Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện Quản trị hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex

Lời mở đầu 1

Chương I Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu 3

1.1 Hợp đồng xuất khẩu 3

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế 3

1.1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại của hợp đồng 3

1.1.1.2 Các loại hình xuất khẩu 5

1.1.1.3 Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế 7

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 14

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế đất nước 14

1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp 15

1.1.2.3 Đối với người tiêu dùng 15

1.1.3 Luật điều chỉnh hợp đồng xuất khẩu 15

1.1.3.1 Điều ước quốc tế 16

1.1.3.2 Luật quốc gia 16

1.1.3.3 Tập quán thương mại quốc tế 17

1.2 Quy trình tổ chức quản trị hợp đồng xuất khẩu 17

1.2.1 Nội dung của quản trị hợp đồng xuất khẩu 17

1.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 18

1.2.2.1 Xin giấy phép xuất khẩu 18

1.2.2.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu 18

1.2.2.3 Kiểm tra hàng xuất khẩu 20

1.2.2.4 Thuê phương tiện vận tải 21

1.2.2.5 Mua bảo hiểm 22

1.2.2.6 Làm thủ tục hải quan 23

1.2.2.7 Giao hàng xuất khẩu 25

1.2.2.8 Làm thủ tục thanh toán 27

1.2.2.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 28

1.2.3 Các chứng từ thường sử dụng khi thực hiện hợp đồng 30

1.2.3.1 Hóa đơn thương mại( Commercial invoice) 30

1.2.3.2 Bảng liệt kê chi tiết (Specification). 31

1.2.3.3 Phiếu đóng gói( Packing list). 31

1.2.3.4 Chứng nhận số lượng ( Certificate of quantity) và giấy chứng nhận trọng lượng ( Certificate of weight). 32

1.2.3.5 Giấy chứng nhận phẩm chất( Certificate of quality) 32

1.2.3.6 Các giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh 32

1.2.3.7 Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin) 33

1.2.3.8 Giấy chứng nhận vận tải 33

1.2.3.9 Chứng nhận bảo hiểm 34

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại các doanh nghiệp 34

1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp 35

1.3.1.1 Điều kiện cơ sở vật chất 35

1.3.1.2 Tài chính của doanh nghiệp 35

1.3.1.3 Sản phẩm của doanh nghiệp 36

1.3.1.4 Hệ thống quản lí và trình độ chuyên môn 36

1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp 37

Chương II Thực trạng quản trị hợp đồng xuất khẩu tại công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex 38

2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex 38

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Gốm Sứ Bát Tràng 38

2.2 Cơ cấu t ổ chức và hoạt động của công ty Bát tràng 39

2.2.1 Chức năng của công ty 39

2.2.2 Nghĩa vụ của công ty 40

2.2.3 Bộ máy quản trị và cơ cấu sản xuất của công ty 40

2.2.4 Tổ chức bộ máy quản trị công ty 41

2.2.5 Cơ cấu sản xuất 44

2.2.6 Chính sách nguồn nhân lực 45

2.2.7 Mua sắm nguồn nguyên liệu 46

2.2.8 Chính sách Marketing và quản lí chất lượng sản phẩm 47

2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 47

2.3.1 Nhận định về công ty 47

23.2 Tình hình sản xuất 51

2.3.3 Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công ty 53

2.3.4 Hiệu quả sử sụng vốn 54

2.3.5 Về mặt kinh doanh 54

2.3.6 Về hoạt động xuất khẩu 55

2.3.7 Vị thế của công ty trên thị trường 55

2.4 Phân tích thực trạng Quản trị hiệu quả hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex 56

2.4.1 Chuẩn bị hàng xuất 56

2.4.2 Giục bên mua mở và kiểm tra L/C 60

2.4.3 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 61

2.4.4 Làm thủ tục hải quan 62

2.4.5 Giao hàng xuất khẩu 63

2.4.6 Làm thủ tục thanh toán 64

2.4.7 Giải quyết khứu nại 66

2.5 Các vấn đề trong quản trị thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex 67

2.5.1 Những việc công ty làm tốt 67

2.5.2 Những việc công ty làm chưa tốt 68

2.5.3 Nguyên nhân 69

Chương III 71

Giải pháp nhằm hoàn thiện Quản trị hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex 71

3.1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2008- 2013 71

3.2 Biện pháp thực hiện 71

3.2 Giải pháp đề xuất với công ty và cơ quan nhà nước liên quan 73

3.2.1 Đề xuất với Công ty 73

3.2.1.1 Quản lý hợp đồng xuất khẩu và quan hệ đối tác 73

3.2.1.2 Công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu 74

3.2.1.3 Kiểm tra hàng xuất 75

3.2.1.4 Làm thủ tục hải quan 77

3.2.1.5 Về thanh toán 77

3.2.1.6 Về giải quyết khứu nại 78

3.2.1.7 Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ xuất khẩu 79

3.2.2 Đề xuất với Nhà nước và các cơ quan chức năng khác 79

3.2.2.1 Tạo hệ thống thông tin 79

3.2.2.2 Chính sách hổ trợ xuất khẩu 80

Phần ba: Kết luận 82

Danh mục tài liệu tham khảo: 84

 

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện Quản trị hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ do tổ chức bảo hiểm cấp nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro nhất định đến với người mua bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho tổ chức bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường được gọi là đơn bảo hiểm( Insurance policy) và giấy chứng nhận bảo hiểm( Insurance Certificate). 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại các doanh nghiệp Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong cớ chế thị trường đều hoạt động trong một môi trường quốc tế phức tạp và phong phú, nhất là hiện nay khi nước ta là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Môi trường kinh doanh quốc tế đó chứa đựng những nhân tố ảnh hưởng có thể tao ra những tiền đề thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng củng có thể tạo ra những tác động trở lại. Quy trình tổ chức thực hiện hợp dồng xuất khẩu là một khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nó cũng chịu những tác động chung đó. 1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp 1.3.1.1 Điều kiện cơ sở vật chất Là các yếu tố bao gồm: cơ sở hạ tầng, thiết bị thông tin liên lạc, máy móc chuyên dụng trong kinh doanh để phục vụ các nhu cầu thực hiện mục tiêu kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật là động lực tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác động tích cực: nếu cơ sở vật chất của doanh nghiệp mà tốt và hiện đại thì đồng nghĩa với sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ có sức cạnh tranh và năng suất lao động cao. Trở ngại: nó gây ra vấn đề vận hành trang thiết bị đó như thế nào mà phát huy hết hiệu suất của máy móc và tính an toàn trong quá trình sản xuất. Ngoài ra còn phải đối mặt với sự xuống cấp của các trang thiết bị, nên nó đòi hỏi phải bảo dưỡng định kì. 1.3.1.2 Tài chính của doanh nghiệp Tài chính là bao gồm các yếu tố của tài sản và nguồn vốn của một công ty. Qua đó mà người ta có thể phân tích các yếu tố này để phản ánh rõ nét hoạt động của công ty đó. Quan hệ nguồn vốn và tài sản là quan hệ “hai mặt của một vấn đề” tài sản được cấu trúc theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, còn nguồn vốn là lượng hóa giá trị có khả năng thỏa mãn nhu cầu của tài sản. Tác động: tiềm lực tài chính là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng về vốn, cách huy động vốn và phân bổ nguồn vốn của các doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như sự tồn tại của hợp đồng. Khả năng tài chính là yếu tố cơ bản đảm bảo hợp đồng xuất nhập khẩu có thực hiện được hay không, việc thực hiện hợp đồng có diễn ra liên tục hay không. 1.3.1.3 Sản phẩm của doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố đầu ra của quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu, lao động, máy móc…thông qua các công đoạn sản xuất. Tác động: vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung và tăng hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng các sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. 1.3.1.4 Hệ thống quản lí và trình độ chuyên môn Quản lí là khả năng vận hành quá trình sản xuất và kinh doanh để có thể đạt hiệu quả cao. Tác động: yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động. Mỗi quyết định con người đều ảnh hưởng đên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động và am hiểu về mặt hàng gốm sứ trong nước và quốc tế, có kinh nghiệm kinh doanh ngoại thương tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh tế , nhanh chóng phán đoán được tình thế, nắm bắt thời cơ, tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán và kí kết hợp đồng, đảm bảo cho sự thành công của quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay diễn ra một cách mạnh mẽ , trình độ khoa học quản lí công nghệ phát triển đòi hỏi có đội ngũ cán bộ quản lí và nghiệp vụ phải có năng lực và trí thức cao để nắm bắt xu hướng của thời đại. 1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp Doanh nghiệp khi tiến đến hoạt động kinh doanh trên thị trường thường chụi tác động của những nhân tố khách quan là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị…những nhân tố đó nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của các nhân tố này. Một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường ổn định về kinh tế, chính trị xã hội và luật pháp ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp an tâm trong quá trình kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nói riêng. Các chính sách của nhà nước về các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, lưu kho bãi, thuế…luôn được các doanh nghiệp quan tâm chú ý. Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu đạt được kết quả cao như thế nào cũng phụ thuộc nhiều vào các chính sách của nhà nước. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xét đến yếu tố truyền thống, tập quán sử dụng hàng hóa của mỗi thị trường, và quy mô dân số của thị trường tiêu thụ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và quá trình thực hiện hợp đồng. Khoảng cách địa lí giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển. Bên cạnh đó, khí hậu, thiên tai… cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng như việc thu gom hàng hóa, chất lượng hàng hóa, thời gian giao nhận hàng hóa theo hợp đồng… Chương II Thực trạng quản trị hợp đồng xuất khẩu tại công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex 2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Gốm Sứ Bát Tràng Tên doanh nghiệp: Bát tràng creamic porcelain Co.,ltd Tên giao dịch nước ngoài: Bát tràng creamic porcelain Co.,ltd Trụ sở chính: Đa tốn _ Gia Lâm _Hà Nội Điện thoại: 048740916 Fax: 8448741783 Email: phomex@namnet.vn Website: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ngày 04/01/1992, UBND thành phố hà nội quyết định cho phép thành lập công ty với tên là công ty thhn gốm sứ bát tràng phomex là công ty TNHH thuộc bộ thương mại. Ngành nghề kinh doanh : sản xuất hàng gốm sứ truyền thống bát tràng, xuất những mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh, đại lí mua bán và háng kí gửi hàng hoá. Trong quá trình kinh doanh đã có sự thay đổi đăng kí kinh doanh vào ngày 08/03/2004, theo quyết định thành lập công ty số 0404488: Ngành nghề kinh doanh gồm: Sản xuất gốm sứ . Xuất khẩu hàng hoá do công ty sản xuất. Đại lí mua bán và kí gửi hàng hoá. Buôn bán,sản xuất máy công cụ, nguyên vật liệu ngành gốm sứ. Kinh doanh cơ sở lưu trú khách du lịch. ( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật ). Vốn điều lệ: 3 000 000 000đ ( ba tỷ việt nam đồng - trong đó vốn bằng tài sản là: 172.000.000 đ). Công ty đặt tại làng đa tốn, với diện tích là 8.000 m2 trong đó:4 000 m2 cho sản xuất nguyên liệu, 3000m2 cho sản xuất,1000m2 cho nhà kho, công ty còn có 4000m2 cho sân đóng container. 2.2 Cơ cấu t ổ chức và hoạt động của công ty Bát tràng 2.2.1 Chức năng của công ty Công ty có chức năng sản xuất và cung ứng các loại hàng gốm sứ ra thị trường theo đăng kí kinh doanh, đây là chức năng đầu tiên và hết sức quan trọng. Doanh nghiệp phải thực hiện chức năng phân phối theo hai hướng cơ bản: - Tìm ra các kênh và luồng tiêu thụ hàng hoá của mình theo một cách hợp lý nhất. - Phân phối công bằng và hợp lý mọi kết quả sản xuất kinh doanh đạt được. Ngoài hai chức năng cơ bản trên thì doanh nghiệp còn có một số chức năng khác như: chức năng hậu cần kinh doanh, chức năng tài chính, chức năng quản trị… 2.2.2 Nghĩa vụ của công ty Kinh doanh theo ngành nghề ghi đúng trong giấy phép. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật lao động, tôn trọng quyền tổ chức của công đoàn… Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng kí. Tuân thủ theo quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội. Ghi chép sổ sách kế toán, thống kê và chụi sự kiểm tra của cơ quan tài chính. Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Trích 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho tới 10% vốn điều lệ của công ty. 2.2.3 Bộ máy quản trị và cơ cấu sản xuất của công ty Công ty TNHH gốm sứ bát tràng phomex là một doanh nghiệp tư nhân hoạnh toán độc lập có con giấu riêng và hoạt động theo pháp luật của nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như thích nghi với cơ chế thị trường, tổ chức bộ máy của công ty tương đối gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lí. Bộ máy quản trị của công ty và cơ cấu sản xuất của công ty được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty bát tràng Giám Đốc PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN XƯỞNG SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÂN XƯỞNG KHUÔN PHÂN XƯỞNG TẠO HÌNH PHÂN XƯỞNG VẼ PHÂN XƯỞNG LÒ KHO CHỨA HÀNG PHÂN XƯỞNG N. LIỆU ( Nguồn: phòng kế toán) 2.2.4 Tổ chức bộ máy quản trị công ty Dựa trên sơ đồ trên ta thấy tổ chức của công ty phomex gồm hai cấp là cấp công ty và cấp phân xưởng. Ở cấp công ty,cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Do yêu điểm của mô hình này là phù hợp với công ty có quy mô vừa và nhỏ, đồng thời nó kết hợp được với ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng với nhau. Trong hệ thống trực tuyến - chức năng đường quản trị từ trên xuống dưới vẫn tồn tại nhưng ở cấp độ công ty người ta bố trí xây dựng thêm các điểm chức năng theo lĩnh vực công tác Công ty phomex có ban giám đốc và các phòng ban chức năng: a. Ban giám đốc: Gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc phụ trách theo dõi chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty vừa là người đại diện pháp nhân của công ty, vừa là người đại diện cho tập thể người lao động. Giám đốc là người quản lí công ty,có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của công ty. Phó giám đốc là người được cử ra để giúp cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Cụ thể là chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đặt ra, điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt. Ban giám đốc là nơi đề ra các quyết định còn các phòng ban phải thực thi các quyết định đó và có quyền đề xuất ý kiến hay tham mưu cho giám đốc trong phạm vi chuyên môn của mình để giúp ban giám đốc ra quyết định kịp thời đầy đủ và chính xác. b. Các phòng ban chức năng: Phòng tổ chức : giúp ban giám đốc về các mặt tổ chức như: Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương. Soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý và các quyết định. Điều động tuyển dụng lao động. Công tác đào tạo . Công tác nhân sự. Phòng kỹ thuật : giúp ban giám đốc về các mặt: Quản lí kỹ thuật sản xuất . Quản lí và xây dựng kế hoạch lịch tu sữa thiết bị. Nguyên cứu các mặt hàng mới,mẫu mã bao bì. Giải quyết các sự cố máy móc và công nghệ sản xuất. Tham gia đào tạo công nhân. Phòng hành chính: giúp ban giám đốc các mặt Công tác hành chính quản trị. Tiêu thụ sản phẩm. Cung ứng vật tư và nguyên vật liệu. Điều độ sản xuất hàng ngày. Phòng kế toán: Giúp ban giám đốc về công tác kế toán - thống kê – tài chính. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cung những thông tin tài chính về kết quả kinh doanh làm cơ sở để ra quyết định của ban Giám Đốc. Phòng kế toán cũng cung cấp những thông tin chính xác và toàn diện về tình hình cung ứng ,dự trữ và sử dụng tài sản từng loại ( tài sản cố định, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền) cùng với nguồn hình thành lên từng loại tài sản đó, góp phần bảo vệ và sử dụng tài sản một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất. Phòng kế toán có nhiệm vụ giám sát tình hình kinh doanh của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý vừa phù hợp với các chế độ theo điều lệ hiện hành về kế toán của nhà nước, vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty, theo dõi tình hình sử dụng vốn, giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với nhà nước, với cấp trên, với các đơn vị bạn. Phòng kế toán với nhiệm vụ chuyên môn của mình có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài chính của công ty. 2.2.5 Cơ cấu sản xuất Xưởng là nơi trực tiếp sản xuất và chiếm đa số nguồn nhân lực trong công ty. Công ty có năm phân xưởng khác nhau, mỗi phân xưởng có những hoạt động riêng biệt và tổ chức giám sát sản xuất được ban giám đốc phụ trách. Trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất gốm sứ có cử ra quản đốc chụi trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình sản xuất và hiệu quả của phân xưởng mình. Mọi hoạt động diễn ra một cách dây chuyền, liên hoàn khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất. Mỗi phân xưởng đều có các cán bộ để kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra. Phân xưởng nguyên liệu chụi trách nhiệm nghiền đất, khuấy đất, lọc thô làm ra được các loại đất theo yêu cầu. Phân xưởng khuôn mẫu chụi trách nhiệm làm ra các loại khuôn với kiểu dáng, kích cỡ khác nhau. Phân xưởng tạo hình: chụi trách nhiệm tạo ra các sản phẩm mộc theo khuôn đã có và tiến hành sữa chữa nếu có sự khác biệt so với khuôn mẫu đã có. Phân xưởng trang trí : chịu trách nhiệm trang trí các vân hoa theo yêu cầu. Phân xưởng lò: chụi trách nhiệm vào lò, đốt lò, ra lò và kiểm tra các loại sản phẩm đã được đun đốt. Sau đó đưa ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vào nhập kho. Sau đây là quy trình sản xuất sản phẩm gốm sứ của công ty đã được mã hoá bằng sơ đồ. Sữa chữa Nhúng men Trang trí Nung Sấy Tạo hình Nhập kho Nguyền, khuấy, lọc khô đất Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất đồ sứ các loại Kiểm tra, phân loại (Nguồn: Phòng kế toán) 2.2.6 Chính sách nguồn nhân lực Lao động là nguồn đầu vào quan trọng của công ty có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty. Các yếu tố chỉ là yếu tố vật chất đơn thuần mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào hiệu quả lao động của con người. Do vậy đây là yếu tố duy nhất có tính chủ động sáng tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng quyết định đên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là đối tượng phức tạp, khó quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này là một vấn đề khó khăn. Lao động của công ty chủ yếu tập trung ở phân xưởng sản xuất , lực lượng lao động ở các phòng ban chức năng thì phần lớn đều có trình độ cao đẳng và đại học. Hiện nay công ty có trên 80 cán bộ, công nhân làm việc tại công ty, thêm vào đó có từ 300 đến 400 công nhân lao động thời vụ. Tất cả lao động đều được tham gia khóa đào tạo liên quan đến quá trình sản xuất của công ty. Chế độ đãi ngộ của công ty đối với nhân viên khá đầy đủ: các cán bộ và công nhân viên làm việc thường xuyên tại công ty thì có chế độ nghỉ ngơi là hay tổ chức đi nghỉ mát thường thì một năm một lần. Ngoài ra các nhân viên chủ yếu được tham gia khoá đào tạo về tiếng Anh làm cho họ có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. 2.2.7 Mua sắm nguồn nguyên liệu Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra đều có một hoặc nhiều nguyên vật liệu kết hợp với nhau tạo thành. Để sản xuất các loại gốm sứ công ty sử dụng một số nguyên liệu chính sau đây: đất đen, bột màu, ôxít, trường thạch , Zecon Silicon, thạch cao, gas, than củi, bao bì… Để đảm bảo nguyên liệu đúng về chất lượng đủ về số lượng , kích thước, chủng loại và khả năng cung cấp kịp thời với chi phí thấp nhất công ty thường lập trước một bản kế hoạch mua sắm, lựa chọn, vật tư một cách chi tiết các loại vật tư này thường được mua từ các nguồn chính sau: Mỏ đất Cao lanh Hải Dương. Trường thạch được mua ở Vĩnh Phúc. Sellgas Hải Phòng. Than là của xí nghiệp than Hồng Gai. Còn một số nguyên liệu mua từ các cửa hàng chuyên bán màu nhập khẩu từ nước ngoài như: ôxit coban, bột nhôm, màu đại lanh và zecon Silicon. Đối với những nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn và có tính quyết định đến tình hình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm công ty nên công ty thường chủ động mua với số lượng lớn theo hợp đồng cả năm. Nhờ đó mà đảm bảo được tính chủ động trong sản xuất vừa gióp phần hạ giá thành sản phẩm. Với một số lượng vật tư khác ít quan trọng hơn thì công ty tính toán cụ thể từng loại một và đặt mua theo kế hoạch từng quý thậm chí là từng tháng ở các đơn vị cung ứng nhờ vậy mà tránh được tình trạng ứ đọng vốn, giảm chi phí bảo quản không cần thiết, bám sát giá trên thị trường nhờ đó mà tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. 2.2.8 Chính sách Marketing và quản lí chất lượng sản phẩm Công ty tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là qua làng nghề, cho nên mọi giao dịch, chính sách xúc tiến bán hàng chính của công ty đều thông qua đó. Khách hàng là người nước ngoài thông qua làng nghề rồi đến đặt mua với công ty tại xưởng. Còn vấn đề chất lượng sản phẩm thì do đặc thù của ngành gốm sứ, không có cơ quan nào kiểm tra sản phẩm mà công ty tự kiểm tra sản phẩm của mình sản xuất. 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2.3.1 Nhận định về công ty Ta phân tích các bản báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm gần đây, được thể hiện như sau: Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán năm 2005- 2007 (Đơn vị : tỷ đồng) Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tài sản A. tài sản lưu động Tiền 1.1 1.2 1.6 các khoản phải thu 2.2 4.8 4.1 hàng tồn kho 12.2 14.7 20.3 tổng tài sản LĐ 15.5 20.7 26.0 B. Tài sản cố định tài sản cố định ròng 2.1 2.1 2.4 Tổng tài sản 17.6 22.8 28.4 Nguồn vốn A. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn: - khoản phải trả 1.6 1.0 4.0 -vay ngắn hạn 11.2 12.7 14.9 Tổng nợ ngắn hạn 12.8 13.7 15.3 Nợ dài hạn 2.3 5.7 9.0 B. Vốn chủ sở hữu 2.5 3.4 3.7 Tổng nguồn vốn 17.6 22.8 28.4 ( Nguồn: Phòng kế toán) Bảng 2.2: Bảng kết qủa kinh doanh năm 2005- 2007 (Đơn vị : tỷ đồng) Khoản mục Năm 2005 năm 2006 năm 2007 Doanh thu 7.314 8.662 9.117 GVHB 5.922 7.062 7.451 Lợi tức gộp 1.212 1.600 1.666 Chi phí quản lí-bán hàng 0.96 1.26 1.365 Lợi tức từ hoạt động 0.252 0.34 0.301 Lãi vay 0.159 0.213 0.229 LNTT 0.093 0.127 0.072 thuế thu nhập 0.024 0.039 0.044 LNST 0.069 0.088 0.028 ( Nguồn: Phòng kế toán) Từ hai bảng số liệu trên ta có bảng các chỉ số tài chính sau: Doanh nghiêp cạnh tranh ở đây là công ty Thienthanhcreamic củng ở Bát tràng,quy mô công ty cũng tương đương với công ty Phomex. Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty Phomex Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DN cạnh tranh(07) Bình quân ngành Nhóm chỉ tiêu thanh khỏan: - Tức thời 1.2 1.5 1.7 1.4 1.7 - Nhanh 0.3 0.4 0.4 0.4 0.7 -Nợ trên tổng TS 0.86 0.85 0.86 0.72 0.54 -Khả năng trả lãi 1.7 2.0 1.2 2.6 3.5 Nhóm chỉ tiêu hoạt động -vòng quay hàng tồn kho 5.4x 5.2x 4.3x 4.9x 5.7x -kỳ thu tiền BQ(ngày) 14 15 18 20 27 -vòng quay TS cố định 34x 41x 39x 30x 13x -chu kỳ ngân quỹ (ngày) 87 90 109 101 98 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời -MSL trên doanh thu 1% 1% 0.3% 2.6% 2.8% -Thu nhập trên tổng TS 4.6% 4.6% 1.1% 7.4% 6.8% -thu nhập trên vốn thuần 32.6% 29.8% 7.9% 26.2% 17.5% ( Nguồn: Phòng kế toán) Từ kết quả trên cho thấy, công ty có chỉ tiêu thanh toán tức thời có xu hướng tốt hơn qua các năm. Hiện thời công ty có chỉ số này bằng bình quân so với ngành (1.7) và cao hơn so với chỉ tiêu cùng loại của doanh nghiệp cạnh tranh (1.4). Tuy nhiên công ty có chỉ tiêu thanh toán nhanh là 0.4 thấp hơn so với chỉ tiêu của ngành (0.7). Từ hai chỉ tiêu này cho ta thấy công ty có một lượng hàng tồn cho khá lớn. Tính thanh khoản của công ty phụ thuộc vào chất lượng và tính khả mại của hàng tồn kho. Tỷ số nợ của công ty là 0.86 cho thấy so với doanh nghiệp cùng loại trong ngành, công ty có quy mô vốn tự có thấp. Chỉ có 14% nguồn vốn công ty là thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trong khi đó, đối với doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân chung của ngành thì con số này lần lượt là 28% và 46%. Qua các năm, chỉ tiêu này không được cải thiện. Chỉ tiêu khả năng trả nợ của công ty là 1.2 là thấp so với chỉ tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân của ngành. Chỉ tiêu khả năng trả nợ cao nhất của công ty trong 3 năm qua luôn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu bình quân của ngành. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của công ty là kém hoặc các khoản trả lãi quá lớn. Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 4.3 thấp với doanh nghiêp cạnh tranh và bình quân của ngành (5.7) một lần nữa cho thấy công ty có quá nhiều hàng tồn kho. Trong thời gian qua thì chỉ số này càng xấu đi. là dấu hiêuh công ty đang làm ăn sa sút của công ty. Tương tự cho kỳ tiền của công ty là (109) quá dài so với chu kì của doanh nghiệp cạnh tranh (101) và bình quân của ngành là (98). Chu kỳ tiền mỗi năm cứ dài đi. Chỉ tiêu này nếu được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân của công ty thì thấy rõ có một lượng hàng tồn kho lớn đang tồn tại trên bảng kế toán. Vòng quay tài sản cố định hiện tại là (39) cao hơn doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân của ngành (13) cho thấy công ty đầu tư ít hơn cho tài sản cố định, qua các năm chỉ tiêu này không được cải thiện. Khả năng sinh lời cuả công ty là rất thấp so với doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân chung của ngành. Mức sinh lời trên doanh thu(0.3%) của công ty toả ra quá thấp so với doanh nghiệp cạnh tranh2.6% và 2.8% của ngành. Sở dĩ vậy là do, như ta thấy ở bảng kết quả kinh doanh. tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu của công ty là 81.7% rất lớn so với tỷ lệ doanh nghiêp cạnh tranh 70.5% và qua các năm chỉ số này không được cải thiện. 23.2 Tình hình sản xuất Bảng 2.4: Kết quả hoạt động của công ty Phomex (Đơn vị:đ) Stt Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06- 05 So sánh 07-05 số tiền tỷ lệ (%) số tiền tỷ lệ (%) 1 tổng doanh thu 7457586 8082198 9254805 1624612 29,77 2172607 30,68 2 Tổng chi phí s.xuất 5306412 6873235 8945840 1566823 29,33 2072605 30,15 3 Tổng lợi nhuận 151174 208963 308965 57789 38,23 100002 47,86 4 khoản nộp n.sách 176143 237683 323908 61540 34,94 66225 36,28 5 Thu nhập b.quân( ng/tháng) 685 715 775 30 4,38 60 8,39 ( Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra theo chiều hướng tích cực, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2005 so với năm 2004 tăng 29,7% năm 2006 so năm 2005 tăng 30,7 %, năm 2007 so năm 2006 tăng 31,2%, công ty hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đề ra với doanh thu là sự gia tăng của lợi nhuận từ 151174 năm 2004 lên 208 963 nghìn đồng năm 2005( tăng 57 789 nghìn đồng so với tỷ lệ tăng 38,23%) đến năm 2006 lợi nhuận là 308 965 nghìn đồng , tăng 100 002 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 47,68% so với 2005. Năm 2006, hai chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng chi phí cùng tăng lên, tổng doanh thu 2006 là 9 254 805 nghìn đồng tăng 2 172 607 nghìn đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,1%. Tổng chi phí năm 2006 là 8 945 840 nghìn đồng tăng 2072605 nghìn đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng 47,86%. Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí. Điều đó cho thấy công việc kinh doanh của công ty là tốt. Như vậy doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả. Từ đó là điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 2004 nộp ngân sách nhà nước 176 143 nghìn đồng, năm 2005 nộp 237 683 nghìn đồng tăng 34,94% so với năm 2004, năm 2006 nộp 323.908 nghìn đồng tăng 36,28% so với năm 2005. Một điều có ý nghĩa thiết thực đối với công nhân của công ty đó là thu nhập bình quân theo đầu người hàng năm tăng lên; năm 2004 thu nhập (công nhân/ tháng) 685 nghìn đồng, năm 2005 tăng là 715 nghìn đồng, năm 2006 là 775 nghìn đồng, năm 2007 là 750 nghìn đồng. Nhu cầu và thị hiếu khách hàng về mặt hàng gốm là rất phong phú về chất lượng và chủng loại ; kích cỡ và kiểu dáng đêu không có một tiêu chuẩn thống nhất nào. Với những lý do trên việc sản xuất mặt hàng gốm sứ có đặc thù riêng của mình, việc đón trước nhu cầu, tổ chức sản xuất dự trữ là điều ít được thực hiện. Đối với mỗi hợp đồng lại có một yêu cầu riêng về chủng loại,kích cỡ, kiểu dáng…kèm theo. Vì vậy việc tổ chức sản xuất chỉ được tiến hành sau khi công ty đã ki kết hợp đồng với khách hàng. Từ năm 2004 đến nay, công ty gốm sứ Bát Tràng luôn tăng trưởng với tỷ lệ cao, đặc biệt là một số năm gần đây thì tỷ lệ các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ở mức rất cao. Bảng số liệu sau phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. Bảng 2.5: Phân tích doanh thu của công ty Phomex từ năm 2004 đến năm 200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28571.doc
Tài liệu liên quan