Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ô tô nông dụng sản xuất tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương I Đặc điểm ô tô nông dụng sản xuất tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải - Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty. 3

 1. Đặc điểm về quá trình sản xuất xe ô tô nông dụng của công ty TMT 3

 1.1.Quy định kiểm tra vật tư đầu vào 3

 1.2.Quy định theo dõi nhập và xuất vật tư linh kiện 4

 1.3.Quy định phân loạI và xử lý sản phẩm không phù hợp 6

 1.4. Hệ thống quản lý chất lượng xe ô tô nông dụng của công ty TMT 7

 1.5. Quy định công nghệ lắp ráp xe ô tô nông dụng 10

 1.6. Thông số kỹ thuật của các loại xe 13

 1.6.1.Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 500KG - CL10104 13

 1.6.2.Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 1,5 Tấn - CL2815D 14

 1.6.3. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 2 tấn CL4012D 15

 1.6.4. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 3 Tấn - CL5830D 16

 1.6.5. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 4 Tấn - CL5840D 17

 2. Khả năng cạnh tranh của xe ô tô nông dụng 18

 2.1. Nhu cầu tiêu thụ của thị trường rất lớn 18

 2.2. Sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu 18

 2.3. Khả năng cạnh tranh của xe ô tô nông dụng Cửu Long 19

 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả cạnh tranh chủ yếu của xe nông dụng 20

 3.1. Chất lượng sản phẩm 20

 3.2. Giá bán của sản phẩm 21

 3.3. Phân phối bán hàng và các dịch vụ bán hàng 24

 3.4. Thương hiệu sản phẩm 27

Chương II Phân tích khả năng cạnh tranh của ô tô nông dụng sản xuất tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải trên thị trường Việt Nam 30

 1. Thực trạng của thị trường ô tô ở nước ta hiện nay 30

 1.1. Lượng cung và nguồn cung ô tô ở nước ta 30

 1.2. Lượng cầu ô tô ở nước ta hiện nay 32

 1.3. Tình hình giá cả ô tô hiện nay ở nước ta 34

 1.4. Thị trường ô tô nông dụng của Việt Nam 3 37

 2. Phân tích khả năng cạnh tranh xe ô tô nông dụng của công ty TMT 41

 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 41

 2.2. Những ưu thế cạnh tranh của ô tô Cửu Long trên thị trường Việt Nam 44

 2.2.1. Lựa chọn công nghệ phù hợp 44

 2.2.2. Khách hàng của ô tô Cửu Long 46

 2.2.3. Phương thức hỗ trợ thanh toán 48

 2.2.4. Dịch vụ bảo hành sửa chữa 49

 2.3. Khó khăn của ô tô Cửu Long khi cạnh tranh trên thị trường Việt Nam 50

 2.3.1. Sự canh tranh quyết liệt của các công ty sản xuất xe ô tô nông dụng 50

 2.3.1.1. Các công ty liên doanh nước ngoài 50

 2.3.1.2. Các công ty lắp ráp sản xuất trong nước 51

 2.3.2. Ảnh hưởng của cách tính thuế mới đối với giá bán 53

 2.3.3. Thiếu vốn đầu tư nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật 55

Chương III Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ô tô nông dụng sản xuất tại công ty thương mại và vật tư thiết bị giao thông vận tảI 59

 1.Nâng cao chất lượng của sản phẩm 59

 2. Có một chính sách giá linh hoạt 63

 3.Nâng cao chất lượng của các dịch vụ bán hàng 68

 4.Xây dựng thương hiệu cho xe ô tô nông dụng 70

 5. Đa dạng hoá các loại xe ô tô nông dụng 73

p 6. Tăng cường các biện pháp marketing 76

Kết luận 80

Tài liệu tham khảo 81

Mục lục 82

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ô tô nông dụng sản xuất tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kém nhiều cho người dân. Tình trạng những chiếc xe công nông ở trên đường trước đây đã không còn thấy do nhà nước không cho phép lưu hành loại xe này nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tiến tới thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Những chiếc xe nông dụng loại nhỏ này sẽ là một công cụ đắc lực giúp cho người dân rất nhiều. Họ có thể chủ động hơn trong việc chở hàng hoá của mình đến nơi tiêu thụ. Hệ thống đường nông thôn đã được cải tạo rất nhiều, thuận lợi hơn cho việc chuyên chở bằng xe nông dụng. Ngoài ra ở nông thôn bây giờ việc người nông dân không chỉ sống phụ thuộc vào cây lúa mà họ đã chuyển sang sản xuất những mặt hàng khác, thu nhập vừa cao lại không phải vất vả. Từ đó khi mà đòi hỏi việc chuyên chở sản phẩm cần thiết phải có một chiếc xe ô tô nông dụng để chở hàng hoá. Ngoài người nông dân ra thì các doanh nghiệp sản xuất đều cần dùng đến xe nông dụng. Đây là khách hàng thường mua với số lượng lớn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Thị trường xe ô tô nông dụng hiện nay đang rất sôi động điển hình ngoài các doanh nghiệp liên doanh của nước ngoài đã có từ lâu thì trên thị trường xuất hiện những doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu lên tiếng và cạnh tranh mạnh mẽ về dòng xe này. Bước đầu cho thấy với khả năng của mình thì các doanh nghiệp Việt Nam thừa sức chiếm ưu thế vì chất lượng xe ô tô nông dụng của họ không thua kém gì so với các loại xe tương tự của nước ngoài và ưu điểm của doanh nghiệp trong nước là giá thành của những chiếc xe này lại rẻ hơn so với xe ngoại nhập. Hơn nữa tỷ lệ nội địa hoá ngày càng cao giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn về linh kiện phụ tùng xe ô tô, giảm bớt chi phí do phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. Chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước nên rõ ràng chính sách của chính phủ sẽ là một ưu thế đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô nông dụng. Từ những năm trước chính phủ đã công bố các văn bản luật đầu tư nước ngoài cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chỉ có hiện đại hoá đất nước thì ngành công nghiệp ô tô mới phát triển và đặc biệt là những chiếc xe ô tô nông dụng do Việt Nam sản xuất có chỗ đứng trên thị trường. Các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ nước ngoài và từ đó sẽ học hỏi được kinh nghiệm và áp dụng vào cải tiến chất lượng sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các loại hình vận nông dụng ngày càng nhiều đòi hỏi có phương tiện đáp ứng, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì việc phân công hoá lao động sẽ có những thay đổi đáng kể, các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn trong việc sản xuất và sẽ có những công ty chuyên chở có trách nhiệm vận chuyển. Đối tượng này là những khách hàng tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô nông dụng. Số lượng xe nông dụng sẽ ngày càng nhiều do nhu cầu của thị trường tăng cao là một tín hiệu đáng mừng. Bởi vì rõ ràng các doanh nghiệp sản xuất ô tô nông dụng đã có được những vị trí đáng kể trên thị trường. Bước đầu Việt Nam không thể nào cạnh tranh nếu tập trung sản xuất các dòng xe sang trọng, thứ nhất là chúng ta không có đủ tiềm lực cả về tài chính lẫn nhân lực. Thứ hai là về chất lượng rõ ràng ta không thể hơn so với nước ngoài khi mà công nghiệp ô tô nước ta vẫn còn nhiều điểm yếu và đây không phải là thế mạnh để có thể cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Chỉ có thể tập trung vào dòng xe ô tô nông dụng, dần dần từng bước khắc phục và cải tiến mẫu mã, chất lượng xe. Chỉ khi nào có thể cạnh tranh ngang ngửa với xe ô tô nông dụng của nước ngoài thì mớI có thể khẳng định công nghiệp ô tô Việt Nam có những tiến bộ đáng kể. Có thể thấy những doanh nghiệp sản xuất ô tô nông dụng của nước ta đang cạnh tranh khá quyết liệt với các hãng xe của nước ngoài. Nhiều công ty sản xuất của Việt Nam rất mạnh và có uy tín như Trường HảI, Trung Kiên, TMT… Họ chính là những người tiên phong mở đầu cho cuộc cách mạng ô tô Việt Nam, với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước và sau đó mở rộng xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp đã và đang ra sức cải thiện hình ảnh của mình thông qua hình thức quảng cáo điều đó chứng tỏ họ rất muốn khẳng định và hoàn toàn tin vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình. Phần lớn những doanh nghiệp sản xuất ô tô nông dụng hiện nay của Việt Nam đều nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Trung Quốc. Một phần giá của chúng rẻ và chất lượng cũng rất tốt nên giá xe ô tô nông dụng của Việt Nam có thể cạnh tranh được so với các hãng xe khác. Mặc dù chính phủ cho phép nhập khẩu các loại xe cũ đã qua sử dụng nhưng người tiêu dùng không quan tâm lắm đến xe ô tô nông dụng mà chỉ quan tâm đến xe ô tô du lịch. Biểu thuế áp dụng đối với xe nhập khẩu cũng không có ảnh hưởng gì lớn đối vớI thị trường xe nông dụng trong nước. Như thế là một điều tốt vì chúng tạo ra sự cân bằng, không gây ra bất cứ xáo trộn nào vì như vậy dễ ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ô tô nông dụng của Việt Nam. Thực tế giá của xe ô tô nông dụng được sản xuất trong nước không cao nên người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn. Đây là một ưu điểm của loại xe nông dụng mà các loại xe cao cấp không có được chính vì thế mà xe cao cấp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. 2. Phân tích khả năng cạnh tranh xe ô tô nông dụng của công ty TMT 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn, trở ngại. Ngoài những khó khăn vốn có về tiền vốn, cơ chế chính sách nhà nước thiếu đồng bộ, cộng thêm thách thức lớn trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nhưng với định hướng đúng đắn của công ty và sự thống nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nên đã khai thác được tối đa các yếu tố thuận lợi, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của ban ngành trung ương, địa phương. Vốn là tiền đề của hoạt động kinh doanh, để bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có vốn thì không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, việc sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngày càng trở nên cấp thiết đối vớI doanh nghiệp, là một nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính doanh nghệp. Mặt khác hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu chất lượng phản ánh những cố gắng, biện pháp hữu hiệu về tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả là làm cho vốn được thu hồi nhanh chóng sau chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp mua sắm được nhiều vật tư hơn, sản xuất tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn từ đó doanh thu tăng, lợi nhuận cũng tăng lên. Số vốn chủ sở hữu mà công ty cần phải có ít nhất là 60 tỷ tuy nhiên năm 2004 công ty mới chỉ đạt được 7.913.405.000 đồng chiếm hơn 7% tổng tài sản. Từ đó thấy được nguồn vốn chủ sở hữu của công ty quá thấp và thiếu vốn một cách trầm trọng. Năm 2004 công ty thực hiện chuyển sản xuất kinh doanh từ thương mại dịch vụ sang sản xuất công nghiệp là chính. Công ty đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô tải. Ngày 29/05/2004, công ty đã tổ chức lễ khánh thành “Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nông dụng Cửu Long” với sự chứng kiến của quan khách chính phủ, các bộ, ban ngành ở trung ương, địa phương. Hoạt động của nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nông dụng Cửu Long đã được ổn định, lực lượng công nhân, kỹ thuật của nhà máy đã hoàn toàn sử dụng và vận hành thành thạo dây chuyền sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, có uy tín, chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nông dụng Cửu Long đã sản xuất, lắp ráp 2.000 xe tải nông dụng có tải trọng từ 500 kg đến 4.000 kg. Như vậy, trong thời gian liên tục từ năm 1998 đến năm 2004, tất cả các chỉ tiêu giá trị, tổng sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, lãi gộp, thu nhập của người lao động đều đạt ở mức rất cao, đặc biệt có những chỉ tiêu tăng trưởng vượt bậc, tăng gấp hàng trăm lần so với những năm 1997 trở về trước. Công ty đã đầu tư và đưa vào sản xuất nhà máy ô tô nông dụng Cửu Long, công suất 10.000 xe/năm trong khuôn viên 20 ha đất tại khu công nghiệp Văn Lâm – Hưng Yên, đảm bảo việc làm ổn định cho trên 600 CBCNV. Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được là sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo công ty, toàn thể CBCNV. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao bởi một số nguyên nhân: Vốn lưu động không có hầu hết vốn kinh doanh phải đi vay của ngân hàng, tổng số tiền lãi vay phải trả ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh. Giá cả thị trường luôn biến động, đồng thời tỷ giá ngoại tệ tăng nhanh làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Vấn đề nội địa hoá năm 2001 chưa được giải quyết dứt điểm. Năm 2004 công ty phải tạm truy nộp thuế nhập khẩu của năm 2001 là 2,5 tỷ đồng. Khoản chi bất thường này làm ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh trong năm. Năm 2004 là năm đầu tiên công ty chính thức đưa sản xuất, lắp ráp ô tô vào khai thác nên đây là năm có nhiều thách thức đối với ban lãnh đạo công ty, tuy nhiên những khó khăn ban đầu đã dần khắc phục, hiện nay nhà máy đã và đang từng bước ổn định sản xuất, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận. Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Các chỉ tiêu cơ bản 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị tổng sản lượng (Tỷ đồng) 176 397,7 420 245,5 325,5 455,7 Doanh thu (Tỷ đồng) 164 333 380 151,8 185 231,2 Nộp ngân sách (Tỷ đồng) 39,7 57,2 60 41,3 27,5 57,8 Lãi gộp (Tỷ đồng) 7,3 14,7 20 10,7 23 34,6 Năm 2005 căn cứ vào điều kiện công ty đã chuẩn bị những cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tiền vốn, thị trường, công ty TMT đã xác định mục tiêu SXKD như sau : - Sản xuất , lắp ráp ô tô tải các loại , tối thiểu đạt : 5.000 xe - Chú trọng công tác xuất nhập khẩu hàng hoá , chuẩn bị đủ điều kiện chủ động tổ chức kinh doanh trong quá trình hội nhập khu vực. - Không ngừng nâng cao đời sống thu nhập của CBCNV. Việc đầu tư đúng hướng xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường. Từ năm 1998 đến nay đã tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo nhất là năm 2005 là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2001- 2005) là năm có vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cong ty TMT nói riêng . Là năm khẳng định vị trí, khả năng của “Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT” trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. 2.2. Những ưu thế cạnh tranh của ô tô Cửu Long trên thị trường Việt Nam 2.2.1. Lựa chọn công nghệ phù hợp Sau một thời gian chuẩn bị, Công ty Thương mại và Xuất khẩu vật tư giao thông vận tải (TMT) thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam vừa cho ra mắt Nhà máy ô tô nông dụng Cửu Long. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một nhà máy ô tô nông dụng được đầu tư 100% vốn nội địa. Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô nông dụng Cửu Long ( Juilong) được khởi công xây dựng từ tháng 4/2003 tại KCN phố Nối A- Hưng Yên và chính thức khánh thành, đi vào hoạt động từ ngày 29/5/2004. Với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng và được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có diện tích hơn 22 ha với các nhà xưởng lắp ráp, sơn, gò hàn, sản xuất phụ tùng... có khả năng cung ứng 10.000 xe/ năm. Trong giai đoạn đầu, Nhà máy sẽ đưa ra thị trường 5 loại xe có trọng tải 500kg; 1 tấn; 1,25 tấn; 1,5 tấn; 2 tấn và 4 tấn với giá thành hợp lý từ 65 đến 140 triệu đồng/xe. Giai đoạn 2 đang được đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm 2005 với diện tích hơn 41 ha, có khả năng cung ứng khoảng 30.000 xe/năm, đủ đáp ứng nhu cầu xe nông dụng trong giai đoạn tới. Với dây chuyền công nghệ kiểu dáng do các chuyên gia trong nước thiết kế phù hợp với điều kiện Việt Nam nên loại xe này đặc biệt thích hợp với địa bàn nông thôn miền núi phức tạp và môi trường công việc nặng nhọc. Dự kiến sau khi hoàn thành giai đoạn 2 sẽ mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam á. Sản phẩm ô tô nông dụng của Nhà máy sẽ mang thương hiệu Jiu Long, có tỷ lệ nội địa hoá cao. Bộ Giao thông vận tải hy vọng, sản phẩm Cửu Long sẽ dần thay thế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn 119.000 xe công nông đầu ngang và xe tải quá hạn sử dụng vào năm 2008. Đây cũng là kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải nhằm hạn chế tai nạn giao thông do các loại xe nói trên gây ra, mà không ảnh hưởng tới quá trình cơ giới hoá nông thôn, góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam đạt đến một trình độ công nghệ mới. Theo tính toán của dự án, đến tháng 4/2005 tỷ lệ NĐH các loại sản phẩm của nhà máy đạt khoảng 60% với việc tự sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết, phụ tùng như: khung gầm, động cơ, trục cácđăng, cabin, cầu, nhíp, hộp số, đáp ứng tối đa yêu cầu nâng cao tỷ lệ NĐH của chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điểm đặc biệt của dự án này là việc lựa chọn công nghệ, thiết bị của Hàn Quốc và Trung Quốc, phù hợp với hoàn cảnh, tay nghề, trình độ năng lực cũng như hướng phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, nhất là các loại xe nông dụng, vừa đảm bảo về chất lượng, vừa giảm chi phí đầu tư và tạo ra giá thành hợp lý. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Mặt hàng Đơn vị 2003 2004 2005 Bộ linh kiện ô tô Bộ 310 5.000 6.000 Dây chuyền lắp ráp ô tô Bộ 01 - - Dây chuyền hàn cabin ô tô Bộ 01 - - Dây chuyền lắp ráp động cơ ô tô Bộ - - 01 Tổng kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 3,6 25 35 Hiện nay, nhà máy đã thiết lập hàng chục đại lý trên toàn quốc và nhận được nhiều sự ủng hộ của khách hàng. Điểm mấu chốt của công nghệ và thiết bị này, theo một đại diện của nhà máy không chỉ đảm bảo chất lượng, giá cả mà nông dân phải dễ dàng sử dụng. Để đáp ứng được yêu cầu quan trọng đó, đội ngũ kỹ sư của công ty đã rất vất vả trong việc nghiên cứu và cải tiến nhiều chi tiết. Hiện đại nhưng phải tiện dụng vì có thể nhiều chi tiết hiện đại quá bà con khó sử dụng. Mặt khác, nhà máy cũng cho ra đời nhiều loại sản phẩm có tải trọng từ 1 -5 tấn, nhất là các loại xe tải nhẹ tự đổ, có nhiều chức năng vận chuyển như chuyên chở hàng hoá nông thuỷ sản, vật liệu xây dựng cát đá, sỏi, tranh tre nứa... phù hợp với nhiều loại địa hình vùng nông thôn, trung du và miền núi, nghĩa là cực kỳ tiện dụng đối với nông dân. 2.2.2. Khách hàng của ô tô Cửu Long Nhiều chuyên gia nghiên cứu chuyên ngành cũng như doanh nghiệp khẳng định việc đầu tư vào sản xuất, lắp ráp xe nông dụng, chủ yếu phục vụ cho nông dân là một ý định táo bạo. Nguyên nhân, theo họ thì việc sản xuất, lắp ráp và bán loại xe này sẽ mang lại lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, Công ty TMT - chủ đầu tư dự án này lại nghĩ khác. Lợi nhuận là một chuyện và nếu cứ chạy theo điều đó thì không biết đến bao giờ con nông dân mới có xe tải phục vụ nhu cầu đang ngày càng cấp thiết của mình. Táo bạo thật nhưng lại quá thiết thực, vừa phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, vừa phù hợp với hoàn cảnh cũng như chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam. Thực tế, xe tải nông dụng có một thị trường rất rộng lớn. Một điều tra mới đây cho thấy, mỗi năm các hộ nông dân cần vận chuyển khoảng 400 triệu tấn hàng hoá, nhưng các loại phương tiện hiện nay không thể nào đáp ứng đủ điều đó. Phương tiện chuyên chở của bà con chủ yếu vẫn là xe công nông đầu ngang, xe máy kéo... (hàng trăm ngàn xe) nhưng những sản phẩm này chủ yếu được sản xuất theo dạng tự chế, vừa lãng phí, tốn kém vừa không an toàn và việc loại bỏ các loại xe này trong thời gian tới là phù hợp với hoàn cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Các loại xe tải khác, kể cả xe đã qua sử dụng nhập khẩu thì quá đắt, tới hàng trăm triệu đồng và đối với bà con thì nằm mơ cũng khó. Một yếu tố thuận lợi khác hiện nay khi đầu tư vào sản xuất, lắp ráp xe nông dụng là việc thay thế hàng loạt loại xe đã quá niên hạn sử dụng, nhưng nguồn thay thế gần như không có vì đến thời điểm hiện nay, các nhà máy sản xuất, lắp ráp xe của Việt Nam chủ yếu vẫn là các liên doanh với đa phần là sản xuất xe du lịch. Trong khi đó, nhu cầu xe tải của Việt Nam từ nay đến năm 2010 cần khoảng 100.000 xe và chiếm số lượng lớn là các loại xe phục vụ cho nhu cầu của các vùng nông thôn, miền núi - một thị trường gần như đang bị bỏ trống, thiếu trầm trọng. Chỉ những yếu tố đó đã giúp chúng ta khẳng định được việc ra đời nhà máy sản xuất xe tải nông dụng của Công ty TMT là hoàn toàn thiết thực. Hiện nay đang có nhiều dự án đầu tư vào sản xuất, lắp ráp ôtô nhưng dự án đầu tư xe nông dụng chỉ có một nhà máy sản xuất ôtô nông dụng Cửu Long. Nhãn hiệu xe Juilong - xe của nhà nông 2.2.3. Phương thức hỗ trợ thanh toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ký kết với Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam hôm thoả thuận cùng hợp tác hỗ trợ cho vay vốn đối với các cá nhân, hộ sản xuất, DN nhỏ và vừa mua xe ôtô nông dụng của công ty thương mại sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải (TMT), thuộc TCT công nghiệp ôtô VN. Mục đích của chương trình này nhằm giúp bà con chuyển từ sử dụng xe công nông sang dùng ô tô đảm bảo an toàn hơn. Ô tô nông dụng của Công ty TMT có nhiều loại, giá cả khác nhau nên khi quyết định cho người dân vay vốn chúng tôi sẽ căn cứ vào giá trị của chiếc xe mà người đó mua. Theo đó, các cá nhân, hộ sản xuất, DN nhỏ và vừa mua xe ôtô nông dụng có thể được Agribank cho vay tối đa 60% (đối với hộ nông dân 70%) của giá xe trên hợp đồng mua xe (kể cả phí bảo hiểm), trong trường hợp cầm cố tài sản thế chấp là chiếc xe đã mua. Nếu thế chấp tài sản khác, ngân hàng sẽ tài trợ vốn tối đa 70% theo giá bán xe trên hợp đồng (kể cả phí bảo hiểm), nhưng không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm. Thời gian cho vay tối đa 3 năm. Lãi suất áp dụng theo lãi suất thông thường của Agribank tại thời điểm cho vay. Trường hợp cho vay trả góp, tùy theo thời gian vay, khách hàng có thểí thỏa thuận với Agribank về mức lãi suất. Tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua bằng vốn vay của Agribank hoặc được bảo đảm bằng một bất động sản khác (do Agribank và người vay thỏa thuận). Thủ tục để được vay vốn, khách hàng phải gửi Agribank giấy đề nghị vay vốn cùng với hợp đồng mua bán xe đã ký kết với đại lý của Công ty TMT. Ngân hàng sẽ duyệt hồ sơ xin vay vốn trong vòng 5 ngày. Agribank không phát tiền vay trực tiếp cho người vay. Sau khi thủ tục đăng ký lưu hành xe và các thủ tục về cầm cố thế chấp đã hoàn tất, Agribank đã nhận được bản chính của chứng từ sở hữu xe cùng giấy chứng nhận mua bảo hiểm vật chất thân xe của chủ xe, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay số tiền như đã thông báo cho đại lý. Số tiền này sẽ được chuyển trả vào tài khoản của đại lý trong vòng 3 ngày. Xe được đăng ký lưu hành với tên của khách hàng. Trong thời gian khách hàng còn nợ vay, Agribank giữ bản chính giấy tờ sở hữu xe và cấp cho người mua bản sao đã có công chứng với hiệu lực 12 tháng. Các giấy tờ trên sẽ được gia hạn nếu khách hàng trả tiền gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn. Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn sẽ xử lý chiếc xe (tài sản thế chấp) trong trường hợp khách hàng không thanh toán được nợ theo hợp đồng tín dụng 2.2.4. Dịch vụ bảo hành sửa chữa Khách hàng có thể mua phụ tùng thay thế và bảo dưỡng và sửa chữa xe tại các đại lý do công ty TMT ủy quyền. Ngoài ra TMT còn có xe bảo hành lưu động có thể phục vụ quý khách 24/24h. Công ty TMT hoàn toàn chịu trách nhiện trong việc khắc phục các lỗi thuộc linh kiện, cụm linh kiện và các lỗi trong sản xuất và lắp ráp các cụm chi tiết thành xe ôtô Cửu Long. Trung tâm dịch vụ bảo hành là phòng dịch vụ sau bán hàng của công ty TMT có nhiệm vụ nhận, sửa chữa và bảo hành xe ô tô nông dụng nếu có sự cố kỹ thuật khi vận hành. Dịch vụ bảo hành sẽ được thực hiện miễn phí khi khách hàng tuân thủ đúng và đầy đủ các điều kiện dưới đây: Quy định bảo hành cho ô tô Cửu Long Cụm chi tiết/ Tổng thành ThờI gian bảo hành - Động cơ - 12 tháng hoặc 10.000 km tuỳ theo điều kiện nào đến trước ngày giao xe - Hộp số - 6 tháng hoặc 6.000 km tuỳ theo điều kiện nào đến trước ngày giao xe - Các phần khác của xe - 3 tháng hoặc 3.000 km tuỳ theo điều kiện nào đến trước ngày giao xe Trong thời gian sửa chữa khắc phục sự cố thuộc chính sách bảo hành, công ty TMT không có trách nhiệm đền bù các lợi ích kinh tế cho khách hàng liên quan đến việc xe ngưng hoạt động. Ngoài ra đại lý bán xe của công ty TMT hỗ trợ việc sửa chữa, tân trang, định giá xe cần bán, hỗ trợ khách hàng (đặc biệt là hộ nông dân) trong việc học lái xe và xin cấp giấy phép lái xe. 2.3. Khó khăn của ô tô Cửu Long khi cạnh tranh trên thị trường Việt Nam 2.3.1. Sự canh tranh quyết liệt của các công ty sản xuất xe ô tô nông dụng 2.3.1.1. Các công ty liên doanh nước ngoài Vinastar chính thức đưa ra thị trường xe Canter 1.9. Canter, một trong những sản phẩm chính của Công ty sản xuất ô tô Mitsubishi, là loại xe rất nổi tiếng trên thị trường xe tải trên thế giới. Trong năm 2001, Canter là xe tải nhẹ bán chạy nhất ở Nhật, đồng thời chiếm lĩnh nhiều thị trường xe tải tại các nước như Indonesia và Đài Loan. Tại Việt Nam, Canter trọng tải 3.5 tấn, được gọi là Canter 3.5, đã được đưa ra thị trường năm 1995. Từ đó loại xe này đã được bán rộng rãi khắp cả nước và được đánh giá là sản phẩm tốt nhất trên thị trường xe tải nhẹ, nhờ độ bền, động cơ mạnh, và hàng loạt những ưu điểm khác về thiết kế của xe. Với tải trọng 1,9 tấn, nhưng Canter 1.9 vẫn được trang bị động cơ 3.6 lít và những trang thiết bị cao cấp khác giống như Canter 3.5. Do vậy Canter 1.9 có nhiều ưu điểm và sẽ là chọn lựa cho những khách hàng đang có nhu cầu mua xe tải nhẹ để sử dụng tại Việt Nam. Giá bán tiêu chuẩn của Canter 1.9 là 16.500 USD (không gồm VAT và thùng xe). Trên thị trường Việt Nam ngoài Mitsubishi thì còn có công ty liên doanh Isuzu. Công ty này sản xuất chế tạo các dòng xe nông dụng như NHR, NKR, NPR, NQR, FTR vớI tảI trọng từ nhỏ đến lớn. Các kiểu xe đa dạng vớI nhiều kích cỡ, chủng loạI, mỗI loạI model trong dòng xe nông dụng Isuzu Fowawd có thể đáp ứng một các hiệu quả và kinh tế cho từng yêu cầu công việc của khách hàng. VớI kỹ thuật công nghệ thiết kế vượt trộI cho các dòng xe nông dụng trên thế giớI, Isuzu đã đáp ứng mọI yêu cầu trong chuyên chở và điều kiện đường phố Việt Nam. Công ty Isuzu có các nhà máy và hệ thống các đạI lý trảI dài trên toàn quốc chứng tỏ mạng lướI phân phốI của công ty có quy mô rất lớn và sẽ là một trong những đốI thủ cạnh tranh trực tiếp vớI công ty TMT. Trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có Công ty Hino tham gia sản xuất xe nông dụng trọng tải nặng bên cạnh những xe trọng tảI nhỏ, nhưng số lượng các xe trọng tảI nặng rất khiêm tốn. Năm 2001, sản xuất 103 xe, năm 2002 là 156 xe. Ngoài Hino, một số doanh nghiệp liên doanh vớI nước ngoài cũng tham gia sản xuất xe tải nhưng chủ yếu là xe tải nhỏ và sản lượng cũng rất nhỏ so với nhu cầu thị trường. Cụ thể năm 2001 số doanh nghiệp này sản xuất được 1.900 xe tải các loại trong đó chủ yếu là xe 1 tấn và 500kg (100 xe), xe tải trên 6 tấn chỉ có 38 xe. Các doanh nghiệp liên doanh nói trên có mức tăng sản lượng xe bán ra hàng năm đạt 40%. Thị trường Việt Nam có nhiều loạI xe nông dụng cạnh tranh vớI nhau, chủ yếu vẫn là xe có xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc như Huyndai, Suzuki, Daewoo, và các loạI xe khác của các nước như Đức, Nga vớI các thương hiệu Kamaz, Ifa, Zil… Các dòng xe này cũng vớI những xe được sản xuất trong nước sẽ giúp cho khách hàng có thêm nhiều khả năng lựa chọn nhưng cũng đặt ra cho chính các doanh nghiệp và đặc biệt là công ty TMT trong sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và tạo dựng uy tín trên thị trường Việt Nam để từ đó tạo tiền đề xuất khẩu sang các nước khu vực và thế giới. 2.3.1.2. Các công ty lắp ráp sản xuất trong nước Nhà máy ôtô Xuân Kiên thuộc Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên vừa tung ra thị trường thêm 3 loại xe tải mới mang nhãn hiệu Jinbei. Dòng xe tải Jinbei của Tập đoàn Hoa Thần (Trung Quốc) là sản phẩm được chuyển giao công nghệ Nhật Bản với động cơ Dalia, công nghệ Nissan (Nhật Bản) mạnh mẽ nhưng lại tiết kiệm năng lượng, khí thải đạt tiêu chuẩn Euro 1. Loại xe tải Jinbei SY 1021 DMF3 có tải trọng cho phép là 1.000 kg; xe tải Jinbei SY 1022 DEF có tải trọng cho phép là 980 kg và xe tải thùng Jinbei 1062 DRY có tải trọng cho phép là 3.500 kg. Cả ba loại xe này đều trang bị động cơ diesel có thiết kế rất phù hợp với tải trọng giúp cho xe vận hành khoẻ, ít hỏng và tăng tuổi thọ của xe. Ngoài ra,với động cơ diesel, các loại xe tải của Vinaxuki sẽ giúp khách hàng tiết kiệm nhiên liệu trong điều kiện giá nhiên liệu cao như hiện nay. Các sản phẩm xe tải của Vinaxuki đều được sơn điện ly toàn bộ cabin và thùng xe với thời gian bảo hành đến 3 năm. Vinaxuki vẫn đưa ra mức giá cạnh tranh theo cam kết “chất lượng cao, giá hợp lý"từ khi đi vào hoạt động. Hiện tại, Vinaxuki đang sản xuất và lắp ráp 5 dòng xe chính gồm xe tải nhẹ (có thùng và không có thùng); xe đông lạnh; xe tải tự đổ; xe bán tải (pich-up) và xe 8 chỗ ngồi mang tính thân thiện v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32547.doc
Tài liệu liên quan