Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1. Một số lý luận cơ bản về cạnh tranh 3

1.1.1. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.2. Khái niệm về cạnh tranh 4

1.1.3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.4. Các loại hình cạnh tranh 7

1.1.4.1. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường 7

1.1.4.2 Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh 8

1.1.4.3 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh 8

1.2. Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 9

1.2.1 Khái niệm về khả năng cạnh tranh và tầm quan trọng của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 9

1.2.2 Các yếu tố chủ yếu hình thành nên khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp 11

1.2.2.1 Sản phẩm 12

1.2.2.2 Các nguồn lực cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 16

1.2.2.3 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp 18

1.2.2.4 Quy trình , công nghệ sản xuất sản phẩm 19

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 19

1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 20

1.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính 25

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh XNK thép trong nền kinh tế thị trường 27

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô 27

1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành 32

1.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 36

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH NAM 40

2.1 Khái quát về công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thành Nam 40

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 40

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 42

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 42

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 43

2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH XNK Thành Nam 46

2.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được trong những năm gần đây ( 2004 – 2007) 53

2.2 Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam 55

2.2.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Việt Nam 55

2.2.2 Phân tích các yếu tố hình thành nên năng lực cạnh tranh của công ty 57

2.2.2.1 Về sản phẩm thép của công ty 57

2.2.2.2 Về các nguồn lực cơ bản của công ty 61

2.2.2.3 Về trình độ tổ chức, quản lý của công ty 66

2.2.2.4 Về quy trình kinh doanh XNK của công ty 67

2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 68

2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 68

2.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính 76

2.3 Đánh giá khái quát về khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam trên thị trường 78

2.3.1 Đánh giá những cơ hội và nguy cơ về cạnh tranh đối với công ty trên thị trường XNK thép hiện nay 78

2.3.2 Đánh giá những ưu điểm trong khả năng cạnh tranh của công ty 80

2.3.3 Đánh giá những hạn chế trong khả năng cạnh tranh của công ty và nguyên nhân của những hạn chế đó 82

2.3.3.1 Những hạn chế chủ yếu 82

2.3.3.2 Nguyên nhân 84

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH XNK THÀNH NAM 86

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH XNK Thành Nam trong thời gian tới 86

3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành kinh doanh Inox tại Việt Nam 86

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 86

3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam 87

3.2.1 Bảo đảm các nguồn cung ứng sản phẩm và tiến hành dự trữ hợp lý. 88

3.2.2 Giảm chi phí kinh doanh góp phần hạ giá thành sản phẩm trên thi trường trong nước. 88

3.2.3 Thành lập thêm bộ phận Marketing nhằm thực hiện và tăng cường hoạt động Marketing hỗn hợp. 89

3.2.4 Phân tích các đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược cạnh tranh của công ty 93

3.2.4 Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu , uy tín của công ty 95

3.2.5 Có các biện pháp bảo tòan và phát triển nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh XNK của công ty 97

3.2.6 Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh 99

3.2.7 Phát triển và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao 99

3.2.8 Hòan thiện hệ thống thông tin trong và ngòai doanh nghiệp, đồng thời chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh 101

3.2.9 Hòan thiện cơ cấu tổ chức quản lý và quy trình hoạt động kinh doanh của công ty 102

3.3 Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước 103

3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 103

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Công Thương 105

KẾT LUẬN 106

Danh mục tài liệu tham khảo 107

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tính tạo hình cuả thép không gỉ. Molybđen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường acid. Nitrogen( N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm. Thép không gỉ có nhiều loại và được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây là 4 loại thép không gỉ chính và các công dụng chủ yếu - Austenitic : đây là loại thép không gỉ thông dụng nhất( mềm dẻo). Thuộc dòng này phải kể đến các mác thép : SUS 301,304,304 L,316 , 316L , 321 , 310s…Loại này chứa tối thiểu 7% Ni, 16% Cr, C 0,08 max. Loại thép này được dùng nhiều để làm đồ gia dụng , bình chứa, ống chứa công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngòai kiến trúc, các công trình xây dựng khác - Ferritic : có tính chất cơ lý hóa ương tự Austenitic nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm. Thuộc dòng này phải kể đến các mác thép SUS 430, 410 , 409…Loại này chứa khỏang 12% - 17% Cr. Loại chứa 12% thường được sử dụng trong kiến trúc, loại chứa 17% Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng , nồi hơi, máy giặt , các kiến trúc trong nhà. - Austenitic – Ferritic( Duplex) : đay là loại có tính chất ở giữa 2 loại trên. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101 , SAF 2304 , 2205, 253 MA. Duplex có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển - Martensitic : Loại này chứa khỏang 11%-13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao. Sau đây là một số sản phẩm chính của công ty ** Sản phẩm inox băng cán, tấm * Hàng thép tấm/ băng cán nguội + Mác thép: 304 / 430 / 410S /201 / 202 Độ bóng: 2D/2B, BA, HL, các độ bóng trang trí khác Độ dày: từ 0.2 mm đến 6.0 mm Độ rộng: dạng tấm: 1000mm x 2000, 1219 x 2438, 1250 x 2500, 1500 x 3000 dạng cuộn: 1000mm/1219/1500 x cuộn dạng băng: 100mm – 650mm + Mác thép: 304-430-202-201 độ bóng: BA-2B-No4 độ dày: 0.3mm – 5.0mm khổ rộng: 1000mm – 1500mm * hàng thép tấm / băng cán nóng + Mác thép: 304/316/321 độ bóng: No1 độ dày: 2.5mm – 80mm khổ rộng: dạng tấm: 1219mm x 6000, 1500 x 6000, 1524 x 6000, 1500 x 6096, dạng cuộn: 1219/1250/1500/1524 x cuộn. + Mác thép: loại II 304-430-201 độ bóng: BA-2B-No4-Hair line chiều dày: 0.3mm – 5.0mm khổ rộng: 1000mm x 1500mm ** sản phẩm inox cây, ống * thépống công nghiệp( ống hàn/ đúc) - Mác thép: 304/316/321 - Kích thước: Đường kính ngoài: 6.00 – 630mm Độ dầy: 0.89 – 40mm Độ dài ống / cây: 1 – 16m - Ứng dụng: dùng trong các nghành công nghiệp chế biến , dầu khí , đóng tàu * Thép inox cây - Mác thép: 201 – 304 - Độ bóng bề mặt : full bright - Đường kính: 2.0mm – 8.0mm - Chiều dài: 6000mm ** Sản phẩm inox đặc chủng Thép có khả năng chống ăn mòn Thép chịu nhiệt cao: 310S, 153MA,253MA * Đặc điểm quy trình hoạt động kinh doanh XNK của công ty Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực XNK thép, công ty Thành Nam thực hiện 3 hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu cơ bản đó là: - Nhập hàng về rồi xuất - Tạm nhập tái xuất - Xuất thẳng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của công ty có thể diễn ra theo 4 cách thức như sau: - Mua hàng trong nước để bán trong nước - Mua hàng trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài - Nhập khẩu hàng từ nước ngoài về để bán trong nước - Nhập khẩu hàng về để xuất khẩu ra nước ngoài Trong đó, công ty tập trung chủ yếu vào việc mua hàng trong nước để bán trong nước và nhập khẩu hàng từ nước ngòai về để phân phối trong nước. Thủ tục mua bán – thanh tóan của công ty có thể khái quát như sau: + Mua hàng - mua hàng trong nước - nhập khẩu từ nước ngoài + Bán hàng - Bán hàng trong nước: bán buôn, bán lẻ, đại lí, kí gửi - Bán hàng nước ngòai: bán hàng theo giá FOB( cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh) hoặc theo gía CIF, hoặc C&F + Phương thức thanh toán - Trong nước: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khỏan( VNĐ) - Xuất khẩu: thanh toán theo L/C trả ngay, trả chậm, không hủy ngang và T/T trả trước( USD, EURO) + Địa điểm giao hàng: được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng hoặc là thỏa thuận của hai bên - Trong nước: tại kho bên mua, bên bán, cảng Hải Phòng, cảng TPHCM.. - Xuất khẩu: cảng Hải Phòng, Quảng Ninh( giá FOB), tại cảng bên mua( giá CIF hoặc C&F), tại kho bên bán theo giá CNF * Đặc điểm thị trường kinh doanh của công ty Là một công ty xuất nhập khẩu thép, do đó thị trường kinh doanh của công ty TNHH XNK Thành Nam là tương đối rộng. công ty có mối quan hệ mua bán với tất cả các thành phần kinh tế( doanh nghiệp Nhà Nước, công ty TNHH, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân…)trong và ngoài nước Thị trường trong nước:Thị trường trong nước của công ty bao gồm cả 3 miền: Bắc, Nam.Công ty có văn phòng đại diện đặt tại 2 trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP HCM nhằm thiết lập hệ thống phân phối trên tòan quốc.Tuy nhiên công ty tập trung chủ yếu vào thị trường Miền Bắc.Thị trường trong nước là nơi mà công ty tiến hành mua các sản phẩm thép có chất lượng và uy tín của các công ty trong nước, liên doanh để xuất khẩu ra nước ngoài: Công ty thép VSC-POSCO, công ty gang thép Thái Nguyên- TISCO, Công ty liên doanh sản xuất thép- VINASTEEL, công ty thép Biên Hòa- VICASA…. hay là nơi để công ty tiến hành phân phối các sản phẩm thép được nhập khẩu về từ các nước sản xuất thép hàng đầu thế giới với các khách hàng như: Công ty cổ phần TM XNK Đại Gia, Công ty CP TM XNK inox Châu Âu, Công ty Châu Á TBD… Thị trường quốc tế: hiện nay đối tác của công ty TNHH XNK Thành Nam đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,Mỹ, Thái Lan…Trong đó tập trung vào thị trường Châu Á.Công ty tiến hành nhập khẩu hàng của các thương hiệu nổi tiếng như: Thainox, DSP( Hàn Quốc), POSCO,ARCELOR, OUTOKUMPU….và xuất khẩu sản phẩm thép các loại cho các khách hàng trên thế giới như:công ty Yutingco, công ty Foshang,công ty Asia Stainless Copporation,công ty Yueshen, công ty Orient…………… Chúng ta có thể thấy rõ hơn thị trường XNK của công ty TNHH Thành Nam qua bảng số liệu sau đây Bảng 2.1: Thị trường XNK chủ yếu của công ty giai đoạn 2004-2007 STT Thị Trường Đơn vị % theo tổng kim ngạch XNK Thép 2004 2005 2006 2007 1 Trung Quốc 24.3 19.4 29.5 25 2 Hàn Quốc 12.5 10 14 15 3 Thái Lan 6 7 3.5 5 4 Nhật Bản 10 13 11 10.5 5 EU 32.7 33.5 27.9 29.8 6 Mỹ 0 8 5.5 9 Nguồn : Phòng kinh doanh XNK * Đặc điểm về nguồn nhân lực Tính tới thời điểm hiện tại , Công ty có 27 các bộ nhân viên. Trong đó có 2 người thuộc ban lãnh đạo, còn lại 25 nhân viên được phân bổ cho các phòng ban và văn phòng trực thuộc công ty. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty còn rất trẻ, có tuổi đời trung bình từ 22 – 35 tuổi . Hầu hết đã tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành kinh tế. Do đó họ có đủ trình độ và năng lực để thực hiện các công việc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của công ty còn năng động, sáng tạo và có trách nhiệm với những công việc được giao. * Đặc điểm nguồn lực về tài chính Là một công ty còn non trẻ, mới chỉ ra đời được gần 4 năm. Nên nguồn lực về tài chính của công ty còn hạn chế. Quy mô vốn còn nhỏ so với lĩnh vực kinh doanh XNK Inox của công ty. Sau đây là bảng cơ cấu vốn của công ty TNHH XNK Thành Nam Bảng 2.2: Đặc điểm nguồn vốn giai đoạn 2004-2006 Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2004 2005 2006 I.Tổng TS 510,3 2650 6112,2 1.TSCĐ 93,4 268,3 5457,4 2.TSLĐ 416,9 2381,7 654,8 II.Tổng NV 510,3 2650 6112,3 1.Vốn CSH 500 750 1247,5 2.Vốn vay 10,3 1900 4864,7 Nguồn: phòng Tài chính - kế tóan Qua bảng cơ cấu vốn trên ta có thể thấy được tổng quát tình hình nguồn vốn của công ty trong 3 năm gần đây. Ta có thể thấy được nguồn vốn của công ty tăng theo thời gian. Nếu như từ khi mới được thánh lập vào t7/2004 nguồn vốn của công ty mới chỉ là 510,3 triệu đồng thì sang 2005 nguồn vốn đã là 2650 triệu đồng. sang năm 2006 thì vốn đã là 6112,2 triệu đồng.Điều đó có nghĩa là: + Thời kì 2004-2005: nguồn vốn tăng 2139,7 triệu đồng + Thời kì 2005-2006: nguồn vốn tăng 3462,2 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn của công ty tăng khá nhanh tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn vay vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn. Trong năm 2005 nguồn vốn vay là 1900 triệu đồng , chiếm 71.6% tổng nguồn vốn. Trong năm 2006 nguồn vốn vay là 4864,7 VNĐ chiếm 79,6%tổng nguồn vốn. 2.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được trong những năm gần đây ( 2004 – 2007) * Về kim ngạch xuất nhập khẩu Là một công ty XNK thép có quy mô nhỏ do dó kim ngạch XNK của công ty tương đối thấp. Tuy nhiên hiệu quả XNK của công ty là khá cao so với kế hoạch đề ra giúp công ty đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Sau đây là bảng tổng hợp kim ngạch XNK của công ty TNHH XNK Thành Nam trong giai đoạn 2005-2007 Bảng 2.3: Kim ngạch XNK giai đoạn 2005-2007 Đơn vị:USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch XNK 1.650.000 4.500.000 7.250.000 Kim ngạch xuất khẩu 950.000 2.000.000 3.250.000 Kim ngạch nhập khẩu 700.000 2.500.000 4.000.000 Nguồn: Phòng kinh doanh XNK Từ bảng trên ta có thể thấy tổng kim ngạch XNK của công ty tăng đều qua từng năm. Năm 2005-2006: tăng 2.850.000 USD, Năm 2006-2007: tăng 2.750.000. tổng kim ngạch XNK của 2006 tăng 70% so với 2005. Tổng kim ngạch XNK của 2007 tăng 60% so với 2006. Điều đó cho thấy tốc độ tăng của tổng kim ngạch XNK của công ty là rất lớn. Sau đây chúng ta sẽ xem xét mức thực hiện XNK so với kế hoạch đề ra của công ty Bảng 2.4: Mức thực hiện kế hoạch XNK ( % đạt được so với kế hoạch) Chỉ tiêu Đạt % so với kế hoạch 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch XNK 97 114.7 115.75 Kim Ngạch XK 95 104 102 Kim ngạch NK 100 125 130 Nguồn : Phòng kinh doanh XNK Qua bảng trên ta thấy, năm 2005 công ty không hoàn thành kế hoạch XNK, chỉ đạt 97%. Sang năm 2006 và 2007 công ty đều vượt kế hoạch đề ra lần lượt là 114.7% và 115.75% * Về doanh thu Mặc dù mới đi vào hoạt động kinh doanh được gần 4 năm nhưng trong quá trình hoạt đông kinh doanh của mình từ T8/2004-2007 công ty đã đạt được những kết quả khả quan. Cho thấy sự phát triển nhanh chóng qua từng kì kinh doanh của công ty. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh sau của công ty sẽ cho ta thấy rõ hơn điều đó Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thuần 1852,6 13162,4 34896 65455,5 Tổnglợi nhuận chịu thuế 28,9 217,2 454,1 735,3 Lợi nhuận sau thuế 20,808 156,4 327 529,4 Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế Tóan Qua bảng trên ta có thể thấy được doanh thu thuần của công ty tăng nhanh chóng từ 2004 đến 2007.Đặc biệt là năm 2005 sang 2006: tăng hơn 21 tỷ đồng, năm 2006-2007 tăng hơn 30 tỷ đồng. Đồng thời do doanh thu của công ty tăng nhanh và chi phí kinh doanh của công ty hợp lí kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng nhanh theo từng năm. Điều đó cho thấy sự khá ổn định trong kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, khỏan nộp ngân sách nhà nước của công ty cũng tăng dần theo từng kì kinh doanh. Cụ thể như sau: Bảng 2.6: Nộp ngân sách cho Nhà Nước Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Nộp NSNN 10.227.994 70.696.992 141.427.920 218.723.029 - Thuế TNDN 8.091.994 60.810.317 127427920 205.871.029 - Thuế khác 2.136.000 9.886.675 14.000.000 12.852.000 Nguồn : Phòng tài chính-Kế tóan 2.2 Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam 2.2.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Việt Nam Trong những năm gần đây , Ngành kinh doanh thép tại Việt Nam được coi là một ngành cực kỳ phát triển, cực kỳ sôi động. Do nhu cầu ngày càng tăng cao về sản phẩm thép trong mọi lĩnh vực của đời sống cùng với khỏan lợi nhuận không nhỏ mà kinh doanh thép mang lại đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh trong thị trường thép. Làm cho sức ép về cạnh tranh không ngừng tăng cao trong ngành này.Tính đến đầu 2008, cả nước đã có hơn 30 nhà sản xuất thép và mỗi nhà sản xuất lại có chùng ấy công ty phân phối các cấp thì chúng ta có thể thấy được số lượng các đối thủ cạnh tranh trong thị trường này là lớn như thế nào rồi. Bên cạnh đó, do xu hướng khu vực hóa, tòan cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm thép của nước ngòai ồ ạt vào Việt Nam làm cho thị trường thép nóng lên từng ngày. Trên thị trường Inox Việt Nam, những năm 1990-1995 chủ yếu Inox Hàn Quốc xuất hiện trên thị trường, những năm 1996-1999 chủ yếu Inox Tây Ban Nha và Đài Loan trên thị trường, những năm 2000-2004 chủ yếu hàng Thái Lan, Đài loan, Nhật. Từ 2005 và dự kiến trong vài năm tới Inox Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn quốc dự kiến sẽ có thị phần lớn tại Việt Nam do giá thành cạnh tranh, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Thị trường nhà sản xuất phân phối nguyên liệu Inox Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng đặc biệt là sau khi Việt Nam vào WTO : Trước 1995 chủ yếu là các cửa hàng và công ty phân phối nhỏ lẻ, từ 1995-2002 các công ty Việt Nam lớn bắt đầu tham gia phân phối tòan Việt Nam ( Đông Á…).Từ 2002-2006 bắt đầu có các nhà máy sản xuất nguyên liệu Inox cuộn (Uginox Việt Nam,..), ống Inox (Tiến Đạt..), cây dây Inox( Đông Bang,..). Năm 2006 cũng bắt đầu đi vào sản xuất của nhà máy cán nguội Hàn Quốc ASC tại Miền Nam. Với đặc đểm thị trường như vậy , đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam có thể chia thành 2 nhóm: + Nhóm đối thủ là các doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu, gia công Inox như: công ty Đông Á, công ty Indochina, công ty Gia Công Và Dịch Vụ Thép Sài Gòn(SGC)…Sản phẩm Inox của những đối thủ này không khác biệt so với sản phẩm của công ty( chất lượng, giá cả tương đương). Cạnh tranh với các đối thủ này chủ yếu về dịch vụ cung ứng và hỗ trợ. Tuy nhiên đây là những doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài , có quy mô lớn hơn và kênh phân phối tốt hơn do đó sẽ có nhiều lợi thế hơn so với công ty Thành Nam. + Nhóm các đối thủ là các doanh nghiệp tiến hành sản xuất và phân phối sản phẩm Inox trong nước: nhóm này bao gồm rất nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như : Inox Hòa Bình, các thành viên của tổng công ty Thép Vệt Nam : Thép Việt Hàn(VSP), công ty Gang Thép Thái Nguyên(TISCO), Posco…Các doanh nghiệp này tiến hành sản xuất Inox tại Việt Nam do đó chi phí sản xuất sẽ rẻ hơn rất nhiều làm cho giá cả rẻ hơn, tạo nên ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm của các đối thủ này. Tuy nhiên chất lượng Inox lại không bằng chất lượng Inox nhập khẩu của công ty.Đặc biệt là tổng công ty Thép Việt Nam, là công ty thép lớn nhất Việt Nam có nguồn lực lớn, hệ thống kênh phân phối trải rộng khắp cả nước do đó các công ty nhỏ như Thành Nam rất khó khăn trong việc cạnh tranh với những công ty quy mô lớn như vậy. Tuy nhiên cạnh tranh với các đối thủ này chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về thương hiệu. Công ty có thể cạnh tranh bằng cách sử dụng giấy phép của các hãng nổi tiếng Hiện nay, nhu cầu thị trường Inox Việt Nam ngày càng tăng, mỗi năm có hàng chục nghìn doanh nghiệp sử dụng Inox và nhu cầu lên đến hơn 150.000 tấn/năm, với tốc độ tăng trưởng trên 15% /năm. Kéo theo đó là khả năng sản xuất và cung ứng cũng tăng đáng kể : hàng trăm công ty kinh doanh , nhập khẩu Inox ra đời để phục vụ các nhà máy xí nghiệp.Vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường này trong thời gian tới sẽ cực kỳ gay gắt, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong thị trường Inox Việt Nam. 2.2.2 Phân tích các yếu tố hình thành nên năng lực cạnh tranh của công ty 2.2.2.1 Về sản phẩm thép của công ty * Chất lượng thép Inox Là một công ty chuyên tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu thép Inox. Sản phẩm thép inox mà công ty TNHH XNK Thành Nam cung cấp chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, các Nước EU, Nhật, Nga…với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế như :JIS (tiêu chuẩn Nhật), ASTM ( tiêu chuẩn Mỹ), GOST ( tiêu chuẩn Nga), DIN ( tiêu chuẩn Đức)…Các mác thép Inox mà công ty cung cấp là các mác thép được các nhà sản xuất ở Việt Nam đang ưa chuộng sử dụng gồm các nhóm sau: + 304 : Thực phẩm.. + 316 : y tế, hóa chất + 430 : sản xuất đồ gia dụng + 201: bàn ghế, chậu rửa, ống… + 202 hay J1 ( Ấn Độ) hay D7,D9, D11, D10(Nhật) : thay thế dần 304 trong nhiều lĩnh vực vìđộ chống gỉ như nhau mà giá thành lại giảm hơn. Ngòai ra còn mác : 321, 410… Công ty cung cấp Inox với nhiều loại chất lượng khác nhau + Chất lượng loại 1 đạt chuẩn xuất khẩu : Có kèm theo C/O, CIQ ( chứng chỉ xuất xứ & chứng chỉ chất lượng) và Heat Number( số mẻ in trên tấm/ cuộn/ cây). Tuân thủ nghiêm ngặt dung sai cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế + Chất lượng loại 1 nội địa + Chất lượng loại 2A : gần như loại 1, dung sai cao hơn nhưng giá rẻ hơn + Chất lượng loại 2B : Thường bề mặt xước, độ bóng không đạt yêu cầu, mép quăn , dung sai cao hơn,giá rẻ hơn + Chất lượng loại 3 : thường cơ tính không đảm bảo, độ dày không đều, dung sai cao hơn loại 2… + Chất lượng loại 4 : Lựa chọn lại phế liệu trước khi đưa vào lò nấu lại Với mỗi loại chất lượng phù hợp với yêu cầu của các nhà sản xuất khác nhau tại Việt Nam: chất lượng loại 1 xuất khẩu thường được nhà máy lớn, sản xuất sản phẩm xuất khẩ, chất lượng cao đặt hàng; chất lượng loại 2 phù hợp với cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng; Còn các cơ sở gia công nhỏ hoặc sản xuất các chi tiết không bắt buộc phải chất lượng cao thì dùng loại 2, 3. Sản phẩm Inox của công ty đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách hàng cả về chủng loại lẫn chất lượng.Công ty đã tạo được uy tín nhất định với khách hàng nhờ đảm bảo được chất lượng sản phẩm Inox và tìm kiếm được những bạn hàng lâu dài. Khách hàng tìm đến công ty mua hàng thì đều mua được hàng và hài lòng với chất lượng của sản phẩm. Tỷ lệ tái mua hàng của khách hàng lên tới 80% là một con số có ý nghĩa rất lớn đối với một công ty TNHH nhỏ mới thành lập được gần 4 năm. * Giá thành và giá bán Giá thành và giá bán thép inox của công ty là những yếu tố góp phần không nhỏ quyết định tới khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác trên thị trường. Với chính sách giá mua và giá bán hợp lý sẽ giúp công ty có thể tiết kiệm được chi phí kinh doanh đồng thời đem lại lợi nhuận cao cho mình. Xét về giá thành Inox của công ty thì do công ty tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu, mua Inox từ nước ngòai nên giá mua thép Inox sẽ là khá cao. Bên cạnh đó chi phí mua Inox cũng cao do các phí vận chuyển, thuế nhập khẩu tương đối tốn kém. Từ đó dẫn đến giá bán Inox của công ty sẽ là cao hơn so với các doanh nghiệp tiến hành sản xuất Inox trong nước. Tuy nhiên khách hàng vẫn chấp nhận giá của các công ty nhập khẩu Inox như Thành Nam. Do chất lượng của sản phẩm Inox cao hơn (độ bền, độ bóng, dung sai cho phép…), đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng . Ngòai ra, so với các đối thủ khác cùng kinh doanh XNK Inox như Thành Nam thì giá bán các sản phẩm của công ty thường là xấp xỉ giá bán với các doanh nghiệp đó. Sau đây là bảng giá thành và giá bán của một số sản phẩm chính của công ty mà chúng ta có thể tham khảo Bảng 2.7 : Bảng giá một số sản phẩm của công ty Mác Thép Quy Cách Giá Mua (USD/MT) Giá Bán ( USD/MT) TE 202 BA 2570 2770 SUS 201 2B 1890 2400 TE 201-1BA 0.5mm(0.41)mm x 1219mm x c 2030 2080 0.6mm(0.56-0.59)mm x 1219mm x c 1940 0.7mm(0.66-0.69)mm x 1219mm x c 1890 0.8mm(0.76-0.79)mm x 1219mm x c 1870 410 BA 1510 1650 410 BA 0.5mm x 680mmup x c 1320 1580 0.5mm x 700mmup x c 0.5mm x 690mmup x c TE 201-1 2B 0.3mm x 1219mmupxc 1670 1754 2.0mm x 1219mmupxc 430(100% TW) (0.4-30)mmx(200-1219)mmx(200-2438)mm 850 950 201 BA(cuộn 100% TW) 0.41mm x 1219mmupxc 2380 2530 0.5mm x 1219mmupxc 430 BA(TQ) 1915 2030 210 BA(TW) 0.4mmx1219mm x c 2730 2830 0.5mmx1219mm x c 2660 0.6mmx1219mm x c 2630 430 BA(loại 2) 1790 1862 201 2B(cuộn, cán nguội) 0.4mmx550mmup x c 2155 2265 0.5mmx550mmup x c 2120 2265 Nguồn : Phòng kinh doanh XNK * Kênh tiêu thụ sản phẩm Để tiến hành tiêu thụ sản phẩm, bước đầu công ty đã thiết lập mạng lưới tiêu thụ tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với 2 văn phòng đại diện của công ty. Công ty hiện tại đang thực hiện cả 2 phương thức tiêu thụ đó là: bán trực tiếp và gián tiếp. Trong đó chủ yếu là bán gián tiếp. …Mô hình kênh phân phối của công ty được tổ chức như sau: + Kênh phân phối trực tiếp : Công ty tiến hành bán các sản phẩm Inox được công ty nhập khẩu về cho người tiêu dùng trực tiếp.Đó là các xí nghiệp sản xuất trong sử dụng Inox để chế tạo ra sản phẩm: các công ty sản đồ gia dụng, bàn ghế, bồn rửa bằng inox; công ty sản xuất chi tiết cho ôtô, xe máy; các nhà xây dựng, kiến trúc….Là các cơ sở gia công chế biến Thép Inox. Với kênh phân phối này, mang lại lợi thuận lợi cho công ty vì công ty là nhà phân phối cấp 1, không phải qua các khâu trung gian nên sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, công ty trực tiếp làm việc với người tiêu dùng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng góp phần quản bá hình ảnh của công ty. Ngòai ra tăng cường sự kiểm sóat và tính chủ đạo của công ty trong kênh phân phối. Sản phẩm phân phối theo hình thức này chiếm khỏang 35%. + Kênh phân phối gián tiếp : Công ty tiến hành bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp thương mại kinh doanh Inox, các nhà bán lẻ khác để họ phân phối lại sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng.Với kênh này, giúp công ty thuận lợi trong quá trình phân phối, tiết kiệm chi phí lưu thông và tạo thêm được nhiều cơ hội bán hàng.Sản phẩm phân phối theo hình thức này chiếm tỷ lệ cao trong kênh phân phối của công ty, khỏang 65% . Kết hợp cả 2 hình thức này, công ty đã thiết lập kênh phân phối khá hợp lý, phù hợp quy mô nhỏ của công ty. Bên cạnh đó, mạng lưới tiêu thụ tại Hà Nội hoạt động hiệu quả hơn trong TP. HCM do đây là nơi đặt trụ sở chính của công ty, được đầu tư cơ sỏ vật chất tốt hơn( kho chứa hàng..) và cũng là nơi tập trung nhiều bạn hàng chính của công ty. * Các dịch vụ hỗ trợ bán và sau bán Công ty tiến hành thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng. Bao gồm các dịch vụ như: hỗ trợ khách hàng về khâu thủ tục, giấy tờ mua bán. Thực hiện tư vấn cho khách hàng về lựa chọn sản phẩm Inox phù hợp với mục đích sử dụng của họ: xuất xứ hàng hóa, chất lượng, giá cả…hỗ trợ các dịch vụ vận tải, chuyên chở hàng hóa từ kho của công ty đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu…hoặc đổi sản phẩm khác cho khách hàng trong trường hợp sản phẩm không đúng như thỏa thuận trong giấy tờ, hợp đồng mua bán… Cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo. Các dịch vụ hỗ trợ đã góp phần giúp khách hàng hài lòng với sản phẩm của công ty hơn, tin tưởng và có thể trở thành bạn hàng lâu dài của công ty. Tuy nhiên, là một công ty có quy mô nhỏ nên việc đầu tư vào các dịch vụ này còn gặp nhiều khó khăn: thiếu vốn, thiếu nhân lực. Các dịch vụ chưa được đầy đủ và hiệu quả thực hiện là chưa được tốt nhất. 2.2.2.2 Về các nguồn lực cơ bản của công ty * Nguồn lực tài chính Nguồn vốn là yếu tố đầu tiên và là quan trọng nhất để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động thương mại. Công ty TNHH XNK Thành Nam là Công ty TNHH hai thành viên nên nguồn vốn của công ty chủ yếu hình thành từ vốn góp của các thành viên. Ngoài ra còn huy động thêm vốn của khách hàng bằng cách trả chậm hay các ngân hàng, tổ chức tài chính bằng cách vay ngắn hạn, dài hạn. Vì là một công ty TNHH mới đi vào hoạt động được gần 4 năm nên công ty có quy mô vốn tương đối nhỏ. Về cơ cấu tài sản Để đánh giá cơ cấu tài sản của công ty trong những năm gần đây, chúng ta xem xét bảng cơ cấu tài sản của công ty sau đây Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản công ty giai đoạn 2004-2006 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 I.Tài Sản LĐ và đầu tư ngắn hạn 416,9 2381,7 5457,4 1. Tiền mặt tại quỹ 37,77 476,3 23,5 2. Tiền gửi ngân hàng 16,26 1083,7 2483,1 3. Phải thu của khách hàng 328 1309,7 4.Trả trước cho người bán 709,5 5.Hàng tồn kho 321 107,2 200,2 6. Tài sản lưu động khác 41,87 386.5 731,4 II. Tài Sản CĐ và đầu tư dài hạn 93,4 268,3 654,8 1. Tài sản cố định 93,4 122,5 635 2. Chi phí trả trước dài hạn 145,8 19,8 Tổng Tài Sản 510,3 2650 6112,2 Nguồn : Phòng Tài chính kế tóan Nhìn chung thì quy mô tài sản của công ty là tăng mạnh theo từng năm. Năm 2005 so với 2004 : Tổng tài sản đã tăng 2139,7 tr.đ tương ứng tăng 419%. Trong đó cả phần tài sản lưu động lẫn tài sản cố định đều tăng. Tài sản cố định tăng 174,9 triệu tương ứng tăng 187%, nguyên nhân chủ yếu của việc tăng này là do mua thêm một số thiết bị như máy vi tính, điện thoại, cơ sở vật chất…và chi phí trả trước dài hạn tăng. Tài sản lưu động tăng rất mạnh, tăng thêm 1964,8 triệu đồng tương ứng 417%, nguyên nhân tăng chủ yếu là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng tăng, ngòai ra tài sản lưu động khác tăng cũng làm cho tài sản lưu động tăng lên. Năm 2006 so với 2005 : Tổng tài sản tăng 3462,2 triệu tương ứng tăng thêm 130,6 %. Khỏan tăng thêm này bao gồm có cả tăng thêm của tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng thêm 386,5 triệu đồng ứng với 144%, nguyên nhân chủ yếu là do mua thêm các máy móc thiết bị, cải thiện cơ cở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tài sản lưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20446.doc
Tài liệu liên quan