Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3
I. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 3
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm: 3
2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: 5
2.1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với nền kinh tế: 5
2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp: 6
2.3 Vai trò tiêu thụ sản phẩm đối với quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp 8
3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm 8
3.1. Các chỉ tiêu hiện vật đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: 9
3.2. Chỉ tiêu giá trị: 10
3.3. Chỉ tiêu hiệu quả: 10
3.4. Chỉ tiêu định tính 11
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. 12
1. Nhân tố khách quan 12
1.1. Khách hàng: 12
1.2. Môi trường 13
1.3. Các đối thủ cạnh tranh 15
2. Nhân tố chủ quan: 16
2.1. Mạng lưới tiêu thụ và bộ máy tổ chức tiêu thụ: 16
2.1.1.Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp. 16
2.1.2. Bộ máy tổ chức tiêu thụ 17
2.2. Giá bán sản phẩm: 17
2.3. Chất lượng sản phẩm: 18
2.4. Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp 19
2.5. Tiềm lực của doanh nghiệp: 19
2.5.1. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: 19
2.5.2. Tiềm lực con người của doanh nghiệp 20
2.6. Định hướng sản xuất: 20
2.7. Trình độ công nghệ và khả năng sản xuất của doanh nghiệp 20
Chương II: Thực trạng việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Nội Thất Đại Dương giai đoạn từ năm 2006 - 2008 21
I. Khái quát về công ty TNHH Nội Thất Đại Dương 21
1. Quá trình hình thành và phát triển 21
1.1. Tên công ty: Công ty TNHH NỘI THẤT Đại Dương 21
1.2. Địa chỉ trụ sở chính: nhà 9, khu tập thể công an Thành Phố Hà Nội, đường Giang Văn Minh. phường Đội Cấn. Quận Ba Đình. Thành phố Hà Nội. 21
1.3. Ngành nghề kinh doanh: 21
2. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty. 23
2.1. Bộ máy tổ chức: 23
2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: 26
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nội Thất Đại Dương. 27
3.1. Về sản phẩm: 27
3.2. Thị trường hoạt động của công ty Đại Dương 27
3.3. Hệ thống cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh 28
3.4. Đặc điểm về nguồn nhân lực 29
3.5. Đặc điểm về nguồn vốn công ty. 31
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty Đại Dương từ năm 2006 - 2008. 32
1. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty. 32
1.1. Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty. 32
1.2. Hoạch định số lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2006- 2008 35
2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty. 37
2.1. Kết quả kinh doanh chung của công ty. 37
2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường: 41
2.2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thị trường nước ngoài: 44
2.3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo phương thức tiêu thụ 45
2.4. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo dòng sản phẩm 46
2.5. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian. 49
3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm tác động đến sự phát triển của công ty: 50
4. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 52
4.1. Những ưu điểm: 52
4.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó. 53
4.2.1. Những hạn chế: 53
4.2.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó 54
Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của Công ty Đại Dương. 56
I. Phương hướng và các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đại Dương. 56
1. Cải tiến và phát triển sản phẩm mới, mở rộng nghành hàng kinh doanh phù hợp với năng lực của công ty: 56
2. Mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước: 58
3. Các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2009 – 2010: 59
3.1. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010. 59
3.2. Các chỉ tiêu cụ thể năm 2009: 59
II. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương. 60
1.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: 60
2. Thương hiệu 61
3. Xây dựng chiến lược về giá: 63
4. Phát triển mạng lưới tiêu thụ hợp lý: 64
5. Triển khai chiến lược xúc tiến và hỗ trợ bán hàng: 65
6. Tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng: 66
7.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 67
8. Một số giải pháp cần chú trọng(đối với dòng sản phẩm của công ty) theo chủng loại sản phẩm. 68
8.1. Đối với dòng sản phẩm nội thất văn phòng: 68
8.2. Đối với sản phẩm nội thất gia đình: 68
8.3. Đối với sản phẩm nội thất trường học: 69
8.4. Đối với sản phẩm nội thất công cộng: 69
III: Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan chức năng. 69
1. Hoàn thiện các cơ chế và chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp: 70
2. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục và giấy tờ không cần thiết để rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường một cách nhanh chóng: 70
3. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trẻ vay vốn để đầu tư kinh doanh: 70
4. Tạo hành lang pháp lý hợp pháp và thông thoáng: 70
5. Có các biện pháp để hướng sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nghành kinh doanh nội thất: 71
6. Tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại hợp lý: 71
7. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu của sản phẩm của công ty: 71
Kết luận 72
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Nội Thất Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty.
Bảng số 3: Chỉ tiêu về vốn:
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Vốn cố định
378.594.283
110.035.649
350.013.789
Vốn lưu động
Trong đó vốn tự có
Tỷ trọng vốn tự có trong vốn lưu động
4.722.704.401
1.199.414.229
25,4%
6.448.809.210
522.752.289
8,11%
6.771.994.664
1.586.114.623
23,42%
Tổng vốn kinh doanh
5.101.298.684
6.558.844.859
7.122.008.453
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Theo đà phát triển công ty đã có sự mở rộng về nguồn vốn. Đây là một kết quả đáng mừng trước sự nỗ lực cố gắng của toàn nhân viên trong công ty. Theo bảng trên, nguồn vốn của công ty không biến động nhiều nhưng nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn. Vốn lưu động ở công ty chủ yếu là hàng dự trữ, các khoản phải thu. Qua các năm vốn lưu động có sự tăng lên nhưng mà tốc độ tăng không đều nhau. Do đặc điểm của vốn lưu động thường biến động nhanh (thể hiện ở số vòng quay). Năm 2006 đạt 4.722.704.401 VNĐ thì đến năm 2007 tăng lên đến 6.448.809.210 VNĐ tăng 36,55% tương ứng là 1.726.104.800 VNĐ. Năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 tăng khoảng 5,01% tương ứng là 323.185.454 VNĐ. Sự tăng lên này chứng tở công ty đã phát huy nhiều vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau để thúc đẩy mua hàng và từ đó quy mô sản xuất kinh doanh cũng tăng lên.
Công ty TNHH Nội Thất Đại Dương với đặc điểm là vừa sản xuất vừa kinh doanh mặt hàng nội thất nên cần có vốn cố định để xây dựng và để mua sắm trang bị các loại tài sản cố định khác nhau ở doanh nghiệp. Theo bảng trên tỷ trọng vốn cố định trong tổng số vốn chiếm ít. Năm 2006 chiếm 7,42%, năm 2007 chiếm 1,68%, năm 2008 chiếm 4,91%. Đây chính là cơ cấu của vốn cố định. Công ty chủ yếu thực hiện chức năng mua nguyên liệu sản xuất sản phẩm để bán nên vốn cố định chiếm ít.
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty Đại Dương từ năm 2006 - 2008.
1. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.1. Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Tiêu thụ sản phẩm là trách nhiệm của toàn bộ công nhân viên từ tổ sản xuất, tổ công tác đến cấp công ty. Tuy nhiên thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty Đại Dương thuộc phòng kinh doanh và các chi nhánh. Trong đó, phòng kinh doanh tiến hành xây dựng hoạch định các chiến lược, các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cấp công ty, giao nhiệm vụ và đặt mục tiêu cho các bộ phận, chi nhánh. Các chi nhánh tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch được giao và phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra.
Mô hình 3: Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Đội vận chuyển
Kho sản xuất
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh các tỉnh khác
Giám đốc phụ trách kinh doanh
Kho công ty
Kho khu MỸ Đình
Đối với các đơn đặt hàng của khách hàng có thể trực tiếp từ khách hàng hoặc từ các chi nhánh được fax đến phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh trực tiếp nhận, tổng hợp lại thành một đơn đặt hàng mới sau đó fax đến phòng kế toán. Phòng kế toán tiến hành kiểm tra, xử lý và trả lời đơn đặt hàng và tiến hành lập kế hoạch sản xuất.
Qua thực tế việc đặt hàng theo chu trình trên gặp một số khó khăn: Mất nhiều thời gian, làm chậm đơn hàng vì qua nhiều giai đoạn. Vì vậy, chu trình đặt hàng có thể thay đổi như sau: Cửa hàng, phòng thị trường và các chi nhánh có thể fax, gửi mail, điện thoại tới phòng kế hoạch để đặt hàng.
Mô hình 4: Quy trình đặt hàng
Các cửa hàng của công ty
Phòng thị trường
Đại lý cấp một
Chi nhánh Hà Nội
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
Khách hàng
Các chi nhánh khác
Đối với những đơn đặt hàng, sản phẩm được vận chuyển thẳng từ kho của công ty hoặc kho ở khu MỸ Đình đến khách hàng giảm được chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, bốc xếp tại các kho…
Mô hình 5: Công tác vận chuyển hàng hóa theo chu trình sau
Sản xuất, xưởng sản xuất
Kho khu Mỹ Đình
Kho công ty
Khách hàng
Kho các bộ phận chi nhánh
1.2. Hoạch định số lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2006- 2008:
Phân tích đánh giá thị trường và khách hàng
Có thể nói thị trường nội thất đang nóng lên ở Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nội thất ngày càng tăng, đặc biệt là sản phẩm nội thất văn phòng, trường học do ngày càng có nhiều doanh nghiệp mọc lên và sự gia tăng đổi mới đầu tư thiết bị. Hơn nữa sự đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, kích thước… và luôn có sự so sánh về giá cả giữa các công ty với nhau. Sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp sản phẩm nội thất đặc biệt là những công ty nội thất đã tạo được thương hiệu trên thị trường.
Tuy nhiên, sự tham gia các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm nội thất ngày càng gia tăng, đặc biệt là sản phẩm nội thất nhập ngoại với mẫu mã chủng loại, kiểu dáng phong phú mà giá cả lại không đắt hơn nhiều so với sản phẩm nội thất của Đại Dương. Để có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Đại Dương cần phải đổi mới sản phẩm nội thất của mình tạo sự đa dạng cho sản phẩm của công ty. Tuy nhiên Đại Dương vẫn giữ được lợi thế trong sản phẩm của mình là “ chất lượng”.
Thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Pháp được đánh giá là thị trường truyền thống của công ty. Tuy nhiên công ty thường ít tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và hoạt động nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng tại các thị trường này thường rất hiếm do chi phí cho hoạt động rất cao và hiệu quả thường không cao, hơn nữa còn hạn chế về nhân lực những chuyên viên nghiên cứu thị trường.
Mục tiêu và nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của công ty
Công ty thường không xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty nói chung và chiến lược tiêu thụ sản phẩm nói riêng trong giai đoạn dài mà chỉ là các kế hoạch trong ngắn hạn thường là một năm, một quý, một tháng. Kế hoạch đưa ra các mục tiêu và các nhiệm vụ phải phấn đấu đạt được. Thuộc về hoạt động tiêu thụ sản phẩm công ty đưa ra chỉ tiêu sau:
Bảng số 4: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu tiêu thụ
223
273
271
Lợi nhuận trước thuế
10
12
11,5
(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Đại Dương)
Các khoản chi phí mà công ty thường chi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm là: Tiền lương và phụ cấp cho đội ngũ lao động ở bộ phận trực tiếp thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm và ở các bộ phận hỗ trợ tiêu thụ. Các chi phí giao dịch trong tìm kiếm khách hàng và trong thương lượng đàm phán với khách hàng. Chi phí cho các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nội thất ( chi phí cho quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng, các chương trình khuyến mại,…).
Tiến độ tiêu thụ sản phẩm:
Sản phẩm nội thất của công ty tiêu thụ trong năm thường không đều đặn, tiêu thụ mạnh tập trung chủ yếu vào quý III,IV. Đây chính là cơ sở điều tiết sản xuất phù hợp với tiêu thụ và bảo đảm cung ứng kịp thời sản phẩm cho khách hàng.
Với các khách hàng đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty, tiến độ tiêu thụ sản phẩm biểu hiện tiến độ giao hàng. Nhìn chung công ty giao sản phẩm kịp thời cho khách hàng theo đúng tiến độ giao hàng, đúng địa điểm giao hàng, đúng sản phẩm giao hàng.
2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.1. Kết quả kinh doanh chung của công ty.
Đại Dương là nhà sản xuất kinh doanh nội thất có tín nhiệm cao với người tiêu dùng cả nước.Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Công ty luôn có những chuyển biến tốt đẹp. Nền kinh tế thị trường cùng với những thay đổi tích cực trong luật và các chính sách của Nhà nước đã tạo hành lang thông thoáng cho Công ty có một chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty cùng hoạt động trong nghành nội thất trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận cũng như với hàng hoá nhập khẩu đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế không biết đến bao giờ mới kết thúc, đang đặt ra thử thách rất lớn đối với công ty, buộc công ty muốn tồn tại và phát triển phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường, phục vụ được kịp thời nhu cầu của thị trường để xây dựng cho kế hoạch đầu vào, đầu ra, hợp lý và phù hợp với thế và lực của công ty.
Để ổn định kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động, công ty đã rất cố gắng để mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm để đáp ứng cho thị trường trong thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Sau đây là một số kết quả cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua:
Bảng số 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đại Dương từ năm 2006 - 2008:
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
222.276.859.612
276.968.499.880
277.951.494.878
T.đó DT hàng XK
7.476.664.292
8.410.018.981
13.435.113.087
2. Các khoản khấu trừ
716.141.299
1.147.864.492
1.364.922.230
Chiết khấu TM
0
0
0
Giá trị hàng bán trả lại
716.141.299
1.147.864.492
1.364.922.230
Giảm giá hàng bán
0
0
0
Thuế TTĐB, thuế xk phải nộp
0
0
0
3. DTT về bán hàng, cung cấp dịch vụ
221.560.718.313
275.820.635.388
276.586.572.647
4. Giá vốn hàng bán
192.117.948.694
238.369.400.429
239.743.094.432
5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
29.442.769.619
37.451.234.959
36.843.478.215
6. DT hoạt động tài chính
4.681.075.467
5.059.691.866
5.061.619.367
7. Chi phí tài chính
4.475.085.153
5.048.512.646
4.807.626.471
Trong đó lãi vay trả lại
4.459.250.874
5.038.124.306
4.731.406.994
8. Chi phí bán hàng
9.295.722.068
13.197.581.941
13.964.298.605
9. Chi phí quản lý DN
11.416.896.991
11.282.580.556
11.069.823.322
10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh
8.936.140.875
12.982.251.682
12.063.349.184
11. Thu nhập khác
975.160.492
1.033.956.933
980.582.417
12. Chi phí khác
208.841.628
268.765.009
273.472.658
13. Lợi nhuận khác
76.696.864
765.191.924
707.109.759
14. Tổng LN trước thuế
9.702.459.739
13.747.443.607
12.770.458.943
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Đại Dương)
Qua bảng chi tiết trên ta rút ra bảng tổng hợp sau:
Bảng số 6: Kết quả sản xuất kinh doanh chính:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm2008
Tổng doanh thu (trđ)
222.276
276.968
277.951
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%)
24,6
0,35
Lợi nhuận trước thuế (trđ)
9.702
13.747
12.770
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / doanh thu (%)
4,36
4,96
4,59
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Đại Dương)
Biểu đồ 1: Doanh thu bán hàng của công ty.
Qua bảng trên chúng ta thấy được tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty Đại Dương như sau:
Tổng doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006, tổng doanh thu của năm 2008 cao hơn năm 2007, tốc độ tăng trưởng doanh thu tương đối cao, năm 2007 tăng trưởng so với năm 2006 là 24,6%. Mặc dù trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay khiến các công ty trên toàn thế giới không ít phải phá sản hoặc làm ăn thua lỗ nhưng năm 2008 công ty vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng dương là 0,35% . Với tốc độ tăng trưởng như vậy công ty Đại Dương đã chứng tỏ được khả năng, năng lực kinh doanh của mình trong thời gian vừa qua, với sự tăng trưởng về doanh như vậy, chúng ta một phần nào thấy được sự phát triển của công ty. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào chỉ tiêu về doanh thu thì sẽ không thể đánh chính xác được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh chỉ tiêu về doanh thu chúng ta phải xét về chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Đại Dương. Năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty Đại Dương đạt 9.702 triệu đồng và đến năm 2007 đạt 13.747 triệu đồng tăng 4.045 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 12.770 triệu đồng, giảm 977 triệu đồng. Trong một năm khó khăn về kinh tế như năm 2008 nhưng công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao gần bằng mức lợi nhuận năm 2007.Với những kết quả đã đạt được về lợi nhuận như vậy chúng ta có thể thấy công ty Đại Dương luôn luôn kinh doanh có lãi và tổng nguồn vốn dùng để tái đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn được mở rộng.
Để có thể thấy rõ được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta so sánh chỉ tiêu giữa tốc độ tăng trưởng về doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu. Trong năm 2006, tỷ suất lợi nhuận / doanh thu của công ty là 4,36% và của năm 2007 là 4,96% tăng so với năm 2006 cùng với tỷ suật lợi nhuận/ doanh thu tăng và tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng chúng ta có thể nhận xét một cách chính xác là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 tốt hơn năm 2006, hay hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2007 cao hơn năm 2006.
Trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng về doanh thu chỉ đạt 0,35% tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu năm 2008 vẫn đạt 4,59%. Chúng ta thấy rõ được tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu năm 2008 thấp hơn năm 2007, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở đây không có nghĩa là công ty kinh doanh không có lãi mà chỉ là giảm lợi nhuận hơn so với năm 2007 mà thôi. Như vậy có thể thấy trong năm 2008 công ty tăng các khoản về chi phí bất thường dùng cho các hoạt động như là ký kết các hợp đồng mới, ngoại giao, tăng các khoản về chi phí bán hàng, quản lý và cũng do doanh số bán hàng năm 2008 giảm so với năm 2007 chút ít...nhưng cũng có thể nói năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn của năm 2008 không tốt bằng năm 2007.
Nhìn chặng đường sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương trong những năm qua chúng ta có thể có nhận xét chung là. Công ty nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua là tốt, tốc độ tăng trưởng khá đặt trong điều kiện khó khăn hiện nay, và có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Bằng uy tín của mình cùng với sự nhạy bén trong nền kinh tế thị trường, tập thể ban lãnh đạo công ty đã và đang có những bước đi đúng đắn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh làm cho tất cả các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng rõ rệt và cùng với sự kinh doanh ngày một phát triển công ty đang cố gắng hơn nữa để có mức tăng trưởng cao hơn để hoà cùng quá trình phát triển chung của đất nước.
2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường:
Theo Philip Kotler: “ Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”.
2.2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm thị trường trong nước:
Thị trường chính hay mục tiêu của công ty chủ yếu là Hà Nội vì đây là nơi tập trung đông dân cư, nhiều công ty lớn và nổi tiếng, môi trường kinh doanh thuận lợi… Ngoài ra còn có thị trường mạnh tiếp theo như: Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là những thị trường có tiềm năng để cho công ty có thể tiêu thụ sản phẩm của mình. Những thị trường này là những thành phố tương đối lớn. Để thuận lợi cho tính toán, công ty quyết định chia thị trường theo tuyến đường và mỗi tuyến đường được coi là một khu vực thị trường. Sau đây là kết quả tiêu thụ theo thị trường trong 3 năm gần đây:
Bảng số 7: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước.
Đơn vị: VNĐ
Thị trường
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị (vnđ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (vnđ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (vnđ)
Tỷ lệ (%)
Hà Nội
171.840.156.338,84
80
225.589.123.946,49
84
224.838.924.584,45
85
Hải Phòng- Quảng Ninh- Hưng yên
8.592.007.796,23
4
8.056.754.442,15
3
7.935.491.466,15
3
Nghệ An-Hà Tĩnh- Quảng Bình
15.036.013.643,41
7
16.113.508.884,29
6
13.225.819.027,45
5
Thái Bình- Nam Định
7.481.426.743,22
3,5
8.273.464.040,30
3,1
5.290.327.561,30
2
TP Hồ Chí Minh
11.850.590.798,30
5,5
10.525.629.585,77
3,9
13.225.819.151,65
5
Tổng
214.800.195.320,00
100
268,558,480,899,00
100
264.516.381.791,00
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Đại Dương)
Về mặt giá trị, nhìn chung doanh thu của các khu vực thị trường này đều tăng giảm qua các năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên năm 2008 hầu như tất cả các thị trường nếu có mức doanh thu giảm. Tuy mức độ tăng của mỗi khu thị trường không đều nhau. Thị trường Hà Nội là thị trường mạnh nhất, đem lại doanh thu nhiều nhất và tăng mạnh nhất. Chiếm tỷ trọng cao nhất từ 80% đến 85%. Cụ thể, năm 2006 đạt 171.840.156.338,84 vnđ thì đến năm 2007 tăng lên 225.589.123.946,49 vnđ tức là tăng 53.748.967.607,65 vnđ với phần trăm tương ứng là 31%, năm 2008 là một năm cực kỳ khó khăn không riêng thì trường Hà Nội mà khó khăn đối với tất cả thị trường và doanh thu tại thị trường Hà Nội năm 2008 giảm so với doanh thu năm 2007 là 750.199.362,04 vnđ về giá trị tuyệt đối là , với giá trị tương đối là giảm 0,33%. Thị trường Hà Nội là thị trường mục tiêu của công ty, công ty đã dồn hết nguồn lực để tập trung phát triển thị trường này. Tuy nhiên, công ty cũng không bỏ sót những thị trường nhỏ lẻ nhưng có triển vọng phát triển.
Thị trường mạnh tiếp theo là thị trường Nghệ An-Hà Tĩnh- Quảng Bình. Thị trường này chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau thị trường Hà Nội. Đây cũng là nhóm thị trường có doanh thu tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 đạt 15.036.013.643,41 vnđ, năm 2007 đạt 16.113.508.884,29 vnđ tăng về giá trị tuyệt đối là 1.077.495.240,89 vnđ với giá trị tương đối là 7,1%. Cũng như các thị trường khác do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên năm 2008 nên doanh thu năm 2008 chỉ đạt 13.225.819.027,45 vnđ giảm so với năm 2007 là 2.887.689.856,84 vnđ.
Bên cạnh những thị trường lớn và mạnh thì vẫn có những thị trường nhỏ, lẻ và có triển vọng phát triển như nhóm thị trường TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh… và kết quả tiêu thụ ở các thị trường này đều được thể hiện qua bảng trên.
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty theo thị trường.
2.2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thị trường nước ngoài:
Bảng số 8: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường nước ngoài:
Đơn vị: VNĐ
Thị trường xk
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(vnđ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(vnđ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(vnđ)
Tỷ trọng (%)
Trung Quốc
2.990.665.717
40
3.616.308.162
43
5.105.342.973
38
Thái Lan
1.869.166.073
25
1.682.003.796
20
3.090.076.010
23
Nhật
1.495.332.858
20
1.850.204.176
22
3.358.778.272
25
Khác
1.121.499.644
15
1.261.502.847
15
1.880.915.832
14
Tổng
7.476.664.292
100
8.410.018.981
100
13.435.113.087
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Đại Dương)
2.3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo phương thức tiêu thụ.
Đối với thị trường trong nước, công ty áp dụng 3 phương thức tiêu thụ đó là qua các đại lý, hình thức đấu thầu và bán lẻ. Doanh thu tiêu thụ qua các phương thức này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng số 9: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ
Năm
Tổng số thực hiện (trđ)
Bán đại lý
Bán lẻ
Hợp đồng, đấu thầu
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
2006
114.800
63.530
55,34
12.869
11,21
38.399
33,45
2007
138.558
75.096
54,19
14.453
10,43
49.029
35,38
2008
142.517
80.921
56,78
19.325
13,56
42.270
29,65
(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Đại Dương)
Biểu đồ 3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất theo 3 phương thức trong 3 năm gần đây:
Dễ thấy, bán qua đại lý đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Doanh thu tiêu thụ qua hình thức này tăng liên tục qua các năm. Một trong những lý do chủ yếu là công ty có hệ thống đại lý rộng lớn trong cả nước.
Đấu thầu và bán lẻ là hình thức tiêu thụ trực tiếp của công ty. Tuy nhiên hình thức bán lẻ mang lại doanh thu không cao, do đó mà công ty ít có khả năng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Đối tượng khách hàng chủ yếu trong hình thức đấu thầu là các tổ chức. Hợp đồng đấu thầu thường có giá trị lớn và tiêu thụ được lượng lớn, do đó chỉ một ít hợp đồng cũng có thể mang lại doanh thu khá cao cho công ty.
Đối với thị trường nước ngoài, hình thức mà công ty áp dụng thành công cho đến bây giờ là hoàn toàn ký kết hợp đồng và giá trị các bản hợp đồng này thường khá lớn.
2.4. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo dòng sản phẩm.
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh công ty có những sự phân tích xem những mặt hàng nào mang lại hiệu quả cao cho công ty, những mặt hàng nào không còn được sự chấp nhập của thị trường nữa. Dòng sản phẩm nào của công ty được ưa chuộng nhiều hơn cả. Để từ đó công ty xây dựng kế hoạch loại bỏ những sản phẩm đã lỗi thời, cải tiến những sản phẩm hiện tại sao cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hơn nưa. Để phân tích được những thông tin đó công ty cần tổng hợp các số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ được và doanh thu tiêu thụ từ các sản phẩm đó.
Bảng số 10: Doanh thu tiêu thụ của công ty theo dòng sản phẩm
Dòng sản phẩm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị(trđ)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(trđ)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(trđ)
Tỷ trọng(%)
Nội thất văn phòng
89.965,79
40,47
96.843,88
34,97
120.778,94
43,45
Nội thất khách sạn
45.415,39
20,43
71.993,03
26
72.586,8
26,11
Nội thất gia đình
27.087,23
12,19
41.148,28
14,85
34.070,03
12.26
Các sản phẩm khác
59.808,44
26,91
66.983,31
24,18
50.515,72
18,18
Tổng
222.276,85
100
276.968,5
100
277.951,49
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương)
Dựa vào bảng trên ta thấy. Trong các sản phẩm nội thất của công ty thì dòng nội thất văn phòng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty trong 3 năm gần đây. Năm 2006 mặt hàng nội thất văn phòng đạt doanh thu 89.965,79 triệu đồng chiếm 40,47% tổng doanh thu thì đến năm 2008 đạt doanh thu là 120.778,94 triệu đồng chiếm 43,45% doanh thu của công ty. Từ sự tăng lên này cho thấy, công ty đã có những chiến lược mặt hàng đúng đắn, chọn đúng mặt hàng đưa vào sản xuất kinh doanh. Các mặt hàng này ngày càng được khách hàng ưa chuộng, giá trị thẩm mỹ ngày càng cao. Để biểu diễn sự tăng này ta có biểu đồ sau.
Biểu đồ 4: Mức tăng doanh thu mặt hàng nội thất văn phòng qua các năm.
2.5. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian.
Để có thể phân tích được hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty có mang tính chất thời vụ hay không, hoạt động diễn ra đều đặn hay tập trung chủ yếu vào một thời gian nào đó trong năm cần dựa trên kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo thời gian cụ thể là qua các quý.
Bảng số 11: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của từng quý qua các năm gần đây:
Thời gian
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Quý I
44.278
19,92
56.030
20,23
56.535
20,34
Quý II
46.077
20,73
53.870
19,45
68.273
34,56
Quý III
64.970
29,23
79.101
28,56
69.348
24,95
Quý IV
66.949
30,12
87.965
31,76
83.802
30,15
Tổng doanh thu
222.276
100
276.968
100
277.951
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Đại Dương)
Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty mang tính không liên tục nhưng cũng không hẳn là mang tính thời vụ. Sản phẩm được tiêu thụ vào các tháng cuối năm thường hơn hẳn những tháng đầu năm, mức độ tiêu thụ tăng dần theo thời gian.
3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm tác động đến sự phát triển của công ty:
Quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập đến nay không phải lúc nào cũng thuận lợi đôi khi cũng lâm vào khủng hoảng nhưng với sự cố gắng hết mình công ty đã lớn mạnh như ngày nay. Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng như phần trên đã phân tích. Lợi nhuận trước thuế hàng năm của công ty thường trên 10 tỷ đồng nên khả năng tích lũy cũng tăng lên qua các năm các chỉ tiêu tài chính năm sau thường tốt hơn năm trước và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 12: Một số chỉ tiêu về tài chính của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương:
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1. Bố trí cơ cấu tài sản:
- Tài sản cố định/tổng tài sản
- Tài sản lưu động/tổng số tài sản
1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn:(%)
- Nợ phải trả/tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn
50,33
51,66
70,79
28,08
48,73
53,27
63,19
35,82
40,35
61,68
61,08
37,82
39,23
62,78
66,36
22,65
2. Khả năng thanh toán:( lần)
2.1. Khả năng thanh toán hiện hành
2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
2.3. Khả năng thanh toán nhanh
2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn
1,38
1.13
0.16
1.16
1,55
1,35
0,09
1.05
1,6
1,4
0.01
1,16
1,49
1,27
0,12
1,09
3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu
4,25
4,36
4,96
4,59
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Nội Thất Đại Dương)
Do những kết quả đạt được đó uy tín của công ty ngày càng cao trên thị trường nội thất Việt Nam và trên thế giới. Đời sống cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được cải thiện. Ví dụ như năm 2008 hầu như tất cả các công ty đều giảm lương của nhân viên để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tếthì đối với công ty Đại Dương do có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm khá lớn nên đã không thực hiện biện pháp giảm lương mà vẫn giữ những mức thưởng như các năm trước đã áp dụng. Do vậy đã tạo niềm tin cho nhân viên toàn công ty an tâm lao động cống hiến hết mình vì công ty.
4. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
4.1. Những ưu điểm:
Trong những năm gần đây công ty đã có những cố gắng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty năm sau thường cao hơn năm trước. Việc tiêu thụ sản phẩm và sản xuất của công ty qua mấy năm qua cũng cho ta thấy được phần nào nhu cầu của khách hàng về sản phẩm nội thất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22083.doc