Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xuất nhập khẩu Nam Cường

MỤC LỤC

Lời mở đầu.1

Chương 1 : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3

I. Khái luận về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3

1. Khái niệm về cạnh tranh: 3

2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 5

2.1. Thị trường cạnh tranh. 5

2.1.1. Hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 5

2.1.2.Hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. 5

2.2.Cạnh tranh của doanh nghiệp 7

2.2.1.Cạnh tranh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào 7

2.2.2.Cạnh tranh trong quá trình sản xuất 8

2.2.3.Cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ 9

3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 9

II. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 11

1. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 11

1.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia 12

1.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa 13

1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14

2.1 Nhân tố giá cả hàng hóa, dịch vụ 14

2.2 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm 14

2.3 Chất lượng hàng hóa dịch vụ 15

2.4 Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hóa dịch vụ 16

2.5 Nhân tố thời gian 16

2.6 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 17

2.7 Uy tín doanh nghiệp 17

3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 18

III.Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nam Cường 19

1. Những cơ hội và thách thức 19

1.1.Cơ hội: 19

1.1.1. Thị trường thế giới. 19

1.1.2 Thị trường trong nước 19

1.2.Thách thức. 20

2.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh. 22

2.1.Đối với ngành hàng điezel nói chung. 22

2.2.Đối với công ty XNK Nam Cường nói riêng. 22

Chương 2:Cơ sở thực tiễn về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty,phõn tớch và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty XNK Nam Cường. 23

I.Giới thiệu về công ty và khái quát về thị trường . 23

1.Quá trình hình thành và phát triển. 23

1.1.Đặc điểm chung của công ty TNHH Nam Cường 23

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. 24

2.Khái quát về thị trường động cơ diezel. 26

2.1.Tình hình miền Bắc. 26

2.1.1.Nhu cầu sử dụng các loại hình sản phẩm của công ty. 26

2.1.2.Tình hình sản xuất trong nước. 26

2.2.Miền Trung và Miền Nam 26

2.3. Nguồn nguyên liệu 27

3.Mục tiêu và triết lý kinh doanh của công ty. 28

3.1.Mục tiêu của công ty 28

3.2.Triết lý kinh doanh. 29

3.3.Cam kết với khách hàng. 29

3.4.Chính sách sản phẩm mới 29

3.5.Chính sách nâng cao năng lực sử dụng sản phẩm cho khách hàng. 29

4.Sản phẩm và thị trường. 29

4.1.Sản phẩm. 29

4.2.Thị trường. 31

5.Mạng lưới phân phối. 31

II.Đỏnh giá năng lực cạnh tranh của công ty. 32

1.Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. 32

1.1.Nhân tố giá cả. 32

1.2.Sản phẩm và cơ cấu. 33

1.3.Chất lượng sản phẩm. 34

1.4.Phân phối. 34

1.5.Hoạt động bán hàng, marketing. 35

2.Các biện pháp công ty đang thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh. 35

2.1.Những mặt tích cực đã đạt được . 35

2.2.Những mặt hạn chế còn tồn tại. 37

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Nam Cường. 40

I.Mục tiờu,định hướng của công ty cho đến năm 2020. 40

1.Định hướng phát triển của ngành . 40

1.1.Quan điểm phát triển 40

1.2.Mục tiêu của quy hoạch. 40

2.Đinh hướng phát triển của công ty. 40

2.1.Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 40

2.1.1. Phướng án kinh doanh 40

2.1.3. Kế hoạch đầu tư phát triển 41

2.2 . Các biện pháp thực hiện kế hoạch 41

2.2.1. Chiến lược sản phẩm và thị trường 41

2.2.2. Chiến lược Marketting 41

2.2.3. Chính sách quản lý chất lượng 42

2.2.4.Chính sách đối với các yếu tố đầu vào. 43

2.2.5 Chính sách đối với người lao động 43

II.Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty XNK Nam Cường 44

1.Về phía Nhà Nước:Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành hàng. 44

1.1.Về thị trường. 44

1.2.Về đầu tư. 44

1.3.Về nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ. 45

1.4.Phát triển nguồn nhân lực: 45

1.5.Huy động vốn. 45

2.Về phía doanh nghiệp: 45

2.1.Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. 45

2.2.Phát huy nhân tố con người. 47

2.3.Đầu tư hợp lý cho công nghệ. 49

2.4.Giải pháp xây dựng thương hiệu và văn hóa kinh doanh. 50

Kết Luận 51

Tài liệu tham khảo 52

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xuất nhập khẩu Nam Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp. Bên cạnh việc tổ chức một mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp đồng thời cũng cần mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại và các dịch vụ sau bán. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng một cách có hiệu quả. 2.5 Nhân tố thời gian Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay làm cho chu kỳ sống của sản phẩm nói chung có chiều hướng rút ngắn lại. Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh ngày nay là thời gian và tốc độ. Những thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đó giỳp cho những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ kịp thời sẽ vượt lên trên và là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt. Hiện nay ở nhiều nước phát triển, cạnh tranh mang tính chất quan trọng, là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp đang hướng tới. Do vậy, khi xây dựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thường đề cập đến vấn đề “tốc độ thị trường”, “cạnh tranh dựa trên thời gian” và chú trọng tới vấn đề về chu kỳ sản phẩm, thời gian nắm bắt, thỏa mãn nhu cầu thị trường, thời gian đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tốc độ công việc giao dịch, giao hàng cũng như tốc độ của công tác nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới. 2.6 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay còn gọi là những giải pháp mang tính dài hạn với mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là điều không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó chỉ ra phương hướng cho mỗi hoạt động. Chiến lược kinh doanh thường được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh, khả năng chủ quan của doanh nghiệp, sự tác động của môi trường kinh doanh. Đối với công tác nâng cao năng lực cạnh tranh thì chiến lược cạnh tranh là một phần trong chiến lược kinh doanh nói chung, sẽ giúp cho doanh nghiệp chiến thắng các đối thủ cạnh tranh hiện tại để vươn lên giành thị phần, chiếm lĩnh khách hàng, mang lại lợi nhuận cao hơn… 2.7 Uy tín doanh nghiệp Uy tín doanh nghiệp là tài sản vô hình mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có được, là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Uy tín doanh nghiệp phải xây dựng và củng cố trên cơ sở mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho người tiêu dùng. Uy tín doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp có thể vươn lên dễ dàng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo dựng cho doanh nghiệp nền móng vững chắc với một tập khách hàng thường xuyên. Uy tín của doanh nghiệp được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và là tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phát huy và sử dụng nhưng một thứ vũ khí chủ lực trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. 3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Thực chất của việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra những ưu thế hơn hẳn về giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng cũng như uy tín sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, uy tín quốc gia nhằm giành được những lợi thế tương đối trong cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan, chi phối sự vận động của cơ chế này. Các chủ thể kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, đều phải chấp nhận cạnh tranh. Chính vì lẽ đó mà việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn. Trước hết, doanh nghiệp muốn có cơ hội tồn tại được trong nền kinh tế thị trường thì cần phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiệu quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mặt khác nó cũn xác định vị thế cho mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ đồng nghĩa với quá trình xây dựng doanh nghiệp cả về vật chất lẫn tinh thần, vô hình sẽ tạo cho doanh nghiệp những ưu thế riêng mà doanh nghiệp khác không có được. Cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là việc doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng tập khách hàng, hội nhập chung với thị trường quốc tế, từ đó sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, đem lại những thương vụ kinh doanh đầy hứa hẹn. Như vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Để thắng thế trong cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá thành, giá bán, chất lượng sản phẩm… Ở nước ta, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp buộc phải làm quen và chấp nhận cơ chế mới cùng với việc nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước mở cửa nền kinh tế sâu rộng, gia nhập tổ chức thương mại thế giới, thị trường trong nước có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nước ngoài danh tiếng. Chính vì thế, các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh vì sự tồn tại của doanh nghiệp nói riêng và sự phụ thuộc từ nước ngoài nói chung. III.Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nam Cường 1. Những cơ hội và thách thức 1.1.Cơ hội: 1.1.1. Thị trường thế giới. a.Chỳng ta được biết đối với sản phẩm của công ty là mặt hàng động cơ điezel công suất vừa và nhỏ chủ yếu phục vụ cho nông lâm ngư nghiệp và một số ngành dịch vụ khác ,loại sản phẩm này rất phù hợp tiêu thụ ở những nước chậm và đang phát triển như Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia….Vỡ thế lượng tiêu thụ sản phẩm tại các nước trên thế giới chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. 1.1.2 Thị trường trong nước a.Nhu cầu ngày càng tăng : Nhu cầu đối với sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên trong giai đoạn những năm 2005-2007 và sẽ còn tiếp tục tăng nữa.Nguyờn do là gì? Thứ nhất, do dân số ngày càng tăng nhanh (vào năm 2005 là 83,12 triệu người ) đi kèm theo đó là mức tiêu dùng sẽ tăng lên và do đời sống của người dân ngày càng cao. Thứ hai,Việt Nam đã mở cửa gia nhập vào WTO, đây là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, tạo ra làn sóng về sản phẩm dịch vụ giúp sản phẩm của công ty tiêu thụ tốt hơn. Việt Nam những năm gần đây liên tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và đi kèm theo đó, nhà nước liên tục rót ngân sách cho các tỉnh thành hoàn thiện thêm về cơ sở hạ tầng,cầu đường, giao thông, và hệ thống thông tin. Nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm của công ty cũng vì vậy tăng lên . 1.2.Thách thức. a.Vấn đề công nghệ (phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài) Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất các mặt hàng của công ty đều có dây chuyền máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài .Các loại dây chuyền này hiện nay trong nước chưa sản xuất được, hoặc nếu có cũng chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu công nghệ của dây chuyền sản xuất bị lỗi thời thỡ cỏc công ty của chúng ta một lần nữa lại phải mua công nghệ của nước ngoài. Dây chuyền sản xuất của công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Cường đã sử dụng được nhập từ Trung Quốc qua quá trình đàm phán ký hợp đồng của Giám đốc Trần Ngọc Dần với tập đoàn Chang Chai của Trung Quốc.Dõy chuyền được chính thức đi vào sản xuất từ năm 2000. b.Phụ thuộc nước ngoài về nguyên liệu( 85% là nhập khẩu) Giám đốc Trần Ngọc Dần cho biết :”Phần lớn các loại nguyên liệu đầu vào của công ty đều là nhập khẩu từ nước ngoài “. Một số sản phẩm của công ty còn nhập khẩu nguyên chiếc đem về Việt Nam tiêu thụ. Cho đến nay ở Việt Nam đó cú một số cơ sở sản xuất được phụ tùng thay thế cho các loại động cơ diezel và động cơ xăng, nhưng về chất lượng và giá cả có lẽ khó có thể cạnh tranh với nước ngoài.Vỡ thế việc thay thế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào bằng các phụ tùng được sản xuất trong nước vẫn chưa thể cải thiện. c.Vấn đề cạnh tranh Môi trường cạnh tranh ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Có lẽ cũng là tất yếu theo quy luật kinh tế. Do nhu cầu của ngành tăng nhanh trong những năm gần đây , nên việc cú thờm cỏc công ty tương tự như công ty Nam Cường là điều không thể tránh khỏi .Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều mặt hàng cạnh tranh với công ty với đủ mọi loại nhãn hiệu . d.Vấn đề môi trường kinh doanh. Đi kèm với những cơ hội trong kinh doanh việc Việt Nam gia nhập WTO cũng gây không ít khó khăn cho công ty. Được biết công ty là dạng doanh nghiệp lắp ráp, hoạt động trên nguyên tắc mua phụ tùng và các chi tiết máy cần thiết của nước ngoài về lắp ráp và hoàn chỉnh, sau đó đem tiêu thụ ở thị trường trong nước. Đi kèm với các hoạt động kinh doanh mang tính đặc thù đó, công ty còn bổ sung mua cả sản phẩm nguyên chiếc từ nước ngoài nhằm đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng. Việc Việt Nam gia nhập WTO làm cho việc thị trường giờ đây rất thuận lợi cho các công ty nước ngoài thâm nhập và tiêu thụ sản phẩm. Công ty do phải nhập phụ tùng và lắp ráp, trước đây lợi thế cạnh tranh của công ty Nam Cường so với các công ty nước ngoài : 1.Công ty nước ngoài phải chịu thuế nhập khẩu khi tham gia thị trường Việt Nam 2.Công ty được lợi thế về thuế khi nhập khẩu phụ tùng( Nhà nước đánh thuế nhập khẩu nguyên chiếc lớn hơn đánh thuế phụ tùng). Nhưng giờ đây các mặt lợi thế này gần như bị xóa bỏ, do Việt Nam đã gia nhập WTO. Các rào cản về thuế được dỡ bỏ gần như hết sẽ là một khó khăn lớn đối với quá trình cạnh tranh và tồn tại của doanh nghiệp . 2.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.1.Đối với ngành hàng điezel nói chung. Phát triển ngành hàng về động cơ điezel và động cơ xăng đem lại lợi ích lớn không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả nền kinh tế. Phát triển ngành hàng tạo công ăn việc làm và làm thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Những năm gần đây, nhà nước đang gấp rút hoàn thiện lại cơ sở hạ tầng nên liên tục rót vốn xây dựng đầu tư, kéo theo đó phát triển ngành hàng sẽ giúp cho quá trình này thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn và ăn khớp nhau hơn trong các quá trình hoàn thiện khác. 2.2.Đối với công ty XNK Nam Cường nói riêng. Trước đây, công ty Nam Cường là một trong những công ty đi đầu về sản xuất mặt hàng động cơ điezel và động cơ xăng, lợi thế của người đi đầu trên thị trường giờ đây không còn nữa.Thay vào đó càng ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước . Cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp mở rộng và tìm kiếm thị trường với mục tiêu thiêu thụ hàng hóa, đầu tư, thu hút lao động, công nghệ, nâng cao kỹ năng lao động, quản lý trên thị trường quốc tế.Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Nam Cường là yêu cầu tất yếu. Chương 2:Cơ sở thực tiễn về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty,phõn tớch và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty XNK Nam Cường. I.Giới thiệu về công ty và khái quát về thị trường . 1.Quá trình hình thành và phát triển. 1.1.Đặc điểm chung của công ty TNHH Nam Cường Những thông tin cơ bản về công ty Tên giao dịch:Cụng ty TNHH Nam Cường Công ty TNHH Nam Cường Tên tiếng Anh:Nam Cuong Co, Ltd Nam Cuong Co, Ltd Đơn vị quản lý:Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội Giám đốc công ty:TRẦN NGỌC DẦN TRẦN NGỌC DẦN Tổng số nhân viờn:Khoảng 100 người Khoảng 100 người Trụ sở chính:91 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội 91 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội Số đăng kí kinh doanh:0102000218 0102000218 Tel:04 8459401 04 8459401 Fax:047334074 047334074 Ngành nghề kinh doanh: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đại lý mua bán, ký giữ hợp đồng sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí, chủ yếu là các sản phẩm và phụ tùng động cơ Diesel. Lĩnh vực hoạt động chính: Xuất nhập khẩu, sản xuất và lắp ráp các loại động cơ Diesel. Địa chỉ nhà máy: Kho số 7 dốc Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel:(04)6330153 (04)6330153 (04)6330378 (04)6330535 Fax:046330310 046330310 .Phòng ban thực tập : Phòng kinh doanh : -Trưởng phòng :Nguyễn Văn Báu -Phó phòng : Phạm Văn Chiến -Nhân viên : 3 người .Chi tiết liên lạc của người hướng dẫn thực tập: Tên: Phạm Văn Chiến. Quê quán: Hải phòng. Sinh năm:1978 Tel:046330535 Fax:046330310 Chức vụ : Phó phòng kinh doanh. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất các loại máy móc và động cơ như động cơ Diesel, động cơ xăng, mô tơ điện và các loại linh, phụ kiện kèm theo. Tiền thân của công ty là cửa hàng kinh doanh máy móc nông ngư nghiệp 91 Nguyễn Thái Học, chủ cửa hàng là Nguyễn Ngọc Dần, nay là giám đốc công ty. Trải qua quá trình kinh doanh nhiều năm, với những thăng trầm của cơ chế thị trường nhưng cửa hàng của ụng đó trụ vững và thành công. Ban đầu các sản phẩm nông ngư nghiệp được nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc nhưng sau đó do nhà nước thay đổi chính sách với hàng nhập khẩu, đánh thuế nhập khẩu cao với những sản phẩm nguyên chiếc. Điều này đã làm việc kinh doanh của cửa hàng trở nên khó khăn, lợi nhuận của cửa hàng bị giảm sút. Sau đó cửa hàng thay đổi xu hướng nhập sản phẩm nguyên chiếc sang lĩnh vực mua linh, phụ kiện rời về lắp ráp thành động cơ Diesel nguyên chiếc. Công ty TNHH Nam Cường là một trong những công ty thành lập sớm nhất trong lĩnh vực lắp ráp động cơ Diesel ở thị trường Việt Nam, được thành lập vào ngày 4/4/2001 nhưng đến tháng 7 năm 2001 mới chính thức đi vào hoạt động, với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ VNĐ sau gần 5 năm số vốn điều lệ tăng 4,2 tỷ đồng. Doanh thu Công ty Nam Cường đạt khoảng 1 tỷ đồng và có mức thị phần khoảng 9% so với 0,7 tỷ đồng và 13% năm đầu. Kết quả này chứng tỏ một thực tế là doanh thu hàng năm vẫn tăng đều nhưng thị phần không tăng mà còn giảm. Điều này không lấy gì làm ngạc nhiên vỡ cú sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty trên thị trường Việt Nam, mà nhu cầu về các loại sản phẩm này không tăng nhiều. Đõy chớnh là vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo của công ty. Nhìn một cách khái quát quá trình hình thành phát triển của công ty Nam Cường có thể nói mặc dù công ty phải đối trọi với những khó khăn nhất định nhưng công ty là một trong những đơn vị thành công với chiến lược của mình. Minh chứng cho sự đi lên đó là tiềm năng tài chính của công ty ngày càng vững mạnh, số lượng công nhân viên ngày càng tăng và tổng doanh thu ngày càng lớn. Sản phẩm của công ty là động cơ Diesel, từ các loại 4HP đến 28HP mang nhãn hiệu CHANG CHAI do tập đoàn CHANG CHAI Trung Quốc cung cấp, với những tính năng ưu việt như: tiết kiệm nhiên liệu, đa năng, ít ô nhiễm môi trường….Do những tính năng đó công ty TNHH Nam Cường đã phân phát sản phẩm đi khắp cả nước và đã chiếm được sự tin cậy của khách hàng nhiều nước, với phương chõm”Chất lượng là sự tồn tại của doanh nghiệp”. Năm 2004 công ty đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, cải tiến dây chuyền công nghệ, không ngừng nâng cao sản xuất, chất lượng. Công ty tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu ra một số nước. 2.Khái quát về thị trường động cơ diezel. 2.1.Tình hình miền Bắc. 2.1.1.Nhu cầu sử dụng các loại hình sản phẩm của công ty. Sau những làn sóng ồ ạt mà nguyên nhân xuất phát từ chính sách của nhà nước, hiện nay ở miền Bắc, các thành phố và tỉnh đang được gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh……nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tại miền Bắc vẫn đang và sẽ tiếp tục tăng nhanh cùng với mức thu nhập của nhân dân và sự hình thành lối sống công nghiệp trong xã hội, đặc biệt là ở đô thị, khu vực đang phát triển. 2.1.2.Tình hình sản xuất trong nước. Đứng trước những thuận lợi trong kinh doanh, đã có nhiều công ty nhảy vào thị trường sản xuất và cạnh tranh với công ty.Tuy nhiên để xác định được chính xác nhu cầu của người tiêu dùng là một điều không thể, công ty luụn cú cỏc dự trù nhằm đảm bảo nhu cầu của người dân. Bên cạnh việc lắp ráp, công ty còn nhập nguyên chiếc sản phẩm để có thế bù lấp vào khoảng trống nếu sản lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2003 vào khoảng 473000 sản phẩm/năm. Xét tính đến năm 2005, có khoảng 580000 nghìn sản phẩm được tiêu thụ hết trên thị trường Việt Nam đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng, và số lượng sản phẩm này sẽ còn tiếp tục tăng lên nữa. 2.2..Miền Trung và Miền Nam Miền Trung và Miền Nam, và tại một số tỉnh thành lượng tiêu dùng cũng rất lớn. Ước tính đến năm 2005 lượng tiêu thụ sản phẩm là 650000 sản phẩm/ năm. Trong miền Nam hiện đang có một số cơ sở sản xuất chiếm lĩnh thị trường, và đó cú những nhãn hiệu nổi tiếng không thua kém gì Nam Cường, như Công ty Nam Tiến, Sụng Cụng….. 2.3. Nguồn nguyên liệu Chủ yếu các yếu tố đầu vào của các nhà máy sản xuất động cơ điezel, động cơ xăng được nhập khẩu phụ tùng từ Trung Quốc đến 75%.Một số các cơ sở đã và đang thay thế dần bằng các phụ tùng được sản xuất trong nước nhưng số lượng rất ít. Chỉ là những chi tiết thô sơ, không yêu cầu về độ chính xác cao. Một số cơ sở nhập nguyên liệu đầu vào từ Malaysia và Singapo nhưng rất ớt…. Nhận định được tầm quan trọng của ngành hàng các công ty trong nước cũng đang cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách cố gắng không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài…song muốn làm được như vậy cần có sự giúp đỡ rất lớn từ phớa cỏc cơ quan nhà nước và bộ ngành. BẢNG BIỂU MÔ PHỎNG NHU CẦU TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NAM CƯỜNG 0,47 2,05 3 5 6 6,5 7 9 12 0 2 4 6 8 10 12 1990 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2005 2010 N¨m Bảng biểu mô phỏng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty Nam Cường (Bảng biểu 1) 3.Mục tiêu và triết lý kinh doanh của công ty. 3.1.Mục tiêu của công ty Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Bên cạnh đó, Nam Cường liên tục tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới, đầu tư nghiên cứu các loại sản phẩm mới, và phát triển vùng nguyên liệu yếu tố đầu vào nhằm tăng tính độc lập trong hiện tại và tương lai. 3.2.Triết lý kinh doanh. “Nam Cường mong muốn trở thành nhãn hiệu sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là kim chỉ nam cho công ty. Nam Cường xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.” 3.3.Cam kết với khách hàng. Nam Cường luôn luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Luôn quan tâm và muốn nâng cao khả năng sử dụng sản phẩm của khách hàng. Bạn sẽ không phải lo lắng gì khi sử dụng sản phẩm của Nam Cường. 3.4.Chính sách sản phẩm mới Nam Cường luôn dành một phần lợi nhuận cuối quý để dành cho việc đầu tư nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm mới, với hy vọng phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó Nam Cường không ngừng nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực trong công ty, để bộ máy được vận hành tốt hơn, đạt năng suất hiệu quả hơn. 3.5.Chính sách nâng cao năng lực sử dụng sản phẩm cho khách hàng. Nam Cường đang cố gắng từng bước nâng cao năng lực sử dụng sản phẩm cho khách hàng bằng các dịch vụ mới, theo nhiều hình thức khác nhau: -Hướng dẫn sử dụng trực tiếp. -Hướng dẫn xử lý sự cố qua điện thoại. -Mở các lớp dạy nghề sửa chữa. 4.Sản phẩm và thị trường. 4.1.Sản phẩm. 1. Động cơ diesel từ 5 – 30 mã lực - RV 50 [N,H], RV60 [N,H], RV70 [N,H], RV80 [N,H], RV95[N,H], RV105 [N,H], RV125-1[N,H], RV125-2 [N,H], RV165-2[N,H], RV195[N,H], RV225[N,H].- KND5B [L,N], D9 [N,H].- EV2100N[H], EV2400N[H], EV2600N[H]- Air-cooler ACD-60, ACD-100 - KND5B [L,N], D9 [N,H]. - EV2100N[H], EV2400N[H], EV2600N[H] - Air-cooler ACD-60, ACD-100 2. Máy xới tay: - MK55 + động cơ xăng 168F.- MK70 + động cơ diesel RV70.- MK120[s] + động cơ diesel RV 125-2.- MK120B + động cơ diesel RV 125-2.- MK165 + động cơ diesel RV 165-2. - MK70 + động cơ diesel RV70. - MK120[s] + động cơ diesel RV 125-2. - MK120B + động cơ diesel RV 125-2. - MK165 + động cơ diesel RV 165-2. 3. Cụm máy phát điện từ 2 – 15 KVA - Cụm MF2 + động cơ diesel KND5B-N.- Cụm MF2 + động cơ xăng 168F.- Cụm MF3 + động cơ diesel RV70-N.- Cụm MF3 + động cơ diesel Air-cooler ACD-100.- Cụm MF3 + động cơ xăng 168F-2.- Cụm MF4 + động cơ diesel RV105-N.- Cụm MF5[S] + động cơ diesel RV125-2N (S: khởi động điện).- Cụm MF1080 + động cơ diesel RV195-N.- Cụm MF1100 + động cơ diesel EV2400-N.- Cụm MF1100S + động cơ diesel EV2400-NB(khởi động điện).- Cụm MF1120 + động cơ diesel EV2600-N .- Cụm MF1150 + động cơ diesel EV2600-N . - Cụm MF2 + động cơ xăng 168F. - Cụm MF3 + động cơ diesel RV70-N. - Cụm MF3 + động cơ diesel Air-cooler ACD-100. - Cụm MF3 + động cơ xăng 168F-2. - Cụm MF4 + động cơ diesel RV105-N. - Cụm MF5[S] + động cơ diesel RV125-2N (S: khởi động điện). - Cụm MF1080 + động cơ diesel RV195-N. - Cụm MF1100 + động cơ diesel EV2400-N. - Cụm MF1100S + động cơ diesel EV2400-NB(khởi động điện). - Cụm MF1120 + động cơ diesel EV2600-N . - Cụm MF1150 + động cơ diesel EV2600-N . 4. Cụm bơm nước từ 17 – 600m3/giờ - Bơm ly tâm: BN150 (150m3/giờ), BN250 (250m3/giờ), BN600 (600m3/giờ).- Bơm ly tâm tự mồi: DTS2, DTS3, DTS4,DTS5, DTS6, BN-2X, BN-3X.- Bơm ly tâm đẩy cao: BAS2, PV30, BAS3, LT12-50. - Bơm ly tâm tự mồi: DTS2, DTS3, DTS4,DTS5, DTS6, BN-2X, BN-3X. - Bơm ly tâm đẩy cao: BAS2, PV30, BAS3, LT12-50. (nguồn :công ty Nam Cường). 4.2.Thị trường. Với mục tiêu duy trì vị thế trong lĩnh vực lắp ráp, đặc biệt là ngành lắp ráp động cơ điezel tại Việt Nam, Công ty không ngừng đầu tư về chủng loại và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng. Thị trường nội địa: Hiện nay, Nam Cường đang là một trong những nhãn hiệu được tiêu thụ khá tại thị trường nội địa, chiếm khoảng 30% thị phần toàn quốc theo từng mặt hàng, các sản phẩm của Nam Cường được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao. Doanh thu nội địa hàng năm của công ty tăng từ 10% - 17% năm….. Thị trường quốc tế: Đến nay, sản phẩm của Nam Cường đang tập trung khai thác thị trường trong nước nhưng giám đốc của công ty, ông Trần Ngọc Dần không ngừng nghiên cứu các thị trường mới hơn, nhằm đưa doanh nghiệp có một bước tiến xa hơn…. 5.Mạng lưới phân phối. Công ty hiện có hơn 200 nhà đại lý phân phối trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Mạng lưới phân phối sản phẩm trong nước của Nam Cường gồm 3 kênh chính: -Kênh phân phối trực tiếp, bao gồm các cơ quan, khách sạn, siêu thị, các tổ chức cá nhân khỏc….. -Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 1: -Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 2:bao gồm các điểm bán lẻ bao gồm các đại lý, các điểm bán lẻ….. Trụ sở chính:91 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội 91 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội Số đăng kí kinh doanh:0102000218 0102000218 Tel:04 8459401 04 8459401 Fax:047334074 047334074 Địa chỉ nhà máy: Kho số 7 dốc Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel:(04)6330153 (04)6330153 (04)6330378 (04)6330535 Fax:046330310 046330310 II.Đỏnh giá năng lực cạnh tranh của công ty. 1.Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. 1.1.Nhân tố giá cả. Giá cả được thể hiện như một vũ khí để dành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao. Nam Cường xác định khách hàng mục tiêu của mình là những người mua hàng phục vụ sản xuất và dịch vụ khác, hoặc cũng có thể là tiêu dùng trực tiếp.Cỏc sản phẩm của công ty so với các sản phẩm cùng loại là ngang giá, và có một số loại sản phẩm có thể rẻ hơn, có thể đắt hơn, tùy theo tính chất và chủng loại của mỗi loại sản phẩm riêng biệt. VD:- Máy phát điện của Nam Cường bỏn giỏ 4700000VND/ chiếc trong khi Máy phát điện của Honda có giá bán là 9300000VND/ chiếc. Chênh lệch đến hơn một nửa. -Máy nổ của Nam Cường bỏn giỏ 4300000VND/ đầu nổ thì của Nam Tiền bán giá 4200000VND/ đầu nổ. Như vậy nhìn vào ví dụ trên có thể thấy, chiến lược giá của công ty Nam Cường là mức giá mang tính cạnh tranh cao, tùy theo thị trường mà định giá sản phẩm và giá cả của mỗi loại sản phẩm cũng được thay đổi điều chỉnh để có mức giá phù hợp nhất với người tiêu dùng. Bên cạnh đó doanh nghiệp luôn luôn tìm kiếm các nguồn nguyên liệu rẻ hơn, tối đa năng suất …nhằm giúp giảm giá cả của hàng hóa đến mức thấp nhất mà chất lượng tốt hơn. 1.2.Sản phẩm và cơ cấu. Hệ thống sản phẩm của Nam Cường tương đối phong phú, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các đối tượng khách hàng, những cơ quan tổ chức có nhu cầu đặc biệt đều được đáp ứng nếu có yêu cầu đặt hàng với công ty. Hiện nay nhu cầu sử dụng các loại mặt hàng này càng ngày càng phong phú đa dạng, người tiêu dùng không chỉ cần có sản phẩm tốt, chất lượng mà còn đòi hỏi những yêu cầu khác, chẳng hạn, sản phẩm phải có mẫu mã đẹp 1 chút, sản phẩm phải tiện dụng hơn..v…v…Ngoài ra, cũng cần sản xuất sản phẩm giá rẻ cho người có thu nhập thấp. Trong những năm tới đây, Nam Cường tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới liên tục để không những đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, mà còn tạo ra nhu cầu của người tiêu dùng. 1.3.Chất lượng sản phẩm. Phần lớn các yếu tố đầu vào được nhập khẩu từ Trung Quốc(75%). Dây chuyền sản xuất cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 69.doc
Tài liệu liên quan