MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN 4
1.1.Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.1. Quá trình hình thành 4
1.1.2. Quá trình phát triển 4
1.1.2.1. Giai đoạn 1( 2000 – 2003 ) 4
1.1.2.2. Giai đoạn hai ( 2004 – 2005 ): 5
1.1.2.3.Giai đoạn ba ( 2005 đến nay): 5
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng dến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 5
1.2.1. Sản phẩm chủ yếu của Công ty 5
1.2.2. Thị trường xuất khẩu 6
1.2.3. Đối tác chủ yếu 6
1.2.4.Cơ sở vật chất , trang thiết bị 7
1.2.4.1. Hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần Long Sơn 7
1.2.4.2. Trang thiết bị: 8
1.2.4.3. Quy trình sản xuất giầy da của Công ty cổ phần Long Sơn: 9
1.2.5. Nguyên vật liệu 9
1.2.6. Lực lượng lao động 10
1.2.7.Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty 11
1.3. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty 11
1.3.1. Nhiệm vụ 11
1.3.2. Chức năng 12
1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty 13
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty: 13
1.4.2. Hội đồng quản trị - Chủ tịch hội đồng quản trị 14
1.4.3. Giám đốc Công ty 14
1.4.4. Phòng Quản lý điều hành sản xuất - Quản lý nhân sự 14
1.4.5. Phòng Kế toán - Tài vụ 15
1.4.6. Phòng Xuất nhập khẩu 15
1.5. Kết quả khảo sát về lao động của Công ty cổ phần Long Sơn 16
1.5.1. Cơ cấu lao động của Công ty 16
1.5.2. Hoạt động đào tạo và tuyển dụng của Công ty 18
1.5.3. Hoạt động thực hiện chế độ tiền lương và trả công cho người lao động 18
1.5.4. Hoạt động thực hiện kỹ thuật an toàn và bảo hộ người lao động 19
1.6.Thuận lợi, khó khăn của Công ty cổ phần Long Sơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới 19
1.6.1. Những thuận lợi 19
1.6.2. Những thách thức, khó khăn 20
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 22
2.1. Ngành Da - Giầy Việt Nam 22
2.1.1.Bối cảnh chung ngành Da - Giầy Việt Nam 22
2.1.1.1. Thuận lợi: 24
2.1.1.2.Khó khăn, thách thức: 24
2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng Da – Giầy Việt Nam 25
2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 29
2.2.1.Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 29
2005 – 2007 29
2.2.2.Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố 33
nội lực 33
2.2.2.1.Nguồn lực vật chất và tài chính 33
2.2.2.2.Nguồn nhân lực 37
2.2.2.3.Chiến lược kinh doanh 38
2.2.3.Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm giầy dép thông qua các công cụ cạnh tranh 40
2.2.3.1.Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 40
2.2.3.2.Cạnh tranh bằng giá cả 44
2.2.3.3.Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối 45
2.2.3.4.Cạnh tranh bằng chính sách Marketing 48
2.2.4.Phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm thông qua hệ thống các 50
chỉ tiêu 50
2.2.4.1.Thị phần 50
2.2.4.2.Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 53
2.2.4.3.Năng suất lao động 54
2.2.4.4.Văn hóa Công ty 56
2.2.4.5.Năng lực quản trị thông qua chức năng quản trị chủ yếu 58
2.2.5.Đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007 60
2.2.5.1.Thành tựu đạt được 60
2.2.5.2.Hạn chế và nguyên nhân 62
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI 64
3.1. Phương hướng và kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới 64
3.1.1.Phương hướng chung 64
3.1.2.Giải pháp thực hiện 66
3.2.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 67
3.2.1.Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho Công ty cổ phần Long Sơn 67
3.2.1.1.Các công cụ cạnh tranh Công ty cổ phần Long Sơn và các yếu tố tác động đến việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới 67
3.2.1.2. Phương pháp lựa chọn lợi thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 68
3.2.1.3.Ứng dụng mô hình SWOT phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 69
3.2.2. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 70
3.2.2.1.Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá 70
3.2.2.2.Tiến trình xác định mức giá cơ bản và các bước xây dựng chính sách giá cả của Công ty 71
3.2.2.3.Lựa chọn phương pháp định giá 72
3.2.3.Phát triển kênh phân phối của Công ty 73
3.2.3.1.Ý nghĩa của việc phát triển kênh phân phối của Công ty 73
3.3.3.2.Chức năng của các thành viên trong kênh 73
3.2.3.3.Thiết kế kênh phân phối sản phẩm cho Công ty 74
3.2.3.4.Quản lý kênh phân phối và quyết định phân phối hàng hóa vật chất 76
3.2.4.Giải pháp về đổi mới công nghệ 76
3.2.4.1.Vai trò của đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn 76
3.2.4.2.Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến việc đổi mới khoa học trong Công ty cổ phần long Sơn 77
3.2.4.2.Phương pháp lựa chọn công nghệ thích hợp cho Công ty cổ phần Long Sơn 78
3.2.5.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 80
3.2.5.1.Mục tiêu của đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần
Long Sơn 80
3.2.5.2.Hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty 80
3.2.5.3.Đào tạo kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty 81
KIẾN NGHỊ 84
KẾT LUẬN 86
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm bảo tính êm dịu, không gây cảm giác đau bàn chân.
+ Tính mềm dẻo : tạo sự đàn hồi, cảm giác dễ dàng, thoải mái khi vận động do sử dụng loại vật tư mềm, đàn hồi tốt, nhưng vẫn đảm bảo độ bền theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
+ Ôm chân : phần quai được thiết kế chính xác vừa vặn với cổ chân theo thông số bàn chân của từng vùng khác nhau tạo cảm giác an toàn khi sử dụng.
+ Ma sát : Phần đế ngoài được thiết kế các hoa văn đặc biệt, có độ ma sát cao, chống được trơn trượt, rất phù hợp với các hoạt động thể dục thể thao.
+ Trọng lượng : Sản phẩm giầy da có trọng lượng nhẹ vừa phải, phù hợp với mọi hoạt động đi lại hoặc thể thao, nhưng cũng đảm bảo tính mềm dẻo, che chở cho bàn chân tránh được va đập từ bên ngoài.
+ Tính thẫm mỹ : Sản phẩm giầy dép của Công ty cổ phần Long Sơn đã và đang phát triển và cho ra đời một số kiểu dáng mới lạ theo từng mùa và thị hiếu của từng khu vực khác nhau.
- Công dụng một số chủng loại sản phẩm giầy – dép :
+ Các loại sandal thể thao: Dùng để mang thông dụng ngoài trời cho những vùng khí hậu nóng, phù hợp tính thời trang, dã ngoại.
+ Dép da nữ: Dùng để mang trong những buổi tiệc hoặc dạ hội .
+ Giầy chạy (Jogging): có đặc điểm nhẹ, êm, thông thoáng, mũ quai có thể co dãn được; phần đế sử dụng PU, phylon, EVA,… thích hợp cho thể thao, chạy bộ.
+ Giầy tây: Dùng để mang thông dụng trong công sở, tiệc tùng, khiêu vũ, vv…
+ Giầy bóng rổ, bóng chuyền: có đặc điểm êm chân và thông thoáng , cổ quai vững chắc, có bề ngang rộng tạo sự thoải mái khi rơi từ tên cao xuống, thích hợp cho thể thao bóng rỗ, bóng chuyền.
+ Giầy Tennis: có đặc điểm êm chân và thông thoáng, có khả năng chịu lực tác dụng ngang cao, có túi khí giảm sốc thích hợp cho thể thao, giải trí tennis.
+ Giầy thông dụng: Gọi chung là giầy thể thao thông dụng, phù hợp tính thời trang sử dụng cho thể thao và dã ngoại.
Bảng 2.8.Một số mẫu giầy của Công ty cổ phần Long Sơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành Da - Giầy
Khoản Mục
Công ty cổ phần
Long Sơn
Công ty giầy Thượng Đình
Công ty Biti’s
(1)
(2)
(3)
Giầy tây
Sandal thể thao
Giầy thể thao
2.2.3.2.Cạnh tranh bằng giá cả
Chiến lược giá cả cũng đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần Long Sơn. Mặc dù nó chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn nhưng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực, ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm giầy dép tiêu thụ trên thị trường EU của Công ty và quyết định ký kết hợp đồng gia công của đối tác nước ngoài. Để có thể đưa ra một mức giá phù hợp, Công ty phải xét tới nhiều yếu tố khác nhau như giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất, tỷ suất lợi nhuận, khả năng bán và giá tham khảo của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, để giảm giá gia công đối với các sản phẩm giầy da Công ty đã thực hiện được việc hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, phụ liệu và giảm chi phí quản lý, chi phí nhân công nhưng vấn đảm bảo chất lượng. Trên cơ sở nghiên cứu giá gia công trên thị trường, Công ty đã áp dụng một chính sách giá linh hoạt như đối với mặt hàng chủ lực của Công ty là giầy nam thấp, giầy nữ thấp Công ty áp dụng chính sách giá cao hơn đối thủ cạnh tranh khi xâm nhập vào thị trường mà ở đó khách hàng chủ yếu là khách hàng cao cấp, đòi hỏi chất lượng cao hơn. Đối với một số mặt hàng khác như giầy thể thao, dép xăng đan Công ty lại có định mức giá khác nhau đối với mỗi sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng trên các đoạn thị trường khác nhau. Kết quả là trong 3 năm qua, do áp dụng chính sách giá cả linh hoạt, Công ty đã tăng được khối lượng bán ra rất lớn đặc biệt là tại thị trường mà Công ty mới thâm nhập như Nhật Bản, và một số nước Nam Phi. Trong giai đoạn canh tranh gay gắt như ngày nay, thay vì việc hạ giá thành Công ty nghiên cứu và sản xuất ra những mặt hàng có giá thấp hơn, vừa tạo được tính đa dạng của mặt hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chủng loại hàng hóa.
Bảng 2.9.Tương quan mức giá giầy dép xuất khẩu trung bình của Công ty cổ phần Long Sơn so với một số Công ty khác
ĐVT: USD/ 1 đôi
Tên Công ty
Giầy thể thao
Giầy tây
Dép xăng đan
Long Sơn
7,9 – 8,5
8,0 – 9,0
4,5 – 5,5
Thụy Khuê
7,0 – 8,0
8,0 – 9,0
4,2 – 5,8
Vina Giầy
10,9 – 12
10,67 – 12,97
4,9 – 6
Legamex
8,5 – 9,5
9,5 – 10, 5
6,6 – 7,2
Biti’s
5,7 – 9,6
8,6 – 10,5
6,7 – 8,0
Giá cả các sản phẩm giầy dép của Công ty cổ phần Long Sơn tương đối cạnh tranh so với giá cả của các doanh nghiệp khác trong ngành. Điều này tao điều kiện cho Công ty có thể lựa chọn công cụ cạnh tranh bằng giá để tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho mình trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh ngay càng khốc liệt.
2.2.3.3.Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối
Công ty cổ phần Long Sơn bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực kinh doanh đầu tiên là gia công giầy da xuất khẩu. Chính sách phân phối với thị trường xuất khẩu giầy dép gia công thường ít được biểu hiện. Trong phạm vi Công ty, chi nhánh và nhà máy sản xuất nhận kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu, máy móc thiết bị do đối tác nước ngoài cung cấp. Trên cơ sở đó, Công ty hoạch định kế hoạch phân phối nguyên, phụ liệu, lao động…cho các phân xưởng trong nhà máy sản xuất của Công ty để thực hiện quá trình sản xuất, đảm bảo thực hiện hợp đồng của đối tác theo đúng số lượng, chất lượng và tiến độ đã ký kết trong hợp đồng gia công. Kênh phân phối mà Công ty cổ phần Long Sơn đang áp dụng là kênh phân phối trực tiếp. Công ty đang chuyển dần từ hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Do đó Công ty đã mở thêm chi nhánh tại Hải Dương và sắp tới sẽ mở thêm một số văn phòng đại diện ở một số thị trường xuất khẩu nhằm tìm kiếm các đối tác làm dại lý cho Công ty ở thị trường nước ngoài và một số các tỉnh, thành phố lớn trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Trong đó mặt hàng giầy da thể thao và giầy nữ thấp là những mặt hàng chủ lực của Công ty dã có uy tín vối đối tác nước ngoài. Để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng mạng lưới bán lẻ các sản phẩm giầy dép tại các thành phố trên, 2 năm gần đây Công ty đã áp dụng kênh phân phối ngắn và dài tùy thuộc vào từng khu vực thị trường tiêu thụ của Công ty trong từng khoảng thời gian nhất định.
Kênh phân phối chủ yếu mà Công ty đang sử dụng là kênh phân phối trực tiếp với đối tác chủ yếu là Công ty Thực nghiệp Lữ Việt:
Sơ đồ 2.1.Kênh phân phối hiện tại của Công ty cổ phần Long Sơn
Công ty cổ phần Long Sơn
Công ty Thực nghiệp Lữ Việt
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Nhà bán buôn nước ngoài
So sánh kênh phân phối của Công ty cổ phần Long Sơn với kênh phân phối của Công ty giầy Thụy Khuê:
Công ty giầy Thụy Khuê
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các tổ chức Thương mại nước ngoài
Người tiêu dùng cuối cùng
Sơ đồ 2.2.Kênh phân phối của Công ty giầy Thụy Khuê
Do Công ty giầy Thụy Khuê quyết định hình thức xuất khẩu là trực tiếp nên kênh phân phối của Công ty cũng được thiết kế sao cho Công ty có thể trực tiếp xuất khẩu sản phẩm giầy dép các loại cho Nhà nhập khẩu nước ngoài. Sau đó, các Nhà nhập khẩu nước ngoài có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc thông qua các tổ chức thương mại nước ngoài.
Với kênh phân phối này Công ty giầy Thụy Khuê đã thiết lập được mối quan hệ thương mại với hơn 20 nước trên thế giới như: Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hi Lạp…sử dụng hình thức phân phối bán buôn và phương pháp phân phối rộng rãi cho các Công ty hoặc các hãng nhập khẩu nước ngoài. Cũng giống như Công ty giầy Thụy Khuê, Công ty cổ phần Long Sơn sử dụng kênh phân phối trực tiếp, hoạt động phân phối sản phẩm giầy dép các loại được thực hiện thông qua Công ty Thực nghiệp Lữ Việt nên Công ty tiết kiệm được chi phí nhân lực trong công tác tổ chức kênh và bán hàng ở nước ngoài, Tuy nhiên kênh phân phối này cũng chưa tạo điều kiện cho Công ty tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau, do đó rất khó khăn trong việc thu thập thông tin phản hối từ phía người tiêu dùng.
2.2.3.4.Cạnh tranh bằng chính sách Marketing
Chính sách marketing cho một sản phẩm mới Sau khi dự án sản phẩm mới được thông qua, doanh nghiệp cần soạn chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Marketing có vị trí quan trọng trong sự thành công của phát triển sản phẩm mới.Chiến lược marketing sản phẩm mới của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận trọng yếu sau đây:
- Miêu tả thị trường mục tiêu, dự kiến định vị sản phẩm, lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm đầu bán sản phẩm.
- Quan điểm chung vầ phân phối hàng hoá và dự báo chi phí marketing cho năm đầu.
- Những mục tiêu tương lai về tiêu thụ, doanh số, lợi nhuận, an toàn, xã hội và nhân văn.
Công ty cổ phần Long Sơn đã và đang chú trọng đến việc sử dụng công cụ Marketing mix. Thực chất Marketing mix mà Công ty đang sử dụng là tập hợp bốn biến số chính (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch marketing của doanh nghiệp được gọi là marketing hỗn hợp (marketing mix). Bốn yếu tố của marketing mix tác động tương hỗ, quyết định về yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại.
Bốn "P" của Marketing mix:
Sản phẩm (Product): Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng/dịch vụ mà Công ty sẽ đưa ra thị trường.
Giá (Pricing): Xác định đúng cơ sở giá cho các sản phẩm.
Phân phối (Placement): Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống logistic và vận chuyển sản phẩm.
Xúc tiến bán hàng (Promotion): Giới thiệu và thuyết phục thị trường dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2.4.Phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm thông qua hệ thống các
chỉ tiêu
2.2.4.1.Thị phần
Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp. Nếu xét trong một khoảng thời gian ngắn, sản lượng tăng lên sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên đồng thời chí phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, có nghĩa giá thành đơn vị sản phẩm giảm và ngược lại. Nếu xét trong một thời gian dài, quy mô của Công ty thay đổi, Chi phí cố định cũng thay đổi, khi đó nếu sản lượng tăng thì chi phí bình quân tăng lên vì Công ty phải xây dựng thêm nhà xưởng, mua sắm mới máy móc thiết bị, thuê thêm nhân công. Như vậy khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi mà còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi, trong đó có quy mô của Công ty và sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng sản lượng tiêu thụ nói trên, Công ty cổ phần Long Sơn cần phải tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn ổn định nhằm thu được lợi nhuận cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đồng thời tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.10.Tương quan sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty với một số Công ty khác
ĐVT: Đôi/năm
Công ty cổ phần Long Sơn
Công ty Cổ phần Da – Giầy Việt Nam
Công ty XNK Da giầy
Công ty TNHH – SXKD giầy Quốc Bằng
Công ty cổ phần đầu tư – SX giầy Thái Bình
2.3000.000
3.500.000
3.000.000
7.000.000
8.500.000
( Nguồn: Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam và Công ty Cổ phần Long Sơn)
Biểu 2.5.Sản lượng tiêu thụ trung bình của một số Công ty trong
ngành Da - Giầy Việt Nam
Thị phần tương đối của Công ty cổ phần Long Sơn so với ba đối thủ cạnh tranh tương đối mạnh:
Thị phần tương đối so với Công ty cổ phần Đầu tư – SX giầy Thái Bình
= Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ phần Long Sơn/ Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ phần Đầu tư – SX giầy Thái Bình
= 2.300.000/8.500.000
= 0,2706
Thị phần tương đối so với Công ty TNHH – SXKD giầy Quốc Bằng
= Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ phần Long Sơn/ Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty TNHH – SXKD giầy Quốc Bằng = 2.300.000/7.000.000
= 0,328
Thị phần tương đối so với Công ty giầy Thượng Đình
= Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ phần Long Sơn/ Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty giầy Thượng Đình
= 2.300.000/6.800.000
= 0,338
Bảng 2.11.Sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2005 - 2007
Chỉ tiêu
Thực hiện
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
CL
TL(%)
CL
TL(%)
Sản lượng tiêu thụ
2.064.590
1.870.713
2.156.373
(193.877)
90,6
285.660
115,3%
Bảng 2.12.Sản lượng thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty cổ phần
Long Sơn
Tên sản phẩm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Giầy thấp
1.597.991
259.909
1.759.796
2.Dép sandal
3.622
1.603
141.869
3.Giầy cao cổ
328.772
126.023
254.708
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Long Sơn)
Theo bảng số liệu trên ta có biểu đồ sản lượng giầy dép tiêu thụ phân theo chủng loại sản phẩm của Công ty từ năm 2005 đến năm 2007 như sau:
Biểu 2.6.Sản lượng tiêu thụ giầy dép theo chủng loại của Công ty giai đoạn 2005 - 2007
Giai đoạn 2005 – 2007, do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn có nhiều thuận lợi, nhiều hợp đồng gia công được ký kết, thực hiện, sản lượng giầy dép các loại trong Công ty tăng lên, thị trường xuất khẩu vẫn được duy trì và mở rộng do đó mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm giầy dép xuất khẩu cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2005 – 2007 được thống kê trong Bảng 2.13:
Bảng 2.13.Doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Chênh lệch
TL(%)
Chênh lệch
TL(%)
Doanh thu
22.111,50
20.185,09
23.495,9
(1926,41)
91,28
3310,81
116,40
2.2.4.2.Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh , phản ánh đầy đủ các mặt cả về số lượng và chất lượng của hoạt động sản xuất trong Công ty. Đối với Công ty cổ phần Long Sơn, lợi nhuận không chỉ là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất kinh doanh , tạo lập các quỹ trong Công ty, mà nó còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và cán bộ quản lý nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Giai đoạn 2005 – 2007, Lọi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu giầy da nói riêng của Công ty cổ phần Long Sơn đều tăng, cụ thể là:
Bảng 2.14.Lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Thực hiện
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
CL
TL(%)
CL
TL(%)
Tổng lợi nhuận sau thuế
22.315.000
125.981.000
179.861.000
103.666.000
564,56
53.880.000
142,77
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Công ty cổ phần Long Sơn )
Bảng 2.15.Tỷ suất lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tsln/ doanh thu
0,077
0,461
0,435
Tsln/ chi phí
0,528
3,702
2,602
Tsln/ tổng tài sản
0,063
0,228
0,515
2.2.4.3.Năng suất lao động
Việc Công ty thực hiện các điều chỉnh khi giá cả các yếu tố đầu vào thay đổi là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất có hiệu quả và cạnh tranh với các công ty khác sản xuất các sản phẩm tương tự. Công ty cổ phần Long Sơn không giảm được chi phí sản xuất của mình có thể cố gắng tính giá cao hơn cho các sản phẩm của mình, nhưng điều này sẽ không thực hiện được nếu các Công ty khác có thể sản xuất hàng hóa với chất lượng tương tự với chi phí lại thấp hơn và bán chúng với giá thấp hơn.
Người tiêu dùng sẽ có lợi từ sự cạnh tranh giữa các Công ty vì họ mua được sản phẩm tốt hơn với giá thấp hơn. Và nếu phần lớn các sản phẩm giầy dép mà họ mua đều được làm ra trong các thị trường mang tính cạnh tranh ở mức độ cao, thì ngân sách của họ sẽ cho phép họ mua nhiều sản phẩm hơn với cùng một khoản thu nhập mà họ kiếm được. Tuy nhiên, theo thời gian, để người lao động và Công ty vượt qua sự bế tắc này và có thu nhập và lợi nhuận cao hơn mà không phải tăng giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng và do đó tránh nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh loại ra khỏi thị trường Công ty phải tăng năng suất, hay mức sản lượng mà một ngành công nghiệp hoặc một công ty có được từ mỗi công nhân hoặc mỗi đơn vị yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra các sản phẩm tăng lên. Để tăng năng suất, người lao động và Công ty phải phát triển các sản phẩm mới cho thị trường, hoặc sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn hoặc với chất lượng tốt hơn hay nói cách khác các sản phẩm của họ phải mới hơn, tốt hơn và rẻ hơn.
Năng suất cao hơn có nghĩa là sản lượng của mỗi công nhân sẽ cao hơn, từ đó biến thành sự thịnh vượng hơn, điều này có thể được chia thành tiền lương cao hơn và mức sống tốt hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng năng suất lao động với năng lực cạnh tranh của Công ty, thời gian qua, Công ty cổ phần Long Sơn đã sử dụng nhiều biện pháp để tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy dép của Công ty. Nhờ đó mà sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng từ 2.064.590đôi( năm 2005) lên đến 2.156.373 đôi ( năm 2007). Doanh thu tiêu thụ sản phẩm giầy dép cũng tăng từ 2.225.159.600VNĐ lên đến 30.381.524.000VNĐ.
Bảng 2.16.Năng suất lao động của Công ty cổ phần long Sơn giai đoạn 2005 – 2007
ĐVT: Đôi/ 1 công nhân
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năng suất lao động
1312
1655
1818
Biểu 2.7.Năng suất lao động của Công ty giai đoạn 2005 – 2007
2.2.4.4.Văn hóa Công ty
Văn hóa Công ty cổ phần Long Sơn là một hệ thống ý nghĩa, giá trị, niềm tin, chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong Công ty cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hoạt động của các thành viên.
Đặc điểm của văn hóa Công ty cổ phần Long Sơn :
Tính sáng tạo và sự nhiệt tình, không ngừng học hỏi
Tính chú trọng chi tiết
Tính định hướng kết quả
Tính chú trọng vào con người
Tính linh hoạt, phản ứng nhanh với biến động của môi trường kinh doanh
Biểu trưng trực quan của văn hóa Công ty cổ phần Long Sơn
Kiến trúc đặc trưng : Văn phòng làm việc và phân xưởng của Công ty cổ phần Long Sơn được trang trí bằng một màu trắng tạo cảm giác rộng và thoáng cho không gian làm việc của công nhân viên trong Công ty.Với một đại sảnh ở tầng 1 dẫn thẳng vào văn phòng làm việc của Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị, văn phòng làm việc của các phòng ban được bố trí cạnh nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các công văn đến và đi giữa các phòng ban, thuận tiện cho thực hiện nghiệp vụ văn phòng. Xung quanh khu vực hành chính và phân xưởng của Công ty là một khuôn viên với hàng dừa nước, bồn hoa cây cảnh được xây trên khu đất với tổng diện tích gần 6000m2 tại địa phận thôn Song Mai – Xã An Hồng – Huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng là 1 khu dân cư yên tĩnh, không gian thoáng đãng tạo không khí thư thái cho công nhân viên trong quá trình làm việc và lao động trong Công ty. Công ty còn có khu nhà để xe và khu nhà căng-tin cho công nhân.
Lễ nghi trong Công ty cổ phần Long Sơn: 4 lễ nghi được duy trì và phát huy trong Công ty là : Khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt ( lễ nghi chuyển giao ) tạo thuận lợi cho việc thâm nhập và củng cố vị thế, vai trò mới của nhân viên; Lễ phát phần thưởng cho công nhân , nhân viên có thành tích xuất sắc trong việc góp phần tăng năng suất lao động và sáng tạo, nhiệt tình trong hoạt động sản xuất của Công ty( lễ nghi củng cố) góp phần củng cố các nhân tố hình thành bản sắc và tôn thêm vị thế của các thành viên; Sinh hoạt văn hóa, tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các phân xưởng trong nhà máy( lẽ nghi nhắc nhở ) nhằm duy trì cơ cấu xã hội, làm tăng thêm năng lực tác nghiệp của Công ty.
Biểu trưng văn hóa: Công ty cổ phần Long Sơn chưa có thương hiệu riêng cho mình và cho sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Công ty.
Khẩu hiệu trong Công ty cổ phần Long Sơn được vẽ bằng sơn màu đỏ trên nền hai bên tường màu trắng ở tòa nhà hành chính của Công ty với nội dung:
“ Quyền lợi của chúng ta nằm trong sự phát triển của Công ty
Vượt khó – Sáng tạo – Năng suất – Chất lượng “
Biểu trưng phi trực quan của văn hóa Công ty cổ phần Long Sơn
Văn hóa trong Công ty cổ phần Long Sơn như một lý tưởng là sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Lý tưởng trong Công ty được phản ánh qua nhận thức của công nhân viên trong Công ty trên 3 phương diện sau:
Mối quan hệ trong Công ty mang tính nhân văn đối với môi trường: mối quan hệ chi phối và hòa nhập giữa các thành viên, cá nhân trong Công ty.
Bản chất mối quan hệ con người : Công ty coi trọng tất cả thành tích và sự nỗ lực của cá nhân trong mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Quản đốc phân xưởng và tổ trưởng trong nhà máy của Công ty.
Bản chất của con người là tốt, là năng động , sáng tạo do đó Công ty luôn khuyến khích và động viên công nhân viên bằng cả vật chất và tinh thần nhằm tạo nên hiệu ứng lây và lan trong Công ty, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh .
Một số quan niệm của Công ty cổ phần Long Sơn
Quan niệm về thành công
Quan niệm về bản chất con người
Quan niệm về năng lực cạnh tranh
2.2.4.5.Năng lực quản trị thông qua chức năng quản trị chủ yếu
- Chức năng hoạch định:
Hoạch định là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm: xác định mục tiêu,xây dựng chiến lược tổng thể, thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động.
Trong thời gian qua, công tác hoạch định trong doanh nghiệp đã bao quát các mục tiêu, chiến lược, chính sách, giải pháp cụ thể cho từng chiến lược thuộc từng lĩnh vực quản trị….trong từng khoảng thời gian nhất định và hoạch định phương hướng chiến lược cụ thể trong giai đoạn tiếp theo.Do đó có thể nói công tác hoạch định trong Công ty đã được ban giám đốc và các phòng ban chức năng chú trọng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của Công ty đề ra, doanh thu và lợi nhuận đều tăng, gia công sản phẩm giầy dép các loại đáp ứng hợp đồng kinh doanh với các đối tác nước ngoài, duy trì và tạo việc làm ổn định cho toàn bộ công nhân viên…
- Chức năng tổ chức:
Có thể nói tổ chức là chức năng cơ bản, là công tác rất quan trọng nhằm thực hiện hệ thống mục tiêu đã xác định. Tổ chức : bao gồm việc xác định những việc phải làm, những ai sẽ phải làm những việc đó, các công việc sẽ được phối hợp với nhau như thế nào, những bộ phận nào cần phải được thành lập, quan hệ phân công trách nhiệm giữa các bộ phận đó, và hệ thống quyền hành trong tổ chức.Về chức năng này, Công ty đã thực hiện tốt việc cân đối tiền lương, tuyển dụng lao động ngắn hạn và dài hạn, điều chỉnh lao động giữa các phân xưởng, các phòng ban, phối hợp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh …Tuy nhiên, trước điều kiện môi trường kinh doanh biến động không ngừng, Công ty cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân công công việc cụ thể hơn nữa để đứng vững trong sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường
- Chức năng lãnh đạo:
Công việc trong tổ chức cần phải có người thực hiện. Để đáp ứng yêu cầu đó , nhà quản trị trong cơ cấu tổ chức của Công ty đã tuyển chọn, bố trí, bồi dưỡng và sử dụng, động viên, kích thích người lao động một cách thích đáng. Việc thiết lập quyền hành và sử dụng quyền hành đó được giao cho những nhà lãnh đạo trong Công ty, họ là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, năng nổ, nhiệt tình trong công việc, quan tâm đến đời sống của người lao động.
- Chức năng phối hợp:
Chức năng này bao gồm: phối hợp theo chiều dọc, là phối hợp giữa các cấp quản trị và phối hợp giữa các chức năng, các lĩnh vực quản trị. Công ty luôn duy trì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng đảm bảo nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng quản trị trong sản xuất kinh doanh .
- Chức năng kiểm tra:
Công tác kiểm tra bao gồm việc xác định thu thập thông tin về thành quả thực tế, so sánh thành quả thực tế với thành quả kỳ vọng, và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm bảo đảm tổ chức đang đi đúng đường để hoàn thành mục tiêu.
Quá trình kiểm tra trong Công ty cổ phần Long Sơn được diễn ra liên tục có sự định hướng và chỉ đạo kịp thời của ban giám đốc trước những biến đổi của môi trường kinh doanh . Việc kiểm tra, kiểm soát liên tục đã khắc phục những vướng mắc trong quá trình kinh doanh , giúp cho việc thực hiện kế hoạch được diễn ra trôi chảy.
2.2.5.Đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007
2.2.5.1.Thành tựu đạt được
Thời gian qua ta có thể thấy, Công ty cổ phần Long Sơn đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng giầy dép gia công sang thị trường các nước châu Âu, nhờ vậy mà doanh thu của Công ty vượt mức các chỉ tiêu đề ra tăng từ 90 – 95% hàng xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và gia công chuyển tiếp. Thành tựu quan trọng nhất mà Công ty đạt được trong thời gian qua là Công ty đã chuẩn bị mọi nguồn lực cho việc chuyển dần từ hình thức xuất khẩu gia công sang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.DOC