Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí bệt và chậu rửa tại Công ty Sứ Thanh Trì

Thị trường luôn biến động, mặc dù hiện tại thị phần của công ty là lớn nhất song có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để giành vị trí đó. Năm 2001 thị phần của công ty là 23,54% , năm 2002 chỉ còn 20,03% (giảm 3,51%) mặc dù lượng tuyệt đối tăng 51.280 sản phẩm (chiếm 7,64% tổng lượng tăng của cả thị trường). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, thứ nhất là do công ty sứ Thiên Thanh tăng thêm sản lượng sản xuất 100.000 sản phẩm (chiếm 14,9% tổng lượng tăng); thứ hai là công ty sứ Việt trì tăng sản lượng từ 150.000sản phẩm/năm lên 350.000sản phẩm/năm chiếm 29,8% tổng lượng tăng; một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng là việc công ty sứ Cosevco- Đà Nẵng cũng bắt đầu bước vào thị trường sứ vệ sinh với sản lượng là 300.000sản phẩm/năm (chiếm 44,7% tổng lượng tăng). Tuy nhiên, nếu không đề cập đến lượng hàng nhập khẩu trong năm 2002 cũng sẽ tăng lên khoảng 20.000 sản phẩm (chiếm 2,96% tổn lượng tăng) thì sẽ không đánh giá hết sự biến động của thị trường.

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí bệt và chậu rửa tại Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có quy mô nhỏ. Đến nay qui mô sản xuất kinh doanh đã tăng lên nhiều lần với dây chuyền công nghệ mới, hiện đại cùng với nó là đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, cơ cấu trực tuyến không còn phù hợp nữa. Do đó, ban lãnh đạo công ty đã chuyển sang mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện được chế độ một thủ trưởng vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban trong tổ chức. 2.1.4. Chiến lược của công ty trong những năm tới 2.1.4.1 Chiến lược phát triển của Tổng công ty đến năm 2010 Sau 10 năm đổi mới, Viglacera đã tăng giá trị tài sản cố định lên 14 lần; doanh thu tăng 13 lần; tích luỹ cho ngân sách tăng 17 lần; trả nợ được vốn vay đầu tư 1.177 tỷ đồng; thu nhập bình quân tăng 7 lần. Có 4 sản phẩm là gạch ốp lat ceramic, gạch granit, kính xây dựng và sứ vệ sinh được cấp chứng chỉ ISO-9002. Các phong trào thi đua lao động giỏi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được duy trì. Để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, đa sở hữu, đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu tuỷ tinh và gốm xây dựng ở thị trường Việt Nam mục tiêu chiến lược của Viglacera trong những năm tới là: Tốc độ tăng trưởng giá trị tổng tài sản toàn Tổng công ty trung bình hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 là 28%, giai đoạn 2006-2010 là 14%. Đến năm 2010 trình độ công nghệ sản xuất vật liệu thuỷ tinh và gốm xây dựng phải đạt vị trí hàng đầu trong khối ASEAN. Trước mắt nhiệm vụ trọng tâm năm 2001-2002 của Viglacera là phát triển trên cơ sở nền tảng từ nội lực và lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu. Đồng thời gắn liền hiệu quả kinh tế với việc bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh quốc phòng. Không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ 3 mặt: quản lý, sản xuất kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Thực hiện tích tụ và tập trung vốn chuyên môn hoá sâu, hợp tác hoá rộng, đi đầu trong công cuộc CNH-HĐH ngành sản xuất vật liệu thuỷ tinh và gốm xây dựng. 2.1.4.2. Mục tiêu của công ty đến năm 2010 Căn cứ vào số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành VLXD nói chung: Giai đoạn 1996-2000: 20% Giai đoạn 2001-2005:10%-15% Giai đoạn 2006-2010: 5%-7% Và riêng ngành sứ vệ sinh vẫn có tốc độ tăng nhanh: Giai đoạn 1996-2000: 22% Giai đoạn 2001-2005:14%-15% Giai đoạn 2006-2010: 7%-8% Tuy nhiên do việc Việt Nam ra nhập AFTA năm 2003 và thị trường thế giới những năm tiếp theo nên việc hàng nhập khẩu tràn vào là điều không thể tránh khỏi. Nhận định được diễn biến của thị trường, đánh giá được nội lực công ty sứ Thanh Trì cũng đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 như sau: Hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân Giữ vững các thị trường hiện có Thị trường trong nước: miền Bắc, miền Trung, miền Nam Thị trường xuất khẩu: EU,Nhật, Mỹ… Và không ngừng mở rộng sang các thị trường tiềm năng Đứng vững và phát triển trong điều kiện hội nhập khu vực, quốc tế. 2.1.5. Đánh giá chung về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Biểu 5: Kết quả hoạt động của công ty qua các năm TT Nội dung Đvật tư Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Vốn KD(vốn của chủ sở hữu) Tr.đồng 7.887,055 7.387,055 5.780,938 Trong đó: -Vốn ngân sách -Vốn tự bổ sung Tr.đồng Tr.đồng 7.785,525 101,520 7.285,525 101,525 5.679,408 101,530 2 Giá trị TSCĐ đến 31/12hàng năm Tr.đồng - Nguyên giá - Giá trị còn lại Tr.đồng Tr.đồng 159.318,062 121.596,987 161.727,243 106.927,543 137.158,740 89.368,405 3 Lao động Người 3.1 - Tổng số lao động đã sử dụng trong năm (kể cả hợp đồng ngắn hạn) - Tổng số lao động trong danh sách đóng bảo hiểm Trong đó :L.động chờ sắp xếp việc làm Người Người Người 596 557 - 615 586 - 458 458 - 4 Kết quả sản xuất-kinh doanh Tr.đồng 4.1 4.2 4.3 4.4 -Tổng giá trị sản xuất(gồm SX: VLXD, XL…) Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng 68.503,708 88.826,951 -741,000 - 90.318,211 105.241,194 558,283 - 105.000,000 119.000,000 1.000,000 - -Tổng doanh thu -Lãi(+),Lỗ(-) trước thuế thực hiện hàng năm Lỗ(-) cộng dồn đến 31/12 hàng năm (nếu có) 5 Nộp ngân sách Tr.đồng 1.234,340 2.645,985 3.228,582 -Trong đó:nộp thuế VAT Tr.đồng 245,000 1.831,425 3.187,000 6 Nợ phải trả Tr.đồng 202.782,000 197.678,861 191.800,000 6.1 6.2 6.3 6.4 -Nợ ngân sách -Nợ ngân hàng -Nợ BHXH -Nợ các tổ chức khác Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng 5.119,628 161.401,406 236,531 36.024,435 6.934,393 157.378,940 226,676 33.138,852 6.800,000 150.000,000 0 35.000,000 7 Nợ phải thu Tr.đồng 31.816,164 33.606,868 35.000,000 -Trong đó nợ khó đòi Tr.đồng 0 0 0 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Theo con số thống kê được ở trên chúng ta đều thấy lợi nhuận của công ty năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là những năm 1999 ( lợi nhuận âm) và năm 2000 ( lãi 558,283 triệu đồng), sang năm 2001 công ty đã lãi gần gấp đôi năm 2000. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu về nguồn vốn tự bổ sung cũng rất ổn định, lao động được tinh giản chất lượng công việc không ngừng được nâng cao.Công ty sứ Thanh Trì luôn là đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về việc đóng thuế cũng như trả nợ Ngân hàng đã tạo được lòng tin với các tổ chức tài chính, tín dụng. Với cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có hệ thống đảm bảo chất lượng ISO-9002, chất lượng sản phẩm sản xuất ra luôn luôn ổn định và ngày càng được nâng cao, thị trường đã được mở rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thị trường xuất khẩu cũng đang dần được mở rộng và có những tín hiệu tốt. Dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng Công ty sứ Thanh Trì đã từng bước giữ vững và tăng công suất sản xuất, mở rộng và giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, tăng doanh thu tiêu thụ, thu nhập của người lao động ổn định và ngày một nâng cao. Song bên cạnh đó công ty cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: vừa phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm sứ cùng loại sản xuất ở trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài vừa phải đối mặt với hàng buôn lậu mặc dù Nhà nước đã có chính sách bảo hộ cho ngành sứ như : dán tem, tăng thuế nhập khẩu... Nhu cầu về việc xây dựng nhà và các công trình công cộng trong những năm tới còn lớn vì thế công ty đã xác định cho mình một mục tiêu là đáp ứng tốt nhất nhu cầu không chỉ của thị trường truyền thống ( thị trường mục tiêu của công ty là những người có thu nhập trung bình và cao) mà còn mở rộng sang thị trường tiềm năng đó là xuất khẩu sang nhiều nước khác như Nga, Irax, Ucraina, Bangladesh… Cuối quí IV/2001 công ty đã xây dựng một nhà máy sản xuất sứ tại Bình Dương và dự kiến sang năm 2004 sẽ xây dựng một nhà máy tại Liên Bang Nga. Việc mở rộng quy mô này đã được đội ngũ lãnh đạo của công ty cũng như các cán bộ nghiên cứu thị trường xem xét kỹ lưỡng cả các yếu tố nội tại cũng như bên ngoài tác động vào. Về phía công ty, với đội ngũ công nhân lành nghề, các cán bộ quản lý chủ chốt trẻ, có trình độ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc là một nguồn lực vô giá. Trong những năm tới công ty vẫn tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng cho mình một nguồn nhân lực đủ vế số lượng và đảm bảo về chất lượng để đảm nhiệm các công việc của công ty đưa công ty tiến những bước vững chãi vào thế kỷ XXI, một thế kỷ có những chuyển biến lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội. 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hai sản phẩm xí bệt và chậu rửa của công ty 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công ty sứ Thanh Trì là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả với sản lượng năm sau cao hơn năm trước; sản lượng sản xuất và tiêu thụ được xem xét, cân đối hợp lý giữa các phòng ban trong công ty với Nhà máy sứ Thanh Trì; lợi nhuận qua các năm cũng tăng lên đáng kể, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao. Để minh chứng cho điều đó chúng ta xem bảng số liệu sau: Biểu 6 : Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua các năm TT Chỉ tiêu ĐVT TH 1999 TH 2000 KH 2001 TH 2001 Tỷ lệ % so với TH 1999 TH 2000 KH 2001 1 Sản lượng sản xuất SP 247000 325000 289000 294000 119,03 90,32 101,73 Thân bệt SP 112000 150000 139000 142000 126,78 94,67 102,76 Chậu rửa SP 135000 175000 150000 152000 112,59 86,61 101,33 2 Sản lượng tiêu thụ SP 260000 310500 310000 317000 121,92 102,1 102,26 Thân bệt SP 120000 145500 150000 157000 130,83 107,9 104,67 Chậu rửa SP 140000 165000 160000 160000 114,28 96,97 100 ( Nguồn: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2000,2001- Phòng kế hoạch đầu tư). Do biến động về nhu cầu sứ vệ sinh trên thị trường Vật liệu xây dựng nên năm 2001 sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ bị chững lại hơn so với năm 2000. Song nhìn chung sự giảm sút này không đáng lo ngại vì công ty có thể lý giải được tại sao. Có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là nhu cầu về xây dựng tăng lên nhưng cung về sứ vệ sinh tăng nhanh hơn ( do có nhiều sản phẩm cùng loại của nhiều công ty xuất hiện trên thị trường). Hầu hết các công ty sản xuất sứ vệ sinh đều gặp phải tình huống này và vì thế cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại diễn ra quyết liệt. Các công ty đang sử dụng mọi biện pháp để giữ vững và mở rộng thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nhà máy Sứ Thanh Trì sản xuất theo đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh kết hợp với phòng kế hoạch đầu tư, phòng kế toán cân đối lại năng lực để đưa ra sản lượng tối ưu. Thành phẩm sau khi qua bộ phận KCS được chuyển về kho của phòng kinh doanh và việc tiêu thụ sản phẩm trực tiếp do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện ngày càng khó khăn như hiện nay đội ngũ tiếp thị của phòng kinh doanh đã rất cố gắng xúc tiến, thúc đẩy việc tiêu thụ trên các vùng thị trường được giao. Sự nỗ lực đó đã thu được kết quả đáng kể. Xem biểu sau để biết thêm chi tiết : Biểu 7: Bảng chi tiết tiêu thụ sản phẩm TT Vùng thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL (1000) DThu (Tr. đồng) SL (1000) Dthu (Tr. đồng) SL (1000) Dthu (Tr. đồng) 1 Miền Bắc 156 43.200 186 48.000 190,2 60.000 Xuất khẩu 41 12.960 46,5 14.400 47,55 15.000 -Thân bệt 19,68 6.297,6 22,32 10.410 22,824 10.384,92 -Chậu rửa 21,32 6.662,4 24,18 3.989,7 24,726 4.615,1 Nội địa 115 30.240 139,5 33.600 142,65 45.000 -Thân bệt 55 176.64 66,96 32.403 68,472 31.154,76 -Chậu rửa 59 12.576 72,54 1.196,91 74,178 13.845,24 2 Miền Trung 39 9.360 46,5 10.400 47,55 13.000 -Thân bệt 18,72 4.565,85 22,32 7.142,4 22,824 9.129,6 -Chậu rửa 20,28 4.794,15 24,18 3.257,6 24,726 3.870,4 3 Miền Nam 65 1.944 77,5 21.600 79,25 27.000 -Thân bệt 31,2 9.719,31 37,2 14.880 38,04 18.069 -Chậu rửa 33,75 9.720,7 40,3 6.720 41,21 8.931 4 Tổng cộng 260 72.000 310 80.000 317 100.000 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Theo con số thống kê được ở trên cho thấy tình hình tiêu thụ hai loại sản phẩm xí bệt và chậu rửa của công ty là tương đối tốt, trong đó thị trường miền Bắc vẫn chiếm ưu thế khoảng 60% sản lượng sản xuất ra (60% doanh thu cả nước), thị trường miền Nam chiếm khoảng 25% về sản lượng (27% về doanh thu) còn lại 15% là của thị trường miền Trung (13% doanh thu). Riêng thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 25% sản lượng của miền Bắc (30% doanh thu) và 13% sản lượng cả nước (khoảng trên 15% doanh thu).Điều này cho thấy sản phẩm của công ty vẫn tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa, thị trường nước ngoài mới đang bắt đầu khai thác và công ty còn rất nhiều cơ hội để mở rộng hơn nữa thị trường này. Hiện tại công ty đã xuất khẩu sang một số nước như Nga, Bangladesh, Ucraina, Italia và đặc biệt là thị trường Nhật Bản vẫn được coi là rất khó tính. Hiện tại mạng lưới tiêu thụ của công ty hoạt động tương đối hiệu quả với việc phân chia vùng thị trường ở miền Bắc, đặt chi nhánh tại miền Trung, văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Liên Bang Nga sản phẩm của công ty nói chung, riêng hai sản phẩm xí bệt và chậu rửa mang nhãn hiệu Viglacera nói riêng đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước (61 tỉnh thành) và đang dần có vị thế trên thị trường quốc tế. Từ 1400 đơn vị tiêu thụ sản phẩm năm 1999 đến nay đã có 2400 đơn vị điều đó đã đánh dấu những bước phát triển, sự lớn mạnh của công ty. Mặc dù những kết quả thu được qua các năm là tương đối khả quan, đánh giá được những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công ty song không vì thế mà công ty chủ quan bởi lẽ cạnh tranh trong nghành sứ vệ sinh đang diễn ra quyết liệt, có rất nhiều nhà máy sản xuất sứ đã và đang chuẩn bị ra nhập ngành. 2.2.2. Khả năng cạnh tranh của hai sản phẩm 2.2.2.1. Về thị phần của hai sản phẩm Như phần lý luận chung đã trình bày, thị phần của sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh quy mô thị trường sản phẩm trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chỉ tiêu này lớn thì quy mô thị trường cũng lớn tương đối. Tính đến tháng 6 năm 2002 có 10 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh với tổng sản lượng sản xuất là trên 2,95 triệu sản phẩm/ năm, mặc dù năm 1999 chỉ có 07 nhà máy, nếu tính cả nhập khẩu tổng sản lượng khoảng 3,4 triệu sản phẩm /năm. Điều này đã làm nóng thị trường sứ vệ sinh. Để giữ vững, củng cố và mở rộng thị trường cho đơn vị mình trong điều kiện cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải biết đánh giá khả năng của mình, phản ứng kịp thời với những biến động về nhu cầu của khách hàng và hơn thế phải phân tích được đối thủ cạnh tranh với mình. Trước những thử thách đó công ty sứ Thanh trì vẫn là " Con chim đầu đàn" trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm sứ vệ sinh nói chung và hai sản phẩm xí bệt, chậu rửa nói riêng, công ty luôn nắm giữ phần lớn thị trường, sản phẩm của công ty đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các hãng khác. Biểu 8: Biểu phân tích thị trường kế hoạch năm 2002 TT Nhu cầu tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm ĐVT Khu vực thị trường Thực hiện năm 2001 Kế hoạch năm 2002 Tổng nhu cầu Trong đó Tổng nhu cầu Trong đó DN % DN % Xí bệt+ Chậu rửa Sp 2.655.120 3.376.400 1 Sứ Thanh Trì 625.120 23,54 676.400 20,03 2 Sứ Thiên Thanh 300.000 11,3 400.000 11,85 3 Sứ Inax 300.000 11,3 300.000 8,89 4 Sứ Ceasar 300.000 11,3 300.000 8,89 5 Sứ Long hầu 300.000 11,3 250.000 7,4 6 Sứ Việt Trì 150.000 5,65 350.000 10,36 7 Sứ Cosevco 300.000 8,89 8 Sứ Mỹ Phú 300.000 11,3 300.000 8,89 9 Cty TNHH Minh Tiến 100.000 3,77 100.000 2,95 10 Nhập ngoại 380.000 14,31 400.000 11,85 (Nguồn- Phòng kinh doanh) Thị trường luôn biến động, mặc dù hiện tại thị phần của công ty là lớn nhất song có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để giành vị trí đó. Năm 2001 thị phần của công ty là 23,54% , năm 2002 chỉ còn 20,03% (giảm 3,51%) mặc dù lượng tuyệt đối tăng 51.280 sản phẩm (chiếm 7,64% tổng lượng tăng của cả thị trường). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, thứ nhất là do công ty sứ Thiên Thanh tăng thêm sản lượng sản xuất 100.000 sản phẩm (chiếm 14,9% tổng lượng tăng); thứ hai là công ty sứ Việt trì tăng sản lượng từ 150.000sản phẩm/năm lên 350.000sản phẩm/năm chiếm 29,8% tổng lượng tăng; một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng là việc công ty sứ Cosevco- Đà Nẵng cũng bắt đầu bước vào thị trường sứ vệ sinh với sản lượng là 300.000sản phẩm/năm (chiếm 44,7% tổng lượng tăng). Tuy nhiên, nếu không đề cập đến lượng hàng nhập khẩu trong năm 2002 cũng sẽ tăng lên khoảng 20.000 sản phẩm (chiếm 2,96% tổn lượng tăng) thì sẽ không đánh giá hết sự biến động của thị trường. Đồng thời với sự xuất hiện mới của công ty sứ Cosevco là sự gia tăng sản lượng của sứ Thiên Thanh, sứ Việt Trì, sứ Nhập ngoại đã dẫn đến việc thay đổi thứ tự sắp xếp trên trên thị trường. Năm 2001 thị phần của sứ nhập ngoại đứng sau thị phần của công ty sứ Thanh Trì sau đó là đến một loạt các công ty khác như Thiên Thanh, Inax, Ceasar, Mỹ Phú, sứ Việt Trì xếp thứ 5 chỉ trên Công ty TNHH Minh Tiến- thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đến năm 2002, sứ Việt Trì đã vươn lên vị trí thứ 3 sau sứ Thanh Trì, sứ Thiên Thanh, sứ nhập ngoại; Sứ Việt Trì là một trong các đối thủ cạnh tranh mạnh mà công ty cần nghiên cứu, phân tích để đưa ra chiến lược cạnh tranh cụ thể. Với tất cả những lý do trên công ty sứ Thanh Trì luôn ý thức cho mình phải tạo và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Để làm được điều đó công ty đã sử dụng tổng hợp các biện pháp từ chính sách về sản phẩm , chất lượng sản phẩm, giá cả , thương hiệu sản phẩm, các chính sách bán hàng, sau bán hàng, chính sách chăm sóc khách hàng...Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các yếu tố đó. 2.2.2.2. Về giá bán sản phẩm Giá cả là một công cụ mà công ty sử dụng để cạnh tranh trên thị trường.Tuy nhiên khi sử dụng công cụ này phải hết sức linh động, khéo léo nếu không sẽ gây thiệt hại cho công ty. Sản phẩm của công ty nói chung và riêng hai sản phẩm xí bệt, chậu rửa được người tiêu dùng chấp nhận do giá cả phải chăng, rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường. Hiện nay công ty đang áp dụng 3 mức giá khác nhau (Chính sách giá phân biệt) Giá bán cho các đại lý (giá bán buôn) Giá bán cho các cửa hàng (giá bán sỉ) Giá bán lẻ (giá bán cho khách hàng cuối cùng) Giá của một sản phẩm đồng bộ bao gồm giá phần sứ và phần phụ kiện Chúng ta có thể tham khảo thêm các loại giá mà công ty đang áp dụng: Giá bán buôn sản phẩm sứ Viglacera Stt Tên sản phẩm Mầu Đvt Giá bán Thuế VAT Giá thanh toán 1 Bệt VI1,VI1T,VI9,VI17M(PKTS,nắp AS04) Trắng Bộ 481.000 48.100 529.100 2 Bệt VI3, VI3P(PK Ref.33,nắp VI3) Trắng Bộ 643.000 64.300 707.300 3 Bệt VI3, VI3P(PK Ref. 45,nắp VI3) Trắng Bộ 720.000 72.000 792.000 4 Bệt VI5 (PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 560.000 56.000 616.000 5 Bệt VI7N( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 599.000 59.900 658.000 6 Bệt VI8, VI8P( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 523.000 52.300 575.300 7 Bệt VI8, VI8P (PK ref.33,nắp AS04) Trắng Bộ 619.000 61.900 680.900 8 Bệt VI8, VI8P (PK ref.45,nắp AS04) Trắng Bộ 696.000 69.600 765.600 9 Bệt VI10(PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 586.000 58.600 644.600 10 Bệt VI15 (PK ref.33,nắp AS04) Trắng Bộ 630.000 63.000 693.000 11 Bệt VI15 (PK ref.45,nắp AS04) Trắng Bộ 707.000 70.700 777.700 12 Bệt VI20(PH Thuỵ sĩ, nắp VI20) Trắng Bộ 764.000 76.400 840.400 13 Bệt VI21,VI23( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 570.000 57.000 627.000 14 Bệt VI 28(PK Malaisia, nắp AS04) Trắng Bộ 720.000 72.000 792.000 15 Bệt cụt VC11(Nắp AS04) Trắng Bộ 222.000 22.200 244.200 16 Két treo VI8(PKTS) Trắng Bộ 153.000 15.300 168.300 17 Chậu+chân chậuVI5 Trắng Bộ 163.000 16.300 179.300 18 Chậu VDL2 Trắng Cái 110.000 11.000 121.000 19 Chậu VK1,VK2,VI8 Trắng Cái 89.000 8.900 97.900 20 Chậu VTL1,VTL3N Trắng Cái 100.000 10.000 110.000 21 Chậu VTL2,VTL3,VN9 Trắng Cái 102.000 10.200 112.200 22 Chậu VI2,VI3 Trắng Cái 145.000 14.500 159.500 23 Chậu VI2N,VI3N,VI1T Trắng Cái 90.000 9.000 99.000 24 Chậu góc VG1 Trắng Cái 81.000 8.100 89.100 Ghi chú: Màu xanh nhạt, cốm,hồng cộng thêm 10.000đ/cái, 20.000đ/bộ Màu ngà cộng thêm 15.000đ/ cái, 30.000đ/bộ Mầu xanh đậm, mận chín cộng thêm 25.000đ/cái, 50.000đ/bộ Màu đen cộng thêm 50.000đ/cái, 100.000đ/bộ (Phần cộng thêm này được tính vào đơn giá chưa có thuế ) (Nguồn: Phòng Kinh Doanh ) Giá bán sỉ sản phẩm sứ Viglacera Stt Tên sản phẩm Mầu Đvt Giá bán Thuế VAT Giá thanh toán 1 Bệt VI1,VI1T,VI9,VI17M(PKTS,nắp AS04) Trắng Bộ 514.000 51.400 565.400 2 Bệt VI3, VI3P(PK Ref.33,nắp VI3) Trắng Bộ 687.000 68.700 755.700 3 Bệt VI3, VI3P(PK Ref. 45,nắp VI3) Trắng Bộ 769.000 76.900 845.900 4 Bệt VI5 (PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 599.000 59.900 658.900 5 Bệt VI7N( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 640.000 64.000 704.000 6 Bệt VI8, VI8P( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 559.000 55.900 614.900 7 Bệt VI8, VI8P (PK ref.33,nắp AS04) Trắng Bộ 662.000 66.200 728.200 8 Bệt VI8, VI8P (PK ref.45,nắp AS04) Trắng Bộ 744.000 74.400 818.400 9 Bệt VI10(PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 626.000 62.600 688.600 10 Bệt VI15 (PK ref.33,nắp AS04) Trắng Bộ 674.000 67.400 741.400 11 Bệt VI15 (PK ref.45,nắp AS04) Trắng Bộ 756.000 75.600 831.600 12 Bệt VI20(PH Thuỵ sĩ, nắp VI20) Trắng Bộ 814.000 81.400 895.400 13 Bệt VI21,VI23( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 610.000 61.000 671.000 14 Bệt VI 28(PK Malaisia, nắp AS04) Trắng Bộ 768.000 76.800 844.800 15 Bệt cụt VC11(Nắp AS04) Trắng Bộ 237.000 23.700 260.700 16 Két treo VI8(PKTS) Trắng Bộ 163.000 16.300 179.300 17 Chậu+chân chậuVI5 Trắng Bộ 174.000 17.400 191.400 18 Chậu VDL2 Trắng Cái 118.000 11.800 129.800 19 Chậu VK1,VK2,VI8 Trắng Cái 95.000 9.500 104.500 20 Chậu VTL1,VTL3N Trắng Cái 107.000 10.700 117.700 21 Chậu VTL2,VTL3,VN9 Trắng Cái 109.000 10.900 119.900 22 Chậu VI2,VI3 Trắng Cái 155.000 15.500 170.500 23 Chậu VI2N,VI3N,VI1T Trắng Cái 96.000 9.600 105.600 24 Chậu góc VG1 Trắng Cái 86.500 8.650 95.150 Ghi chú: Màu xanh nhạt, cốm,hồng cộng thêm 10.000đ/cái, 20.000đ/bộ Màu ngà cộng thêm 15.000đ/ cái, 30.000đ/bộ Mầu xanh đậm, mận chín cộng thêm 25.000đ/cái, 50.000đ/bộ Màu đen cộng thêm 50.000đ/cái, 100.000đ/bộ (Phần cộng thêm này được tính vào đơn giá chưa có thuế ) (Nguồn: Phòng Kinh Doanh ) Giá bán lẻ sản phẩm sứ Viglacera Stt Tên sản phẩm Mầu Đvt Giá bán Thuế VAT Giá thanh toán 1 Bệt VI1,VI1T,VI9,VI17M(PKTS,nắp AS04) Trắng Bộ 576.000 57.600 633.600 2 Bệt VI3, VI3P(PK Ref.33,nắp VI3) Trắng Bộ 771.000 77.100 848.100 3 Bệt VI3, VI3P(PK Ref. 45,nắp VI3) Trắng Bộ 863.000 86.300 949.300 4 Bệt VI5 (PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 671.000 67.100 783.100 5 Bệt VI7N( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 718.000 71.800 789.800 6 Bệt VI8, VI8P( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 627.000 62.700 689.700 7 Bệt VI8, VI8P (PK ref.33,nắp AS04) Trắng Bộ 742.000 72.400 816.200 8 Bệt VI8, VI8P (PK ref.45,nắp AS04) Trắng Bộ 834.000 83.400 917.400 9 Bệt VI10(PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 703.000 70.300 773.300 10 Bệt VI15 (PK ref.33,nắp AS04) Trắng Bộ 755.000 75.500 830.500 11 Bệt VI15 (PK ref.45,nắp AS04) Trắng Bộ 847.000 84.700 931.700 12 Bệt VI20(PH Thuỵ sĩ, nắp VI20) Trắng Bộ 825.000 82.500 907.500 13 Bệt VI21,VI23( PKTS, nắp AS04) Trắng Bộ 660.000 66.000 726.000 14 Bệt VI 28(PK Malaisia, nắp AS04) Trắng Bộ 777.600 77.600 855.200 15 Bệt cụt VC11(Nắp AS04) Trắng Bộ 267.000 26.700 293.700 16 Két treo VI8(PKTS) Trắng Bộ 183.000 18.300 201.300 17 Chậu+chân chậuVI5 Trắng Bộ 192.000 19.200 211.200 18 Chậu VDL2 Trắng Cái 132.000 13.200 145.200 19 Chậu VK1,VK2,VI8 Trắng Cái 106.000 10.600 116.600 20 Chậu VTL1,VTL3N Trắng Cái 120.000 12.000 132.000 21 Chậu VTL2,VTL3,VN9 Trắng Cái 122.000 12.200 134.200 22 Chậu VI2,VI3 Trắng Cái 174.000 17.400 191.400 23 Chậu VI2N,VI3N,VI1T Trắng Cái 108.000 10.800 118.800 24 Chậu góc VG1 Trắng Cái 97.000 9.700 106.700 Ghi chú: Màu xanh nhạt, cốm,hồng cộng thêm 10.000đ/cái, 20.000đ/bộ Màu ngà cộng thêm 15.000đ/ cái, 30.000đ/bộ Mầu xanh đậm, mận chín cộng thêm 25.000đ/cái, 50.000đ/bộ Màu đen cộng thêm 50.000đ/cái, 100.000đ/bộ (Phần cộng thêm này được tính vào đơn giá chưa có thuế ) (Nguồn: Phòng Kinh Doanh ) Biểu 9: Bảng giá so sánh năm 2002 (Riêng phần sứ) TT Tên công ty Xí bệt Chậu rửa 1 Sứ Thanh Trì 560.000 đ/bộ 140.000 đ/cái 2 Sứ Thiên Thanh 690.000 đ/bộ 164.000 đ/cái 3 Sứ Việt Trì 510.000đ/bộ 102.000đ/cái 4 Sứ Vinax(Inax) 930.000 đ/bộ 220.000 đ/cái 5 Sứ Long Hầu 360.000 đ/bộ 100.000 đ/cái 6 Sứ Coto- Thái Lan 800.000 đ/bộ 170.000 đ/cái 7 Sứ American Standard 920.000 đ/bộ 220.000 đ/cái (Nguồn: Thu thập từ thực tế tại các cửa hàng, đại lý ở Hà Nội) Giá đề cập để so sánh trong phần này là gía bán lẻ trung bình của hai sản phẩm.Theo như số liệu thu thập được giá bán sản phẩm của công ty thấp đứng thứ hai sau sứ Long Hầu song so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác công ty vẫn có ưu thế hơn. Lợi thế này được gọi là lợi thế cạnh tranh bên trong do doanh nghiệp làm chủ được chi phí, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm giúp cho công ty thực hiện tốt chính sách giá cả của mình. Một bộ bệt rẻ hơn so với loại đắt nhất trên thị trường là 370.000 đ/bộ, trung bình là khoảng 130.000 đ/bộ; giá của chậu rẻ hơn trung bình là 25.000 đ/cái, so với loại đắt nhất là 80.000 đ/cái. Do việc chọn thị trường mục tiêu là đối tượng có thu nhập trung bình và cao nên công cụ giá cả có điệu kiện được phát huy. Mặc dù thu nhập của đối tượng này ngày càng được cải thiện song để đưa ra một quyết định mua họ cũng vẫn phải cân nhắc, lựa chọn và giá là một trong những căn cứ để đi đến quyết định cụ thể. Hiểu được vấn đề này công ty luôn cố gắng tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và từ đó có thể giảm giá bán đồng thời tăng năng suất lao động nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí bệt và chậu rửa tại Công ty Sứ Thanh Trì.DOC
Tài liệu liên quan