MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A/ MỞ ĐẦU 7
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 9
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 9
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 9
1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 9
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 9
1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh 11
1.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh 12
1.1.2. Phân loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 15
1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường 15
1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 15
1.1.2.3. Căn cứ vào thị trường 16
1.1.3. Các lý thuyết cạnh tranh 17
1.1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển 17
1.1.3.2. Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền 18
1.1.3.3. Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả 19
1.2. Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá. 20
1.3. Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp 23
1.3.1 Chiến lược chi phí thấp 23
1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 24
1.3.3. Chiến lược trọng tâm (tập trung ) 25
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 25
1.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 25
1.4.1.1. Các yếu tố kinh tế 25
1.4.1.2. Các yếu tố công nghệ 27
1.4.1.3. Các yếu tố chính trị và pháp luật 27
1.4.1.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội, dân số 27
1.4.1.5. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế 28
1.4.2. Các yếu tố môi trường vi mô (môi trường ngành ) 28
1.4.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn 29
1.4.2.2. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế 30
1.4.2.3. Sức ép về giá của người mua 31
1.4.2.4. Sức ép về giá của người cung cấp 31
1.4.2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành 31
1.5. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 33
1.5.1. Các hoạt động chính 34
1.5.1.1. Sản xuất 34
1.5.1.2. Marketing và tiêu thụ sản phẩm 35
1.5.2. Các hoạt độngbổ trợ 36
1.5.2.1. Quản lý nguyên vật liệu 36
1.5.2.2. Nghiên cứu và phát triển. 36
1.5.2.3. Quản trị nguồn nhân lực 36
1.5.2.4. Hệ thống thông tin. 37
1.5.2.5. Cơ sở hạ tầng 37
1.6. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh thời kỳ hậu WTO 38
1.6.1. Thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO 38
1.6.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế 39
1.6.2.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 39
1.6.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện WTO 42
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 44
1.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty sông Đà 44
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty sông Đà 44
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty sông Đà 46
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của một từng bộ phận 48
1.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 50
1.2.1. Yếu tố môi trường vĩ mô 50
1.2.1.1. Các yếu tố kinh tế 50
1.2.1.2. Các yếu tố công nghệ 51
1.2.1.3. Các yếu tố chính trị và pháp luật 52
1.2.1.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội, dân số 52
1.2.1.5. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế 52
1.2.2. Các nhân tố ngành 53
1.2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn 53
1.2.2.2. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế 54
1.2.2.3. Sức ép của người mua ( khách hàng ). 54
1.2.2.4. Sức ép về giá của người cung cấp 54
1.2.2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành 55
1.3. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 56
1.3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007 56
1.3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007. 56
1.3.1.2. Kết quả tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001 – 2007 62
1.3.1.3. Thị phần của Tổng công ty 64
1.3.1.4. Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty 65
1.3.2. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Tổng công ty 66
1.3.2.1. Các hoạt động trực tiếp 66
1.3.2.2. Các hoạt động bổ trợ 67
1.3.3. Đánh giá các công cụ cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 77
1.3.3.1. Chiến lược giá Tổng công ty sử dụng 77
1.3.3.2. Chất lượng công trình 78
1.3.3.3. Tình hình khai thác thiết bị công nghệ kỹ thuật của Tổng công ty 78
1.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà 79
1.4.1. Mặt được 79
1.4.2. Tồn tại 80
1.4.3. Nguyên nhân 80
1.4.3.1. Công nghệ 80
1.4.3.2. Thiếu vốn 81
1.4.3.3. Trình độ lao động 82
1.4.3.4. Công tác nghiên cứu khai thác thị trường 83
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 84
1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Tổng công ty sông Đà đến 2015 84
1.1.1. Định hướng 84
1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 84
1.1.2.1. Công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp 84
1.1.2.2. Công tác đầu tư 85
1.1.2.3. Công tác quản lý 85
1.1.2.4. Phát triển nguồn lực 86
1.1.2.5. Tăng cường ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến 86
1.1.2.6. Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu Sông Đà 86
1.1.2.7. Thực hiện tốt mối quan hệ bình đẳng, cộng đồng trong Tập đoàn 86
1.1.3. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006 – 2010 ) 87
1.1.3.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và 2015 87
1.1.3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006 – 2010 ) 88
1.1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 90
1.1.4.1. Các chỉ tiêu chủ yếu ( có điều chỉnh ) 90
1.1.4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ các công trình trọng điểm: 90
1.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Tổng công ty sông Đà thông qua sơ đồ SWOT 92
1.2.1. Điểm mạnh và điểm yếu 92
1.2.1.1. Điểm mạnh 92
1.2.1.2. Điểm yếu 92
1.2.2. Cơ hội và thách thức 93
1.2.2.1. Cơ hội 93
1.2.2.2. Thách thức 94
1.2.3. Ma trận SWOT của Tổng công ty Sông Đà. 94
1.3. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty Sông Đà. 96
1.4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 98
1.4.1. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa các hình thức đầu tư 98
1.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 101
1.4.3.Đổi mới công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển. 102
1.4.4. Giải pháp lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp. 103
1.4.5. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu của Tổng công ty ở trong nước và ra thị trường thế giới 105
1.4.6. Duy trì và đẩy mạnh công tác liên kết và hợp tác đầu tư với bạn hàng trong nước và với nước ngoài 106
1.4.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 107
1.5. Một số kiến nghị khác 109
1.5.1. Về phía nhà nước 109
1.5.2. Về phía ngành chủ quan (Bộ xây dựng ) 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xáo trộn nền kinh tế, lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên khó lường hơn trước. Các hoạt động đầu tư, sản xuất của Tổng công ty Sông Đà trở thành hoạt động mang tính may rủi nhiều hơn, làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó đoán hơn. Sự may rủi làm cho Tổng công ty Sông Đà khi bỏ tiền vào đầu tư, xây dựng cũng phải dè chừng.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là những công ty có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu lớn. Tổng công ty Sông Đà phải thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu hàng hóa, máy móc thiết bị của nước ngoài với giá trị lớn. Vì vậy, một sự thay đổi nhỏ về tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà. Bởi từ thời điểm trúng thầu đến khi mua sắm trang thiết bị máy móc là khoảng thời gian khá dài là một vài tháng, do đó không thể lường trước được sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Hiện nay tỷ giá là 1 USD = 16.090 VND, giá trị của đồng ngoài tệ đã tăng lên, do đó nếu không dự đoán được sự tăng lên của đồng ngoại tệ thì Tổng công ty Sông Đà sẽ bị thiệt hại nặng nề. Đây là một chướng ngại lớn đối với Tổng công ty Sông Đà.
1.2.1.2. Các yếu tố công nghệ
Đối với tất cả các ngành đều đòi hỏi máy móc thiết bị kỹ thuật cao mới đảm bảo về chất lượng và số lướng sản phẩm, dịch vụ. Thực tế ở Việt Nam chưa có đủ trình độ, công nghệ kỹ thuật đáp ứng những loại máy móc thiết bị có tính công nghệ cao. Vì vậy mà phải luôn nhập ở các nước khác. Nhiều lúc do thiếu hiểu biết dẫn tới việc nhập những loại máy móc, kỹ thuật đã trở thành lạc hậu, gây lãng phí tiền của. Do đó, việc nhập khẩu đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Tổng công ty Sông Đà đã có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật. Tuy nhiên đội ngũ đó chưa được đầu tư đúng mức, chưa được đào tạo lại thường xuyên để cập nhật những công nghệ mới nhất. Do đó vẫn có tình trạng nhập những máy móc cũ kỹ, đã không còn sử dụng nữa ở nước ngoài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trên thị trường quốc tế. Trong thời gian tới Tổng công ty cần đặc biệt chú ý tới việc đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ.
1.2.1.3. Các yếu tố chính trị và pháp luật
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định. Việt Nam đang tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư và kinh doanh. Sự ổn định về chính trị là nền tảng để tất cả các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, tự do buôn bán đều có lợi cho mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia quản lý thống nhất mọi hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước bằng các văn bản pháp luật, các chế tài chính sách có liên quan để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước quy định và công bố các chính sách cụ thể đối với từng thị trường, từng khu vực. Một số quy định của Nhà nước mà các doanh nghiệp phải tuân theo như: chính sách thuế, quy định về lao động, tiền lương, quy định xử lý chất thải… Những quy định đó cũng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà , nó là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với Tổng công ty.
1.2.1.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội, dân số
Sự biến động của các yếu tố văn hóa, xã hội cũng tác động mạnh tới hoạt động của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty cần hoạch định chiến lược, phân tích kịp thời những thay đổi này để có những căn cứ vững chắc và toàn diện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.1.5. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
Việt Nam đang trên con đương hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và chủ động. Với chủ trường hòa nhập chứ không hòa tan, các doanh nghiệp cố gắng giữ lấy vị thế trên trường quốc tế. Tổng công ty Sông Đà cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế mở ra cho Tổng công ty Sông Đà nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh hơn, cơ hội học hỏi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế. Đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn mới khi cạnh tranh với những công ty cùng ngành của nước ngoài trong điều kiện nguồn lực có hạn.
1.2.2. Các nhân tố ngành
1.2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các công ty hiện không có trong ngành hoặc mới tham gia nhưng họ lại là các yếu tố làm giảm lợi nhuận của các công ty hiện có do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được một phần thị trường. Do đó mỗi công ty phải tìm hiểu nắm bắt những công ty nào có khả năng là đối thủ tiềm ẩn để có biện pháp ứng phó kịp thời. Đối với ngành xây dựng các đối thủ tiềm ẩn muốn nhập ngành phải vượt qua nhiều rào cản khó khăn như: Vốn đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài nên quay vòng vốn chậm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cho công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ cao,… Đó có thể là rào cản lớn để giảm đối thủ tiềm ẩn nhưng không có nghĩa là không có vì có được công nghệ hiện đại thông qua chuyển giao hiện nay tương đối dễ dàng, các kênh huy động vốn giúp giải quyết khó khăn về vốn trở nên dễ dàng hơn.
Việc Việt Nam ra nhập WTO, từ đây các công ty xây dựng trong nước cũng như nước ngoài sẽ được tự do hóa thương mại, thị trường sẽ được mở rộng tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty trong và ngoài nước mở rộng thị phần, đồng thời cũng có rất nhiều thách thức đối với sự sống còn của Tổng công ty. Mặc dù đã hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước nhưng áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn cũng rất cao. Các đối thủ này với tiềm lực kinh tế mạnh, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, khả năng cạnh tranh rất mạnh vì họ đã quen phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt ở các quốc gia công nghiệp phát triển. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì thị trường của các nước này sẽ là thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng cho các đối thủ đến từ các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước NICs. Do đó, mỗi công ty trong ngành xây dựng của Việt Nam nói chung và Tổng công ty Sông Đà nói riêng phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu về các đối thủ tiềm ẩn trong thị trường, tìm ra các biện pháp khống chế các đối thủ này và nhất là không được tự hài lòng với những kết quả đã đạt được mà phải luôn phấn đấu tự đổi mới mình để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.2. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế
Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là mối đe dọa làm giảm lợi nhuận của các công ty đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên sản phẩm của Tổng công ty Sông Đà là các công trình xây dựng( là chủ yếu ) mang tính đặc thù khá riêng biệt và ít có khả năng thay thế được. Do đó, sức ép từ sản phẩm thay thế với Tổng công ty là rất ít. Đó là một thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
1.2.2.3. Sức ép của người mua ( khách hàng ).
Tổng công ty Sông Đà thường nhận những công trình có giá trị lớn, quy mô cấp quốc gia. Ví dụ như: Thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Yaly, Trị An, Sơn La, Tuyên Quang … Do vậy đặc điểm khách hàng là tập trung, quy mô lớn. Những công ty xây dựng trong nước có đủ năng lực cả về kinh nghiệm và tài chính để có thể đảm đương những công trình như vậy không nhiều. Nhưng khi Việt Nam ra nhập WTO, các công ty nước ngoài vào rất nhiều với trình độ khoa học công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại hơn, vốn nhiều hơn … Vì vậy, đối với Tổng công ty thì sức ép từ phía khách hàng cũng là vấn đề đáng lo ngại.
1.2.2.4. Sức ép về giá của người cung cấp
Nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho các công trình mà Tổng công ty xây dựng là xi măng, sắt, thép, … và các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động xây lắp (máy đào, máy xúc, máy trộn bê tông …). Số nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị được đáp ứng chủ yếu từ nguồn trong nước (đi mua ngoài hoặc do các nhà máy của Tổng công ty sản xuất ra). Một số phải nhập từ nước ngoài, đặc biệt là máy móc, thiết bị công nghệ. Đối với việc mua nguyên vật liệu trong nước thì số lượng không lớn. Nguồn cung cấp chính là các đại lý, các công ty. Hiện nay giá cả của các sản phẩm, vật liệu xây dựng đang lên cao và theo thời vụ nên các đại lý cung cấp cung dựa vào đó để tăng giá. Đây cũng là điểm không thuận lợi đối với hoạt động của Tổng công ty. Nguồn cung cấp không ổn định đã tạo ra sức ép khá lớn từ phía nhà cung cấp đối với hoạt động của Tổng công ty.
Dưới đây là một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Tổng công ty
Bảng 1: Một số nhà cung cấp một số nguyên vật liệu cho Tổng công ty
Tên nhà cung cấp
Nguyên vật liệu cung ứng
Công ty kim khí HN
Thép ống
Công ty Vạn lợi
Thép ống
Nhà máy thép SSE
Thép tròn
Công ty bê tông thép Ninh Bình
Thép hình U, I, L
Công ty liên doanh thép Việt – úc
Thép tròn, thép ống
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng
Thép tròn, thép ống
Nhà máy cơ khí 17(Bộ quốc phòng)
Các loại que hàn
Nhà máy que hàn Việt - Đức
Các loại que hàn
Công ty TNHH Đại Phát- HN
Tôn tấm các loại
Công ty XNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Tôn tấm các loại
Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
1.2.2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành
Ngành xây dựng được coi trọng và chủ trương xây dựng thành một ngành chủ chốt. Trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều. Nhưng từ khi đổi mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng có một số công ty lớn như Tổng công ty Sông Đà, công ty xây dựng VINACONEX, công ty xây dựng cầu đường Thăng Long … và vài trăm công ty từ trung ương đến địa phương và hàng nghìn các công ty tư nhân. Do đó áp lực cạnh tranh từ các công ty hoạt động trong ngành lên Tổng công ty Sông Đà càng lớn. Tuy vậy, với kinh nghiệm hơn 45 năm trong ngành, với uy tín trên thị trường và đặc thù xây dựng các công trình thủy điện, Tổng công ty Sông Đà vẫn có những ưu thế riêng: thương hiệu đã được biết đến rộng rãi trên thị trường, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động, lượng vốn lớn và mạnh, máy móc trang thiết bị đảm bảo cho nhu cầu những công trình lớn … Những ưu thế đó làm giảm áp lực cạnh tranh của các công ty hoạt động trong ngành lên Tổng công ty
1.3. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà
1.3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007
1.3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
TỔNG GT SXKD
109đ
2.115
3.000
4.300
6.193
7.375
10.500
15.300
Tốc độ tăng trưởng
%
45
42
43
44
19
42
46
Doanh thu
109đ
1.892
2.710
4.588
6.154
6.815
9.040
12.600
Tốc độ tăng doanh thu
%
43
69
34
11
33
39
Nộp ngân sách
109đ
46,6
82,7
149
268
352
426
620
Lợi nhuận trước thuế
109đ
22
34
130
417
422
457
750
Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn CSH
%
8
10
26
36
31
18
16,4
TN BQ 1CBCNV/ tháng
103đ
966
1.398
1.543
1.703
1.844
2.126
2.670
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ các năm 2001- 2007
Từ bảng trên ta có một số nhận xét như sau:
- Tổng giá trị SXKD tăng:
Giai đoạn từ 2001 – 2004 và 2006 – 2007 tăng với tốc độ tương đối ổn định và cao. Mức tăng đều trên 40% trong đó cao nhất là năm 2007 tăng tới 46%. Riêng năm 2005,tốc độ tăng giảm mạnh chỉ còn 19%.
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng tổng GT SXKD của Tổng công ty
Sông Đà giai đoạn 2001- 2007
Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Tốc độ tăng của tổng giá trị SXKD giảm nhẹ ở năm 2002, song giảm đột ngột ở năm 2005. Nguyên nhân là do một số công trình lớn chưa ký được hợp đồng nên tạm thanh toán với tỷ lệ tạm thanh toán thấp; sản lượng thực hiện của Tổng công ty tại các công trình rất lớn, thời gian thi công các công trình dài nên giá trị của Chủ đầu tư để quyết toán và bảo hành công trình ngày càng lớn.
- Tổng doanh thu cũng tăng :
Biểu đồ 2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Tổng công ty
Sông Đà giai đoạn 2002- 2007
Nguồn: phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Tốc độ tăng của doanh thu tăng mạnh ở năm 2003 tăng từ 43 % lên 69 %. Có được kết quả đó vì hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 Tổng công ty đều đạt và vượt. Điều này ghi nhận vai trò lãnh đọa của Hội đồng quản trị, ban giam đốc và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty. Các đơn vị thành viên đã phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tố, tạo uy tín trên thị trường, khẳng định sự trưởng thành ổn định và phát triển.
Tốc độ tăng của doanh thu lại giảm mạnh từ năm ở năm 2004 (34%), 2005(11%). Nguyên nhân cũng như đã được nói ở trên, năm 2005 có nhiều công trình lớn chưa ký được hợp đồng nên tạm thanh toán với tỷ lệ tạm thanh toán thấp; sản lượng thực hiện của Tổng công ty tại các công trình rất lớn, thời gian thi công các công trình dài nên giá trị của Chủ đầu tư để quyết toán và bảo hành công trình ngày càng lớn. Nhận biết được vấn đề, Tổng công ty đã có các biện pháp xúc tiến việc ký kết hợp đồng và quyết toán công trình như: gọn nhẹ trong thủ tục, đơn giản hóa những bước có thể trong giai đoạn ký kết … Do đó doanh thu tiếp tục tăng ở năm 2006, 2007.
- Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế cũng tăng qua các năm.
Biểu đồ 3. Tốc độ tăng lợi nhuận của Tổng công ty
Sông Đà giai đoạn 2002 – 2007
Nguồn: phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Tốc độ tăng của lợi nhuận cho thấy hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Sông Đà. Tốc độ tăng lợi nhuận của Tổng công ty Sông Đà mạnh nhất là năm 2003 đạt tới 282%, nguyên nhân là do các công trình lớn hoàn thành, các cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động ổn định phát huy tối đa khả năng, vốn đầu tư đạt hiệu quả cao. Tốc độ tăng của lợi nhuận giảm mạnh ở năm 2005 (tốc độ tăng của doanh thu cũng giảm mạnh ở năm 2005 này ). Nguyên nhân đã được nói ở trên là do một số công trình lớn chưa ký được hợp đồng nên tạm thanh toán với tỷ lệ tạm thanh toán thấp; sản lượng thực hiện của Tổng công ty tại các công trình rất lớn, thời gian thi công các công trình dài nên giá trị của Chủ đầu tư để quyết toán và bảo hành công trình ngày càng lớn.
Biểu đồ 4. Tốc độ tăng nộp Ngân sách nhà nước của Tổng công ty
Sông Đà giai đoạn 2002- 2007
Nguồn: phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Tốc độ tăng của nộp Ngân sách nhà nước giảm đột ngột ở năm 2005 và 2006. Như đã phân tích ở trên, tương ứng với sự giảm của lợi nhuận năm 2004 và 2005 thì tốc độ tăng nộp Ngân sách nhà nước năm 2004 và 2005 cũng giảm.
* Thu nhập bình quân 1 tháng của một cán bộ công nhân viên có xu hướng tăng nhưng mức tăng không cao. Cao nhất là năm 2007 tăng được 544 nghìn đồng/ người, thấp nhất là năm 2005 chỉ tăng được 141 nghìn đồng/ người. Năm 2005 là năm mà tốc độ tăng của GDP, doanh thu, lợi nhuận đều thấp và có xu hướng giảm mạnh nên mức tăng của thu nhập bình quân cũng nhỏ.
Biểu đồ 5. Mức độ tăng thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV
Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2002- 2007
Nguồn: phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Mức tăng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên giảm rồi lại tăng lên nhưng chỉ ở mức nhẹ. Điều đó chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên có được cải thiện nhưng không đáng kể. Năm 2007 tăng được 544nghìn đồng/ người/tháng nhưng trong điều kiện giá cả lượng thực, thực phẩm và tất cả các mặt hàng đều tăng mạnh thì mức tăng đó cũng không bù đắp được. Do đó, mục tiêu những năm tới Tổng công ty cần phải đạt được là nâng cao hơn nữa thu nhập của cán bộ công nhân viên. Từ đó nâng cao đời sống lao động Tổng công ty nói riêng và toàn xã hội nói chung.
1.3.1.2. Kết quả tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001 – 2007
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty
Sông Đà giai đoạn 2001 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Giá trị xây lắp
1.018
1.517
2.175
2.788
3.192
5.530
7.662
2
Giá trị sản xuất công nghiệp
215
287
999
1.597
1.779
2.081
2.782
3
Giá trị kinh doanh dịch vụ khác:
882
1.196
1.125
1.808
2.405
2.890
4.856
-Giá trị tư vấn xây dựng
18
48
81
112
120
231
345
-Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng
50
76
208
363
480
395
875
-Giá trị kinh doanh xuất khẩu
31
65
162
224
238
186
500
-Giá trị kinh doanh khác
780
1.007
675
1.108
1.568
2.078
3.136
4
Tổng cộng
2.115
3.000
4.299
6.193
7.376
10.501
15.300
Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Tổng công ty Sông Đà trong những năm từ 2001 – 2007 đã thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.
Qua bảng ta thấy doanh thu tiêu thụ hàng hóa cao nhất là của hoạt động xây lắp, tỷ trọng thấp nhất là của hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Điều đó cho thấy hoạt động của Tổng công ty vẫn chỉ là các hoạt động truyền thống, đã có sự đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh nhưng chưa thực sự mạnh và phát huy hết khả năng.
Tuy vậy tổng doanh thu tiêu thụ trong giai đoạn từ 2001 – 2007 vẫn tăng liên tục.
Giai đoạn từ 2002 – 2004 và 2006 – 2007 tăng với tỷ lệ ổn định trên 40%, sự chêng lệch không đáng kể. Nhưng từ 2005 – 2006 thì tốc độ tăng lại giảm xuồng từ 44% xuống chỉ còn 19,1%. Một số nguyên nhân làm cho tốc độ tăng của việc tiêu thụ hàng hóa dịch vụ giảm sút là: công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, nguyên vật liệu đầu vào cung ứng chưa kịp thời, biến động trên thị trường làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Biểu đồ 6. Tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của
Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001 – 2007
Nguồn: Phòng kế hoạch
1.3.1.3. Thị phần của Tổng công ty
Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhìn chung là tốt. Doanh thu và lợi nhuận tăng liên tục. Tổng công ty vẫn giữ được vị thế của mình trên thị trường. Điều đó được thể hiện qua thị phần của Tổng công ty so với một số công ty xây dựng khác.
Bảng 4: Thị phần của một số công ty xây dựng trên thị trường
Đơn vị: %
STT
Công ty
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
TCT Sông Đà
14,92
16
18,84
17,13
17,35
16,43
19,02
2
TCT XD VINACONEX
13,64
14.24
14.76
13,57
14,32
14,59
14,62
3
CT XD Cầu đường
Thăng Long
2.84
2.96
3.12
2,76
3,25
3,19
3,61
Nguồn: www.mof.gov.vn
Qua bảng trên ta thấy Tổng công ty là đơn vị đứng đầu trong số các công ty mạnh về xây dựng. Với vị thế là một đơn vị đầu ngành Tổng công ty Sông Đà có một lợi thế rất lớn trước các đối thủ cạnh tranh; cùng với uy tín đã tạo được trong những năm qua Tổng công ty là một đối tác tin cậy trong những dự án lớn mang tính chất quốc gia.
Với nguồn lực của mình, Tổng công ty Sông Đà sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu khó khăn mà không phải bất kỳ một công ty nào cũng có thể thực hiện được. Đối với những dự án đòi hỏi đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và thời gian hoàn thành phải đúng tiến độ, Tổng công ty có thể đáp ứng được. Vì thế mà uy tín của Tổng công ty ngày càng được khẳng định.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu hiện nay là Tổng công ty xây dựng VINACONEX. Thị phần của VINACONEX luôn đứng thứ 2 sau Tổng công ty Sông Đà. Tuy nhiên đối thủ này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình nhà ở, đường xá, cầu cống …
1.3.1.4. Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty
Bảng 5: Tỷ suất Lợi nhuận/ doanh thu của Tổng công ty
Sông Đà giai đoạn 2001 - 2007
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Doanh thu
Tỷđ
1.892
2.710
4.588
6.154
6.815
9.040
15.300
2
Lợi nhuận
Tỷđ
22
34
130
417
422
457
750
3
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu
%
1,16
1,25
2,83
6,78
6,19
5,06
5
Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Tổng công ty Sông Đà tăng lên qua các năm.
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tăng mạnh ở năm 2004 và bị giảm nhẹ ở năm 2006 và 2007. Song nhìn chung thì tỷ lệ này ở giai đoan từ 2004 – 2007 là cao. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và Tổng cổng vẫn giữ được vị thế của mình trên thị trường.
Bảng 6: So sánh một số chỉ tiêu của Tổng công ty Sông Đà
với một số đối thủ cạnh tranh chính trong năm 2007
Tên công ty
GTSXKD
(Tỷ đồng)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận
(Tỷ đồng)
TNBQ
(Triệu đồng)
TCT Sông Đà
15.300
12.600
750
2,67
TCT XD VINACONEX
11.700
9.400
640
2,93
CT XD Cầu đường
Thăng Long
5.903
2.850
174
2,78
CT XD & LM HN
3.710
1.920
134
2,51
Nguồn: Phòng kế hoạch
Qua bảng trên ta các chỉ tiêu của Tổng công ty Sông Đà đều cao hơn các công ty còn lại chỉ có chỉ tiêu thu nhập bình quân của Tổng công ty cao hơn công ty xây dựng và lắp máy Hà Nội và thấp hơn các công ty còn lại. Nhưng do các mỗi công ty đều cạnh tranh ở một mảng hoạt động còn Tổng công ty Sông Đà lại đa dạng hóa sản xuất nên mực chênh lệch này thực tế là chưa cao. Mức thu nhập của Tổng công ty thấp hơn so với các công ty khác là do hoạt động đa dạng hóa của công ty chưa phát huy hiệu quả, các khoản chi phí trung gian vẫn còn cao.
1.3.2. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
1.3.2.1. Các hoạt động trực tiếp
Công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
Năm 2007, giá trị sản xuất tiêu thụ sản phẩm công nghiệp đạt 103% kế hoạch năm, so với thực hiện năm 2006 tăng 34%. Tuy nhiên về khối lượng các sản phẩm công nghiệp không đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể như sau:
Điện thương phẩm: sản xuất và tiêu thụ 970 Kwh/ KHN: 1.018 triệu Kwh, đạt 95% KH. Nguyên nhân: TM số 2 của thủy điện Sê San 3A đưa vào vận hành chậm 3 tháng so với KH; TĐ Krông- Kmar chưa vận hành theo kế hoạch; một số nhà máy còn thiếu nước để chạy máy chỉ chạy 12- 14h /ngày (TĐ Sê San 3A, Thác Trắng, Nà Lợi).
Xi măng: sản xuất và tiêu thụ 190.156 tấn/KHN: 320.000 tấn, đạt 59% KH. Nguyên nhân: do trạm nghiền Hiệp Phước chưa hoàn thành để đưa vào vận hành; trạm nghiền 100.000 tấn/năm của xi măng Yaly chỉ đạt 40% công suất do không đủ Cliker để sản xuất.
Sản phẩm thép: sản xuất và tiêu thụ được 146.000 tấn/KHN: 170.000 tấn, đạt 86% KH năm. Nguyên nhân: do cạnh tranh gay gắt của các nhà sản xuất thép trên thị trường, thị trường phôi thép nhập ngoại gặp nhiều khó khăn- giá cả tăng cao.
Công tác tiếp thị, kế hoạch
Trong những năm qua, công tác tiếp thị được Tổng công ty quan tâm một các đặc biệt nên đã đem lại hiệu quả, đáp ứng việc làm cho người lao động. Hiện nay, Tổng công ty tập trung tiếp thị các dự án lớn, khi trúng thầu, Tổng công ty tập trung chỉ đạo để tổ chức hợp đồng, ưu tiên nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị cho các công trình trọng điểm. Khi cần đầy nhanh tiến độ thi công, Tổng công ty có thể huy động nguồn lực ở các đơn vị thành viên, các công trình khác cùng phối hợp thi công.
Công tác kế hoạch: Phòng kế hoạch đã phát huy hết khả năng của mình trong việc thống kê, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch giúp cho các đơn vị và Tổng công ty chỉ đạo một cách sát xao và chính xác đến từng công trình, tổ đội. Trên cơ sở đó các đơn vị đã tổ chức thực hiện và quản lý hạch toán chuẩn xác và hiệu quả. Tuy nhiên một số đơn vị vẫn còn xem nhẹ công tác hạch toán thống kê, báo cáo nên công tác điều hành, quản lý và kế hoạch vẫn chưa phát huy hiệu quả.
1.3.2.2. Các hoạt động bổ trợ
Quản lý nguyên vật liệu:
Đối với Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là chủ yếu thì ngoài máy móc thì đầu vào quan trọng hàng đầu tiếp theo là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu quyết định tiến độ và chất lượng các công trình mà Tổng công ty xây dựng. Nguyên vật liệu của công ty là sắt, thép, xi măng … Nhu cầu của Tổng công ty là rất lớn, ở trong nước đáp ứng được một phần, phần còn lại phải nhập từ nước ngoài. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua Tổng công ty đã tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu. Nhờ vậy mà công ty đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu đảm bảo cho thi công hiệu quả.
Công tác đầu tư:
Năm 2007, toàn Tổng công ty đã chuẩn bị và thực hiện đầu tư 57 dự án thuộc các lĩnh vực: điện, sản xuất công nghiệp, xây dựng hạ tầng đô thị, giao thông, nâng cao năng lực thi công: trong đó đang thực hiện đầu tư 40 dự án, triển khai làm các thủ tục chuẩn bị và nghiên cứu đầu tư 17 dự án, với giá trị đầu tư thực hiện năm 2007 là 7.417 tỷ đồng/ KHN: 6.712 tỷ đồng, đạt 111%. Cụ thể như sau:
Hoàn thành đưa vào vận hành: TM2 TĐ Sê San 3A (tháng5/2007), TĐ Eakrôngrou (tháng7/2007), Iagrai3 (tháng8/2007).
Ngăn sông các công trình TĐ: Xêkaman3, Nậm chiến thắng (tháng12/2007).
Khởi công công trình TĐ Sử Pán 2(tháng3/2007) và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khởi công TĐ Xêkaman1 vào đầu năm 2008, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án TĐ: Xêkaman 4, Trà Xom, Yatansien, Hà Tây, Đắc Đoa, Nậm Củm.
Hợp tác với tập đoàn cao su Việt Nam, góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần trồng cây cao su: CTCP tròng cao su Phú riềng- Kratie (30% vốn điều lệ, giá trị 60 tỷ đồng); CTCP trồng cao su Tân Biên- Coong Pong Thom (30% vốn điều lệ, giá trị 60 tỷ đồng) để trồng và khai thác cao su tại Campuchia.
Đẩy mạnh việc hợp tác với các Tập đoàn, các Tổng công ty lớn trong cả nước để cùng thực hiện đầu tư nhiều dự án như: TĐ Luang Prabang tại Lào (1.410 MW), TĐ ĐăkĐrinh tại Quảng Ngãi, Nhiệt điện Nhơn Trạch II, khai thác muối mỏ tại Lào, khai thác Mỏ sắt Thạch Khê tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33038.doc