MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I. BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3
1.1. Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Bảo Hiểm Nhân Thọ 3
1.2 Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Bảo Hiểm Nhân Thọ 6
1.3 Các Loại Hình Bảo Hiểm Nhân Thọ Cơ Bản 9
1.5. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 13
II. CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 15
2.1. Khái Niệm Về Năng Lực Cạnh Tranh 15
2.2 Tính Tất Yếu Khách Quan Phải Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh 17
2.3 Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của BVNTHN 18
2.4 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng lực Cạnh Tranh Của BVNTHN 19
2.4.1 Các nhân tố bên trong 19
2.4.2. Các nhân tố bên ngoài 21
2.5 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Một Doanh Nghiệp Bảo Hiểm 23
2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của công ty 23
2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ 25
2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động nghiệp vụ. 25
2.5.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự thỏa mãn của khách hàng 26
2.5.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 27
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 28
I. MỘT VÀI NÉT VỀ BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 28
II. BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 33
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 36
3.1.Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội 36
IV. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 42
4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 42
4.1.1 Hiệu quả khai thác của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội 42
4.1.2. Hiệu quả khai thác của tư vấn viên theo doanh thu phí bảo hiểm 44
4.2 Nhóm Chỉ tiêu Thỏa Mãn Khách Hàng 45
4.2.1 Tỷ lệ tái tục và mua thêm 45
4.2.2. Thị phần của BVNTHN 47
4.3 Nhóm Chỉ tiêu Liên Tục Đổi Mới 50
4.3.1 Chỉ tiêu sản phẩm mới 51
4.3.2: Dịch vụ mới 51
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 53
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 53
1.1 Dự Báo Thị Trường Trong Thời Gian Tới 53
1.2. Nhiệm Vụ Của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội 54
1.3 Phân Tích SWOT với BVNTHN 54
1.3.1. Điểm mạnh 55
1.3.2. Điểm yếu 57
1.3.3. Cơ hội 57
1.4 Thách Thức 59
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 60
2.1 Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực 60
2.2. Các giải pháp đẩy mạnh khâu khai thác : Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Nghiên cứu thị trường: 61
2.2.2. Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường 61
2.2.3.Nâng cao chất lương dịch vụ trước và sau khách hàng 62
2.2.4 Nghiên cứu khả năng của các đối tượng cạnh tranh 63
2.3 Nâng Cao Thương Hiệu Của BVNTHN 64
III. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BVNTHN 65
3.1. Cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp Error! Bookmark not defined.
3.2 Có chính sách đào tạo hợp lý 66
Kết luận 68
Danh mục tài liệu tham khảo 69
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt nhân thọ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành lập doanh nghiệp, các quỹ và các khoản tích lũy.
Nguồn vốn vay: gồm các khỏan vay ngắn hạn và dài hạn,các khoản phải trả về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BH như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi giám định, đặc biệt doanh nghiệp BH có vốn vay là các quỹ DPNV.
Quỹ DPNV của doanh nghiệp BH nhân thọ chủ yếu gồm: Dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng đảm bảo cân đối.
_ Dự phòng phí : Dự phòng phí của doanh nghiệp BH được tính theo công thức:
Dự phòng phí = tỷ lệ phí chưa x phí BH
được hưởng
Dự phòng bồi thường, được sự dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được giải quyết cho đến cuối năm tài chính;
Dự phòng chia lãi, được sử dụng để chia lãi theo thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
Dự phòng đảm bảo cân đối được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
Năng lực tài chính đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng thanh toán, tạo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Bởi vì khác với các doanh nghiệp khác, vấn đề tài chính của doanh nghiệpBH là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm BH do chu trình kinh doanh ngược làm cho chi phí phát sinh trong nhiều trường hợp là không thể dự đoán được. Khách hàng sẽ yên tâm hơn khi tham gia BH vào những công ty này và đây là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp BH giữ vững và phát triển thị phần, đảm bảo sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp.
2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ
Hiệu qủa kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng, là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những hiệu quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Những chỉ tiêu như : tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh, chứ chưa đề cập đến chi phí trong kinh doanh. Nếu chi phí tăng nhanh và sử dụng lãng phí thì về lâu dài, tốc độ tăng đó sẽ không có ý nghĩa và hòan tòan không có hiệu quả.
Các chỉ tiêu là:
Hiệu quả theo doanh thu = doanh thu nghiệp vụ/ chi phí nghiệp vụ
Hiệu quả theo lợi nhuận = lợi nhuận trước thuế / chi phí của nghiệp vụ
Hiệu quả sử dụng tài sản = lợi nhuận trước thuế / tổng giá trị tài sản
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = lợi nhuận sau thuế / NVCSH
Đối với doanh nghiệp BH thì nghiệp vụ nào có hiệu quả kinh doanh cao sẽ là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của nghiệp vụ đó trên thị trường. khi đã có hiệu quả kinh doanh vào thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động nghiệp vụ.
Mục tiêu của một doanh nghiệp BH là tối đa hóa giá trị cung cấp cho khách hàng bởi khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm nào đem lại giá trị tối đa cho họ. Đồng thời khách hàng cũng sẽ là người đánh giá chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào được nhiều khách hàng lựa chọn sẽ là doanh nghiệp có vị thế thị trường trong nghiệp vụ đó.
Trong lĩnh vực BH, chất lượng hoạt động khai thác, chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng, giám định, bồi thường…
Ví dụ khi đánh giá tình hình giám định, bồi thường có thể sử dụng các tiêu chí như:
Số vụ khiếu nại đòi bồi thường giải quyết trong kỳ
Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ
Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ
Số vụ bồi thường sai sót trong kỳ
Tỷ lệ giải quyết bồi thường
Tỷ lệ tồn đọng
Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ
2.5.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự thỏa mãn của khách hàng
Có thể nói đây là nhóm chỉ tiêu mang tính tổng hợp nhất vì các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để thu hút được nhiều khách hàng thông qua việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của họ. Sự hài lòng của khách hàng mang tính chủ quan của chính khách hàng vì vậy việc hình thành một nhóm chỉ tiêu để đánh giá gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi họ nhận được một dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu, với chất lượng đúng như khách hàng mong đợi, và với giá cả hợp lý.
Chỉ tiêu này có thể đánh giá qua sơ kết, tổng kết tập hợp nhận định của nội bộ, qua kiểm soát tổn thất, qua giải quyết bồi thường, qua xử lý khiếu nại của khách hàng, đánh giá sự nhìn nhận của khách hàng về hình ảnh, uy tín của công ty, về sản phẩm mà khách hàng đã hoặc đang sử dụng, qua việc tiến hành các công cụ nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn khách hàng và chuyên gia trong ngành, hoặc thuê công ty nghiên cứu thị trường… Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể căn cứ vào thị phần hiện có của công ty để định lượng được sự hài lòng của khách hàng. Sở dĩ như vậy vì khách hàng sẽ chỉ chọn lựa tham gia BH tại công ty nào có những sản phẩm có thể đem lại lợi ích lớn nhất cho họ. Doanh nghiệp có thị phần càng cao chứng tỏ sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty càng cao.
2.5.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Quá trình cạnh tranh thực chất là quá trình đổi mới hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với thị trường. Do thị trường luôn luôn thay đổi vì vậy khả năng đổi mới linh hoạt trở thành một chỉ tiêu phán ánh năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp BH. Thực tế cho thấy các đổi mới tuy không phải lúc nào cũng gặt hái được thành công song một doanh nghiệp bảo hiểm không thể coi là có sức cạnh tranh nếu luôn giữ nguyên tình trạng kinh doanh của mình trong khi các đối thủ cạnh tranh luôn luôn vận động và phát triển.
Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp BH là rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau, nó vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, vừa định lượng mà cũng rất định tính. Do đó các chỉ tiêu dùng để đánh giá và phân tích đề cập ở trên cũng không thể phán ánh hết được. Nó chỉ phản ánh lên những nét khái quát nhất, tổng quan nhất về năng lực cạnh tranh vủa một doanh nghiệp BH.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI
I. MỘT VÀI NÉT VỀ BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI
Công ty Bảo Việt Nhân Thọ ( BVNT) trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam- Bảo Việt, ra đời theo Quyết định số 568/TC/QĐ/TCCB ngày 22/06/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Cùng năm này Bảo Việt được Nhà nước xếp loại “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt”, trở thành một trong 25 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của Bảo Việt. Cũng ngày 22/06/1996 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Lần đầu tiên người dân được biết đến một loại hình bảo hiểm mới - Bảo Hiểm Nhân Thọ. Ngày 01 tháng 8 năm 1996, Bảo Việt triển khai hai sản phẩm đầu tiên trên thị trường là An Sinh Giáo Dục và Hợp Đồng Nhân Thọ Hỗn Hợp với thời hạn 5 và 10 năm. Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn và vất vả của công ty bảo hiểm nhân thọ, vì khái niệm bảo hiểm nhân thọ lúc này còn quá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Tuy khó khăn nhưng các cán bộ công nhân viên của Bảo Việt không ngừng cố gắng để tiếp thị sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đến khách hàng và mang lại những kết quả ban đầu. Đến cuối năm 1996 số hợp đồng có hiệu lực là 1.200 hợp đồng, doanh thu đạt 997 triệu đồng.
Năm 1997, sự lạ lẫm rụt rè của năm 1996 rồi cũng qua đi, nhường chỗ cho những bước đi ngày một tự tin vững chắc của đội quân “ nhân thọ”. Phong trào khai thác tập thể bắt đầu diễn ra mạnh mẽ bằng việc tổ chức các buổi giới thiệu BHNT tại các hội nghị lớn ở các trường đại học, bệnh viện,…trong thành phố. Đồng thời người dân Hà Nội cũng được phổ biến kiến thức về BHNT qua hệ thống loa phóng thanh tại 36 phường nội thành. Kết quả năm 1997, BVNT hoàn thành 270,8% kế hoạch năm, số lượng hợp đồng khai thác mới gấp 12 lần so với năm 1996.
Ngày 19/2/1997, theo Quy định số 137-TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài Chính, Trung tâm đào tạo Bảo Việt được thành lập với chức năng đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại viên chức và đại lý bảo hiểm của Bảo Việt nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm và các kiến thức khác theo chương trình do Bảo Việt quy định.
Năm 1997- 1998, đánh dấu một bước trưởng thành và phát triển mới :Bảo Việt chính thức mở rộng phạm vi của mình. Ngày 01/01/1998, Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam thành lập một phòng quản lý về bảo hiểm nhân thọ riêng nhằm quản lý tình tình hoạt động của các công ty đóng tại địa phương. Do vậy, công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ được đổi thành Bảo Hiểm Nhân Thọ Hà Nội và chỉ thực hiện chức năng quản lý tình hình kinh doanh trên địa bàn thủ đô. Trong năm công ty đã thành lập thêm 7 phòng khai thác khu vực nâng tổng số phòng khai thác lên 9 phòng phủ kín địa bàn thành phố.
Năm 1999, sự gia nhập thị trường của 3 công ty BHNT nước ngoài báo hiệu sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt nhưng sôi động. Điều đó cũng cho thấy thị trường BHNT Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn song cũng đặt ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trước tình hình đó, công ty hướng trọng tâm vào “ chất lượng dịch vụ” đáp ứng được nhu cầu của thị trường, chuẩn bị cho cạnh tranh. Trước hàng loạt sự thay đổi của thị trường cũng như bản thân công ty năm 1999, doanh thu phí bảo hiểm bằng 183% so với doanh thu năm 1998.
Năm 2000, BVNT đã rời “nơi ở trọ” về trụ sở 94 Bà Triệu. Đồng thời đây cũng là năm bản lề đánh dấu hàng loạt sự thay đổi của công ty. Ngày 20/04/2000, Bộ trưởng BTC ký quyết định đổi tên công ty BHNT thành công ty BHNTHN như hiện nay. Bên cạnh đó cạnh tranh trên thị trường lúc này đặc biệt sôi động với sự góp mặt của 4 công ty BHNT nước ngoài( Prudential, AIA, Bảo Minh-CMG, Chinfon Manulife). Trong bối cảnh đó trước sự bùng nổ của số lượng hợp đồng khai thác mới, lần đầu tiên trong hệ thống BHNT, BHNTHN đã áp dụng thành công mô hình cán bộ chuyên thu phí, vừa nâng cao chất lượng của công tác quản lý tài chính, tăng tỷ lệ thu phí định kỳ cũng như tạo điều kiện để các cán bộ chuyên khai thác đạt kết quả khai thác tốt hơn. Phương châm” phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” được khẳng định bằng việc thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng thuộc phòng Phát Hành Hợp Đồng. Bên cạnh đó, với chức năng thực hiện công tác dịch vụ khách hàng, giải đáp thắc mắc khiếu nại của khách hàng thông qua việc thiết lập đường dây nóng và hỗ trợ khai thác. Phòng dịch vụ khách hàng( tiền thân của phòng Marketing ngày nay) được thành lập đã góp phần tăng sức mạnh của những” cú huých” vào việc nâng cao chất lượng phục vụ cả nước và sau bán hàng của công ty. Với những chuyển biến tích cực trên, năm 2000 đi qua với con số kỷ lục về số hợp đồng khai thác mới- 20.659 hợp đồng.
Năm 2001, năm đầu tiên bước sang thiên niên kỷ mới, BVNTHN đánh dấu sự kiện này bằng việc chi trả cho khách hàng đầu tiên ở Việt Nam đáo hạn hợp đồng BHNT. 151 khách hàng đầu tiên đã chứng kiến cho lời hứa của Bảo Việt trong 5 năm đầu hoạt động.
Năm 2002, câu lạc bộ Ngôi sao khai thác được thành lập đã tạo ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các tư vấn viên xuất sắc. Chỉ qua thời gian ngắn hoạt động, CLB đã chứng tỏ sức mạnh của mình với quân số 1/20 quân số của toàn công ty mà doanh thu chiếm tới 1/4- 1/3 doanh thu toàn công ty. Bên cạnh đó việc tham gia CLB sẽ giúp cho các thành viên CLB duy trì và nâng cao kết quả khai thác, thúc đẩy các tư vấn viên phấn đấu từ những” ánh sao” có thể trở thành những “ ngôi sao” để được thử sức trên sân chơi của những VIP. CLB ngôi sao khai thác còn thể hiện tính chuyên nghiệp trong tư vấn BHNT tại Bảo Việt.
Năm 2003, tiếp tục chặng đua đầy can go thử thách, cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nặng ký. Công ty đã đặt ra mục tiêu đến hết năm 2003, bên cạnh việc triển khai sâu rộng trong nội thành thị trường BHNT ngoại thành sẽ trở thành thị trường gần như độc quyền của Bảo Việt. Với mục tiêu đó 20 chương trình thi đua hấp dẫn và sôi động đã ra đời với ngững cái tên mà không thể quên “ Chợ tết no đủ”, “ Hương sắc tháng 3”,” Bước chân thần tốc”,” Sao tháng 8”…đã được phát động, đánh dấu một năm thi đua sôi động nhất trong 7 năm hoạt động. Cũng trong năm cơ chế khoán dành cho nhóm kinh doanh thế hệ mới ra đời- Cơ hội thử sức trong quản lý với những cá nhân xuất sắc. Mô hình nhóm kinh doanh thế hệ mới tạo ra cơ hội cho tư vấn viên có tham vọng trở thành nhà quản lý. Đây là hướng phát triển sáng tạo, thúc đẩy sự nỗ lực của hầu hết các tư vấn viên xuất sắc, tạo ra sự cạnh tranh tích cực để nâng cao hiệu suất làm việc.
Năm 2004, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam tách thành Bảo Việt Nhân Thọ và Bảo Việt Việt Nam. Do vậy Bảo Việt Nhân Thọ từ chỗ trực thuộc Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam chuyển sang trực thuộc Bảo Hiểm Nhân Thọ Việt Nam Thuộc Tổng công ty Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
BVNTVN tách ra hạch toán độc lập tăng thêm cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đặt ra trước công ty
Năm 2005, quy chế thăng tiến mới ra đời tạo ra cho các tư vấn viên có cơ hội tự khẳng định mình. Với mô hình này các tư vấn viên có năng lực phát triển, quản lý ban, nhóm đã có một hệ thống các chỉ tiêu phải thực hiện cho các chức danh quản lý đại lý. Và điểm nổi bật của quy chế mới này là các trưởng ban, trưởng nhóm để giữ được chức vụ đòi hỏi phải luôn luôn nỗ lực để đảm bảo chi tiêu duy trì ban, nhóm của mình. Chứng chỉ “ Giải thưởng chất lượng quốc tế”-IQA của LIMRA là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá tính chuyên nghiệp của các tư vấn viên. Năm 2005 là năm đầu tiên các tư vấn viên được cấp chứng chỉ này và BVNT cũng là doanh nghiệp BHNT đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ. BVNTHN vinh dự có 12 trong số 103 tư vấn viên, thu ngân viên được cấp chứng chỉ đợt này.
Năm 2006, năm thứ 10 công ty hoạt động.. Lần kỷ niệm năm hoạt động thứ 10 này, BVNTHN càng tự hào hơn khi là thành viên của tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt- Tập đoàn Tài chính, Bảo hiểm đầu tiên và vững mạnh bậc nhất ở Việt Nam
Năm 2007, một năm với nhiều thành công của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội khẳng định qua doanh thu phí 220 tỉ và sự ra đời của nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới đặc biệt là sản phẩm có lãi chia đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.
12 năm quả là một chặng đường không hẳn là dài nhưng thành quả mà Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội đạt được thật đáng ghi nhận từ chỗ người dân hoàn tòan xa lạ với khái niệm bảo hiểm đến nay mỗi năm có hàng triệu hợp đồng khai thác mới.
Sau một thời gian thực hiện thí điểm, đầu năm 2008, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt chính thức ra đời, đánh dấu bước phát triển quan trọng của Tổng công ty Bảo hiểm Nhân Thọ Việt Nam nói chung và Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội nói riêng. Theo đó, tên giao dịch chính thức của Bảo Việt Nhân Thọ sẽ là Bảo hiểm Nhân Thọ Bảo Việt. Trên địa bàn Hà Nội, công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội sẽ có tên giao dịch chính thức là Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội.
II. BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI
Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội là công ty thành viên của Tổng Nhân Thọ Bảo Việt. Trải qua hơn 12 năm hoạt động bộ máy của Bảo Việt Nhân Thọ ngày càng lớn mạnh và hoàn thiện hơn.
Hiện nay tại trụ sở 94 – Bà triệu : có 75 cán bộ.
Sô lượng tư vấn viên tại các ban kinh doanh: 880 đại lý.
Chức năng của các phòng ban được quy định như sau:
Giám Đốc: 1 Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty và trước pháp luật về điều hành và hoạt động của công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Phó Giám Đốc: 2 Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện.
Các Phòng Ban:
Phòng Tổng Hợp:
Phòng tổng hợp có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Công tác tổ chức cán bộ, Lao động tiền lương;
- Đảm nhiệm công tác hành chính, văn thư;
- Đảm nhận vấn đề pháp chế của doanh nghiệp;
- Thực hiện việc thi đua khen thưởng;
- Thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp;
Phòng Phát triển và Quản lý đại lý:
Phòng Phát triển và Quản lý đại lý có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Tuyển dụng, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đại lý BHNT;
- Đề xuất và làm đầu mối thực hiện mở rộng các kênh phân phối sản phẩm BHNT;
- Tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của lực lượng bán sản phẩm BHNT và thực hiện các chế độ chính sách đối với đại lý BHNT;
- Xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua trong đại lý BHNT;
Phòng Marketing:
Phòng Marketing có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Nghiên cứu thị trường;
- Khai thác bảo hiểm;
- Hỗ trợ đại lý;
- Công tác tuyên truyền quảng cáo, vật phẩm hỗ trợ;
Phòng Phát Hành Hợp Đồng:
Phòng phát hành hợp đồng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Tổ chức công tác thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm;
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe khách hàng;
- Chấp nhận bảo hiểm và phát hành hợp đồng;
Phòng Dịch Vụ Khách Hàng:
Phòng Dịch vụ khách hàng có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Quản lý tình trạng hợp đồng;
- Giải quyết quyền lợi bảo hiểm;
- Cung cấp thông tin và giải đáp cho khách hàng;
- Chăm sóc khách hàng;
Phòng Tài Chính - Kế Toán:
Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Hạch toán kế toán kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản, tiền vốn, các hoạt động thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Bảo Việt, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh;
- Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của công ty;
- Tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo Công ty chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát và quản lý việc chấp hành các chế độ tài chính kế toán chung của Nhà nước và của Bảo Việt tại công ty;
Phòng Tin Học:
Phòng tin học có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Quản trị dữ liệu của công ty;
- Đảm bảo hoạt động của hệ thống thông tin trong công ty;
- Phát triển hệ thống thông tin của công ty theo định hướng của Tổng công ty;
Phòng Mar-
keting
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng tổng hợp
Phòng phát hành hợp đồng
Phòng phát triển và QL - ĐL
Phòng tin học
Ban kinh doanh số 2
Phòng khai thác BHNT số 22
Ban kinh doanh số 1
….
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI
3.1.Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Là công ty BHNT đầu tiên thực hiện kinh doanh dịch vụ BHNT trên thị trường Việt Nam, BVNTHN nói riêng cũng như BVNT nói chung có được lợi thế là người đi trước. Được “ độc quyền” kinh doanh trong thời gian đầu mà không phải chịu bất cứ sự cạnh tranh nào từ phía các doanh nghiệp BHNT khác. BVNTHN còn có thương hiệu Bảo Việt có tiếng từ hơn 40 năm qua. Và điều này cũng đã ít nhiều giúp công ty có được uy tín, danh tiếng ban đầu và được mọi người biết đến nhiều hơn. Thuận lợi hơn trong công tác tuyên truyền quảng cáo.
Bên cạnh đó, BVNTHN trực thuộc Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt, được đầu tư cơ sở vật chất, có mạng lưới đại lý rộng khắp, hoạt động trên địa bàn dân cư có trình độ dân trí cao, có thu nhập cao và ổn định. Hơn 12 năm hoạt động, Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội đã nhanh chóng phát huy thuận lợi và không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trước áp lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều kinh nghiệm, đã hoạt động lâu năm trên thế giới như Prudential, Manulife, AIA…với công nghệ kỹ thuật hiện đại, phương pháp quản lý tiến đã giúp cho BVNT tự nhìn nhận đánh giá lại mình, có cơ hội học hỏi để khắc phục những nhược điểm chủ quan, áp dụng các phương pháp quản lý điều hành tiến bộ. Cùng với đó là sự cố gắng không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong những năm qua Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội đã bước đầu gặt hái được thành công thể hiện qua doanh thu và hợp đồng khai thác mới không ngừng tăng qua các năm
Bảng 1: Doanh thu và hợp đồng khai thác mới giai đoạn 2003 – 2007
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Hợp đồng khai thác mới
(hợp đồng)
18519
13132
10901
9741
10196
Phí đầu tiên khai thác mới
(tỉ đồng)
28,067
20,846
17,018
18,613
23,695
Tổng doanh thu
(tỉ đồng)
204
215
212
212
220
( Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội)
Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có sự góp mặt của nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài, tuy nhiên kết quả đạt được năm 2007 của BVNTHN đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch đăng ký với Tổng Bảo Việt Nhân Thọ. So với năm 2006, tổng doanh thu tăng nhẹ, kết quả khai thác mới mà công ty đạt dược vẫn giữ ở mức ổn định và tăng trưởng ở một số chỉ tiêu chất lượng khai thác: Số tiền bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng bảo hiểm tăng và phí năm thứ nhất trên một hợp đồng tăng.
Tuy mới chỉ họat động trên thị trường bảo hiểm nhân thọ hơn mười năm nhưng bảo hiểm nhân thọ hà nội không ngừng hoàn thiện khả năng phục vụ và cung cấp dịch vụ làm hài lòng ngay cả khách hàng khó tính nhất. Chất lượng hợp đồng ký kết được trong các năm gần đây rất cao cụ thể giá trị bảo hiểm cao hơn và thời gian tham gia dài hơn thường là 9 – 21 năm. Số hợp đồng đáo hạn năm 2006 là 8300 hợp đồng tuy nhiên số hợp đồng tái tục ngay sau đó đạt gần 40 %.
Đi đôi với chất lượng dịch vụ là sự phong phú của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với điều kiện tham gia vô cùng linh hoạt cho khách hàng lựa chọn. Từ chỗ ban đầu chỉ mới cung cấp được hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đến nay Bảo Hiểm Nhân Thọ Hà Nội đã cung cấp hơn 16 sản phẩm bảo hiểm chính và 5 sản phẩm bảo hiểm bổ sung. Năm 2007 Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội đã cho ra đời 5 sản phẩm bảo hiểm mới. Đặc biệt các sản phẩm có chia lãi nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng và tính hấp dẫn của sản phẩm bảo hiểm trước.
Các sản phẩm chính bao gồm :
Bảo hiểm An Sinh Giáo Dục
Bảo hiểm An Sinh Thành Đạt
Bảo hiểm An Khang Thịnh Vượng
Bảo hiểm An Gia Phát Lộc
Bảo hiểm An Khang Trường Thọ
Bảo hiểm An Hưởng Hưu Trí
Bảo hiểm An Bình Hưu Trí
Bảo hiểm An Gia Thịnh Vượng thời hạn 10,15,20 năm
Bảo hiểm An Gia Tài Lộc
Bảo hiểm An Sinh Lập Nghiệp
Bảo hiểm An Sinh Thành Tài
Bảo hiểm Nhóm An Nghiệp Thành Công
Bảo hiểm liên kết ngân hàng: Techcombank hai sản phẩm, Habubank một sản phẩm
Các sản phẩm bổ sung gồm có
Quyền lợi miễn nộp phí đặc biệt BV –NR 9/2004
Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm BV – NR 8/2004
Bảo hiểm chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn BV – NR7/1998
Bảo hiểm chi phí phẫu thuật BV – NR 6/2001
Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn BV -5/2001
Bảo hiểm tử kỳ BV- NR 4/1999
Bảo hiểm sinh kỳ thuần túy BV – NR 3/19
Bên cạnh đó nhận định thấy chất lượng và số lượng tư vấn viên bảo hiểm là vô cùng quan trọng, Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội đã chú trọng rất nhiều vào công tác này.Số lượng đại lý tuyển dụng mới không ồ ạt như một số năm trước đi dần vào sự ổn định. Cùng với đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng hỗ trợ nhằm giúp các đại lý phát huy hết khả năng của mình
Bảng 2 : Tổng số đại lý và tư vấn viên tuyển mới giai đoạn 2003 - 2007
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Tư vấn viên tuyển mới
1053
429
358
229
243
Tổng số đại lý
1375
1263
990
825
880
(Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội )
Chất lượng đại lý mới tuyển dụng: trình độ Đại học và Cao đang là 25,5%; Trung cấp 7,5%; Phổ thông trung học 67%. Năng suất hoạt động của đại lý mới là 1,35 HĐ/ tháng; 3,543 triệu đồng phí đầu tiên/ tháng; 7,35 triệu đồng phí năm thứ nhất/ tháng. Trong năm 2006 công ty đã xây dựng chế độ tuyển dụng trong đó: trả thù lao theo mức, không theo tỷ kệ phần trăm, tập trung vào các đại lý mới có kết quả khai thác từ khá trở lên, có thù lao cho người hướng dẫn đào tạo ban. Ngoài chế độ tuyển dụng công ty còn hỗ trợ các ban về đào tạo kỹ năng tuyển dụng, tổ chức 2 hội nghị tuyển dụng quy mô lớn, 3 hội nghị tuyển dụng theo địa bàn, tổ chức theo ban.
Về công tác nghiệp vụ bảo hiểm:
+ Công tác thu phí(theo kế hoạch tỷ lệ thu phí năm 2006 là 93%) đối với hợp đồng tập thể, phí lớn công ty đều hỗ trợ cho tư vấn viên và thu ngân viên gửi thư thông báo nộp phí, duy trì đều đặn thông báo nợ phí 30 ngày và 60 ngày gửi trực tiếp cho khách hàng.
+ Công tác duy trì hợp đồng: tỷ lệ duy trì hợp đồng luôn giữ mức ổn định
Bảng 3 : Tỷ lệ duy trì hợp đồng giai đoạn 2003-2007
( đơn vị : %)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Tỷ lệ duy trì hợp đồng
98
96,7
96,7
97,0
96,5
( Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội)
Năm 2006 có 8300 hợp đồng đáo hạn tuy nhiên tỷ lệ tái tục ngay sau đó đạt xấp xỉ 40%.Công ty đã duy trì Đội tư vấn tái tục tại văn phòng Công ty với thành phần là đại lý chứng chỉ IQA. Khách hàng được tiếp đón chu đáo và tỷ lệ tái tục cao hơn.
+ Công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm: Trong năm công ty đã tiếp nhận 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33116.doc