(1982). Xí nghiệp được tặng 3 huy chương và 2 bằng khen về chất lượng, mẫu mã ở những lần tham dự hội chợ hàng Công nghiệp Việt nam và triển lãm Việt bắc do Quân đội tổ chức.
-Chức năng và nhiệm vụ:
Chức năng: Xí nghệp Dược phẩm 120 là đơn vị sản xuất và kinh doanh Dược phẩm trực thuộc Tổng Cục Hậu cần và Cục Quân y, chức năng chủ yếu là sản xuất và kinh doanh dược phẩm phục vụ Quân đội và thị trường y tế nhân dân.
Nhiệm vụ: Kinh doanh các mặt hàng phục vụ chuyên ngành. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà nhà nước, Bộ quốc phòng, Tổng cục hậu cần, Cục quân y giao cho xí nghiệp. Bảo đảm chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên về mặt vật chất và tinh thần, thực hiện đúng luật lao động. Thực hiện và chấp hành đầy đủ các khoản thuế và nghĩa vụ đóng góp khác theo quy định của nhà nước, của Bộ quốc phòng, của Tổng cục Hậu cần, Cục Quân y. Bảo vệ môi trường và sinh thái, giữ gìn an ninh chính trị, trựt tự xã hội nơi dơn vị đóng quân. Sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ đột xuất mà cấp trên giao. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo phân cấp trong quy chế và điều lệ của Tổng cục Hậu cần, Cục Quân y, Bộ y tế.
-Mô hình tổ chức của Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội:
Mô hình tổ chức của Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội đã được Tổng cục Hậu cần chuẩn y như sau:
*Khối cơ quan:
-Giám đốc Xí nghiệp
-Phó giám đốc phụ trách sản xuất
-Phó giám đốc chất lượng
-Phòng kế hoạch vật tư
-Phòng nghiên cứu phát triển
-Phòng đảm bảo chất lượng
-Phòng kiểm tra chất lượng
-Phòng kinh doanh-tiếp thị
-Ban tổ chức-chính trị-hành chính
-Phòng tài chính
*Khối trực tiếp sản xuất:
-Xưởng non-betalactam
-Xưởng sản xuất thuốc tiêm
-Tổ cơ điện.
-Phòng kế hoạch
Là cơ quan tham mưu cho giám đốc xí nghiệp xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh sản xuất, cung ứng vật tư, mua sắm trang thiết bị để báo cáo giám đốc xí nghiệp.
-Phòng nghiên cứu phát triển:
Nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, ngiên cứu thị trường ngành dược. Nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm hiện có, nghiên cứu tuổi thọ của sản phẩm. Chủ trì thẩm định quy trình sản xuất gốc.
-Phòng kiểm tra chất lượng:
Kiểm tra phân loại nguyên liệu, bao bì, thành phẩm, bán thành phẩm theo tiêu chuẩn quy định.
Thực hiện công tác tiêu chuẩn hoá phhù hợp với GMP, GLP, GSP theo WHO.
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm đầy đủ phù hợp với yêu cầu kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ đóng gói, thành phẩm do Xí nghiệp sản xuất.
Kiểm soát quá trình nhập kho, dán nhãn tình trạng nguyên liệu, bao bì, thành phẩm. Theo dõi độ ổn định sản phẩm. Thẩm định vận hành quản lý thiết bị phân tích.
-Phòng đảm bảo chất lượng:
Là cơ quan quản lý hệ thống chất lượng.
-Phòng kinh doanh-tiếp thị:
Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm kinh tế của xí nghiệp.
-Phòng tài chính:
Là cơ quan tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về công tác tài chính kế toán đồng thời phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong xí nghiệp.
Lập kế hoạch tài chính, cân đối vốn để đảm bảo cho mọi nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kỳ tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm.
Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp các biện pháp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Quản lý và theo dõi quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá. Tham gia vào việc ký kết hợp đồng kinh tế.
Khai thác đảm bảo đủ nguồn tiền mặt trong điều kiện có thể phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Ban tổ chức-chính trị-hành chính:
Là cơ quan chuyên trách giúp Đảng uỷ và giám đốc xí nghiệp tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong Đảng bộ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bí thư Đảng uỷ và sự chỉ đạo ngiệp vụ của phòng chính trị -Cục chính trị-Tổng cục Hậu cần.
-Công tác lao động tiền lương:
Tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp xây dựng tổ chức
-Xưởng sản xuất non-betalactam, xưởng sản xuất thuốc tiêm:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp trong việc tổ chức, triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao.
-Tổ cơ điện:
Là tổ chuyên môn về kỹ thuật. máy móc, điện, điện lạnh hoạt động theo yêu cầu phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm 120 – Quân đội
Phó giám đốc SX-KD
Ban Tổ chức – Chính trị Hành chính
Phó giám đốc chất lượng
Phòng kế hoạch -vật tư
Phòng Kinh doanh
Ban Tài chính
Phòng nghiên cứu phát triển
Phòng Đảm bảo chất lượng
Phòng kiểm tra chất lượng
Phân
xưởng
non-betalactam
Phân xưởng thuốc tiêm
Tổ
cơ điện
=
=
=
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
=
=
=
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
=
=
=
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
=
=
=
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp Dược phẩm 120 – Quân đội1. Đặc điểm của Dịch vụ
Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội hoạt động kinh doanh, sản xuất mặt hàng dược phẩm phục vụ cho bộ đội và thị trường y tế nhân dân. Các mặt hàng dược phẩm chủ yếu là kháng sinh, vật tư tiêu hao, thuốc thông thường cung cấp cho bộ đội toàn quân và ngành y tế cả nước. Hiện nay, do biến động của ngành dược nói chung, và các cơ sở sản xuất dược phẩm nói riêng về hàng thuốc nhập ngoại giá rẻ, đây là một yếu tố rất khó khăn cho ngành dược trong nước phát triển cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Nguyên liệu, vật tư chủ yếu cho sản xuất được nhập uỷ thác qua Công ty Dược liệu Trung ương I(MECOPHA). Mạng lưới phân phối là các bệnh viện, trung tâm thương mại, Công ty Dược trong cả nước.
Xí nghiệp Dược Phẩm 120-Quân đội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội.
Cùng với sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế thị trường từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Xí nghiệp đã có những bước tiến bộ nhảy vọt, mặc dù đã trải qua nhiều khoá khăn về mặt quản lý, vốn, lao động, thị trường tiêu thụ, ..., nhưng với sự quyết tâm đi lên của ban lãnh đạo và toàn thể Xí nghiệp cùng với những biện pháp như: nhu cầu tiêu thụ thuốc ở Việt Nam là rất lớn, điều cốt yếu là sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, Xí nghiệp đã tổ chức sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc đồng thời chú trọng đầu tư vào công nghệ kỹ thuật. Kết quả là Xí nghiệp đã đứng vững và dần phát triển hoà nhập với cơ chế thị trường.
Để đẩy mạnh sản xuất, song song với biện pháp tổ chức nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có, Xí nghiệp còn đầu tư chiều sâu có trọng điểm vào công nghệ, thiết bị kỹ thuật để có thể đáp ứng được nhu cầu càng khắt khe của thị trường. Hiện nay Xí nghiệp đã ổn định tổ chức, tăng năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, sản xuất được các sản phẩm Dược điển Việt Nam I và một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điển Anh.
Mặc dù quy mô sản xuất không lớn nhưng những hoạt động của Xí nghiệp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Dưới đây là chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm trở lại đây.
Bảng 1.1-Kết quả hạt động sản xuất kinh doanh
trong 3 năm 2005, 2006, 2007
(ĐVT: Triệu đồng )
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng giá trị sản lượng
39.988
48.925
48.853
Tổng doanh thu
39.988
48.987
48.958
Thuế phải nộp
470
610,231
569,885
Lợi nhuận trước thuế
80.446
98.522,231
98.380,885
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư
1.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Các sản phẩm của Xí nghiệp bao gồm nhiều loại có tính chất đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phải đảm bảo khép kín, sản phẩm xuất xưởng không thể có sản phẩm loại II mà phải là sản phẩm loại I đạt tiêu chuẩn Dược điển.
Do sản phẩm Dược phẩm sản xuất có đặc thù riêng, mỗi loại sản phẩm Dược có những định mức tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt, thời hạn sử dụng trong thời gian nhất định cho nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội là sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục kế tiếp nhau. Các sản phẩm của Xí nghiệp làm ra đều phải dựa trên các phản ứng hoá học, cho nên về định mức vật tư, nguyên vật liệu cho từng sản phẩm phải được cụ thể cho từng loại vật tư, từng mặt hàng kể cả nguyên vật liệu chính cũng như nguyên vật liệu phụ. Trong sản xuất phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau như: nguyên vật liệu có nguồn gốc từ động thực vật, nguyên vật liệu khai thác từ các ngành Hoá học, có những loại nguyên vật liệu dễ cháy nổ, nguy hiểm, độc hại như: cồn, este, axit, ... Do vậy trong quá trình sản xuất các sản phẩm Hoá Dược phải được thực hiện đầy dủ các biện pháp an toàn, các điều kiện sản xuất phải được đảm bảo (ánh sáng, mặt bằng, ...). Các sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất ra hầu như đều phải trải qua các giai đoạn như tinh chế, đưa về điều kiện phản ứng hoá học, vẩy rửa, sấy, xay, đóng gói.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm ở Xí nghiệp Dược phẩm 120-Quân đội là các loại hoá chất như: CaCl2, Na2SO4, HClP, HClCN, H2SO4. Các loại nguyên vật liệu này trước khi nhập kho cũng được kiểm tra chất lượng sản xuất sản phẩm. Trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất sản phẩm, các loại nguyên vật liệu phải được phân loại, xử lý, tinh chế, ... để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất. Sau khi các hoá chất được đưa về điều kiện phản ứng (nhiệt độ, nồng độ, môi trường, ...) thì cho phản ứng với nhau. Khi phản ứng Hoá học xảy ra hoàn toàn thì tạo thành sản phẩm. Sản phẩm được đem vẩy rửa, sấy khi và xay tuỳ theo từng mặt hàng. Trước khi tiến hành đóng gói, nhập khi thành phẩm thì sản phẩm được chuyển sang cho bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng. Quá trình đóng gói thành phẩm còn phải sử dụng các loại vật liệu phụ khác như: bao bì, lọ thuỷ tinh, lọ nhựa, ...
Chất lượng sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào các loại nguyên vật liệu, do đó chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí. Tuy nhiên cấu thành nên giá thành còn gồm các chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ nên để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì đòi hỏi Xí nghiệp phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120-QUÂN ĐỘI
Nguyên vật liệu A
Tính chế, loại bỏ tạp chất
Đưa về điều kiện phản ứng (Nồng độ, màu, pH, to)
Nguyên vật liệu B
Tính chế, loại bỏ tạp chất
Đưa về điều kiện phản ứng (Nồng độ, màu, pH, to)
Cho phản ứng với nhau theo tỷ lệ quy định ở địều kiện nhiệt độ môi trường, khuấy
Vẩy rửa, sấy, xay
Đóng gói
Nhập kho
KCS
2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp.
2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Xí nghiệp. Phòng tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm trước Xí nghiệp về các hoạt động kế toán tài chính.
Phòng tài chính có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc công tác tài chính của Xí nghiệp, n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33385.doc