MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 2
I. Khái quát chung 2
II Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới: 5
1.1. Đối tượng; 5
1.2. Phạm vi bảo hiểm: 6
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO LONG HÀ NỘI ( GIAI ĐOẠN 2003-2006) 17
I. Quá trình thành lập công ty 17
II. Thực trạng triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới 34
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NHÀ RỒNG CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 54
I Phương hướng và nhiệm vụ của Bảo Long trong thời gian tới. 54
II Giải pháp: 55
3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 61
4. Công tác giám định bồi thường 62
5. Công tác dịch vụ khách hàng: 66
7. Chính sách đối với nhân viên: 68
8. Chính sách đại lý: 71
9. Một số kiến nghị với các cơ quan ban nghành liên quan: 73
KẾT LUẬN 75
MỤC LỤC 76
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Hà Nội nói riêng, khó khăn là rất nhiều.
Đó là vấn đề thương hiệu, tuy hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 1995 đến nay nhưng thương hiệu BẢO LONG vẫn chưa thật sự thu hút khách hàng, nhất là với các khách hàng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chỉ quen với những cái tên quen thuộc như Bảo Viêt, Bảo Minh hay Pjico. Dù cho Bảo Việt là một cổ đông lớn của BẢO LONG những khách hàng thường không biết và cũng ít quan tâm đến điều đó. Nhất là với thói quen tiêu dùng của người Việt Nam nói chung và người miền Bắc nói riêng đó là mua của “người quen”. Trong thời gian có mặt tại Hà Nội, chi nhánh BẢO LONG Hà Nội cũng đã làm không thật tốt công tác tuyên truyền quảng bá hình hảnh của mình. Điều đó đã tạo ra những khó khăn cho công ty trong việc cạnh tranh nhất là với những nghiệp vụ bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn như bảo hiểm cháy, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Trong khi tiềm năng tài chính của Bảo Long không hề thua kém các đối thủ cạnh tranh tính đến ngày 31/12/2003.
Hệ thống kênh phân phối, không như Bảo Việt, Bảo Minh hay Pjico đâu đâu trên đường phố Hà Nội cũng có sự xuật hiện của họ thì hệ thống kênh phân phối của BẢO LONG hiện nay là khá hạn chế.
+Loại hình doanh nghiệp, là một công ty cổ phần đã là một bất lợi cho BẢO LONG bởi tâm lý người Việt Nam chưa thực sự tin tưởng vào loại hình công ty này
+Đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh tuy có sức trẻ lòng nhiệt tình nhưng điều đó không thể lấp đầy khoảng chống về chuyên môn nghiệp vụ.Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Làm giảm năng suất khai thác, lúng túng trong việc giải quyết khiếu nại bồi thường, tỷ lệ chi bồi thường cao. Trong 8 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ chi bồi thường của chi nhánh là 65,55% trong đó nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền có tỷ lệ chi bồi thường cao nhất là 96,57% tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 83,68%, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt có tỷ lệ bồi thường thấp nhất là 6,15%. Với tỷ lệ bồi thường cao như vậy chứng tỏ công tác đánh giá rủi ro của chi nhánh là không tốt. Đó sẽ là khó khăn lớn của chi nhánh khi mà người tham gia bảo hiểm đã và đang có ngày càng nhiều mánh khóe hơn để có thể trục lợi bảo hiểm.
+Chi phí quản lý cao, tỷ lệ chi phí quản lý vượt mức khoán của công ty giao.
+Công nợ phải thu khá cao so với doanh thu thực của chi nhánh. Số công nợ này tồn động một phần là do nguồn vốn của chủ đầu tư chưa được giải ngân, phần khác là do chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đông.
Các tỉnh thành phố ở phía Bắc, thì chi nhánh BẢO LONG Hà Nội đang nỗ lực để có thể trở thành một bàn đạp quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đó. Với nỗ lực của mình trong thời gian qua, BẢO LONG Hà Nội đã tìm được chỗ đứng của mình tại Hà Nội một thị trường bảo hiểm tiềm năng như luôn có sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ mạnh khác như Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, VIA…
Trong thời gian tới BẢO LONG Hà Nội sẽ tiếp tục cố gắng tự hoàn thiện mình, và vươn lên là một công ty con của Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rông tại phía Bắc.
II. Thực trạng triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1. Khâu khai thác
Cũng giống như đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào khác, bán hàng là khâu đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kinh doanh bảo hiểm cũng vậy, khai thác là khâu đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bảo hiểm khi triển khai bất kể một loại hình nghiệp vụ bảo hiểm nào.
Hiện nay với sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước xe cơ giới ngày càng gia tăng tạo điều kiện cho việc khai thác nghiệp vụ này. Các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đang cạnh tranh nhau rất quyết liệt về nghiệp vụ bảo hiểm này. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới lại là loại hình bảo hiểm tự nguyện nên việc khai thác không phải là đơn giản vì các chủ xe có hiểu được lợi ích của loại hình bảo hiểm này thì mới tham gia. Hơn nữa bảo hiểm thực hiện theo nguyên tắc số đông bù số ít vì vậy nếu việc khai thác không thành công thì doanh nghiệp khó mà có thể triển khai được lợi hình bảo hiểm này.
Các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay chủ sử dụng nghiệp vụ này như là sản phẩm chiến lược và nó mang lại doanh thu rất lớn cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ sở phát triển các nghiệp vụ khác. Việc khai thác tốt cũng làm tăng quỹ cuả doanh nghiệp làm tăng khả năng chi trả bồi thường giúp doanh nghiệp bồi thường nhanh chóng làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và làm thu hút khách hàng được nhiều hơn.
Nhận thức được điều đó công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh tại Hà Nội đã tích cực áp dụng các biện pháp khác nhau để nâng cao chất lượng khai thác như: đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút khách hàng từ các cổ đông chiến lược và bạn hàng của họ, liên kết với ngân hàng, các tổ chức cá nhân…. tạo điều kiện cho việc khai thác rất hiệu quả.
Bảng 3: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng- Chi nhánh Hà Nội:
Năm
Số lượng xe lưu hành trên địa bàn
Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại chi nhánh
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm (%)
ô tô
Xe máy
ô tô
Xe máy
ô tô
Xe máy
2003
1129322
2400000
468
-
0,414%
-
2004
162432
3200000
1251
0,77%
2005
278795
3700000
2314
0,83%
2006
350939
4150000
3745
1,067%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết – thống kê bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Nhà Rồng- Chi nhánh Hà Nội )
Như vậy cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống người dân tăng cao, sản xuất kinh doanh cũng được đẩy mạnh các phương tiện giao thông đường bộ ngày càng gia tăng. Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng xe ô tô và xe máy tăng mạnh qua các năm. Việc khai thác của chi nhánh cũng ngày càng tăng mạnh. Năm 2003 tỷ lệ tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới mới đạt 0.414% nhưng đến năm 2005 đã đạt 0.83% ( tăng gấp đôi ) và đến năm 2006 đã lên tới 1.067% tuy nhiên đó mới chỉ là con số chưa phản ánh chất lượng khai thác vì dù khai thác nhiều nhưng doanh thu không cao thì cũng không phản ánh được gì.
Bảng 4: Tình hình thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh tại Hà Nội
( đơn vị triệu đồng)
Năm
Phí thu
Tổng doanh thu của chi nhánh
Doanh thu nghiệp vụ trên tổng doanh thu(%)
ô tô
Xe máy
2003
2477
-
7500
33.03
2004
5457
13410
39.14
2005
8269
19314
42.75
2006
12532
27789
45.09
( Nguồn: Thống kê phí thu bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng Chi nhánh Hà Nội )
Qua bảng trên ta thấy cùng với việc gia tăng số lượng xe tham gia bảo hiểm thì doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng mạnh năm 2003 mới là 7500 triệu đồng thì đến năm 2005 đã tăng 19314 triệu đồng tăng61.16 % và đến năm 2006 là 27789 triệu đồng tăng 73.01% chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của chi nhánh.
Qua hai bảng ta thấy lượng xe tham gia giao thông tăng lên rất nhanh nhưng lượng xe tham gia bảo hiểm tại chi nhánh vẫn còn ít. Mà nghiệp vụ này lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp vụ vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong công tác khai thác vì địa bàn hoạt động của chi nhánh là một địa bàn đầy tiềm năng rất thuận tiện cho chi nhánh. Hơn nữa vì nghiệp vụ này là nghiệp vụ mà chi nhánh chiếm ưu thế hơn cả nên chi nhánh cần có những biện pháp hơn nữa và cần đòi hỏi sự nỗ lực hơn nũa của đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đời sống vật chất của người dân được cải thiện, thu nhập của họ tăng lên, ngoài ra việc ra đời của quyết định số 890 của Bộ giao thông vận tải và việc thay thế các đời xe cũ đã góp phần thúc đẩy nghiệp vụ này có mức tăng trưởng cao. Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt nhất là Hà Nội là nơi có thể nói là nơi tập trung tất cả các công ty bảo hiểm nên sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, mỗi công ty đều có phương án, chiến lược khác nhau như giảm phí, tăng hoa hang, mở rộng phạm vi bảo hiểm nên số xe tham gia tại công ty còn ít là điều có thể hiểu được vì:
Chi nhánh mới thành lập nên quy mô còn nhỏ, thương hiệu chưa nổi têng để người dân biết đến nhiều đã gay khó khăn trong việc khai thác của các cán bộ khai thác, hơn nữa cũng trên thị trường các công ty lớn cũng nằm ngay trên địa bàn mà ở Hà Nội công ty mới chỉ đặt chi nhánh chưa lên công ty vì vậy uy tín chưa được người dân đánh giá cao.
Chưa tổ chức được công tác tận thu mở rộng thêm nhiều khách hàng mới ngoài ra chi nhánh ảnh hưởng bởi tinh thần trách, tính gương mẫu, tính năng động sáng tạo của cán bộ còn hạn chế đến hiệu quả kinh doanh, việc phân công theo dõi hợp đồng bảo hiểm để tái tục kịp thời chưa được chú ý đến.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động chi nhánh cũng đã nỗ lực không ngừng và đạt được kết quả đáng khích lệ.
Mặc dù đã có hướng dẫn của Nhà nước về triển khai bảo hiểm vật chất xe máy nhưng ở Bảo Long đến giờ mới bắt đầu triển khai nhưng chưa được mở rộng là do một số nguyên nhân sau:
Chưa chú trọng khai thác, quản lý vể ấn chỉ phức tạp, xe than gia bảo hiểm đơn lẻ, cán bộ khai thác ít mà công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng chưa mạnh để mọi người dân hiểu và tham gia bảo hiểm. Khách hàng chủ yếu của chi nhánh hiện nay vẫm là các khách hàng quen thuộc từ các cổ đông lớn của công ty và một số khách hàng quen thuộc khác. Chi nhánh chưa tích cực khai thác những khách hàng tiềm năng trên thị trườmg để mở rộmg thị phần hơn nữa.
Nghiệp vụ này còn rất khó triển khai vì tâm lý của khách hàng còn xem tổn thất vật chất xe máy là những tổn thất không thật sự lớn và quan trọng hơn cả là sự am hiểu của người dân về bảo hiểm chưa rõ ràng.
Trong khi đó khi lập một hồ sơ bảo hiểm rất phức tạp nên người tham gia bảo hiểm còn lúng tong chỉ chú trọng đến nhiều về ộn hiểm trách nhiệm dân sự và đây cũng là một hạn chế của loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự gia nhập WTO cùng với các điều khoản về thuế và về mở cửa thị trường bảo hiểm chi nhánh đã và đang làm rất nhiều các biện pháp để phát triển nghiệp vụ như: chủ động bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cộng tác viêm và đại lý bảo hiểm, ký hợp đồng đại lý bảo hiểm, thực hiện phương châm phủ kín địa bàn khai thác mọi lúc mọi nơi, ngoài ra các cán bộ khai thác còn tích cực tư vấn giải thích cho các chủ phương tiện thấy rõ được ưu việt của việc tham gia bảo hiểm toàn bộ.
Phí bảo hiểm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác của doanh nghiệp. Hiện nay các công ty bảo hiểm vẫn áp dụng biểu phí do Bộ tài chính ban hành và có những điều chỉnh riêng cho phù hợp với chiến lược của công ty và từng hoàn cảnh khác nhau.
Bảng 5 : Biểu phí Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh tại Hà Nội :
STT
Giá trị thực tế xe
Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản/ STBH
Xe ô tô
Xe máy
Bảohiểm toàn bộ
Bảo hiểm bộ phận
1
Xe mới, đã sử dụng dưới 3 năm hoặc giá trị còn lại tử 70% trở lên so với giá trị xe còn mới
1,5%
2,5%
-
2
Xe đã sử dụng từ 3 đến 6 năm hoặc giá trị còn lại từ 50% đến 70% so với xe mới
1,7%
2,7%
-
3
Xe đã sử dụng trên 6 năm hoặc giá trị còn lại dưới 50% so với giá trị xe mới
1,9%
2,9%
-
4
Xe đông lạnh
2,0%
3,0%
-
5
Xe taxi( chỉ nhận bảo hiểm cho xe mới tới 3 năm sử dụng)
2,2%
Không nhận
-
6
Xe tải
1,7%
2,5%
-
7
Xe chuyên dùng( xe bồn, trộn bê tông..)
1,7%
2,5%
-
( Nguồn chi nhánh Bảo Long Hà Nội )
Trường hợp chủ xe muốn tham gia bảo hiểm vật chất xe khi tổn thất không tính khấu hao cho các bộ phận thay mới thì tỷ lệ phí sẽ nâng tương ứng là :
0,2 % cho xe không kinh doanh
0,4% cho xe kinh doanh
0,8 % cho taxi và xe đông lạnh
Tùy từng trường hợp mà Bảo Long có những điều chỉnh phù hợp để thu hút khách hàng. Và chi nhánh cũng có chính sách giảm phí cho khách hàng trong một số trường hợp như :
Chi nhánh đưa ra những chế độ giảm phí khi tham gia bảo hiểm với số lượng lớn, tham gia theo nhóm và khách hàng lâu năm. trường hơp khách hàng tái tục hợp đồng không có khiếu nại phải bồi thường theo quy tắc bảo hiểm kết hợp xe cơ giới thì được giảm phí theo mức sau:
Bảng 6:Mức giảm phí tối đa hàng năm của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh tại Hà Nội
Thời gian bảo hiểm tại Bảo Long
Mức phí giảm tối đa
01 năm
05% tổng số phí
02 năm
10% tổng số phí
03 năm
15% tổng số phí
(Nguồn: Công ty Bảo Long Hà Nội )
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên 3 năm thì chi nhánh có những điều chỉnh đề xuất riêng.
Việc giảm phí theo năm với mức giảm cách 05 % cho mỗi năm rất khuyến khích chủ xe tái tục hợp đồng bảo hiểm giảm chi phí đáng kể trong việc tìm khách hàng mới mà doanh thu nghiệp vụ vẫn tăng. Hơn nữa các xe tái tục hợp đồng trong thời gian dài sẽ dễ dàng cho chi nhánh hơn trong việc theo dõi giám sát tình hình tổn thất để có biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.
Bảng 7: Giảm phí theo số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh tại Hà Nội
Số lượng xe tham gia bảo hiểm
Mức giảm phí
5-10 xe
5% tổng số phí
11-20 xe
7% tổng số phí
21-30 xe
10% tổng số phí
31-50 xe
15% tổng số phí
(Nguồn: Công ty Bảo Long Hà Nội )
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên 50 xe thì chi nhánh có tờ trình đề xuất riêng.
Việc giảm phí theo số lượng xe tham gia bảo hiểm giúp cho chi nhánh dễ dàng hơn trong việc khai thác đối với những khách hàng lớn, giảm chi phí khai thác một cách đáng kể. Các khách hàng lớn với số lượng xe tham gia nhiều cũng thường được đưa vào nhóm đối tượng được quan tâm trong công tác đánh giá rủi ro và hạn chế tổn thất. Vì vậy việc giảm phí theo số lượng xe tham gia bảo hiểm không chỉ làm chi nhánh khai thác được nhiều với số lượng lớn mà còn giúp chi nhánh có biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất và theo dõi tổn thất một cách tốt nhất.
Chi nhánh còn bỏ ra những chi phí nhất định để phục vụ công tác khai thác. Việc tổ chức cộng tác viên và đại lý bảo hiểm luôn gắn với việc thanh toán hoa hang cho họ. Và rất nhiều những chi phí như in ấn chỉ, sao chop tài liệu, chi phí tài liệu cung cấp cho khách hàng… các khoản chi trong khâu khai thác là thiết yếu tuy nhiên cũng cần phải theo dõi kỹ để hiệu quả kinh doanh được tốt nhất.
Bảng8 : Tình hình chi khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh tại Hà Nội
Năm
Quảng cáo
Hoa hồng
Chi khác
Tổng chi (triệu đồng)
Tổng thu (triệu đồng)
Chi/ thu (lần)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (triệu đồng)
tỉ lệ (%)
Số tiền (triệu đồng)
tỉ lệ (%)
2003
10,93
14,26
57,96
76,57
7,80
10,17
76,69
7500
0,01
2004
14,01
14,02
69,30
69,32
10,60
10,66
99,97
13410
0,0074
2005
20,06
17,79
82,90
73,50
9,83
8,71
112,807
19341
0,0058
2006
23,8
18,12
95,78
72,96
11,7
8,9
131,28
27789
0,047
( Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng- chi nhánh Hà Nội )
Qua bảng trên ta thấy: Tổng chi cho nghiệp vụ này tăng khá nhanh nhưng chi/ thu lại giảm chứng tỏ hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh là tăng. Số tiền chi cho hoạt động khai thác tăng vì doanh nghiệp phải đầu tư cho hoạt động này để tăng thu trong nghiệp vụ. Chi cho hoa hồng tăng mạnh và các hoạt động khác tăng chứng tỏ hoạt động của chi nhánh trong những năm sau là khá sôi nổi. Việc tăng nhanh của chi hoa hồng cùng với sự tăng nhanh của doanh thu nghiệp vụ là điều đương nhiên tuy nhiên chi nhánh nên có biện pháp đánh giá đúng đắn để làm sao chi đúng và hiệu quả nhất ( Như việc đánh giá qua tỷ lệ chi hoa hồng trên tổng chi qua các năm hay chi hoa hồng trên tổng doanh thu nghiệp vụ để có đánh giá chính xác nhất về kết quả hoạt động của mình....). Chi cho quảng cáo tăng nhanh nhưng quảng cáo tác động đến hoạt động khai thác là chưa nhiều vì trên thị trường thương hiệu Bảo Long chưa đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tham gia hay không của khách hàng. Doanh nghiệp khai thác nhiều là nhờ sự năng động nhiệt tình của cán bộ nhân viên và các đai lý khai thác cũng như khách hàng lâu năm của chi nhánh chứ chưa đứng thực sự vững bằng thương hiệu cuả mình đây là yếu tố mà công ty cần có những điều chỉnh trong thời gian tới để phát triển một cách bền vững hơn nữa.
Qua phân tích ta thâý chi nhánh cũng đã đề cao vai trò của công tác khai thác và có những chính sách mạnh mẽ để tăng hiệu quả khai thác và đạt được một số thành tựu quan trọng như:
+Tổ chức và từng bước hoàn thiện, củng cố mạng lưới cộng tác viên đại lý bảo hiểm và phát huy được hiệu quả cao của mạng lưới này.
+ Thực hiện tốt việc quản lý và bán giữa khách hàng trong điều kiện kinh doanh có nhiều thay đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt trở nên soi nổi hơn, bên cạnh đó tinh thần tháI độ phục vụ của cán bộ đối với khách hàng đã được nhiều người khen ngợi.
+ Hoàn thành tốt chủ trương phủ kín địa bàn, năng cao trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình khai thác.
Tuy nhiên quá trình khai thác của chi nhánh còn nhiều hạn chế như:
+ Việc mất khách hàng vẫn xảy ra thường xuyên, và khách hàng cũ không tái tục hợp đồng vẫn xảy ra.
+ Việc trả lương và hoa hang theo doanh thu vẫn chưa được triển khai một cách linh hoạt
Chính vì một số lý do đó mà chi nhánh vẫn chưa khai thác được nhiều. Chi nhánh cần có những biện pháp để khắc phục nó và đưa ra phương án kinh doanh cụ thể hơn.
2. Khâu đánh giá rủi ro:
Khâu đánh giá rủi ro là một khâu đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vì nó liên quan đến phí bảo hiểm đưa ra cho từng đối tượng bảo hiểm. Nó cũng liên quan tới công tác đề phòng hạn chế tổn thất và các chương trình phòng ngừa rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra cho từng đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên việc đánh giá rủi ro không phải là đơn giản vì nó tốn khá nhiều chi phí và đòi hỏi cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ xe đồng thời cần có sự phối hợp từ phía khách hàng để đánh giá đúng và đưa ra mức phí phù hợp và tránh trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng.
Việc đánh giá rủi ro thường là trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Công tác đánh giá rủi ro của chi nhánh thường tập trung vào những khách hàng lớn còn đối với những khách hàng riêng lẻ phục vụ mục đích đi lại thì chỉ đánh giá qua việc phân loại theo bảng phí và việc tính khấu hao, và đối với những xe chất lượng quá kém thể hiện rõ trên xe thì chi nhánh không nhận bảo hiểm.
Công tác đánh giá rủi ro của chi nhánh có một số tồn tại sau ;
+ Công tác đánh giá rủi ro ở chi nhánh là chưa thực sự hiệu quả vì nhiều lý do: do chi phí lớn, do trình độ cán bộ về kỹ thuật xe còn hạn chế, do chưa có sự cộng tác chặt chẽ từ phía khách hàng…
+ Chi nhánh thường xem xét rủi ro qua nhóm, loại xe đã được phân nhóm, năm sử dụng, mục đích sử dụng… chưa có sự đánh giá chặt chẽ qua từng chiếc xe.
+ Việc đánh giá rủi ro qua chỗ để xe, tuổi tác kinh nghiệm người lái xe chưa phản ánh linh hoạt vào phí bảo hiểm
+ Chi nhánh cũng quan tâm tới công tác này trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác này không thực hiện một cách nghiêm túc thì dễ dấn đến trục lợi bảo hiểm hay rủi ro đạo đức và làm cho tổn thất xảy ra nhiều mà doanh thu từ phí bảo hiểm lại không phản ánh đúng đối tượng bảo hiểm. Chi nhánh cũng quan tâm tới việc tư vấn cho khách hàng, thường xuyên nhắc nhở khách hàng trong việc đề phòng rủi ro. Tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa đưa ra những chương trình quản lý rủi ro một cách chặt chẽ cho từng đối tượng khách hàng nên công tác này còn nhiều hạn chế,
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro, trong thời gian tới chi nhánh cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để đánh giá rủi ro đúng, chất lượng mà chi phí lại thấp.
3. Khâu đề phòng hạn chế tổn thất:
Đề phòng hạn chế tổn thất được hiểu là các hoạt động cụ thể của con người nhằm ngăn ngừa, hạn chế, giảm bớt rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại cho người và của.
Doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ có trách nhiệm bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm do rủi ro tai nạn bất ngờ gây ra nhằm giúp người được bảo hiểm ổn định kinh tế, khôI phục sản xuất kinh doanh và đời sống, mà còn tiến hành các biện pháp để đề phòng rủi ro và tổn thất trước khi tai nạn xảy ra.
Thông qua phân tích nguyên nhân của nhũng rủi ro tai nạn bất ngờ, doanh nghiệp bảo hiêm rút ra được những biện pháp cần thiết để cùng khách hàng thực hiện nhằm đề phòng tổn thất xảy ra.
Là một khâu không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối vói nghiệp vụ bảo hiểm xe vơ giới nói riêng cà toàn xã hội nói chung. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho chi nhánh, cho công ty bảo hiểm mà cả người tham gia bảo hiểm bởi vì: cho dù đã tham gia bảo hiểm người được bảo hiểm cũng không bao giờ muốn mình bị xảy ra tai nạn hay rủi ro vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng cuả họ, bên cạnh đó công ty bảo hiểm cũng luôn muốn trách nhiệm bồi thường được giảm bớt.
Nếu làm tốt công tác này sẽ có những tác dụng sau:
+ Số vụ tổn thất giảm đi, sẽ giảm đuợc tỉ lệ tổn thất, từ đó công ty sẽ giảm được số tiền bồi thưòng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm.
+ Tạo niểm tin và uy tín đối với khách hàng, khách hàng cảm thấy được quan tâm chăm sóc sau khi tham gia bảo hiểm, có tác dụng kích thích họ tham gia tái tục hợp đồng cho các năm tiếp theo.
+ Nếu làm tốt công tác này thì hiệu quả của nó sẽ phát huy được trong nhiều năm chứ không phải chỉ trong thời gian ngắn. Vì vậy chi nhánh cũng cần có biện pháp phân bổ chi phí cho phù hợp để phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.
Nắm được ý nghĩa đó của công tác này trong thời gian vừa qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực để đề phòng hạn chế tổn thất một cách tốt nhất. Như:
+ Chi nhánh đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngành liên quan như ngành giao thông vận tải, công an, và các công ty bảo hiểm khác để đồng tài trợ trong việc làm các đường lánh nạn, biển báo, xây dựng bổ xung cọc tiêu, áp píc tại các nút giao thông quan trọng hay xây dựng các đường chắn bảo vệ tại các đường xảy ra nhiều tai nạn.
+ Tuyên truyền động viên phong trào giữ gìn an toàn giao thông, khen thưởng kịp thời các đơn vị cá nhân tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho các chủ xe. Cung cấp các tài liệu về an toàn giao thông cho các chủ xe. Tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn giao thông…
+ Chi nhánh cũng bỏ ra khá nhiều chi phí cho hoạt động này và có biện pháp quản lý chi phí một cách hiệu quả.
+ Chi nhánh cũng thường xuyên tư vấn cho khách hàng về chất lượng xe, về độ an toàn và đưa ra những quy tắc chặt chẽ trong hợp đồng bảo hiểm để khách hàng tự có những biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản của mình.
Bảng 9 : Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng chi nhánh tại Hà Nội
Năm
2003
2004
2005
2006
Tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất (triệu đồng)
17,253
23,515
27,618
32,818
( Nguồn : Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng- chi nhánh Hà Nội )
Như vậy tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong một vài năm gần đây tăng mạnh chứng tỏ chi nhánh ngày càng quan tâm tới công tác này. Tuy nhiên việc tăng chi đề phòng hạn chế tổn thất ảnh hưởng không nhỏ tới tổng chi hoạt động nghiệp vụ vì vậy chi nhánh cũng cần có những theo dõi sát sao để chi được hiệu quả nhất.
Với những hoạt động nêu trên đã có tác dụng không nhỏ trong việc làm giảm bớt tai nạn giao thông, giảm mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn không chỉ cho khách hàng của chi nhánh mà cho toàn xã hội. Tai nạn giao thông là mối quan tâm chung của xã hội vì vậy nó cần có sự phối hợp chặt chẽ từ các nghành, địa phương và người dân để giảm tai nạn giao thông một cách tối thiểu để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
4. Khâu giám định bồi thường:
Giám định bồi thường là hai khâu quan trọng trong qui trình cuả một nghiệp vụ bảo hiểm. Nó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Quy trình giám định bồi thường tại chi nhánh thường trải qua các bước như sau:
Tổn thất
Giám định
Bồi thường
Duyệt BT của TPNV
BGĐ duyệt BT
Ra thông báo BT
Chuyển cho P.KT trả tiền bồi thường
Nhìn chung quá trình bồi thường phải trải qua tất cả các khâu tất yếu cần có. Mỗi khâu đều liên quan đến nhau và hỗ trợ cho nhau.
Khâu giám định
Khâu giám định tổn thất là nhiệm vụ, là một khâu quan trọng trong chu trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Sauk hi nhận được thông báo của người được bảo hiểm về tai nạn rủi ro xảy ra, giấy yêu cầu giám định và các giấy tờ khác có liên quan, doanh nghiệp bảo hiểm phải cử giám định viên đến hiện trường của vụ tai nạn để xác định tính chất nguyên nhân mức độ thiệt hai…Điều quan trọng là nguyên nhân rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm không, tổn thất thực tế là bao nhiêu.. để làm căn cứ bồi thường.
Hiện nay bồi thường theo thiệt hại thực tế đòi hỏi công tác giám định phải có chất lượng tốt khi đó việc giảI quyết bồi thường mới đảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31868.doc