Loại hình cho vay này của VPBank chỉ áp dụng đối với những cá nhân hoặc tổ chức có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở cùng địa bàn với VPBank. VPBank tài trợ dựa trên nguyên tắc hỗ trợ cho vay với tỷ lệ phù hợp nhằm phục vụ cho mục đích chi trả của khách hàng như :
Chi phí mua nhà, mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây nhà mới, mua căn hộ, xây dựng, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà.
Chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong quá trình sửa chữa xây dựng nhà.
Để có thể vay vốn VPBank, khách hàng đến vay cũng giống như bất kỳ khoản vay nào phải thoả mãn những điều kiện như:
Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đây là điều kiện tối thiểu của bất cứ ngân hàng nào quy định đối với khách hàng vay của mình.
Khách hàng phải có bản giải trình mục đích vay vốn rõ ràng, có nguồn trả nợ chắc chắn.
Có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay.
Có tài sản đảm bảo cho tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản.
Với hình thức cho vay này, khách hàng đến với VPBank có thể vay mua trả góp hoặc trả một lần vào cuối kỳ. Dù ở phương thức nào đi nữa, lãi suất đều được tính trên dư nợ thực tế và áp dụng theo khung lãi suất cho vay do VPBank quy định trong từng thời kỳ tuỳ theo thời hạn cho vay.
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.414.000
15.7%
(Nguồn báo cáo thường niên VPBank năm 2005-2007 )
Trong những năm tới, VPBank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, đưa ra thêm nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng và thực hiện các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động.Tông dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng ,tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 163% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007 ,trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ .Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ
Bảng 2.2.Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005 – 2007.
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
3.014.209
5.031.190
13.217.000
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn
1.405.093
2.511.550
6.626.000
Cho vay trung, dài hạn
1.609.116
2.519.640
6.591.000
Theo tiền tệ
Cho vay bằng đồng Việt Nam
2.906.417
2.906.417
12.596.000
Cho vay bằng ngoaị tệ
107.792
270.688
621.000
(Nguồn báo cáo thường niên VPBank 2007)
2.1.4.3.Hoạt động thanh toán
Cùng với việc mở rộng màng lưới hoạt động và đầu tư phát triển công nghệ ngân hang ,việc chuyển tiền trong nước thong qua VPBạnk ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng .Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2007 đạt 10.331 tỷ đồng ,tăng 25% so với năm 2006
Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank năm 2007 tăng 220% so với năm 2006 .Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD ,tăng 64% so với năm 2006 .Tổng số phí chuyển tiền được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng của VPBank
2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng tại VPBank
Hiện nay cho vay tiêu dùng đang là một thế mạnh của VPBank mà nhiều ngân hàng khác cũng tập trung khai thác. Do tính hữu dụng của nó, cho vay tiêu dùng dần trở thành một mặt hàng chủ yếu được VPBank chú trọng. Hiện nay ngân hàng cung cấp những sản phẩm cho vay tiêu dùng như sau:
2.2.1.1. Cho vay hỗ trợ tài chính du học
Đây là hình thức cho vay rất mới mẻ ở Việt Nam, khi nhu cầu đi du học trong giới học sinh, sinh viên phát triển. Hơn thế nữa do sự phát triển của đời sống xã hội, một bộ phận không nhỏ dân cư có đời sống cao và mong muốn con cái mình theo học tại những trường danh tiếng ở nước ngoài. Tuy nhiên do nhu cầu và khả năng thanh toán của họ không cùng xuất hiện, loại hình cho vay này của VPBank đã đáp ứng được một phần không nhỏ nhu cầu của dân cư. VPBank cho vay hỗ trợ tài chính du học sinh nhằm phục vụ nhu cầu của du học sinh, bao gồm:
Bổ túc hồ sơ xin phỏng vấn du học.
Thanh toán học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác (gọi tắt là chi phí du học) phát sinh trong quá trình học tập.
Hiện tại ngân hàng có các loại cho vay như sau:
Đối với cho vay để bổ túc hồ sơ xin phỏng vấn du học, áp dụng hai hình thức cho vay:
Cho vay để mở sổ tiết kiệm.
Cho vay hạn mức dự phòng: Ngân hàng cam kết cho khách hàng vay để thanh toán toàn bộ chi phí du học của du học sinh.
Đối với cho vay để thanh toán chi phí du học: Cho vay ngắn hạn hoặc trung dài hạn để thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí du học của du học sinh.
Với các hình thức cho vay như trên, cách thức giải ngân và thu nợ đối với từng loại cho vay như sau:
Đối với cho vay để mở sổ tiết kiệm:
Giải ngân một lần ngay sau khi được phê duyệt
Phương thức thu nợ:
- Áp dụng hình thức trả vốn khi đáo hạn, trả lãi hàng tháng đối với trường hợp khách hàng có tài sản thế chấp hoặc tài sản cầm cố không phải là giấy tờ có giá.
- Áp dụng hình thức trả vốn và lãi khi đáo hạn đối với trường hợp khách hàng có tài sản cầm cố là giấy tờ có giá.
Đối với cho vay hạn mức dự phòng:
Đây là hình thức cam kết cho vay, do đó có thể không có giải ngân.
Ngân hàng thu phí cam kết theo mức chi phí bảo lãnh trong nước có tài sản đảm bảo.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu rút tiền vay phải lập giấy nhận nợ theo quy định của ngân hàng
Đối với vay thanh toán chi phí du học:
Trường hợp vay ngắn hạn:
- Giải ngân một lần hoặc nhiều lần trên cùng một Hợp đồng tín dụng tùy theo yêu cầu của nước ngoài và phải phù hợp với quy chế quản lý ngoại hối của NHNN.
- Thu nợ theo hình thức: trả vốn một lần khi đáo hạn, lãi trả hàng tháng.
Trường hợp vay trung, dài hạn:
- Khách hàng phải ký một Hợp đồng Tín dụng với ngân hàng
- Giải ngân nhiều lần, mỗi lần giải ngân khách hàng ký khế ước nhận nợ. Mỗi khế ước sẽ quy định cụ thể: số tiền, lãi suất, lịch trả nợ v.v… Tổng số tiền vay của các khế ước phải bằng số tiền vay được quy định trong Hợp đồng Tín dụng.
-Thu nợ theo hình thức trả vốn dần nhiều kỳ, lãi trả hàng tháng.
Với hình thức cho vay này, các ngân hàng thương mại đặc biệt là VPBank đã thoả mãn được nhu cầu của một đại bộ phận không nhỏ dân cư có đời sống cao.
2.2.1.2. Cho vay mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà
Loại hình cho vay này của VPBank chỉ áp dụng đối với những cá nhân hoặc tổ chức có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở cùng địa bàn với VPBank. VPBank tài trợ dựa trên nguyên tắc hỗ trợ cho vay với tỷ lệ phù hợp nhằm phục vụ cho mục đích chi trả của khách hàng như :
Chi phí mua nhà, mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây nhà mới, mua căn hộ, xây dựng, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà.
Chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong quá trình sửa chữa xây dựng nhà.
Để có thể vay vốn VPBank, khách hàng đến vay cũng giống như bất kỳ khoản vay nào phải thoả mãn những điều kiện như:
Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đây là điều kiện tối thiểu của bất cứ ngân hàng nào quy định đối với khách hàng vay của mình.
Khách hàng phải có bản giải trình mục đích vay vốn rõ ràng, có nguồn trả nợ chắc chắn.
Có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay.
Có tài sản đảm bảo cho tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản.
Với hình thức cho vay này, khách hàng đến với VPBank có thể vay mua trả góp hoặc trả một lần vào cuối kỳ. Dù ở phương thức nào đi nữa, lãi suất đều được tính trên dư nợ thực tế và áp dụng theo khung lãi suất cho vay do VPBank quy định trong từng thời kỳ tuỳ theo thời hạn cho vay.
2.2.1.3. Cho vay mua ô tô
Một điểm khác biệt của VPBank so với các ngân hàng khác đó là ngân hàng thực hiện cho vay và thu hồi nợ trực tiếp đối với khách hàng vay không cho vay gián tiếp thông qua các đại lý bán xe ô tô. Trong trường hợp này đối tượng món vay là chi phí mua xe ô tô, chi phí nộp thuế và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc đăng ký và lưu hành xe. Điều kiện có tài sản đảm bảo là điều đương nhiên đối với bất kỳ khoản vay nào, tuy nhiên đối với mua ô tô tại VPBank khách hàng có thể lấy chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp.
Trong trường hợp khách hàng dùng chính chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo: chỉ áp dụng phương thức cho vay trả góp - trả nợ gốc làm nhiều kỳ và lãi trả hàng tháng.
Trong trường hợp khách hàng có tài sản khác làm tài sản đảm bảo hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản: có thể áp dụng phương thức cho vay theo món thông thường (trả nợ gốc cuối kỳ, trả lãi hàng tháng nếu thời gian vay không quá 12 tháng) hoặc phương thức cho vay trả góp (trả dần nợ gốc làm nhiều kỳ và trả lãi hàng tháng)
Mỗi phương thức tỏ ra có lợi thế riêng tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu thanh toán của khách hàng. Và trong mọi trường hợp lãi suất cho vay áp dụng theo khung lãi suất cho vay do VPBank quy định trong từng thời kỳ tuỳ theo thời hạn cho vay.
Đây là ba hình thức cho vay phổ biến tại VPBank phục vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng. Mỗi loại hình có những lợi thế riêng và trong những năm tiếp theo ngân hàng sẽ duy trì và mở rộng các loại hình này để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1. Ngân hàng quảng cáo
2.2.2.Quy trình cho vay đối với khoản vay tiêu dùng
2. Khách hàng đề xuất nhu cầu vay
3. Thẩm định hồ sơ
Phòng TĐTS định giá TSĐB
4.Tập hợp hồ sơ trình BTD /HDTD
5.Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
6. Thực hiện quyết định cấp TD
8. Tất toán HĐTD
7. Kiểm tra và xử lý nợ vay
2.2.3.Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VPbank
2.2.3.1. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay.
Trong những năm qua, mặc dù có không ít các ngân hang mới được thành lập tham gia vào hoạt động cho vay tiêu dung làm cho việc cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dung ngày càng trở nên khốc liêt giữa các ngân hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần hoạt động, nhưng từ những con số đạt được của hoạt động này, khiến chúng ta nhận thấy rằng VPBank đã đầu tư không nhỏ nhân lực, vật lực cho hoạt động này.
Có thể thấy rõ sự phát triển của cho vay tiêu dùng thông qua biểu đồ của các năm như sau:
Bảng 2.3.Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay.
Đơn vị tính: Triệu VND
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Dư nợ CVTD
964.544
1.760.916
5.287.131
796.372
182,5
3.526.215
300
Tổng dư nợ cho vay
3.014.200
5.031.190
13.217.000
2.016.990
167
8.185.810
262,7
Tỷ trọng %
32
35
40
(Nguồn báo cáo tiêu dùng VPBank)
Trong năm 2006 tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng so với năm 2005, nhưng sang đến năm 2007 đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2005 mới đạt 964.544 triệu VND chiếm tỷ trọng 32% trong tổng dư nợ cho vay thì dến năm 2006 đã đạt 1.760.916 triệu VND tăng 183%(năm 2005),đến năm 2007 dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng một cách một cách đột biến chiếm tỷ trọng 40% trong tổng dư nợ,tăng đến hơn 300% so với năm 2006 .So sánh với một số ngân hàng khác như NHTMCP Techcombank thì tỷ trọng cho vay tiêu dung năm 2005 chỉ chiém 15% tổng dư nợ và đến năm 2007 tỷ trọng này chiếm 20%tổng dư nợ hay như NHTMCP Sacombank năm 2005 tỷ trọng này là 17% và đến năm 2007 tỷ trọng này là 22.1%.Qua đó ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank rất phát triển ,tỷ lệ cho vay tiêu dùng cao nhất so với các ngân hàng khác.Khả năng cạnh tranh của VPBank trong lĩnh vực hoạt động cho vay tiêu dung so với các ngân hang khác là rất khả quan
Có được kết quả này là do trong năm 2007 thị trưởng chứng khoán ảm đạm nên người dân đã chuyển sang vay mua bất động sản đầu cơ kiếm lời nhất là trong 3 tháng cuối năm 2007 số lượng người vay mua nhà tăng cao.Ở các nước phát triển tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay chiếm từ 40%-50%.Trong khi đó tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam hiện còn thấp (15%-25%).Dư nợ cho vay tiêu dùng của VPBank chiếm tỷ trọng lớn, là hoạt động cho vay chủ yếu của ngân hang.Điều này là phù hợp với chiến lược của ngân hàng bán lẻ mà mục tiêu của VPBank là đến năm 2010 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.Khả năng cạnh tranh cảu VPBank trong hoạt động cho vay tiêu dùng là rất tốt
Mặt khác ta thấy tổng dư nợ cho vay năm sau cao hơn so với năm trước,đặc biệt là năm 2007 tổng dư nợ cho vay tăng một cách đột biến tăng hơn 8000 tỷ đồng so với năm 2006 (tăng hơn 262%so với năm 2006).Điều này cho thấy đã có sự tín nhiệm của khách hàng dành cho ngân hàng,khách hàng đã tìm đến vói ngân hàng nhiều hơn.
2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn
Bảng 2.4.Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích.
Đơnvị: triệu đồng
STT
Mục đích vay
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2006
D.nợ
%
D.nợ
%
D.nợ
%
+/-
%
+/-
%
1
Mua xây sửa nhà
659.653
68.4
1.232.641
70
3.883.926
73.46
572.988
187
2.651.285
315
2
Mua ôtô
289.363
30
507.673
28.83
1.380.998
26.12
218.310
175
873.325
272
3
Cho vay du học
15.528
1.70
20.628
1.17
22.421
0.42
5100
133
1.793
109
4
Tổng dư nợ
964.544
1.760.916
5.287.131
796.372
183
3.526.215
300
Từ bảng trên cho thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng thay đổi qua các năm nhưng cho vay để mua nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian qua chiếm 68,4% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2005, chiếm 70% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2006 và chiếm 73,46%% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007. Vay mua nhà năm 2006 tăng hơn 572 tỷ đồng so với năm 2005(tăng hơn 187%)nhưng đến năm 2007 tỷ lệ vay mua,sửa chữa nhà tăng lên một cách ấn tượng tăng hơn 2600 tỷ đồng so với năm 2006(tăng hơn 300%).
Dư nợ cho vay mua, xây sửa nhà chiếm tỷ trọng lớn là do nhu cầu nhà ở là nhu cầu bức thiết được nhiều người quan tâm nhất, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi đang trong giai đoạn lập nghiệp (22-30 tuổi) tập trung học tập và làm việc ở những khu đô thị lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…). Hơn nữa đời sống kinh tế ngày càng cao nên nhu cầu được sống trong các căn nhà với trang thiết bị hiện đại, kiên cố, thẩm mỹ cũng làm cho sản phẩm cho vay xây, sửa nhà chiếm tỷ trọng cao.
Tiếp đến là hoạt động cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.Dư nợ cho vay mua ôtô luôn chiếm hơn 25% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Tuy không có mức tăng trưởng ấn tượng như trong hoạt động mua,xây sửa nhà nhưng hoạt động cho vay mua ôtô cũng đạt được mức tăng trưởng cao.Năm 2006 tỷ lệ cho vay mua ôtô tăng hơn 200 tỷ đồng so với năm 2005(tăng hơn 175% ),đến năm 2007 tỷ lệ vay mua ôtô tăng một cách đột biến tăng hơn 800tỷ đồng so với năm 2006 (tương ứng tăng hơn 272% so với năm 2006).Phần lớn người vay mua ôtô là những người có thu nhập cao và giới doanh nhân, họ có nhu cầu về phương tiện đi lại là rất lớn.Dự báo thị trường cho vay mua ôtô tiềm năng là rất lớn trong thời gian tới
Cho vay hỗ trợ du học có xu hướng giảm đáng kể từ chiếm tỷ trọng 1,17% năm 2006 giảm còn 0,42% năm 2007.Tuy cho vay du học giảm tỷ trọng trong tổng dư nợ nhưng lai tăng về doanh số cho vay tuyêt dối năm sau cao hơn so với năm trước(năm 2006 tăng cho vay du học hơn 5 tỷ so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 cho vay du học chi tăng có hơn 1,5 tỷ so với năm 2006). Do ngân hàng chưa có chiến lược quảng bá giới thiệu, sản phẩm này đến với công chúng. Các gia đình có người thân đi du học thường có đủ tiềm lực về tài chính hoặc chỉ vay để chứng minh tài chính. .
2.2.3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian.
Từ bảng ta thấy cho vay trung, dài hạn vẫn chiếm ưu thế qua các năm, đặc biệt là cho vay trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 5 năm) vì nhu cầu vay tiêu dùng tập trung ở vay mua nhà và ôtô,đó thường là những khoản vay có giá trị lớn mà nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng quý, hàng tháng của người vay, kỳ hạn trả nợ dài sẽ phù hợp với thu nhập của nhiều người có mức thu nhập trung bình trong xã hội. Cho vay ngắn hạn khi nguồn trả nợ chủ yếu từ bán một căn nhà khác để trả, hoặc từ nguồn thu nhập bất thường nào đấy. Chính vì thế sự biến động theo xu hướng này là một tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của đại bộ phận các ngân hàng hiện nay.
Bảng 2.5.Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian
Đơn vị: Triệu VND
STT
Thời hạn
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
1
Ngắn hạn
318.299
33%
563.493
32%
1.850.496
35%
2
Trung,dài hạn
646.245
67%
1.197.423
68%
3.436.635
65%
4
Tổng dư nợ
964.544
100
1.760.916
100
5.287.131
100
(Nguồn báo cáo thường niên 2006-2007)
2.2.3.4. Tỷ trọng thu lãi và lợi nhuận cho vay tiêu dùng/tổng thu lãi và lợi nhuận từ hoạt động cho vay.
Nếu như năm 2006 thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng là 695.003 triệu đồng trong đó hoạt động cho vay tiêu dùng mang về cho ngân hàng khoản lãi là 278.001 triệu đồng. Sang năm 2007 cùng với sự tăng trưởng cao dư nợ tín dụng trong đó cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn hơn, nên thu lãi cho vay tiêu dùng lên tới 429.837 triệu đồng (tăng 154.6% so với năm 2006) chiếm 50% thu lãi từ hoạt động tín dụng chung. Sở dĩ lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng cao như vậy là vào cuối năm 2007 lượng người dến vay mua nhà tăng cao.Hoat động cho vay mua ôtô cũng đạt kết quả cao , khách hàng đến làm hồ sơ vay mua ôtô năm 2007 tăng cao so với năm 2006.Theo như tính toán từ ngân hàng mỗi ngày ngân hàng giải quyết dược hơn 200 hồ sơ xin vay tiêu dùng.Có thể nói lãi từ hoạt dộng cho vay tiêu dùng dem lại phần lớn thu nhập của ngân hang
Bảng 2.6.Thu lãi cho vay tiêu dùng trong tổng thu lãi tín dụng chung.
Đơn vị: Triệu VND
STT
Thời hạn
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thu lãi
Tỷ trọng
Thu lãi
Tỷ trọng
Thu lãi
Tỷ trọng
1
Thu lãi cho vay tiêu dùng
107.405
36%
278.001
40%
429.837
50%
2
Thu lãi tín dụng chung
300.226
695.003
859.673
(Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
2.2.3.5. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ chung của toàn hệ thống là 0,59% thì riêng trong cho vay tiêu dùng tỷ lệ nợ quá hạn là 1,3%. Sang năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn CVTD giảm xuống chỉ còn 1.25% nhưng do tổng nợ quá hạn của toàn hệ thống tăng lên 203.764 tỷ tăng so với năm 2006 là 21,354 tỷ( mức tăng tương ứng là 111.7%) Mặc dù đội ngũ CBTD đã có nhiều nỗ lực trong kiểm soát mục đích vay vốn, kiểm soát thu hồi nợ vay song cho vay tiêu dùng vốn là mảng tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro.
Bảng2.7.Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trong tổng nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nợ quá hạn
%
Nợ quá hạn
%
Nợ quá hạn
%
1
Nợ quá hạn CVTD
2.629
1.75
2.372
1.3
2.548
1.25
2
Tổng dư nợ quá hạn
150.192
182.410
203.764
(Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank.
2.4.1. Kết quả đạt được.
Thứ nhất, thực hiện mục tiêu đến năm 2010 VPBank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của cả nước, ngân hàng đã thực hiện nhiều biên pháp thu hút khách hàng , tỷ trọng cho vay tiêu dùng năm sau cao hơn năm trước, nếu như năm 2006 tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm 35% trong tổng dư nợ thì dến năm 2007 tỷ trọng này là 40% tổng dư nợ.Hoat dộng cho vay tiêu dùng ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.Sở dĩ có được như vậy đó là vì trong thời gian vừa qua, VPBank đã áp dụng một biểu lãi suất tương đối hợp lý, vừa có lợi cho ngân hàng vừa tạo điều kiện rất nhiều cho khách hàng.
Đối với khoản tiền vay giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc tương đương:
Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm VPBank lãi suất là 0.90%/tháng
Cho vay cầm cố chứng từ có giá do Chính phủ hoặc ngân hàng quốc doanh phát hành lãi suất là 0,95%/tháng
Cho vay ngắn hạn đối với cá nhân lãi suất áp dụng từ 0,95% đến 0,99%/tháng tuỳ từng đối tượng khách hàng
Cho vay trả góp, sửa chữa nhà mua ô tô lãi suất áp dụng tử 1% đến 1,2%/tháng
Đối với khoản vay có giá trị dưới 100 triệu đồng: lãi suất cộng thêm 0,05%/tháng.
Thứ hai,các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tỏ ra hiệu quả. Trước hết, phải kể đến quy trình tín dụng chặt chẽ, rõ ràng mà không quá rườm rà, phức tạp của ngân hàng, thời gian thẩm định tương đối nhanh chóng (trong vòng từ 3-5 ngày) đã góp phần thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Có được những kết quả trên trước hết phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của bản thân VPBank, sau đó là sự giúp đỡ tích cực từ phía NHNN, các ngân hàng bạn và các cơ quan hữu quan. Mặt khác, phải kể đến những yếu tố thuận lợi khách quan của nền kinh tế Việt Nam những năm qua với GDP tăng trưởng bình quân từ 7% đến 8%, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đều tăng trưởng theo cơ cấu hợp lý, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đều, thị trường tiêu dùng trong nước cũng ngày một mở rộng.Đặc biệt, thu nhập của người dân cũng như trình độ dân trí ngày một được nâng cao là những điều kiện rất tốt để các hoạt động dịch vụ của ngân hàng được phát triển.Hệ thống Chính trị – Pháp luật cũng đang dần được hoàn thiện theo hướng khoa học, chặt chẽ và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
Mặt khác, nhờ một nguồn vốn khá ổn định và dồi dào nên doanh số cho vay cũng như dư nợ tại VPBank năm sau luôn cao hơn năm trước. Đóng góp của ngân hàng thông qua việc cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là rất đáng kể nhất là những khoản cho vay trung dài hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, VPBank cũng thu hút được rất nhiều người dân tới vay vốn bởi danh mục sản phẩm cho vay khá đa dạng từ cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cửa tới cho vay mua ô tô, cho vay du học, mua thiết bị kinh doanh....
Công tác Marketing đang được thúc đẩy và thực hiện rất có hiệu quả tại VPBank. Tiến bộ đầu tiên là việc cho ra đời Website của ngân hàng- một trang điện tử cung cấp nhiều thông tin bổ ích về tình hình tài chính – ngân hàng trong nước đồng thời có tác dụng quảng bá rất hữu hiệu VPBank với độc giả, khách hàng trong và ngoài nước. Thứ hai đó là việc thực hiện một loạt các chương trình khuyến mại, huy động có thưởng trên toàn hệ thống, việc tăng cường quảng cáo báo chí, truyền hình, phát tờ rơi đến từng doanh nghiệp và hộ dân cư. Đặc biệt, một loạt các hoạt động giao tiếp công chúng như giao lưu với sinh viên Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế , tài trợ cho chương trình “ Khởi nghiệp” của VTV3, đỡ đầu các bà mẹ Việt Nam anh hùng... được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh và nhất là vị thế cạnh tranh cho VPBank
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.
Hạn chế:
Thứ nhất, đối tượng cho vay còn hạn chế chỉ có các cá nhân,hộ gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở.Do vậy những người sống và làm việc tại Hà Nội nhưng chưa có hộ khẩu Hà Nội, những người làm việc ở các khu liên doanh, khu công nghiệp không thể vay ngân hàng cho mục đích tiêu dùng trong khi chính những người này nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn. Đây cũng là hạn chế của phần lớn các NHTMCP hiện nay như ACB, Techcombank. Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là hai thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó các NHTM cần mở rộng cho vay tới các đối tượng từ nơi khác đến và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, mức cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn thấp.Theo chính sách cho vay tiêu dùng tại VPBank thì khách hàng được vay tối đa 70% giá trị của tài sản đảm bảo(phần lớn là giá trị nhà đất) giá trị này do phòng thẩm định tài sản đảm bảo định giá (và thường thấp hơn so với giá trị thị trường) Song do thẩm định chưa tốt, không nắm chắc được khả năng trả nợ của khách hàng nên ngân hàng thường chỉ cho vay ở mức 45%-55% giá trị tài sản đảm bảo, không thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng. Số tiền này còn nhỏ đặc biệt với đối tượng khách hàng có thu nhập cao, có nhu cầu được vay cả giá trị tài sản đó. :
Thứ ba, sản phẩm cho vay tiêu dùng của VPBank còn quá nghèo nàn, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống như: Mua nhà, mua ô tô Các sản phẩm như cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt khu vực nông thôn Việt nam còn rất hạn chế. Nhu cầu vay của cán bộ công nhân viên chủ yếu để sửa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, chữa bệnh, đóng học phí… nên dư nợ cho vay loại này là từ 1 năm đến dưới 5 năm (trung hạn). Sản phẩm dịch vụ này đã được nhiều ngân hàng triển khai, không kể các ngân hàng quốc doanh lớn như ngân hàng ngoại thương (VCB) với mức cho vay tối đa/cán bộ công nhân viên là 50 triệu và thời hạn vay có thể dài tới 5 năm, mà các NHTMCP như Sacombank hay ACB đều nâng mức nay lên 30 triệu/ cán bộ công nhân viên ,phần nhiều là thời hạn từ 1đến 3 năm. Thời gian tới VPBank lên xem xét triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ mới này.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất: Trình độ quản trị điều hành của ngân hàng đôi lúc chưa theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình hoạt động của ngân hàng mình nên không có những điều chỉnh chỉ đạo kịp thời. Thí dụ điển hình là việc xây dựng chiến lược cạnh tranh và chiến lược Marketing tại VPBank chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, phòng Marketing của VPBank vẫn chỉ là một bộ phận nhỏ trực thuộc phòng Tổng hợp Hội sở. Do đó các công tác nghiên cứu đánh giá, phân tích thị trường và quảng bá hình ảnh còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do chưa xác định đúng đắn vai trò của việc nâng cao sức cạnh tranh nên ngân hàng chưa xây dụng được một chiến lược cạnh tranh hoàn chỉnh, chưa có hệ thống chỉ tiêu theo dõi và đánh giá về sức cạnh tranh của ngân hàng mình. Ngoài ra, sự thiếu linh hoạt trong việc áp dụng “chiến lược ngân hàng bán lẻ” cũng làm cho VPBank đang bỏ qua một lượng lớn khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu nhưng cũng rất quan trọng là những doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn.
Thứ hai: Là một NHTMCP nhỏ, lại trải qua thời gian dài khủng hoảng nên cho dù hoạt động kinh doanh đã ổn định và tăng trưởng trở lại nhưng uy tín và hình ảnh của VPBank vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng, nhất là trong mối quan hệ với NHNN và các ngân hàng đại lý ở nước ngoài.
Thứ ba:Trong điều kiện hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hang thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam.docx