MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I. HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 6
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU. 6
1.Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. 6
2.Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu. 7
2.1.Khái niệm. 7
2.2.Loại hình xuất khẩu. 8
2.2.1.Xuất khẩu trực tiếp. 8
2.2.2.Xuất khẩu gia công. 8
2.2.3.Xuất khẩu ủy thác. 9
2.2.4.Buôn bán đối lưu. 9
2.2.5.Xuất khẩu theo nghị định thư. 9
2.2.6.Gia công quốc tế. 9
2.2.7.Xuất khẩu tại chỗ. 10
2.2.8.Tạm nhập tái xuất. 10
2.3.Vai trò của xuất khẩu. 10
3.Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu than. 11
3.1.Đôi nét về tình hình tiêu thụ than và thị trường tiêu thụ than trên thế giới 11
3.2.Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu than 13
II.HIỆU QUẢ CỦA KINH DOANH XUẤT KHẨU. 13
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 13
1.1.Các nhân tố khách quan. 14
1.2.Các nhân tố chủ quan. 17
2.Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. 20
2.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh 21
2.2.Phân loại hiệu quả kinh doanh 21
III. YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU 23
1.Nguyên nhân phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 23
2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 25
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM ( COALIMEX) 26
1.Quá trình hình thành và phát triển 26
2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty. 27
2.1.Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty. 27
2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty. 28
II.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM (COALIMEX) 33
1.Kết quả kinh doanh xuất khẩu than của công ty trong mấy năm gần đây. 33
2.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex và những kết quả chủ yếu. 34
2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex. 34
2.2.Những kết quả chủ yếu tại các thị trường cụ thể. 39
3.Các loại than xuất khẩu của công ty. 40
4.Phương thức kinh doanh. 40
III.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN CỦA CÔNG TY. 41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM COALIMEX 44
1.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 44
2.Định hướng xuất khẩu than của công ty trong thời gian tới 44
3.Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty Coalimex 46
3.1.Một số giải pháp từ phía công ty 46
3.2. Một số kiến nghị về chính sách vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng than. 48
KẾT LUẬN 50
Danh mục tài liệu tham khảo 51
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Để nâng cao uy tín, tạo hình ảnh tốt của doanh nghiệp trên thị trường, cần phải thực hiện tốt phương châm “luôn luôn đổi mới”. Biện pháp cơ bản là cải tiến mẫu mã, đổi mới công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, xúc tiến các chương trình đặc biệt giới thiệu về doanh nghiệp tạo ra lợi thế về thương mại so với đối thủ cạnh tranh.
Uy tín của doanh nghiệp được tạo bởi quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, sản xuất ra sản phẩm có chât lượng cao, có độ tin cậy khi sử dụng cùng với tính trung thực trong quan hệ mua bán, từ đó làm tăng thế lực, uy tín của doanh nghiệp. Khi có nhu cầu về hàng hóa của doanh nghiệp, họ sẽ tìm đến và mua hàng của doanh nghiệp.
f.Hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Hoạt động này có tác động giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, về doanh nghiệp, tạo nên sự hiểu biết và khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo về sản phẩm sẽ gây ấn tượng cho khách hàng làm quen với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được ưu điểm, nhược điểm, công dụng, cách sử dụng và lợi ích của sản phẩm mang lại cho khách hàng. Từ đó khơi dậy nhu cầu đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Song quảng cáo phải đúng với những gì sản phẩm sẽ mang lại cho khách hàng thì uy tín của doanh nghiệp sẽ lâu bền.
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Các nhân tố này bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Kinh doanh xuất khẩu than cũng là kinh doanh hàng hóa. Vì vậy nó cũng bị ảnh hưởng tác động của các nhân tố trên.
2.Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Như đã nói, than cũng là một trong các loại hàng hóa bình thường được đem ra kinh doanh trên thị trường. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu than cũng như hiêu quả kinh doanh của câc loại hàng hóa bình thường khác. Vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tất nhiên, hiệu quả được bàn đến là hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nói riêng. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của mọi nền sản xuất xã hội cũng như của mọi doanh nghiệp.
2.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Như đã nói ở trên, khi nói đến hiệu quả, chúng ta nói đến hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Hoạt động kinh doanh chính là thương mại dù dưới bất kỳ hình thức nào, vì vậy hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả kinh tế thương mại.
Xét một cách chung nhất, hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực thương mại thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ro hoặc nguồn vật lực đã được huy động vào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Từ cách hiểu trên cho thấy hiệu quả kinh tế thương mại trước hết biểu hiện mối tương quan giữa các kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chúng biểu hiện ở lợi nhuận và sự đa dạng về mặt giá trị sử dụng của hàng hóa xét về mặt hình thức, đó là một đại lượng so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra.
Hiệu quả KTTM=Kết quả đầu ra/chi phí đầu vào.
Xét ở góc độ khác, hiệu quả kinh tế thương mại không tồn tại biệt lập với sản xuất.Những kết quả do thương mại mang lại tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, chúng được đánh giá và đo lường trên cơ sở các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất. Chỉ tiêu đó chính là năng suất lao động xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.2.Phân loại hiệu quả kinh doanh
a. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế-xã hội
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh.Biểu hiện chung của hiệu quả kinh tế cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế - xã hội mà thương mại mang lại cho nền kinh tế quốc dân là đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân…
b. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với một nguồn lực nhất định và do đó họ đưa ra thị trường với một chi phí cá biệt nhất định. Khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp đều cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận thông qua giá cả, song chính thị trường mới là nơi quyết định giá cả của sản phẩm. Sở dĩ như vậy là do thị trường chỉ thừa nhận mức hao phí lao động cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Quy luật giá trị đã đặt các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, phải thông qua một mức giá cả do chính thị trường quy định.
c. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng là với một nguồn lực nhất định phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải đánh giá được trình độ sử dụng các chi phí trong hoạt động kinh doanh thương mại và phải chứng minh được với các phương án khác nhau sẽ có những chi phí, hiệu quả khác nhau để từ đó tìm ra được phương án tối ưu. Chính từ đó, cần có sự phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong kinh doanh thương mại.
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với các chi phí bỏ ra. Chẳng hạn tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc một đồng vốn bỏ ra…
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ ra chi phí hay không cho thương vụ đó. Vì vây, trong công tác quản lý kinh doanh, bất kỳ công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lượng lớn hay nhỏ cũng đều phải tính toán hiệu quả tuyệt đối.
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép lựa chọn một cách làm, một phương án có hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thương mại, người ta không chỉ tìm một cách, một con đường, một giải pháp mà có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau. Mỗi cách làm đó đòi hỏi lượng vốn đầu tư, lượng chi phí và kết quả khác nhau. Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, trong công tác quản lý kinh doanh đòi hỏi phải đưa ra nhiều phương án để có sự so sánh,lựa chọn.
Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh mặc dù độc lập với nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là căn cứ của nhau. Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối, người ta xác định được hiệu quả so sánh, từ hiệu quả so sánh sẽ xác định được phương án tối ưu. Nói một cách khác, trên cơ sở của các chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh mức hiệu quả của từng phương án và tìm ra mức chênh lệch về hiệu quả giữa các phương án đó chính là hiệu quả so sánh.
III. YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU
1.Nguyên nhân phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Cũng như tất cả các loại hình kinh doanh khác, trong kinh doanh xuất khẩu việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là mối quan tâm thường trực của các cơ quan quản lý kinh tế và của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Thứ nhất, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh cũng là yếu tố hàng đầu. Không có hiệu quả trong kinh doanh thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được. Nhất là trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì mới có thể thu lại được vốn đã bỏ ra. Điều này giúp doanh nghiệp trang trải được các chi phí đã bỏ ra trong kinh doanh. Tiếp đến, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể có được những khoản lợi nhuận để có thể phát triển kinh doanh trong tương lai.
Nói đến các mục tiêu của doanh nghiệp có đạt được hay không thì phải nói đến doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Lợi nhuận chỉ là một trong những mục tiêu của doanh nghiệp. Khi không có được hiệu quả kinh doanh thì không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào.
Thứ hai, đối với các cơ quản lý kinh tế của Nhà nước, hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng cũng rất có ý nghĩa. Các doanh nghiệp có đạt được hiệu quả kinh doanh thf tổng hợp lại các ngành trong nền kinh tế mới có hiệu quả trong nền kinh tế và các nguồn thu của nhà nước mới được đảm bảo.
Ở nước ta điều này càng trở nên thực tế bởi vì, nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của nhà nước. Đặc biệt trong cơ chế hiện nay, sự quản lý của nhà nước với nền kinh tế còn rất chặt chẽ.
Thứ ba, đối với toàn xã hội, hiệu quả kinh doanh cũng rất có ý nghĩa. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ làm cho nền kinh tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Điều này dẫn đến nhiều hiệu ứng tích cực như:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, từ đó tác động làm tăng các công trình, chương trình phúc lợi xã hội.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao mức sống của người lao động và làm các chương trình từ thiện…
Trên đây là các nguyên nhân làm phát sinh yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta hầu hết còn có nguy cơ vừa và nhỏ. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhất là đối với các đơn đặt hàng có giá trị và khối lượng lớn. Vì vậy,cần có các chính sách và chiến lược mở rộng quy mô của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Yêu cầu này đòi hỏi cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cũng phải mở rộng quy mô để sản xuất với khối lượng lớn hàng hóa làm cho hàng hóa xuất khẩu được đồng bộ về tất cả các tiêu chuẩn.
Hai là, các doanh nghiệp của Việt Nam còn thiếu một điều rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa đó là chưa có các thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới. Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm đến vấn đền thương hiệu, một điều đã cũ với doanh nghiệp nước ngoài nhưng còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba là, hàng hóa Việt Nam phần lớn có chất lượng chưa cao. Nó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Yêu cầu nâng cao chất lượng hàng hóa chủ yếu là đối với các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp thương mại chỉ có thể làm thích hợp hàng hóa và tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Cuối cùng là, các cơ quan nhà nước phải hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Những chính sách, luật phải tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu phát triển. Muốn vậy, nó phải làm cho hoạt động xuất khẩu tiến hành thuận lợi và có được mức thu nhập cao để khuyến khích các doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM ( COALIMEX)
1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam trước đây là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 2005, theo chủ trương của nhà nước, công ty được cổ phần hóa và trở thành doanh nghiệp cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Hiện nay, công ty trực thuộc tập đoàn than Việt Nam và vẫn là một đơn vị hạch toán độc lập.
Tên tiếng Việt:công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam. Khi còn là doanh nghiệp nhà nước công ty có tên là công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế. Khi chuyển sang giai đoạn cổ phần thì tên tiếng Anh được giữ nguyên để giữ thương hiệu trên thị trường thế giới.
Tên tiếng Anh: coal import-export and international cooretation company.
Tên viết tắt: coalimex.
Địa điểm: 47 Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 048257017
Ngày 29/12/1981, bộ trưởng bộ mỏ và than (bộ công nghiệp hiện nay) đã ban hành quyết định số 65/MT-TCCB3 về quyết định chuyển công ty vật tư thành công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư trực thuộc bộ mỏ và than. Kể từ ngày 1/1/1982, tên giao dịch quốc tế là coalimex. Nhiệm vụ chính của công ty trong giai đoạn này là xuất khẩu than và cung ứng các trng thiết bị , vật tư kĩ thuật , thuốc nổ công nghiệp phục vụ cho quá trình khai thác và sản xuất của ngành than.
Ngày 19/6/1993, công ty được thành lập theo quyết định số 360-NT/TCCB-QĐ của bộ năng lượng với tên gọi công ty xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư.
Tháng 1/1995 sau khi tổng công ty than được thành lập, công ty được chuyển về là thành viên của tổng công ty than. Lúc này công việc của công ty trong ngành than bị thu hẹp hơn. Toàn bộ thị trường lớn xuất khẩu than được chuyển lên tổng công ty than thực hiện, công ty chỉ được phép giao dịch khai thác các khách hàng nhỏ lẻ ở các thị trường mới.
Ngày 25/12/1996, bộ trưởng bộ công nghiệp ra quyết định số 3910/QĐ-TCCB đổi tên công ty thành công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế.
Năm 2005 công ty được cổ phần hóa và có tên là công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam.
2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty.
2.1.Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam là thành viên của tập đoàn than Việt Nam. Vốn của công ty là vốn cổ phần. Nhà nước nắm 51% còn lại là vốn góp.
Công ty là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập trong lĩnh vực xuất nhập khẩu than và các thiết bị vật tư cung ứng cho quá trình sản xuất và khai thác mỏ cùng với việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường khác.
Một số nhiệm vụ cơ bản của công ty bao gồm:
Quản lí việc khai thác, chế biến và tiêu thụ than trong nước.
Xuất khẩu than và các sản phẩm chế biến từ than ra các thị trường khác nhau trên thế giới như Tây Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc…
Nghiên cứu thị trường và giá cả quốc tế, nắm vững yêu cầu khả năng của thị trường nước ngoài đối với những mặt hàng công ty được phép kinh doanh xuất nhập khẩu để phối hợp tác động cùng với các cơ sở sản xuất trong việc đàm phán, kí kết các hợp đồng đặt hàng xuất nhập khẩu sao cho có hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng hàng hóa.
Trực tiếp giao dịch, đàm phán, kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán, kinh doanh cung ứng dịch vụ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng các chế độ của nhà nước và phân cấp quy định của bộ.
Nhập khẩu trực tiếp và ủy thác vật tư, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, kim khí, nguyên vật liệu, hóa chất… cho các đơn vị trong và ngoài ngành than.
Hợp tác lao động quốc tế: Tìm kiếm việc làm và tổ chức đưa người Việt Nam đi lao động và đào tạo ở nước ngoài.
2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty.
Công ty có tổng số nhân viên là 170 người, hoạt động tại các trụ sở, văn phòng khác nhau của công ty tập trung chủ yếu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh.
Công ty coalimex tổ chức quản lí theo mô hình trực tuyến chức năng, từ giám đốc xuống thẳng các phòng ban không qua một khâu trung gian nào. Bộ máy quản lí trong công ty gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất với chế độ thủ trưởng.
Phòng hành chính quản trị
Phòng nhập khẩu 4
Phòng nhập khẩu 3
Phòng nhập khẩu 2
Chi nhánh Quảng ninh
Giám đốc
Phòng kế hoạch kinh tế tài chính
Phó giám đốc
Phòng tổ chức nhân sự và thanh tra
Phòng xuất khẩu lao động
Phòng nhập khẩu 1
Trung tâm xuất khẩu lao động
Phòng nhập khẩu 5
Phòng kiểm đoán nội bộ
Chi nhánh TP HCM
Phó giám đốc
Xưởng sản xuất nước đá ăn sạch
Bảng 1: Mô hình bộ máy quản lí cuả công ty coalimex.
Đứng đầu công ty là giám đốc do hội đồng quản trị của tập đoàn than bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo luật doanh nghiệp, theo điều lệ của công ty và là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật đối với mọi hoạt động của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lí và điều hành mọi hoạt động của các phòng ban mà giám đốc không trực tiếp điều hành.
Dưới ban giám đốc là các phòng, ban, chi nhánh có chức năng thực hiện các nghiệp vụ do công ty giao phó. Các phòng chức năng này có trách nhiệm giúp ban giám đốc giải quyết và điều hành mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Các chi nhánh, xưởng của công ty đứng đầu là giám đốc các chi nhánh. Các đơn vị này mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và chịu sự giám sát chỉ đạo của giám đốc công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Các đơn vị này được triển khai các hoạt động kinh doanh trong phạm vi được giám đốc ủy quyền.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của công ty the mô hình trực tuyến-chức năng đã giúp cho công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trên thị trường cũng như trong kinh doanh. Qua đó có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Khối lượng phòng ban của công ty gồm có: - Phòng tổ chức nhân sự và thanh tra.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, được quyền tham mưu giúp đỡ cho giám đốc trong việc tổ chức bộ máy quản lí của công ty, tổ chức cán bộ đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh của đơn vị.
+ Phối hớp với các phòng kế hoạch, kinh tế tài chính để phân phối, điều tiết lợi nhuận, tiền lương, chế độ nhà nước.
+ Thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí…
+ Chỉ đạo trực tiếp công tác thanh tra, bảo vệ của công ty.
Phòng kinh tế tài chính.
Được sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc, thực hiện theo dõi quan sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đảm bảo sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Có trách nhiệm thanh toán công nợ cho công ty.
+ Giao kế hoạch chỉ tiêu hàng năm cho các phòng kinh doanh.
+ Thực hiện việc phản ánh mọi hoạt động kinh doanh, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp, giám sát và quản lí chặt chẽ. Phòng kinh tế-tài chính có nghĩa vụ tập hợp số liệu cho các đơn vị thành viên, chi nhánh báo cáo lên trên. Từ đó cung cấp cho giám đốc những thông tin cần thiết, sớm đưa ra phương hướng kế hoạch cho kì sau.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm toán, thống kê theo pháp luật hiện hành, chế độ báo cáo định kì hoặc bất thường theo quy định của nhà nước và tập đoàn than Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo đó.
Phòng xuất khẩu than và hợp tác quốc tế.
Là phòng được điều hành trực tiếp từ giám đốc với nhiệm vụ giao dịch, mua bán kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu than sang nhiều nước khác nhau trên thế giới như Tây Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… Phòng xuất khẩu than đem lại lợi nhuận cho công ty khá lớn, chiếm tới 30% doanh thu của công ty, ngoài ra phòng còn làm dịch vụ ủy thác cho các đơn vị thành viên của tập đoàn than Việt Nam xuất khẩu than và các sản phẩm chế biến từ than.
phòng hành chính tổng hợp.
Thực hiện mọi sự chỉ đạo của giám đốc về quản lí tài sản và các phương tiện vận tải, văn thư lưu trữ đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, lưu trữ toàn bộ các loại văn bản.
Phòng nhập khẩu 1:
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh và nhận nhập khẩu ủy thác các loại vật tư thiết bị, phụ tùng, xe, máy và theo dõi thực hiện các đơn đặt hàng từ thị trường SNG.
Phòng nhập khẩu 2:
Thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, ủy thác và kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á và Tây Âu.
Thực hiện tiếp việc nhập khẩu vật tư thiết bị đồng bộ cho hai xí ngiệp tuyển than Cửa Ông và Hòn Gai.
Phòng nhập khẩu 3:
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh và nhập khẩu ủy thác các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho các mỏ khai thác than hầm lò từ Trung Quốc, Ba Lan.
Phòng nhập khẩu 4:
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh và nhập khẩu ủy thác các loại vật tư thiết bị phục vụ cho việc khai thác các mỏ than lộ thiên.
Phòng nhập khẩu 5:
Đây là phòng kinh doanh tổng hợp, thực hiện các hợp đồng kinh doanh ngoài ngành chủ yếu là các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng và hàng tiêu dùng như máy hút bụi, điều hòa, xe máy… theo nhu cầu của thị trường trong nước.
Chi nhánh tại Quảng Ninh:
Là nơi thực hiện việc giao nhận giữa những đơn vị có than xuất khẩu với các hãng vận tải do khách hàng nước ngoài chỉ định đến nhận hàng tại cảng Cửa Ông và Hòn Gai theo hợp đồng đã kí của tập đoàn than và công ty coalimex. Ngoài ra chi nhánh coalimex tại Quảng Ninh còn tự khai thác, tìm kiếm các đơn đặt hàng ủy thác xuất khẩu than sang Trung Quốc và nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị theo sự chỉ đạo của công ty.
Chi nhánh coalimex TP Hồ Chí Minh:
Được sự ủy quyền của giám đốc công ty, thực hiện trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hay những đơn đặt hàng thiết bị vật tư tổng hợp có giá trị dưới 100,000 USD và đồng thời kinh doanh một xưởng nước đá ăn sạch.
Công ty còn có các văn phòng đại diện tại KIEV-UKRAINA. Các đơn vị này gắn bó chặt chẽ với nhau và với công ty mẹ về mặt lợi ích kinh tế, dịch vụ, thông tin cung ứng, tiêu thụ…
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty coalimex nói chung được thực hiện rõ ràng, các phòng kinh doanh thực hiện việc đàm phán kí kết hợp đồng với bạn hàng theo đúng chức năng và thị trường được giao theo điều lệ và giấp phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ của từng phòng kinh doanh là: Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được công ty phê duyệt, tự mình tìm kiếm các hợp đồng…
II.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM (COALIMEX)
1.Kết quả kinh doanh xuất khẩu than của công ty trong mấy năm gần đây.
Bảng 2: kết quả kinh doanh xuất khẩu than của công ty
giai đoạn 2002 – 2005.
tt
Tên chỉ tiêu
ĐV tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
2
3
4
5
Tổng giá trị xk than
Chi phí
LN trước thuế
Thuế tndn
LN sau thuế
Tr VND
Tr VND
Tr VND
Tr VND
Tr VND
190860
173860
17000
4760
12240
210756
190358
20398
5711.44
14686.56
228000
206000
22000
6160
15840
304397
276935
27462
7689.36
19772.6
232560
214560
18000
5040
12960
305107
264189
40918
11457
29460.9
250675
220175
30500
8540
21960
307040
279783
27257
7632
19625
Nguồn: Bản tổng hợp kế hoạch 5 năm 2001-2005 và báo cáo tình hình xuất khẩu 2001-2005 của công ty coalimex.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong thời kì 2002-2005, công ty đã hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu than do cấp trên giao hàng năm và năm sau cao hơn năm trước.
Tổng giá trị xuất khẩu than luôn đạt vượt mức kế hoạch và luôn tăng. Việc chi phí sản xuất và kinh doanh tăng lên và cao hơn mức kế hoạch là tất yếu nhưng nhìn vào bảng có thể thấy nó tăng chậm hơn tổng giá trị xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu than tăng từ 190860 trđ năm 2002 lên 307040 trđ năm 2005 tức là tăng khoảng 1.6 lần. Từ đó kéo theo lợi nhuận tăng từ 12240 trđ năm 2002 lên 19635 trđ năm 2005.
Với kết quả kinh doanh ngày càng tốt, công ty đã luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước năm 2002 thuế thu nhập doanh nghiệp công ty đã nộp là 4760 trđ thì đến năm 2005 con số đó đã là 7632 trđ và đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Như vậy với sự nỗ lực của toàn bộ các thành viên của công ty coalimex cũng như sự chỉ đạo của tổng công ty than Việt Nam ( nay là tập đoàn than Việt Nam, công ty luôn hoàn thành vượt mức các kế hoạch đặt ra đem lại nguồn thu lớn cho chính công ty cũng như đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Có thể giải thích nguyên nhân của việc xuất khẩu than luôn tăng theo từng năm. Như đã nói ở trên, thị trường và nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới khá ổn định và có xu hướng tăng đều. Chính vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch, do đã dự đoán được tình hình thị trường nên năm nào công ty cũng có kế hoạch xuất khẩu tăng so với năm trước. Và cũng chính vì vậy mà chỉ tiêu thực hiện cũng cao hơn năm sau so với năm trước và cao hơn mức kế hoạch.
2.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex và những kết quả chủ yếu.
2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex.
Có thể nói than là một trong những nguồn nguyên liệu cơ bản nhất cung cấp năng lượng cho on người. Hàng năm trên thế giới cần khoảng 4500 đến 5000 triệu tấn than phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Nếu xét về ngắn hạn, lượng cầu về than hàng năm là rất ổn định và tiếp tục tăng đều theo từng năm trong những năm tới, trong đó lượng than giao dịch trên thị trường thế giới là khoảng 476 triệu tấn. Các nước có nhu cầu nhập khẩu than lớn trên thế giới phải kể đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 88.doc