Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1

Lời mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề tổng quan về bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới 4

1.1. Quan điểm về bán phá giá 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Cơ sở kinh tế của việc bán phá giá 17

1.1.3. Quy định WTO về chống bán phá giá 17

1.2. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới 20

Chương 2: Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam 39

2.1. Quan điểm hiện tại của Việt Nam liên quan đến chống bán phá giá

và tác động của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất

trong nước 39

2.1.1. Quan điểm 39

2.1.2. Tác động 40

2.2. Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam 42

2.3. Đánh giá 42

2.3.1. Ưu điểm 46

2.3.2. Hạn chế 49

2.4. Nguyên nhân 51

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan 51

2.4.2. Nguyên nhân khách quan 52

Chương 3: Giải pháp 55

3.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá 55

3.2. Giải pháp 57

3.2.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp 57

3.2.2. Giải pháp về phía nhà nước 60

Kết luận 66

 

docx69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tính hợp pháp của quyết định áp dụng biện pháp chống phá giá do Ủy ban hoặc Hội đồng đưa ra trên phương diện là kiểm tra xem quá trình ra quyết định của các cơ quan chức năng có đúng thủ tục không chứ không kiểm tra kết quả tính toán biên độ phá giá. Trên thực tế Tòa án của EU đã xử lý một vụ kiện về chống bán phá giá từ năm 1998 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Vì vậy có thể thấy khâu giám định của tòa trong cơ chế chống bán phá giá của EU rất hạn chế. - Thủ tục điều tra + Nộp đơn đề nghị điều tra phá giá Thường đơn đề nghị điều tra phá giá được ngành sản xuất của EU nộp cho Ủy ban, rất ít khi Ủy ban tự quyết định điều tra phá giá. Ngành sản xuất của EU thường trao đổi không chính thức với nhân viên của Ủy ban xem có đủ bằng chứng để tiến hành một cuộc điều tra không. Người nộp đơn thường đưa dự thảo đơn cho Ủy ban trước để tham khảo ý kiến. Ngành sản xuất của EU Trên thực tế thường là hiệp hội đại diện cho ngành sản xuất của EU nộp đơn xin điều tra. Các công ty cũng có thể nộp đơn riêng nếu họ có sản lượng đủ lớn trong toàn ngành sản xuất của EU. Như qui định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, EU qui định khái niệm đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU khi sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn và chiếm không dưới 25% tổng sản lượng của toàn bộ các nhà sản xuất ở EU. Để xác định xem đơn có được coi là đại diện cho ngành sản xuất của EU không thì thông thường Ủy ban gửi bảng câu hỏi cho tất cả các nhà sản xuất để hỏi thông tin về sản lượng và ý kiến của họ về việc đồng ý hay phản đối đơn. Quá trình xét đơn Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau: (1) Khối lượng và giá trị sản phẩm liên quan được sản xuất trong EU, khi đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU thì đơn phải nêu tên tất cả cá nhà sản xuất của EU và giá trị, sản lượng của từng nhà sản xuất (2) Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, tên nước xuất xứ, tên các nhà xuất khẩu ở nước đó và tên các nhà nhập khẩu; (3) Bằng chứng về việc bán phá giá; (4) Thông tin về thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất của EU. Sau khi nhận được đơn, Ủy ban có trách nhiệm kiểm tra xem có đầy đủ bằng chứng về phá giá và thiệt hại để tiến hành điều tra không nhưng thường là Ủy ban tiến hành điều tra trước, sau đó nếu thấy không có dấu hiệu phá giá hoặc thiệt hại thì sẽ chấm dứt vụ việc. Trong vòng 45 ngày kể từ khi chính thức nhận được đơn, Ủy ban phải ra quyết định về việc có tiến hành điều tra hay không, đồng thời phải thông báo quyết định điều tra trên Công báo. Thường một cuộc điều tra được tiến hành trong vòng 1 năm và tối đa là 15 tháng Bảng câu hỏi Ngay sau khi ra thông báo về việc tiến hành điều tra, Ủy ban sẽ gửi bảng câu hỏi cho tất cả các bên quan tâm, gồm người nộp đơn, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và đại diện của họ, tổ chức người tiêu dùng. Các nhà xuất khẩu phải trả lời trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được bảng câu hỏi, đồng thời phải thông báo cho Ủy ban đánh giá của họ về thiệt hại đối với ngành sản xuất của EU. Nếu bảng câu hỏi không được trả lời đầy đủ và chính xác thì Ủy ban sẽ ra quyết định dựa vào các số liệu họ có sẵn (facts available), thường là số liệu do người nộp đơn đưa ra. - Tiếp cận thông tin Tất cả các bên quan tâm đều có thể kiểm tra các thông tin không bí mật do một bên nộp cho Ủy ban. - Kiểm tra tại chỗ Sau khi nhận được trả lời bảng câu hỏi, Ủy ban sẽ cử cán bộ đi kiểm tra tại trụ sở nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất ở EU, sau đó kiểm tra tại trụ sở các nhà xuất khẩu ở nước xuất khẩu để xác định xem số liệu cung cấp có tương ứng với thủ tục kế toán thông thường không. Việc kiểm tra tại chỗ nhằm đảm bảo các thông tin trả lời trong bảng câu hỏi là chính xác. - Giới hạn điều tra Trong trường hợp số nhà sản xuất, xuất khẩu quá lớn hoặc loại sản phẩm quá đa dạng đến nỗi không thể hoàn thành điều tra trong thời hạn qui định thì Ủy ban sẽ giới hạn điều tra ở một nhóm các nhà sản xuất/xuất khẩu (các công ty đại diện) theo phương pháp lấy mẫu thống kê. Ủy ban sẽ tính biên độ phá giá riêng cho từng công ty đại diện và áp dụng biên độ phá giá bình quân gia quyền của các công ty đại diện cho tất cả các nhà xuất khẩu không phải công ty đại diện. Các nhà xuất khẩu có thể trình bày quan điểm của mình về mọi khía cạnh của cuộc điều tra nhưng điều quan trọng là phải đúng lúc vì nếu sớm quá thì không có tác dụng, muộn quá thì Ủy ban đã ra quyết định rồi. - Vận động Hội đồng Tư vấn không có thẩm quyền ra quyết định nhưng có thể thông báo cho Ủy ban về việc thành viên nào phản đối hoặc ủng hộ áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thông qua Hội đồng Tư vấn, các nước thành viên EU có thể bày tỏ áp lực chính trị lên Ủy ban. - Quyết định sơ bộ      Quyết định sơ bộ của cuộc điều tra được tóm tắt thành một văn bản để gửi cho các nước thành viên và được trao đổi ở Hội đồng Tư vấn. Nếu Ủy ban xác định là có bán phá giá và thiệt hại cho ngành sản xuất của EU thì thuế tạm thời sẽ được áp dụng. Nếu Ủy ban xác định là không có phá giá hoặc thiệt hại thì sẽ chấm dứt điều tra. * Xác định phá giá và thiệt hại - Xác định giá trị thông thường Ủy ban sẽ xác định giá trị thông thường (GTTT) bằng cách tính bình quân gia quyền giá thị trường nội địa trong suốt thời gian điều tra, thường ít nhất là 6 tháng, tối đa 12 tháng ngay trước khi bắt đầu tiến hành điều tra. Ủy ban sẽ tính GTTT riêng cho từng nhà xuất khẩu nếu họ có bán hàng ở thị trường trong nước. Nếu nhà xuất khẩu không sản xuất hoặc không bán hàng trong nước thì Ủy ban sẽ lấy giá bán trong nước của các nhà xuất khẩu khác.  Trường hợp số lượng nhà xuất khẩu quá lớn thì Ủy ban sẽ thỏa thuận với các nhà xuất khẩu để giới hạn chỉ điều tra một nhóm các nhà xuất khẩu. Trường hợp nhà xuất khẩu bán hàng cho công ty liên kết  ở thị trường trong nước thì Ủy ban sẽ tính GTTT trên cơ sở giá mà công ty liên kết bán hàng cho khách hàng trên thị trường nội địa. - Xác định giá xuất khẩu EU qui định giá xuất khẩu (GXK) là giá bán thực tế của sản phẩm khi xuất khẩu vào EU. Cơ quan điều tra thường trừ bớt các chi phí để lấy GXK là mức giá xuất xưởng ở nước xuất khẩu. Khi nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm cho một công ty thương mại hoặc công ty môi giới không có mối liên kết với nhau thì GXK sẽ là giá mà công ty thương mại hoặc công ty môi giới trả cho nhà sản xuất. Giống như qui định trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, Qui chế chống bán phá giá của EU qui định rằng GXK có thể tính trên cơ sở giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lại cho người mua độc lập đầu tiên sau khi đã điều chỉnh các chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu đến khâu bán lại trong những trường hợp sau: - Không có giá xuất khẩu; hoặc - Có một mối liên kết hoặc thỏa thuận đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba; hoặc - Giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì một lý do nào đó. Qui chế chống bán phá giá cũng qui định việc lấy giá xuất khẩu và giá trị thông thường ở cùng thời điểm để so sánh và cần điều chỉnh ở một mức độ nhất định khi so sánh hai loại giá này để đảm bảo kết quả so sánh phản ánh trung thực biên độ phá giá. - Biên độ phá giá Cơ quan điều tra của EU xác định biên độ phá giá (BĐPG) như sau: BĐPG = GTTT (bình quân gia quyền) - GXK (từng giao dịch) Trước đây EU cũng tính bình quân gia quyền GXK để so sánh nhưng đến năm 1987 đã chuyển sang tính GXK của từng giao dịch. - Xác định thiệt hại Giống như Hiệp định chống bán phá giá, Qui chế chống bán phá giá của EU qui định 3 yếu tố sau để xác định "thiệt hại về vật chất": i)    thiệt hại về vật chất thực tế; ii)    nguy cơ gây thiệt hại về vật chất; iii)  gây trì trệ cho sự phát triển một ngành sản xuất của EU Tuy nhiên Qui chế của EU lại không qui định thế nào là "thiệt hại về vật chất" mà chỉ qui định một số yếu tố cần xem xét, như là khối lượng hàng nhập khẩu, giá và tác động tới ngành sản xuất của EU. Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định thiệt hại. EU qui định chỉ được áp dụng thuế chống bán phá giá với một sản phẩm bị bán phá giá khi việc phân phối sản phẩm đó trong EU gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự của EU. Khác với Hoa kỳ, việc xác định phá giá và xác định thiệt hại ở EU đều do cùng một cơ quan tiến hành. Cơ chế này có thuận lợi là nếu xác định được một trong hai yếu tố: phá giá hoặc thiệt hại không tồn tại thì cuộc điều tra sẽ được chấm dứt ngay và như thế đỡ lãng phí nguồn lực điều tra một cách không cần thiết. Một điểm đặc trưng của cơ chế đánh thuế chống bán phá giá của EU là nguyên tắc đánh thuế  thấp hơn biên độ phá giá, nghĩa là trong mọi trường hợp, thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ phá giá và thậm chí sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế đó đã đủ để khắc phục thiệt hại. EU thường áp dụng nguyên tắc này trong những trường hợp biên độ phá giá tính được quá cao trong điều tra phá giá hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường. - Sản phẩm tương tự Qui chế chống bán phá giá của EU qui định "sản phẩm tương tự" giống như qui định ở Hiệp định chống bán phá giá. - Ngành sản xuất trong nước Theo qui định của EU, ngành sản xuất của EU gồm toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc nhóm các nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong EU. Trên thực tế EU vẫn coi nhóm các nhà sản xuất có sản lượng dưới 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự là ngành sản xuất của EU. - Điều tra phá giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường Khoảng 50% các vụ điều tra phá giá do Ủy ban tiến hành có liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, EU không có qui định thế nào là nền kinh tế phi thị trường mà chỉ đưa ra một danh sách các nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, bao gồm:  Albani, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Bắc Triều tiên, Kyrgyz, Moldova, Mông cổ, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan, Trung quốc và Việt nam. Qui chế chống bán phá giá của EU qui định rằng trường hợp hàng hóa được nhập khẩu từ những nước áp dụng chính sách thương mại độc quyền và giá bán ở thị trường trong nước do nhà nước ấn định thì việc so sánh giá xuất khẩu và giá bán ở thị trường trong nước không phản ánh chân thực biên độ phá giá. Hiện nay Ủy ban đang đề xuất công nhận tình trạng là nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp của Trung quốc, Kazakhstan, Ucraina và Việt nam trong từng trường hợp cụ thể nếu các doanh nghiệp này chứng minh được hoạt động kinh doanh của họ tuân theo tiêu chí thị trường. Nếu như các nước thành viên EU đều đồng ý thì đề xuất này sẽ được thông qua vào tháng 9 tới. Để xác định giá trị thông thường cho hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường, Ủy ban sẽ chọn một nước đại diện có nền kinh tế thị trường được EU coi là nước có trình độ phát triển tương tự, thường là một nước thứ ba. Việc chọn nước đại diện là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định GTTT của hàng nhập khẩu từ nước có nền kinh tế phi thị trường. Các nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường có thể chứng minh với Ủy ban rằng họ hoạt động theo tiêu chí của nền kinh tế thị trường và nếu được Ủy ban chấp nhận thì họ sẽ được đối xử như các nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn, CHLB Nga vừa mới được EU công nhận là nền kinh tế thị trường. EU áp dụng biên độ phá giá trung bình với tất cả các nhà nhập khẩu từ nước có nền kinh tế phi thị trường. * Cách tính thuế và truy thu thuế - Hình thức đánh thuế Nếu cuộc điều tra dẫn đến kết quả là có phá giá và thiệt hại và nếu xét thấy cần thiết thì EU sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không được áp dụng sớm hơn 60 ngày và quá 9 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra, trường hợp đặc biệt có thể áp dụng trong 9 tháng. EU đánh thuế chống bán phá giá theo 4 hình thức như sau: - Thuế phần trăm; - Thuế thay đổi trên cơ sở giá tối thiểu; - Kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế thay đổi; - Thuế tuyệt đối. EU quyết định hình thức đánh thuế dựa trên cơ sở tính chất của sản phẩm, thuế thay đổi theo giá tối thiểu thường được áp dụng với hàng tiêu dùng. EU thường đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế riêng cho mỗi nhà sản xuất/xuất khẩu nếu biên độ phá giá khác nhau. * Áp dụng thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm được sản xuất hoặc lắp ráp ở EU      Theo Qui chế chống bán phá giá sửa đổi năm 1987, EU có thể đánh thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm sản xuất hoặc lắp ráp trong EU với những điều kiện sau: -          Nhà sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm có mối liên hệ hoặc liên kết với bất kỳ nhà sản xuất nào xuất khẩu sản phẩm tương tự đang bị EU đánh thuế chống bán phá giá; -         Việc lắp ráp hoặc sản xuất được bắt đầu hoặc tăng trưởng đáng kể sau khi tiến hành điều tra phá giá; -           Giá trị linh kiện hoặc vật liệu sử dụng trong sản xuất hoặc lắp ráp có xuất xứ từ nước xuất khẩu sản phẩm đang bị đánh thuế chống bán phá giá chiếm ít nhất 60% tổng giá trị linh kiện và vật liệu. Trường hợp này thuế suất áp dụng sẽ bằng thuế suất áp dụng với nhà sản xuất ở nước xuất xứ sản phẩm liên quan, giá tính thuế sẽ là giá CIF của linh kiện và nguyên liệu nhập khẩu. Các nhà máy sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm trong EU, nếu thấy sản phẩm của mình rơi vào các điều kiện trên thì phải thông báo với cơ quan hải quan nước mình trước khi xuất xưởng để bán trên thị trường EU. - Biên độ thiệt hại Cơ chế chống bán phá giá của EU thường hay đề cập đến yếu tố “biên độ thiệt hại”. Theo nguyên tắc đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá thì cơ quan điều tra của EU sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế đó đã đủ để khắc phục thiệt hại. Vì vậy, cơ quan điều tra thường tính mức độ sụt giá của sản phẩm nội địa tương tự do tác động của hàng nhập khẩu hoặc mức giá nội địa phải tăng lên để đủ thu hồi chi phí cộng với một khoản lợi nhuận nhất định cho nhà sản xuất trong nước. Mức giá đó gọi là “biên độ thiệt hại”, nếu biên độ này nhỏ hơn biên độ phá giá thì EU sẽ đánh thuế chống bán phá giá đúng bằng biên độ thiệt hại. Ư - Truy thu thuế Quy chế chống bán phá giá của EU cho phép truy thu thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng nhập khẩu không quá 90 ngày trước khi đánh thuế tạm thời với những điều kiện như sau: Có một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đã biết rằng nhà xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó có thể gây thiệt hại; Lượng hàng nhập khẩu rất lớn bị bán phá giá trong thời gian ngắn gây ra thiệt hại đến mức cần phải truy thu thuế chống bán phá giá thì mới ngăn ngừa được việc tiếp tục phá giá; hoặc  Việc cam kết giá bị vi phạm. Mặc dù trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra của EU đã xem xét đến khả năng truy thu thuế nhưng thực tế cho đến nay EU chưa truy thu thuế lần nào. Thuế chống bán phá giá của EU được ấn định ở một mức thuế nhất định trong suốt thời hạn áp dụng tính theo giá CIF với sản phẩm nhập khẩu từ nước xuất khẩu liên quan bất kể có bị bán phá giá hay không. Vì vậy có thể có mặt hàng sẽ bị đánh thuế vượt quá biên độ phá giá bình quân gia quyền và Qui chế của EU cho phép hoàn thuế trong trường hợp như vậy. Đơn xin hoàn thuế phải được nộp cho cơ quan điều tra của EU thông qua nước thành viên nhập khẩu sản phẩm liên quan trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra ít trường hợp hoàn thuế vì thủ tục hoàn thuế tốn rất nhiều thời gian, có thể từ hai đến ba năm. Hơn nữa, thuế chống bán phá giá chỉ được hoàn khi mức thuế vượt quá biên độ phá giá, trong khi phần lớn các trường hợp EU đều đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá. - Rà soát + Rà soát thông thường Các bên liên quan (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu) có thể đề nghị cơ quan điều tra của EU tiến hành rà soát sớm nhất là 1 năm sau khi kết thúc cuộc điều tra ban đầu. Một nước thành viên EU hoặc cơ quan điều tra của EU cũng có thể kiến nghị tiến hành rà soát, nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra. Khi có yêu cầu rà soát, cơ quan điều tra của EU sẽ kiểm tra xem có đủ bằng chứng, bao gồm các yếu tố:  việc bán phá giá tăng hay giảm, vi phạm  cam kết giá, thiệt hại gia tăng, v.v..., về việc bối cảnh thay đổi không. Tùy thuộc bối cảnh cụ thể của từng trường hợp, việc rà soát có thể dẫn đến một cuộc điều tra mới với qui mô như cuộc điều tra ban đầu. Mặc dù có qui định về việc rà soát, nhưng trên thực tế các nhà xuất khẩu trong cơ chế chống bán phá giá của EU vẫn bị phụ thuộc nhiều vào kết quả của cuộc điều tra đầu tiên, vì cuộc điều tra này quyết định mức thuế mà các nhà xuất khẩu phải chịu chừng nào biện pháp chống bán phá giá chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi. Khi biên độ phá giá giảm hoặc triệt tiêu thì họ có thể đề nghị rà soát. Nhưng rà soát có thể tốn nhiều thời gian như cuộc điều tra đầu tiên và sau khi rà soát, nếu biện pháp chống bán phá giá được sửa đổi thì cũng sẽ chỉ áp dụng với hàng nhập khẩu trong tương lai chứ không áp dụng với hàng đã nhập khẩu. + Rà soát cuối kỳ      Qui chế chống bán phá giá của EU qui định rằng thuế chống bán phá giá và cam kết giá chỉ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày các biện pháp này có hiệu lực hoặc kể từ lần sửa đổi gần nhất. Trong vòng 6 tháng trước khi kết thúc giai đoạn 5 năm, cơ quan điều tra của EU sẽ thông báo cho các nhà sản xuất có liên quan của EU về việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá sau khi trao đổi với Ủy ban chống bán phá giá của WTO. Nếu các bên liên quan kiến nghị rằng việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá có thể lại gây hoặc có nguy cơ gây thiệt hại thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành rà soát, nếu không thì việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ tự động chấm dứt. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 2.1 Các quy định hiện tại của Việt Nam liên quan đến chống bán phá giá và tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước 2.1.1 Các quy định hiện tại của Việt Nam liên quan đến chống bán phá giá Việt nam hiện nay đã trở thành thành viên chính thức của WTO và đang dần tiến hành xây dựng chính sách thương mại phù hợp với qui định của WTO. Song song với việc loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan, Việt Nam cần nghiên cứu để đưa vào áp dụng các biện pháp bảo hộ mới được WTO cho phép sử dụng như: thuế chống bán phá giá, tự vệ, hạn ngạch thuế quan. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành một số quy định liên quan đến chống bán phá giá trong nước. Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam. Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4/2001 cũng qui định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001. Việt Nam cũng đã có Pháp lệnh chống bán phá giá có hiệu lực từ tháng 10/2004. Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gồm 6 chương, 29 điều, qui định cụ thể hình thức của các biện pháp chống bán phá giá; các thủ tục, nội dung và tổ chức cơ quan điều tra để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Theo pháp lệnh này, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi có đủ hai điều kiện là hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ phá giá phải được xác định cụ thể, việc bán phá giá trên là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Pháp lệnh qui định biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực thi hành từ 1/10 và sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm. 2.1.2 Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước Áp dụng biện pháp chống bán phá giá mà phổ biến là thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra sự bảo hộ cao hơn đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Mức bảo hộ có thể được thực hiện bằng việc xác định biên độ phá giá, hay là sự chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm đó tại nước xuất khẩu và giá xuất khẩu (GTTT - GXK). Xét về mặt tăng biên độ phá giá, thep pháp lệnh "biên độ bán phá giá không đáng kể là biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam". Như vậy, nếu biên độ này vượt quá 2% sẽ bị xem là bán phá giá vào thị trường Việt Nam. Theo quy định tại Pháp lệnh, hành vi bán phá giá bị xem là gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu nếu: - Số lượng hàng hoá bán phá giá vào thị trường của nước nhập khẩu chiếm từ 3% trở lên so với tổng số lượng hàng hoá tương tự nhập khẩu vào thị trường nội địa của nước nhập khẩu (Điều 3.1 Hiệp định), hoặc cao hơn 3% so với tổng khối lượng, số lượng, trị giá hàng hoá tương tự nhập khẩu vào Việt Nam (khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh). - Hàng nhập khẩu bán phá giá được bán với giá thấp hơn đáng kể so với giá của hàng hoá tương tự. - Hàng hoá bán phá giá làm giảm giá của hàng hoá tương tự một cách đáng kể tại thị trường của nước nhập khẩu. - Việc  bán phá giá hàng hoá là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Theo quy định này, những thiệt hại xảy ra phải là hệ quả của việc bán phá giá chứ không phải do những nguyên nhân khác (như sự giảm cầu hoặc thay đổi hình thức tiêu dùng của người dân trên thị trường nước nhập khẩu, gây khó khăn cho ngành sản xuất trong nước hoặc do năng suất của ngành sản xuất trong nước giảm sút...) Ngoài ra, theo WTO, mức độ bảo hộ còn đựơc biểu hiện bằng sự chênh lệch. Do đó, nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở trong nước không thể bán sản phẩm của mình ở mức giá cao hơn giá bán của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu cộng thêm các chi phí liên quan tới xuất khẩu như bảo hiểm, vận tải, môi giới, v.v… nhân với thuế nhập khẩu.  Thực tế cho thấy chỉ có các ngành sản xuất có qui mô đáng kể, có sự liên kết khá chặt chẽ, có sức mạnh chính trị nhất định mới có thể phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ để áp dụng thành công thuế chống bán phá giá. Như vậy, trong ngắn hạn, việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ góp phần duy trì sản xuất của những ngành đó, qua đó tạo ra sự ổn định chính trị, giảm thất nghiệp và sự phá sản của một số nhà sản xuất. Mặc dù áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ có lợi cho nhà sản xuất trong nước do bán được sản phẩm với giá cao hơn nhưng sẽ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều nghiên cứu về khía cạnh kinh tế của hiện tượng bán phá giá cho rằng bán phá giá là một hiện tượng kinh tế phổ biến và bình thường, cả trong trường hợp giá bán trong nước thấp hơn giá xuất khẩu, tức là có sự phân biệt đối xử về giá, cũng như trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất, kể cả chi phí cố định. Lợi ích tăng lên đối với các nhà sản xuất trong nước không đủ bù đắp thiệt hại của người tiêu dùng, hay nói cách khác là thiệt hại chung đối với toàn xã hội. Ngoài ra, áp dụng thuế này cũng sẽ gây ra thiệt hại đối với những nhà sản xuất sử dụng sản phẩm liên quan làm nguyên liệu cho sản xuất các hàng hóa khác. Ví dụ rõ ràng là các nhà chế tạo ô tô Hoa kỳ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh với các đối thủ Châu Âu và Nhật bản do họ phải sử dụng thép với giá cao hơn khi chính phủ áp dụng thuế chống bán phá giá để tăng cường bảo hộ các nhà sản xuất thép. Thuế chống bán phá giá cũng có thể làm giảm tính cạnh tranh dài hạn. Thật vậy, thuế này chỉ được áp dụng trong một giai đoạn nhất định. Do nhiều nguyên nhân, các nhà sản xuất nước ngoài có thể hạ được chi phí sản xuất và không bán phá giá nữa. Trong trường hợp này giá xuất khẩu có thể không đổi, thậm chí ngày càng thấp đi. Nếu các nhà sản xuất trong nước không nhận thức rõ điều này mà chậm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, v.v... quá dựa dẫm vào sự bảo hộ cao hơn do áp dụng thuế này mang lại thì về dài hạn họ sẽ mất khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng hóa tương tự của nước xuất khẩu. Các doanh nghiệp được bảo hộ cần nhận thức sau một giai đoạn nào đó, thường là vài năm, hiện tượng bán phá giá có thể biến mất nhưng hàng nhập khẩu vẫn ngày càng rẻ, do đó phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh càng sớm càng tốt. 2.2. Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam Trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO, hiện tượng bán phá giá hàng nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng, gần đây đã xảy ra các trường hợp thép giá rẻ của Trung Quốc bán phá giá, nhiều loại nông sản của Trung Quốc và Thái Lan bán giá rẻ “làm mưa làm gió” ở thị trường Việt Nam. Trứng gà Trung Quốc bán tại thị trường trong nước họ khoảng 1.200 đồng nhưng bán ở Việt Nam chỉ vài trăm đồng. Hoặc một kilôgam đường bán ở Thái Lan tương đương giá 15.000 đồng Việt Nam, nhưng khi bán sang nước ta chỉ với giá 6.000 đồng. Trên thực tế những mặt hàng sau đây có khả năng bị bán phá giá: 2.2.1.1. Xi măng   Các nước trong khu vực như Thái lan, Trung quốc là những nước sản xuất xi măng rất mạnh. Sản lượng xi măng của các nước này tại một thời điểm nào đó có thể bị dư thừa so với nhu cầu trong nước do khủng hoảng kinh tế hoặc bất hợp lý trong khâu lập kế hoạch sản xuất, v.v…, khi đó rất có khả năng Thái lan hoặc Trung quốc sẽ bán phá giá xi măng sang Việt nam vì Việt nam là thị trường tương đối lớn trong khu vực và có tốc độ xây dựng phát triển mạnh.   Việc bán phá giá xi măng vào thị trường Việt nam  trước hết sẽ có lợi cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Tài liệu liên quan