Doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn biến động không đáng kể qua các năm, doanh thu tăng đều từ năm 2003 đến 2006, giảm ở năm 2007 và tăng mạnh vào năm 2008. Có kết quả như vậy là do năm 2007, Công ty đã áp dụng một số chính sách thuế, đồng thời cải cách hệ thống bán hàng nên hầu hết các đại lý bán hàng vẫn chưa thích nghi được với hình thức bán hàng mới. Đến năm 2008, mọi sự thay đổi đã đi vào khuôn khổ, các đại lý đã quen dần với cung cách bán hàng mới nên kết quả kinh doanh đã có sự cải thiện đáng kể.
Phần lớn doanh thu của Công ty là từ xi măng bao còn các sản phẩm khác như xi măng bột, clinker chiếm tỷ lệ rất ít trong cơ cấu doanh thu.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào? Một doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, năng lực cạnh tranh cao khi doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào bằng cách đa dạng hóa nguồn cung vốn, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lí; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển lợi nhuận; và hơn hết, phải hạch toán chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả một cách chính xác.
IV – CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thẻ hiện thông qua các chỉ tiêu như: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lãi gộp… Các chỉ tiêu này phản ánh kết quả sử dụng các yếu tố vốn, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, lao động, kỹ thuật của doanh nghiệp. Phân tích, so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kỳ này với kỳ trước, so sánh chỉ tiêu trung bình ngành và chỉ tiêu kế hoạch với chỉ tiêu thực hiện, ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận cao và theo chiều hướng phát triển thì nội bộ doanh nghiệp ổn định, mọi thành viên an tâm làm việc, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao.
2. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường:
Thị phần là phần thị trường doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần thể hiện vị thế, phản ánh năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, thị phần còn nói lên sức chi phối thị trường của doanh nghiệp, nó xác định vai trò thống trị thị trường của doanh nghiệp. Thị phần mà càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao, và do đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để phát triển thị phần, ngoài giá cả, chất lượng của sả phẩm, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, thị phần là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Công thức tính thị phần của doanh nghiệp:
Trong đó: Tp: thị phần của doanh nghiệp
Ddn: Doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường
∑Di: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
+ Ý nghĩa: chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp càng lớn, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường càng lớn, phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường lớn.
3. Giá cả:
Giá cả là mối tương quan trao đổi trên thị trường. Giá còn là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Bên cạnh đó, giá cũng là một trong các chỉ tiêu định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong cơ chế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp, mà giá cao chỉ thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.
4. Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp:
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ đó, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Người tiêu dùng luôn luôn ưa chuộng những sản phẩm có chất lượng cao và có các dịch vụ ưu đãi, chăm sóc khách hàng tốt. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng hóa là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, nhất là khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Do đó, chất lương sản phẩm và dịch vụ là tiêu chí xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
5. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp:
Uy tín hay danh tiếng của doanh nghiệp được hình thành là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì, theo đuổi mục tiêu chiến lược đúng đắn, hợp lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng uy tín, thương hiệu cũng như tên tuổi của doanh nghiệp, của sản phẩm càng nổi tiếng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
V - SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA:
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương cho thấy, sau cổ phần hóa, quy mô, hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp hầu hết đều tăng rõ rệt. Vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 140%, hơn 90% số công ty cổ phần hóa làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước tăng 24,9%, cổ tức bình quân đạt hơn 17%/năm. Như vậy, sau cổ phần hoá các doanh nghiệp nước ta đang đứng trước những thời cơ, cơ hội mới rất quan trọng, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới cần phải vượt qua.
1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hóa:
1.1. Cơ hội:
Sau cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển lớn cả về quy mô, giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Bước chuyển đó được đánh giá thực tế từ thị trường, từ sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, sau cổ phần hóa, thị giá cổ phiếu tăng, giá trị doanh nghiệp cũng tăng, nhưng quan trọng hơn là khả năng quản lý doanh nghiệp sẽ phát huy trước yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với ban điều hành, trong trách nhiệm quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực của doanh nghiệp mình.
Mặt khác, cổ phần hóa cũng là cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Đồng thời, sau cổ phần hóa các doanh nghiệp có thể tách quan hệ sở hữu với quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý, sử dụng, giúp doanh nghiệp đã có thể tự chủ, độc lập hơn về những quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhờ cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã tận dụng được những kinh nghiệm trong quản lý, cũng như tiếp cận được một cách bình đẳng công nghệ, vốn tín dụng và nhân lực từ bên ngoài. Đó chính là những yếu kém của doanh nghiệp nước ta mà trước cổ phần hóa chúng ta chưa tự giải quyết được.
Ngoài ra, cổ phần hóa còn tạo điều kiện cho thị trường được mở rộng hơn, môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện. Nó thúc đẩy các cơ quan nhà nước tích cực đổi mới thể chế, chính sách, sắp xếp lại tổ chức quản lý và làm trong sạch đội ngũ công chức, cải cách thủ tục hành chính, chống nạn quan liêu, tham nhũng,… thuận lợi hơn cho yêu cầu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh hiện có và thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp hơn nữa.
Khi cổ phần hóa cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã phân bố được rủi ro, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. Không những thế, các doanh nghiệp còn có khả năng thu hút vốn đầu tư hiệu quả hơn, tiến hành tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
1.2. Thách thức:
Ngoài những thuận lợi, những cơ hội có được từ cổ phần hóa thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cổ phần hóa như sau:
Sau cổ phần hóa, áp lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp tăng lên, yêu cầu của thị trường khắt khe hơn, sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hơn, nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật tốt về mọi mặt cho quá trình cổ phần hóa.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp tiến hành quá trình cổ phần hóa khi mà chưa nắm vững về quy trình thực hiện cũng như giá trị mà mô hình quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa mang lại nên còn rất lúng túng trong quá trình điều hành và quản lý, khiến doanh nghiệp trong những giai đoạn đầu sau cổ phần hóa đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp cổ phần chưa có sự đổi mới thực sự trong quản trị công ty; phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế này rõ nhất là ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ cố phần chi phối, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đều từ doanh nghiệp nhà nước trước đó chuyển sang.
Trong một số doanh nghiệp cổ phần, người lao động - cổ đông do nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, phần do sự hiểu biết pháp luật về doanh nghiệp cổ phần còn hạn chế, nên có nơi quyền làm chủ chưa được phát huy, ngược lại có nơi lạm quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị, sự điều hành của giám đốc. Nhiều nội dung của cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp cổ phần như: chính sách tiền lương, tiền thưởng … vẫn còn áp dụng như doanh nghiệp nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Thời kỳ đầu do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài nên số vốn huy động ngoài xã hội vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Ngoài ra, vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cố phần chi phối, phổ biến nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông. Việc thu hút vốn cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 24,1% vốn điều lệ; mới có trên 20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc người lao động trong một số doanh nghiệp bán bớt cổ phần ưu đãi sau khi mua đã làm giảm tác dụng của chính sách khuyến khích người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa:
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh phải có những nguồn lực nhất định. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh để tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.
Thực chất của khả năng cạnh tranh là tạo ra nhiều hơn một ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, thương hiệu, thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường… Muốn vậy, doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ nhân công,… Hay nói cách khác, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế lực của doanh nghiệp đó trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu khách quan. Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì doanh nghiệp phải luôn tìm tòi mọi cách để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ,… hay phát huy mọi lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong thỏa mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường.
Để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh để tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Muốn vậy, buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Hơn nữa, khi nền kinh tế mở cửa, thuận lợi hơn với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần hóa trong tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn.
Mặt khác, khi nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước không được bao cấp nữa mà phải tự quyết định các vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp mình thì buộc phải chấp nhận các quy luật của thị trường và chấp nhận cạnh tranh. Chính điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải hướng mình vào guồng quay của sự cạnh tranh nếu không muốn phải tự đào thải khỏi thị trường.
Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong
những năm 2003 – 2008
I - KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2003 – 2008:
Trong thời gian vừa qua, công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã thu được những kết quả tốt về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những đơn vị sản xuất và tiêu thụ xi măng lớn trong Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, xứng đáng là đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng đều hàng năm, các chỉ tiêu tài chính luôn luôn ổn định và có hiệu quả, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm đều tăng từ 15% đến 50% so với các năm trước đó. Thu nhập bình quân của người lao động tăng cao và ổn định. Hơn nữa, Xi măng Bỉm Sơn luôn chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân với mục tiêu tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và công nhân kỹ thuật lành nghề, năng lực thiết bị ngày càng hiện đại. Xi măng Bỉm Sơn đã và đang tham gia cung cấp cho xây dựng dân dụng vào rất nhiều những công trình trọng điểm của đất nước như: Thuỷ điện Hoà Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh, đường dây 500kw Bắc- Nam,…
1. Đánh giá về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người/ tháng:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn từ 2003 – 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
Tỷ đồng
1.307,1
1.560,2
1.553,2
1.602,8
1.547,0
1.936,1
Tốc độ tăng doanh thu
%
16,22
- 0,44
3,16
-3,43
25,15
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
83,664
89,129
99,821
88,152
88,920
84,327
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
65,016
84,513
107,602
117,272
139,044
216,011
TNBQ 1người/ tháng
Nghìn đồng
3.519
3.754
4.152
4.287
4.896
4.571
(Nguồn: phòng kế toán thống kê tài chính và phòng kinh tế kế hoạch )
Từ bảng trên ta có một số nhận xét như sau:
- Tổng doanh thu tăng giảm, biến động không đều qua các năm:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn qua các năm 2003 – 2008
(Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch và kế toán thống kê tài chính)
Doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn biến động không đáng kể qua các năm, doanh thu tăng đều từ năm 2003 đến 2006, giảm ở năm 2007 và tăng mạnh vào năm 2008. Có kết quả như vậy là do năm 2007, Công ty đã áp dụng một số chính sách thuế, đồng thời cải cách hệ thống bán hàng nên hầu hết các đại lý bán hàng vẫn chưa thích nghi được với hình thức bán hàng mới. Đến năm 2008, mọi sự thay đổi đã đi vào khuôn khổ, các đại lý đã quen dần với cung cách bán hàng mới nên kết quả kinh doanh đã có sự cải thiện đáng kể.
Phần lớn doanh thu của Công ty là từ xi măng bao còn các sản phẩm khác như xi măng bột, clinker chiếm tỷ lệ rất ít trong cơ cấu doanh thu.
- Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm và không có những biến động đáng kể. Mặc dù công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn do giá bán giảm nhưng do việc quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên lợi nhuận ngày càng cao.
- Tỷ lệ nộp ngân sách của Công ty tăng giảm thất tjhường:
Tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của Xi măng Bỉm Sơn có mức biến động đáng kể, như tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất trong giai đoạn này là năm 2005 với mức tăng là 12% còn năm 2006 lại giảm đột ngột là 11.69%, tuy nhiên sự biến động đó hoàn toàn phù hợp với sự tăng giảm, biến động của lợi nhuận qua các năm trong giai đoạn này.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nộp ngân sách của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008
(Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch và kế toán thống kê tài chính)
- Thu nhập bình quân 1 tháng của các cán bộ công nhân viên trong Công ty có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng trung bình, không cao. Cao nhất là năm 2007 tăng được 609 nghìn đồng/ người, còn thấp nhất là năm 2006 chỉ tăng được 135 nghìn đồng/ người.
Năm 2007 là năm Công ty có những thay đổi cơ bản về công tác tổ chức và nhân sự. Chuyển đổi chi nhánh thành Văn phòng đại diện; bổ nhiệm, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty; giải quyết chế độ chính sách cho 143 người (chủ yếu là lao động dôi dư ở các chi nhánh) và tiếp nhận 62 lao động (trong đó có 61 trường hợp là đổi hạt bố mẹ về con vào). Chính vì vậy đã cắt giảm được một số khoản chi phí cùng với đó là sự thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, thu được nhiều lợi nhuận nên mức lương của các cán bộ trong năm 2007 đã được cải thiện đáng kể. Tạo động lực, khuyến khích người lao động hăng say hơn, yêu công việc của mình hơn, giúp cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một đi lên.
Biêu đồ 2.3: Mức tăng thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008
( Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính)
Năm 2007 là năm Công ty có những thay đổi cơ bản về công tác tổ chức và nhân sự. Chuyển đổi chi nhánh thành Văn phòng đại diện; bổ nhiệm, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty; giải quyết chế độ chính sách cho 143 người (chủ yếu là lao động dôi dư ở các chi nhánh) và tiếp nhận 62 lao động (trong đó có 61 trường hợp là đổi hạt bố mẹ về con vào). Chính vì vậy đã cắt giảm được một số khoản chi phí cùng với đó là sự thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, thu được nhiều lợi nhuận nên mức lương của các cán bộ trong năm 2007 đã được cải thiện đáng kể. Tạo động lực, khuyến khích người lao động hăng say hơn, yêu công việc của mình hơn, giúp cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một đi lên.
Tuy mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty có tăng chứng tỏ đời sống của họ có tăng lên song vẫn không đáng kể. Năm 2007 có tăng nhưng trong điều kiện giá cả lương thực, thực phẩm và tất cả các mặt hàng đều tăng thì mức tăng đó cũng không thể bù đắp được. Do đó, mục tiêu những năm sắp tới của Công ty cần phải đạt được là nâng cao hơn nữa thu nhập của cán bộ công nhân viên. Từ đó nâng cao đời sống lao động của Công ty nó riêng và của xã hội nói chung.
2. Đánh giá về sản lượng sản xuất và tiêu thụ:
Bảng 2.2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn từ 2003 – 2008
Diễn giải
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
2008
1.SL sản xuất
Nghìn tấn
Clinker
Nghìn tấn
1.443,08
1.682,19
1.635,32
1.564.302
1.688.480
1.731.571,00
Xi măng
Nghìn tấn
1.817,02
2.247,85
2.233,43
2.315.371,93
2.255.750,60
2.427.417,57
2.SL tiêu thụ:
Nghìn tấn
Clinker
Nghìn tấn
152,40
235,99
105,70
46,44
20,97
71.214,51
Xi măng
Nghìn tấn
1.825,46
2.188,18
2.266,06
2.365,29
2.287,67
2.565.125,79
(Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch và phòng kế toán thống kê tài chính)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, trong những năm gần đây sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty tương đối ổn định, mặc dù công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn và giá bán giảm dần. Sản lượng sản xuất tăng dần theo các năm, điều đó phù hợp với sự phát triển cũng như nhu cầu tiêu dùng của xã hội, và do đó cũng kéo theo sự gia tăng của tổng giá thành. Clinker cũng có sản lượng sản xuất tăng dần theo các năm, nhưng khả năng tiêu thụ lại tăng giảm thất thường và đóng góp vào sản lượng tiêu thụ là rất ít mặc dù vẫn sản xuất nhiều, điều đó chứng tỏ Công ty đã tự cung tự cấp được cho sản xuất, có đủ cliker để dùng cho sản xuất xi măng, không phải mua từ các công ty khác. Bên cạnh đó, do thị trường xi măng biến động lớn, mức sản xuất trong phạm vi toàn quốc tăng lên rất nhanh do đã có nhiều nhà máy lớn đi vào hoạt động và sản xuất ổn định. Xi măng liên doanh có lượng tương đối lớn, là những công ty liên doanh vốn chủ yếu của nước ngoài do đầu tư mới nên được miễn giảm thuế. Vì vậy công tác xử lý giá cả đến từng thị trường rất linh hoạt, không bị ràng buộc bởi cơ chế quản lý của nhà nước. Cho nên việc tăng giảm thị phần trên thị trường đối với những công ty này hoàn toàn là do chủ quan, vì một lượng không nhỏ xi măng lò đứng là do địa phương quản lý cho nên việc xây dựng các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng trong địa phương luôn được các địa phương ưu tiên cho loại xi măng của mình. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng công ty xi măng Việt Nam cũng như việc tổ chức và đề ra những biện pháp có hiệu quả linh động của lãnh đạo công ty như chính sách khuyến mại hoa hồng đã thực sự tạo được động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
3. Đánh giá sản phẩm chủ yếu:
Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã cung cấp cho thị trường gần 30 triệu tấn sản phẩm chất lượng cao. Hiện sản phẩm của Công ty rất đa dạng và đảm bảo chất lượng như: Xi măng Pooc Lăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40 được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997; Xi măng Pooc Lăng PC 40, PC 50 được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682:1999; Clinker thương phẩm Ppc40 được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7024:2002. Các sản phẩm của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đều có chất lượng ổn định, độ dư mác cao, có lợi cho người tiêu dùng, an toàn trong quá trình lưu kho, vận chuyển, sử dụng và giá cả hợp lý nhất. Trước sự tín nhiệm của người tiêu dùng, hiện các nhà máy luôn phải hoạt động hết công suất để cố gắng cung cấp sản phẩm cho thị trường.
II – PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG NHỮNG NĂM 2003 – 2008:
1. Phân tích môi trường vĩ mô:
1.1. Yếu tố kinh tế:
Trong những năm vừa qua, các yếu tố kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, hay hoạt động của Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng mà cụ thể là công ty cổ phần xi măng Việt Nam.
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tốc độ tăng (%)
7.34
7.79
8.44
8.17
8.5
11
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2003 – 2008
(Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 – 2009)
Trong giai đoạn 2003 – 2008, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao và tương đối ổn định. Đời sống nhân sân được cải thiện. Điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xây dựng nói chung, Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng và cụ thể hơn nữa là Công ty CPXM Bỉm Sơn. Tốc độ kinh tế tăng cao làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới. Đây là cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội dó là mối đe dọa của sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới, chi phí và tiền lương của Công ty cũng tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.
Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng , tỷ lệ lạm phát cũng tăng mạnh làm xáo trộn nền kinh tế, lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trỏe nên khó lường hơn trước. Đặc biệt trong năm 2008, cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mỹ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và nước ta cũng đã chịu ảnh hưởng rất lớn, lãi suất ngân hàng tăng cao, biến động khôn lường, các hoạt động đầu tư, sản xuất của Công ty trở thành hoạt động măng tính may rủi nhiều hơn, làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó đoán hơn.
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tỷ lệ lạm phát (%)
3.1
8.4
6.6
12.36
22
Bảng 2.4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2003 – 2008
( Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 - 2009)
Lạm phát tăng cao làm tăng giá nguyên vật liệu và chi phí nhân công.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu qiả sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là những công ty có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu lớn. Trong giai đoạn này, Công ty CPXM Bỉm Sơn đang được đầu tư, nâng cấp và xây dựng các dự án dây chuyền mới, thường xuyên phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng hóa từ nước ngoài với giá trị lớn. Vì vậy, mọi sự thay đổi, dù nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu không dự đoán được sự thay đổi của đồng ngoại tệ thì Công ty sẽ bị thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy, đây là một chướng ngại lớn đối với Công ty CPXM Bỉm Sơn.
1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật:
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới. Hiện nay, nước ta đang tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư và kinh doanh. Sự ổn định về chính trị là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp an tâm kinh doanh, đạt được hiệu quả tốt. Ngoài ra, để các hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đúng hướng thì mỗi quốc gia quản lý bằng các văn bản pháp luật, các chế tài chính sách có liên quan. Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước quy định và công bố các chính sách cụ thể đối với từng thị trường , từng khu vực. Các quy định của Nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22391.doc