MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. 3
1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: 3
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 3
1.1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI: 7
1.1.3 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 10
1.1.3.1. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 11
1.1.3.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 13
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 16
1.2.1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GDPT: 16
1.2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 18
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI: 28
2.1 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ: 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 30
2.2.1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GDPT Ở HÀ NỘI: 30
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 37
2.3.1. CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 37
2.3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI NSNN CHO GDPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 39
2.3.3. CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 42
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 43
2.4.1. HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC: 43
2.4.2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC: 49
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 51
3.2.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 51
3.2.2. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 52
3.2.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 53
3.2.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 54
3.2.5. TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 55
3.2.6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: 57
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
68 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp phải gửi kèm theo các báo cáo sau đây:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31 tháng 12 và bảng cân đối tài khoản sau khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán.
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm; thuyết minh quyết toán phải ghi rõ nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vượt dự toán được giao theo từng chỉ tiêu và những kiến nghị nếu có.
Báo cáo quyết toán năm, gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước cùng cấp về tổng số và chi tiết.
Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán không được quyết toán chi lớn hơn thu.
Cấp dưới không quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình.
Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo chi ngân sách Nhà nước đối với đơn vị dự toán quy định như sau:
- Sau khi kết thúc công tác khoá sổ kế toán cuối ngày 31 tháng 12, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước về tổng số và chi tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán lập báp cáo quyết toán.
- Ngoài biểu mẫu báo cáo quyết toán năm theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đơn vị dự toán còn phải gửi kèm báo cáo chi tiết về các loại hàng hoá, vật tư tồn kho, tồn quỹ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán đã được xử lý theo quy định tại điều 73 và 74 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 của Chính phủ.
- Sau khi nhận báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới. Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán, đơn vị dự toán cấp dưới phải thực hiện xong những yêu cầu trong thông báo xét duyệt quyết toán.
Mỗi lần quyết toán là một lần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, từ đó khắc phục mặt yếu kém để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả công tác và trình độ quản lý tài chính. Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực. Nội dung trong báo cáo quyết toán phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách.
Các Sở tài chính sẽ tổng hợp tình hình thực hiện ngân sách từ các phòng tài chính và Sở giáo dục đào tạo trên địa bàn của các Thành phố, các Tỉnh mình và báo cáo định kỳ cho Bộ Tài Chính.
Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục phổ thông:
Mức tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối NSNN:
Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm được thể hiện qua thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập quốc dân còn thấp thì điều này dẫn đến nguồn thu của NSNN sẽ hạn chế. Nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào NSNN lớn và thuận lợi thì nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục sẽ cao hơn là một tất yếu.
Chương trình phát triển giáo dục đào tạo của đất nước.
Sự phát triển giáo dục phụ thuộc rất lớn vào chương trình phát triển giáo dục đào tạo của đất nước. Số lượng chương trình mục tiêu nhiều thì số lượng ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng đồng thời tăng để đảm bảo tiến trình thực hiện các chương trình. Tuỳ vào tầm quan trọng của các chương trình, cũng như yêu cầu về thời gian thực hiện, hoàn thành mà mức độ và số lượng ngân sách dành cho các chương trình đó có sự khác nhau và có sự khác biệt giữa mức chi ngân sách qua các năm.
Thực trạng của ngành giáo dục:
Số lượng học sinh mỗi cấp học, số lượng giáo viên của ngành giáo dục là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáo dục phổ thông. Với chủ trương miễn học phí với cấp học tiểu học, và mức khung học phí hiện hành thì số học sinh sẽ ảnh hưởng đến mức kinh phí dành cho giáo dục do phụ thuộc vào mức đầu tư ngân sách nhà nước cho mỗi học sinh. Và số lượng giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoản ngân sách dành cho mục tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương trong công tác quản lý chi NSNN.
Ngoài ra, thì thực trạng về cơ sở vật chất của các trường học cũng là nhân tố không kém phần quan trọng. Nếu cơ sở vật chất của các trường còn tốt, hiện đại thì khoản chi cho xây dựng cơ bản; mua sắm, sửa chữa tài sản thiết bị sẽ giảm kéo theo chi NSNN cho giáo dục sẽ giảm và ngược lại.
Tốc độ tăng dân số của đất nước.
Tốc độ dân số tăng nhanh đồng nghĩa với việc số lượng học sinh đến trường sẽ tăng lên dẫn đến phải tăng thêm số lượng trường, lớp , giáo viên đảm bảo điều kiện học tập của số học sinh này. Điều này, đòi hỏi số lượng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng. Những quốc gia có tốc độ tăng dân số nhanh thì lượng ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho giáo dục của người dân sẽ lớn.
Tình hình hợp tác quan hệ quốc tế về giáo dục của quốc gia.
Quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục ảnh hưởng không nhỏ tới ngân sách Nhà nước chi cho ngành giáo dục. Các mối quan hệ này sẽ tác động trực tiếp tới số lượng vốn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục, góp phần thay đổi tỷ trọng trong mối quan hệ giữa chi NSNN và các khoản đóng góp ngoài ngân sách cho giáo dục phổ thông.
Các nhân tố khác như: biến động về kinh tế, chính trị, xã hội; khả năng, trình độ của các cán bộ ngành giáo dục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi NSNN cho giáo dục phổ thông.
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi của NSNN cho giáo dục phổ thông một cách khách quan phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Tóm lại:
Chương I của chuyên đề đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về giáo dục phổ thông, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông và công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông. Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục phổ thông đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và sự phát triển của đất nước cho thấy mức độ cần thiết phải đầu tư cho lĩnh vực này. Chi giáo dục phổ thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển giáo dục của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia và đây là khoản chi chịu rất nhiều các nhân tố trong đó có cả các nhân tố chủ quan và khách quan.
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI:
2.1 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ:
Bước vào thế kỷ 21 giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao, chất lượng giáo dục được cải biến bước đầu. Cùng với bước phát triển của giáo dục cả nước, giáo dục Thủ đô Hà Nội cũng đang vững bước trên chặng đường đi của mình với rất nhiều thành công. Là trung tâm, trái tim của cả nước và là nơi ngàn năm văn hiến với trường đại học đầu tiên của nước ta – Quốc Tử Giám thì giáo dục luôn là lĩnh vực giành được sự ưu ái đặc biệt, sự quan tâm lớn lao của tất cả mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô và thực sự được coi là quốc sách hàng đầu.
Với sự quan tâm sâu sắc của các ngành, các cấp cũng như của tất cả người dân giáo dục Thủ đô Hà nội nói chung và của giáo dục phổ thông nói riêng đã gặt hái được những thành tựu to lớn.:
Đối với bậc tiểu học: ngành giáo dục của Thủ đô đã duy trì và nâng cáo chất lượng kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, học đúng độ tuổi, đã huy động được 99,9% trẻ vào lớp 1, không có học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh lưu ban thấp – 0,05%; 2187 trẻ khuyết tật còn sức khoẻ được lên lớp(chiếm72,2% trẻ khuyết tật).
Việc triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở khối lớp 1,2,3 được thực hiện nghiêm túc. Ở các khối 4,5 tiếp tục thực hiện nội dung chương trình đảm bảo chất lượng giảng dạy, tránh quá tải và hạ thấp yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng với học sinh. Các đơn vị tham gia thử nghiệm chương trình tiểu học năm 2000 một số môn ở khối 4,5 được quan tâm chỉ đạo.
Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 88,5%(tăng 1,8%) ở 260 trường(đạt 95,6%). Cơ bản các trường đã tổ chức có nề nếp dạy học 2 buổi/ngày.
Kết quả xếp loại đạo đức, văn hoá của học sinh so với năm học trước tiếp tục được giữ vững:
+ Về xếp loại đạo đức: 98,2% xếp loại tốt hoặc đạt yêu cầu
+ Về văn hoá:
* Môn Tiếng Việt:44,75% giỏi, 44,53% khá
* Môn Toán: 62,35% giỏi, 28,93% khá
- Bậc Trung học phổ thông:
Quy mô phát triển được giữ vững, đã huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, số học sinh THCS,THPT tăng hơn so với năm học trước. Năm học 2004 – 2005 thành lập thêm 1 trường THPT, nâng số trường THPT công lập lên 41 trường; có 23 trường thực hiện thí điểm hoà nhập hệ A và hệ B(tăng 16 trường) và 7 trường thực hiện thí điểm phân ban. Số học sinh bỏ học cấp THCS:0,03%(48 em), THPT:0,1%(103 em).
Các đơn vị có nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chương trình, công tác phân ban thí điểm ở lớp 10,11 được các trường chuẩn bị tốt. Thực hiện nghiêm túc chương trình lớp 9 thí điểm (vòng 2) tại quận Cầu Giấy. Các trường đã chủ động và thực hiện tốt việc dạy các môn tự chọn. Ba trường THPT là Việt Ba, Nguyễn Trãi và Kim Liên đã tham gia thí điểm kiểm tra trắc nghiệm khách quan ở Bộ môn Toán theo chỉ đạo của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng. 150 cán bộ quản lý và giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề “áp dụng trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy và kiểm tra các môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh khối lớp 6”. Thí điểm đưa Tin học vào chương trình dạy chính khoá tại 5 trường THCS nội thành.
Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày được triển khai ở tất cả các quận, huyện. Số học sinh THCS học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 28,48%(năm học trước là 18,8%)
Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức văn hoá chung toàn thành phố ổn định và ở mức cao:
+ Xếp loại văn hoá: cấp THCS:giỏi 28,66%, khá 38,13%
Cấp THPT: giỏi 10,2%, khá 38,5%
+Xếp loại đạo đức: Cấp THCS:75,33% tốt, 21,87% khá
Cấp THPT:58,1% tốt, 32,8%khá
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT giữ ở mức cao: THCS là 98,17%(tăng 1%)- trong đó tỷ lệ khá, giỏi là 56,8%; THPT là 98,02%(tăng 1,67%)- tỷ lệ khá giỏi là 24,3%
Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp được nâng lên, công tác hướng nghiệp được chú trọng cũng như thành phố đã hoàn thành điều tra cơ bản phổ cập trung học.
Năm 1990, Hà Nội được công nhận phổ cập tiểu học. Tháng 11 năm 1999, Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở theo tiêu chuẩn tạm thời. Sau khi được công nhận phổ cập trung học cơ sở, theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục đào tạo, của Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố, Sở giáo dục đào tạo Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện củng cố và duy trì kết quả đạt được. Đến tháng 8 năm 2002, Hà nội đã phổ cập trung học cơ sở đến 100% số xã và thị trấn theo tiêu chuẩn mới.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
2.2.1. Thực trạng đầu tư ngân sách nhà nước cho GDPT ở Hà Nội:
Với truyền thống hiếu học của người dân Thủ đô, sự quan tâm của các ngành các cấp , cùng với sự phấn đấu không mệt mỏi của ngành giáo dục đào tạo, giáo dục Hà nội đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua một lần nữa đã khẳng định tinh thần quán triệt mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước đã đề ra cũng như tinh thần “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Thủ đô. Trong 5 năm( từ 2000 - 2005) Hà nội đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Thành phố đã có quyết định phê duyệt 2 bản quy hoạch cho ngành là: Quy hoạch phát triển và Quy hoạch mạng lưới trường lớp đến 2010 và định hướng đến 2020. Thành uỷ có đề án số 22 chỉ đạo thực hiện kết luận của Nghị quyết Trung ương VI. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội có chỉ thị số 26 về chương trình thực hiện kiên cố hoá - hiện đại hoá trường lớp của Thủ đô. Ngành giáo dục đào tạo đã xây dựng 9 chương trình hành động thực hiện, trong đó có một số đề án đã được triển khai thực hiện như: Đề án chiếu sáng học đường, đề án tách cấp về CSVC, đề án di chuyển hộ dân trong khuôn viên trường học, đề án xoá phòng học cấp 4 Song song với việc xoá phòng học cấp 4 là quy hoạch mạng lưới trường lớp , xây dựng, bổ sung phòng học phục vụ việc học 2 buổi/ ngày của THCS và Tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc Hội.
Với sự quan tâm của Thành phố, đã có sự thay đổi lớn trong tỷ trọng ngân sách thường xuyên và tổng chi ngân sách địa phương trong thời gian qua:
Bảng 3: Tỷ trọng chi sự nghiệp GD - ĐT trong tổng chi thường xuyên và chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2001- 2005
Đơn vị tính: %
Năm
Chi sự nghiệp GD - ĐT trong tổng chi thường xuyên
Chi sự nghiệp GD - ĐT trong tổng chi ngân sách địa phương
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
2002
605442
24,9
605442
12,1
2003
780627
25,9
780627
13,3
2004
1006712
25,8
1006712
14,5
TH 2005
1998800
23,7
1998800
11,2
Nguồn: Sở Tài Chính Hà Nội
Trong giai đoạn 2002-2005, tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục trong tổng chi ngân sách Thành phố cũng như trong tổng chi thường xuyên của ngân sách Thành phố đã có nhiều biến đổi và tăng lên qua mỗi năm. Nếu như tại năm 2002 mức kinh phí đầu tư cho giáo dục chỉ chiếm 12,1% trong chi NSĐP thì đến năm 2003 đã tăng được 1,2%(đạt 13,3%) và năm 2004 đã tăng so với năm 2002 là 2,4 đạt 14,5%. Tuy có sự thay đổi trong TH ngân sách Nhà nước năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi ngân sách Thủ đô. Cùng với mức tăng tỷ trọng của chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trong tổng mức chi ngân sách địa phương thì tỷ trọng này cũng có nhiều biến đổi trong tổng chi thường xuyên của ngân sách Thành phố. Năm 2003, 2004 tỷ trọng này đã tăng lên khoảng 1%. Điều này cho thấy chủ trương tăng cường đầu tư cho giáo dục của Thành phố, đẩy mạnh công tác giáo dục Thủ đô và thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo đến năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 2 năm 2003.
Việc tăng tỷ trọng trong tổng số chi ngân sách địa phương của giáo dục đào tạo thủ đô cho thấy mức đầu tư kinh phí mà Thành phố Hà Nội dành cho sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được tăng lên:
Nguồn: Sở Tài Chính Hà Nội
Trong giai đoạn từ 2002 đến 2005 tổng mức chi ngân sách cho giáo dục tăng lên đáng kể đạt 1138258 triệu đồng, tăng từ 1,5 - 2 lần. Cụ thể là: năm 2002 mức chi NSNN cho giáo dục chỉ đạt 605442 triệu đồng thì năm 2003 đã tăng 175185 triệu đồng, năm 2004 tăng 401270 triệu đồng và đến năm 2005 là 593358 triệu đồng so với năm 2002. Cho thấy sự quan tâm đầu tư cho giáo dục của Thành phố; đồng thời phù hợp với những đề xuất mà Sở Giáo dục đào tạo đã phối hợp với các Sở, ngành đề xuất Thành phố có quyết định phân bổ ngân sách theo định mức mới cho ngành Giáo dục - đào tạo năm sau cao hơn năm trước. Đây là những tiền đề quan trọng để GD&ĐT Hà Nội phát triển nhanh và vững chắc.
Trong tổng mức chi ngân sách của Thành phố cho giáo dục đào tạo có sự chênh lệch rõ rệt trong các cấp học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo số liệu báo cáo tổng quyết toán Ngân sách Hà Nội năm 2004 thì mức chi ngân sách cho các cấp học như sau:
Tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo là: 1006712 triệu đồng.
Trong đó:
Chi cho cấp học Tiểu học : 464999 triệu đồng chiếm 46,2% tổng chi NSĐP cho giáo dục.
Chi cho cấp học THCS : 358942 triệu đồng chiếm 35,7% tổng chi
NSĐP cho giáo dục.
Chi cho cấp học THPT : 124917triệu đồng chiếm 12,4% tổng chi NSĐP cho giáo dục.
Trong đó thì số lượng ngân sách địa phương chi đầu tư xây dựng cơ bản là 220000triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng chi NSĐP và chi thường xuyên là 786712 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,8%. Điều này cho thấy Thành phố đã chú trọng và dành mức kinh phí đáng kể để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị trường học với mong muốn mang lại cho học sinh môi trường học tập tốt nhất.
Bảng 4: Mức chi Ngân sách cho giáo dục phổ thông phân theo cấp học năm 2004
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung chi
Tiểu học
THCS
THPT
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng số chi cho giáo dục
464999
100
358942
100
124917
100
1. Các khoản chi thường xuyên
223517
48.1
220591
61.5
76487
61.1
- Tiền lương, phụ cấp lương, tiền công
156165
33.6
148871
41.5
55305
44.3
- Các khoản đóng góp
16529
3.6
18848
5.3
6466
5.1
- Chi nghiệp vụ chuyên môn
28643
6.2
33754
9.4
13546
10.8
- Chi khác
22180
4.7
19118
5.3
1170
0.9
2. Chi không thường xuyên
112014
24.1
53618
14.9
9252
7.5
- Chi xây lắp
104997
22.6
49716
13.9
8338
6.7
- Chi thiết bị
5247
1.1
2315
0.6
336
0.3
- Chi khác
1770
0.4
1587
0.4
578
0.5
3. Chi khác
129468
27.8
84733
23.6
39178
31.4
Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội
Bảng phân tích mức chi NS giáo dục phổ thông trên cho thấy năm 2004 số lượng ngân sách dành cho các khoản chi không thường xuyên, đầu tư vào cơ sở vật chất trong năm đã tăng lên đáng kể tuy nhiên mức ngân sách dành cho tiền lương, tiền công và phụ cấp theo lương vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng mức chi thường xuyên cũng như tổng mức chi ngân sách giáo dục. Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế đó là số lượng giáo viên trong biên chế cũng như hợp đồng đang tăng lên, cho thấy sự quan tâm của Thành phố đến nguồn vật lực mà Thành phố đang tích cực đầu tư. Mặc dù vậy, thì thực tế vẫn đang còn tồn tại là số lượng giáo viên đông nhưng mức lương cơ bản thì vẫn còn thấp, chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu của đời sống.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Thành phố mức kinh phí chi ngân sách Nhà nước thực tế tính trên đầu học sinh đã đạt được con số khá cao; phần nào đảm bảo cho học sinh Thủ đô những điều kiện tốt nhất để học tập, phát huy khả năng của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ chủ trương của Nhà nước về miễn giảm học phí và mức khung học phí áp dụng trong các trường học nên có sự chênh lệch rất khác biệt giữa khoản đầu tư kinh phí cho một học sinh trong năm với tỷ lệ đóng góp của từng học sinh.
Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội
Những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2004 NSĐP Thủ đô đã dành cho mỗi học sinh một tỉ lệ đầu tư thực tế rất lớn, trong khi đó mức đóng góp của học sinh ở hai cấp học THCS và THPT là tương đối thấp so với tổng chi phí/ học sinh. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố, bởi khoản thu nay rất khó huy động đủ theo kế hoạch. Số học phí của học sinh đóng góp chủ yếu nằm ở khu vực nội thành, ở các trường có uy tín và một phần số thu chưa được phản ánh đầy đủ vào ngân sách của Thành phố.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
Quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo nói riêng đều phải tuân thủ theo một chu trình nhất định. Đối với NSNN khi chi cho giáo dục phổ thông cũng tuân theo ba giai đoạn. Đó là:
- Lập dự toán chi NSNN cho giáo dục phổ thông.
- Chấp hành dự toán chi NSNN cho giáo dục phổ thông.
- Quyết toán chi NSNN cho giáo dục phổ thông.
Trong những năm qua, việc sử dụng kinh phí đầu tư cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có những ưu điểm, song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều này được thể hiện trong từng giai đoạn của quá trình quản lý chi NSNN cho giáo dục phổ thông.
2.3.1. Công tác lập, phân bổ dự toán cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà nội.
* Công tác lập, phân bổ dự toán:
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước. Dự toán cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều hành ngân sách chung Thành phố, giúp các cấp có thẩm quyền hoạch định các chính sách tài chính, ngân sách ngắn và dài hạn, cũng như tạo cơ sở cho việc đề xuất, điều chỉnh các chính sách chế độ tài chính hiện hành.
Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của từng trường: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; nhu cầu về ngân sách của từng đơn vị này. Căn cứ vào định mức chi trong từng đơn vị, quy chế chi tiêu nội bộ, dự toán thực tế của các năm trước các trường lập dự toán theo mục lục ngân sách gửi các cơ quan tài chính trực tiếp quản lý. Sở Tài chính Hà Nội sẽ tập hợp dự toán của các trường thuộc phạm vi mình quản lý và dự toán của các phòng tài chính các quận, huyện. Sau đó phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội xem xét dự toán của các đơn vị và trình Uỷ ban nhân dân thông qua.
Căn cứ vào dự toán đã được Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt, Sở Tài chính sẽ tiến hành phân bổ dự toán cho các đơn vị, đồng thời gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước để theo dõi làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn.
* Cơ chế phân bổ dự toán:
Cơ chế phân bổ dự toán chi từ NSNN cho giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng then chốt trong việc xác định hiệu lực và hiệu quả của các nguồn vốn ngân sách nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và thực hiện các mục tiêu, chính sách của giáo dục đào tạo. Việc phân bổ mức dự toán chi từ NSNN cho giáo dục phổ thông chịu ảnh hưởng của rất nhiều các định mức chi khác nhau do các cơ quan trực thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp xem xét và quyết định hàng năm. Cơ chế phân bổ dự toán thường được tính theo: số học sinh và số dân trên địa bàn Thành phố.
Theo Thông tư số 38TC/NSNN ngày 18/7/1996 của Bộ Tài chính có quy định mức chi ngân sách về giáo dục năm 1997 theo khu vực như sau:
Khu vực: - Thành phố: 65000 đồng/1người/năm.
- Đồng bằng: 46000 đồng/1người/năm.
- Trung du: 57000 đồng/1người/năm.
- Vùng sâu, núi thấp: 62000 đồng/1người/năm.
- Núi cao, hải đảo :82000 đồng/1 người/năm.
Riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tính thêm 20% so với mức chung của giáo dục.
Như vậy, có sự chênh lệch khá lớn trong mức phân bổ ngân sách của các khu vực trên cả nước.
Theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2004 và Quyết định số 135/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2004 thì định mức phân bổ được thực hiện như sau:
Bảng 5: Định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp giáo dục tính theo cấp học trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2004
Đơn vị tính: đồng/học sinh/năm
Cấp học
Định mức Trung ương
Định mức của Hà Nội
Thực hiện
Tiểu học
220000
780000
2285292
Trung học cơ sở
320000
1060000
1448266
Trung học phổ thông
380000
1150000
3309380
Nguồn: Sở Tài Chính Hà Nội
Thành phố đã thực hiện phân bổ ngân sách trên cơ sở kết hợp giữa số học sinh và số dân trên địa bàn cùng với khả năng thu của địa phương để tăng kinh phí đầu tư cho giáo dục. Do vậy, mức chi thực tế bình quân hàng năm của Thành phố còn chênh lệch khá xa so với định mức phân bổ của cả Trung ương và của Thủ đô Hà Nội vào đầu năm.
2.3.2. Công tác quản lý cấp phát, thanh toán và kiểm soát các khoản chi NSNN cho GDPT trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Công tác quản lý cấp phát, thanh toán và kiểm soát ngân sách cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua đã được quan tâm và thực hiện chặt chẽ dưới sự kết hợp nhịp nhàng giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước. Các điều kiện để thực hiện cấp phát, thanh toán và kiểm soát ngân sách đã được quy định cụ thể trong Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫnđiều này đã giúp cho công tác quản lý cấp phát ngân sách Nhà nước được trở nên dễ dàng cũng như rõ ràng hơn cả đối với đơn vị trực tiếp cấp phát, quản lý hay đơn vị được nhận cấp phát ngân sách Nhà nước.
Về cấp phát kinh phí ngân sách Nhà nước cho các cơ sở giáo dục phổ thông:
Trong thời gian vừa qua chúng ta vẫn thực hiện cấp phát “Hạn mức kinh phí” cho từng mục chi theo mục lục NSNN, cuối năm nếu ngân sách không sử dụng hết thì phần hạn mức thừa phải nộp khôi phục hạn mức vào NSNN. Cơ chế này được thực hiện để nhằm mục tiêu khắc phục tình trạng sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước không đúng mục đích và tình trạng tồn đọng ngân sách tại các đơn vị trường học. Tuy nhiên do chất lượng dự toán còn hạn chế hoặc do những biến động trong quý, trong năm thực hiện nên đã dẫn đến tình trạng thường xuyên xảy ra đó là thừa kinh phí ở mục này nhưng lại thiếu kinh phí ở mục khác. Vì vậy, nhiều đơn vị đã phải cố sử dụng kinh phí nằm trong hạn mức được cấp trong năm. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc chấp hành ngân sách cũng như gây ra trình trạng lãng phí và làm cho hiệu quả của việc sử dụng kinh phí là rất thấp. Nếu phải điều chỉnh mục chi thì thủ tục giữa cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và đơn vị sử dụng cũng rất phiền hà. Đây cũng là một trong những lý do làm nảy sinh tình hình xin cho trong việc cấp phát ngân sách của địa phương.
Cơ chế cấp phát này buộc các trường học phải chấp hành theo dự toán được duyệt, kinh phí cấp cho ở mục nào chỉ được sử dụng ở mục đó. Song trên thực tế có một số khoản chi không dự toán trước được hoặc dự toán nhưng không sát với thực tế. Quá trình thực hiện dự toán kinh phí ngân sách ở các trường thường gặp tình trạng có mục thừa nhưng không được sử dụng vào việc khác, trong khi đó có mục chi ngân sách cần thiết lại thiếu kinh phí dẫn đến tình trạng:
+ Đơn vị sử dụng và quyết toán kinh phí ngân s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9714.doc