MỤC LỤC
Mở đầu 1
CHƯƠNG I - HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM VỚI CÁC TỔNG CÔNG TY. 4
I - HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM. 4
1. Khái niệm, vai trò hoạt động cho vay của các NHTM 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Vai trò
2. Phân loại các khoản cho vay 8
2.1. Theo thời hạn cho vay 8
2.2. Theo lĩnh vực đầu tư 8
2.3. Theo mức độ đảm bảo. 9
2.4. Theo phương pháp hoàn trả 10
2.5. Theo thành phần kinh tế 10
3. Nội dung chủ yếu trong hoạt động cho vay của các NHTM 11
3.1 Tìm kiếm và thẩm định 11
3.2. Giải ngân, quản lý món vay và thu nợ. 16
3.3. Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu giữ hồ sơ khách hàng. 17
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô cho vay của một NHTM. 17
II - TỔNG CÔNG TY VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI
CÁC TỔNG CÔNG TY. 19
1. Tổng Công ty - mô hình DNNN mới ở Việt Nam 19
1.1. Hoàn cảnh ra đời của cácTổng Công ty ở nước ta. 19
1.2. Địa vị pháp lý và tổ chức một Tổng Công ty. 22
1.3. Chế độ tài chính Tổng Công ty 23
2.Hoạt động cho vay các Tổng Công ty của một NHTM. 25
2.1. Các đặc điểm của khách hàng có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay các Tổng Công ty. 25
2.2. Vai trò hoạt động cho vay các Tổng Công ty của các ngân hàng. 26
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC TỔNG CÔNG TY TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. 29
I - KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29
1. Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch 29
1.1. Sự ra đời của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam 29
1.2. Về cơ cấu tổ chức, điều hành và các hoạt động cơ bản của Sở giao dịch. 30
1.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của Sở giao dịch nói chung, hoạt động cho vay nói riêng. 31
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch. 32
2.1. Huy động vốn 32
2.2. Tình hình sử dụng vốn. 35
2.3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán 39
II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỞ RỘNG CHO VAY CÁC TỔNG
CÔNG TY TẠI SỞ GIAO DỊCH. 40
1. Kết quả thu được. 40
2. Các hoạt động nghiệp vụ 43
2.1. Tìm kiếm, thẩm định và quyết định cho vay. 43
2.2. Giải ngân quản lý, kiểm soát món vay và thu nợ. 49
3. Các biện pháp Sở giao dịch đã áp dụng nhằm mở rộng cho vay các Tổng Công ty. 50
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY CÁC TỔNG CÔNG TY TẠI SỞ
GIAO DỊCH 52
I - ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI VỚI VẤN ĐỀ MỞ RỘNG CHO VAY CÁC TỔNG CÔNG TY. 52
1. Định hướng, mục tiêu của Sở giao dịch trong thời gian tới. 52
1.1. Về huy động vốn. 52
1.2. Về sử dụng vốn. 52
1.3. Về kinh doanh đối ngoại và thanh toán. 53
2. Vấn đề mở rộng cho vay các Tổng Công ty. 53
II. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY CÁC TỔNG CÔNG TY 55
1. Thực hiện chiến lược khách hàng hướng vào Tổng công ty 55
1.1 Đề ra phương hướng thực hiện chiến lược khách hàng của Ngân hàng công thương phù hợp với điều kiện của Sở giao dịch 55
1.2 Tăng cường các mối quan hệ với các Tổng công ty 56
2. Chủ động tiếp cận các phương án, dự án của các Tổng Công ty để cho vay. 59
3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm soát khoản vay. 60
4. Đảm bảo nguồn huy động đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các Tổng Công ty. 62
5. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa Sở giao dịch với các cơ quan, tổ chức. 63
5.1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam và các chi nhánh Ngân hàng Công thương bạn. 63
5.2. Đối với các ngân hàng khác trên địa bàn. 64
5.3. Đối với các cơ quan chức năng. 65
III - KIẾN NGHỊ. 66
1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 66
2. Đối với NHNN Việt Nam 67
3. Về phía Chính phủ. 67
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm mở rộng cho vay các Tổng Công Ty tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đốc Sở giao dịch lập các kế hoạch kinh doanh, đồng thời trực tiếp thực hiện các hoạt động huy động vốn. Như vậy, phòng thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu:
+ Cân đối tổng hợp nguồn vốn kinh doanh, lập các báo cáo.
+ Huy động vốn dước các hình thức khác nhau: tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) bằng cả nội và ngoại tê.
- Phòng kinh doanh với 35 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng và hai phó phòng có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Sở giao dịch về các hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến hành các nghiệp vụ bên tài sản như cho vay các TCKT và dân cư; bảo lãnh... Đối với các khách hàng là các TCKT, phòng được chia ra thành các bộ phận phụ trách.
Hai phòng này vừa được tách riêng ra từ phòng kinh doanh trước đây (từ ngày 1/4/2002).
- Phòng kế toán: với 57 cán bộ trong đó có một trưởng phòng và ba phó phòng, trưởng phòng điều hành công việc của phòng thông qua các phó phòng.
Phòng kế toán có chức năng theo dõi, hạch toán (bằng VND) tất cả các hoạt động của Sở giao dịch. Phòng có 5 tổ công tác, mỗi tổ có từ 5 đến 15 cán bộ do một tổ trưởng phụ trách:
Tổ thanh toán viên: tiếp nhận tất cả các chứng từ của khách hàng, xử lý theo yêu cầu của khách hàng như hạch toán, tính phí dịch vụ lãi... Sau khi thực hiện xong công việc của mình, các thanh toán viên sẽ giao toàn bộ chứng từ qua bộ phận kiểm soát để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.
Tổ thanh toán liên hàng: có nhiệm vụ biến các chứng từ giấy thành chứng từ điện tử (nhập vào máy tính) sau đó các chứng từ này sẽ được kiểm tra phát hiện sai sót trước khi được truyền tới trung tâm thanh toán Ngân hàng Công thương. Đến 15h30’ hàng ngày. Sở giao dịch cũng như các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Công thương không được truyền dữ liệu nữa và tại trung tâm thanh toán việc đối chiếu cho tất cả 93 chi nhánh sẽ được thực hiện.
Đối với các liên hàng đế, tổ có nhiệm vụ khôi phục lại chứng từ.
Tổ thanh toán bù trừ: thực hiện thanh toán bù trừ với các chi nhánh khác cùng hệ thống. Việc thanh toán được thực hiện tại trung tâm thanh toán bù trừ thuộc NHNN Hà Nội.
Tổ tiết kiệm: đảm nhiệm hơn 50% tiền gửi của khách hàng. Tổ này có trách nhiệm quản lý số lượng thẻ và tiền lớn. Tổ gồm hai nhóm, nhóm trực tiếp thu tiền gửi và trả lãi, một nhóm kiểm tra toàn bộ lại quỹ.
Tổ kế toán nội bộ: theo dõi quản lý tất cả các tài sản của đơn vị chi lương cho nhân viên; hạch toán trích BHXH, nộp thuế; lập cân đối.
- Phòng kinh doanh đối ngoại: với 14 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng và hai phó phòng, phòng thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Kinh doanh ngoại tệ: mua - bán các ngoại tệ chủ yếu đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
+ Làm các dịch vụ trong thanh toán quốc tế như mở và tiếp nhận L/C, nhờ thu (đi và đến), thanh toán thẻ (visa card, mastercard)
+ Hạch toán bằng ngoại tệ
Ngoài ra phòng còn làm chức năng đầu mối thanh toán ngoại tệ (theo uỷ quyền của ngân hàng Công thương) cho các chi nhánh ngân hàng Công thương phía Bắc.
- Phòng ngân quỹ thực hiện chức năng thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán; bảo quản tiền mặt và các ấn chỉ (như thẻ trắng), các chứng từ có giá; phân phối các ấn chỉ do các chi nhánh ngân hàng Công thương phía Bắc.
- Phòng kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Kiểm soát lại tất cả các hồ sơ, chứng từ về tiết kiệm, tín dụng, kế toán và thanh toán quốc tế để đảm bảo tính chính xác đầy đủ tính hợp pháp của hoạt động ngân hàng.
+ Làm tham mưu cho ban lãnh đạo Sở giao dịch, giúp ban lãnh đạo kịp thời uốn nắn sai phạm của các phòng ban.
+ Làm đầu mối tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN và ngân hàng Công thương đến Sở giao dịch.
- Phòng điện toán có nhiệm vụ quản lý chương trình mạng, in các bảng biểu về thu trả lãi, ... và các công việc liên quan.
- Phòng tổ chức cán bộ và tiền lương thực hiện chức năng về quản lý con người, tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đề bạt, phân công cán bộ phù hợp với năng lực sở trường từng người; quản lý tiền lương, thưởng, BHXH, ...
- Phòng hành chính - quản trị thực hiện các công việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch như công tác an nhinh, phục vụ, y tế, ...
Ngoài ra, Sở giao dịch còn có một cửa hàng kinh doanh vàng bạc đồng thời cũng thực hiện cho vay cầm cố, thu đối ngoại tệ.
1.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của Sở giao dịch nói chung, hoạt động cho vay nói riêng.
Thủ đô Hà Nội, nơi Sở giao dịch đóng trụ sở cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. ở đây dân cư có mức thu nhập, dân trí cao hơn hẳn các vùng lân cận, đồng thời người dân có một “lối sống thành thị”, có tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch. Họ thường xuyên tới các ngân hàng để được phục vụ bằng nhiều loại dịch vụ, họ hay gửi tiền tiết kiệm, trong đó có phần đáng kể bằng ngoại tệ. Hoạt động kinh tế diễn ra tương đối sôi nổi tuy chưa mạnh mẽ bằng thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam đã tạo ra nhu cầu vốn vay ngân hàng tương đối lớn. Tuy nhiên, Sở giao dịch không chỉ phục vụ trên địa bàn, mà nó còn vươn ra nhiều địa phương khác. Nói riêng thì tất cả các TCT 91 và nhiều Tổng Công ty 90 có trụ sở tại Hà Nội, tạo thuận lợi lớn cho Sở giao dịch trong quan hệ với các Tổng Công ty này.
Tuy nhiên, với một địa bàn hẹp sự có mặt của xấp xỉ 70 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lớn đối với Sở giao dịch. Mặt khác, gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của các TCKT Hà Nội cũng như cả nước có phần chững lại, hiệu quả kinh doanh suy giảm gây khó khăn không ít tới hoạt động của Sở giao dịch, nhất là hoạt động cho vay. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á mà Đông Nam á là tâm điểm dù đã có những dấu hiệu khả quan, nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với Việt Nam chưa chấm dứt, nhất là với các TCKT kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.
ý thức được vai trò của mình, trong thời gian qua Sở giao dịch đã tập trung vào cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng với phương châm “ổn định, an toàn, hiệu quả, phát triển”, góp phần xứng đáng hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn hệ thống ngân hàng Công thương. Tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt và vượt mức kế hoạch (10 - 20%), quy mô huy động và tín dụng không ngừng được mở rộng; các dịch vụ Sở giao dịch cung cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đồng thời góp phần khẳng định vị trí của Sở giao dịch trên địa bàn. Kết quả cụ thể được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
2.1. Huy động vốn:
Có thể khẳng định đây là mặt mạnh nhất của Sở giao dịch cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối khi so sánh với các ngân hàng trên địa bàn. Với nhiều hình thức huy động, Sở giao dịch đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho tới những khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các Tổng Công ty. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch thường chiếm từ 16 - 20% tổng nguồn huy động của hệ thống ngân hàng Công thương, và từ 25 - 30% tổng nguồn huy động của các NHTM trên địa bàn. Kết quả huy động thể hiện trên bảng sau:
Nguồn huy động lớn, tăng trưởng ổn định là một điều kiện rất căn bản để Sở giao dịch có thể kinh doanh chủ động, mở rộng cho vay tới các thành phần kinh tế, đồng thời điều chuyển một lượng vốn đáng kể về Hội sở ngân hàng Công thương để điều chuyển lại cho các chi nhánh thiếu vốn như Sở giao dịch II - Thành phố Hồ Chí Minh. Tại thời điểm ngày 31/3/2002, Sở giao dịch đã điều chuyển về Hội sở 3989 tỷ VNĐ (gồm cả ngoại tệ quy đổi). Trong tổng nguồn huy đọng, thì tiền gửi các TCKT là nguồn lớn nhất, chiếm khoảng từ 60 - 70% góp phần làm giảm lãi suất đầu ra cho Sở giao dịch. Tuy vậy tỷ trọng nguồn này đang có xu hướng giảm dần, chỉ còn 57,41% vào 31/12/2001. Nguồn tiền tiết kiệm đứng thứ hai và đang có xu hướng tăng lên; với các loại kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng nguồn này có chi phí cao hơn tiền gửi các TCKT, song lại ổn định hơn nhiều. Hiện nay, Sở giao dịch cũng như toàn hệ thống ngân hàng Công thương chưa huy động tiền gửi có kỳ hạn hơn một năm, vì nhân dân ít có nhu cầu gửi tiền kỳ hạn dài như trên và chi phí nếu huy động loại tiền gửi này sẽ cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Các nguồn vốn trung dài hạn hiện nay tại Sở giao dịch chủ yếu là vốn tài trợ theo uỷ thác đầu tư, hoặc dưới dạng tiền phát hành kỳ phiếu. Nguồn từ phát hành kỳ phiếu cùng được để đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết tại chỗ.
Nguồn huy động, bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng nhanh về tỷ trọng, chiếm tới 30% tổng nguồn huy động (vào 31/12/2001) tạo điều kiện để Sở giao dịch dần dần tự đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các TCKT, hạn chế phải mua lại trên thị trường. Vốn huy động bằng ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của nhân dân chiếm gần 80%.
Bảng 1 - Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch (1998 - 2001)
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
So với năm trước (%)
Số tiền
Tỷ trọng %
So với năm trước (%)
Số tiền
Tỷ trọng %
So với năm trước (%)
Tổng nguồn vốn huy động
2.199.000
100
3.176.548
100
+ 44,4
4.042.850
100
+ 27
5.572.333
100
+ 37,8
Trong đó:
74,2
1. Tiền gửi DN
1.425.000
64,8
2.357.510
23,3
+ 65,4
2.616.287
64,7
+ 11
3.199.137
57,4
+ 22,3
2. Tiền gửi tiết kiệm
624.000
28,4
739.350
1,4
+ 18,4
1.138.294
28
+ 53
1.959.150
35,2
+ 72,9
3. Kỳ phiếu, trái phiếu
15.000
0,7
44.654
0,1
+ 197,7
66.904
1,6
+ 50
167.864
3
+ 150,9
4. Tiền gửi TCTD
5.000
0,2
1.994
1
- 60
199.161
5
+ 99
114.071
2
- 42,7
5. Nguồn khác phân theo loại tiền
130.000
5,9
33.040
93,8
- 73,8
27.204
0,7
- 17
132.111
2,4
+ 385,6
1. Nội tệ
2.104.000
95,7
2.978.842
6,2
+ 41,6
3.246.409
80,3
+ 9
3.870.223
69,5
+ 19,2
2. Ngoại tệ (quy đổi)
95.000
4,3
197.707
+ 107,4
796.441
19,7
+ 303
1.702.110
30,5
+ 113,5
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - Sở giao dịch I - ngân hàng Công thương.
2.2. Tình hình sử dụng vốn.
Nguồn vốn huy động được ngoài sử dụng để lập quỹ bảo đảm thanh toán (khoảng 4,5%), điều chuyển về Trung ương (khoảng 75%), Sở giao dịch tiến hành cho vay nền kinh tế. Tình hình cho vay được thể hiện ở bảng. Qua đó ta thấy dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm, đi cùng với số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng lại giảm đi. Cụ thể là 540 (năm 1998), 300 (năm 1999), 358 (năm 2000) và 219 (năm 2001). Điều này đã thể hiện một sự tập trung nhất định, ngày 31/12/2001 chỉ 40% khách hàng là DNNN đã chiếm tới 91% tổng dư nợ. Mặt khác, trong đối tượng khách hàng này thì hiện nay các Tổng Công ty ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, cũng vào thơìi điểm trên nó chiếm 58% tổng dư nợ, và 64% tổng dư nợ đối với các DNNN. Cùng với quá trình trên, dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh giảm đi. Điều này là do sau thời gian đấu mở cửa “bung ra”, hiện thành phần này đang chững lại, số Công ty mới ra đời (Công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần rất ít. Thêm vào đó, trong các doanh nghiệp này, rất ít doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện cho vay của Sở giao dịch bị ràng buộc bởi tài sản thế chấp, quy mô vốn..., đó là chưa kể tới nhiều hiện tượng lừa đảo chộp giựt của các khách hàng thuộc khu vực này khiến cho Sở giao dịch rất chặt đối với các đối tượng này. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít đến với Sở giao dịch mà họ thường tới các ngân hàng nước ngoài với vốn cơ bản hơn, bởi các ngân hàng này có phần phù hợp với họ hơn.
Một điều đáng chú ý nữa là cho vay trung dài hạn từ chỗ chiếm vị trí thứ yếu với khoảng 20% vào ngày 31/12/1998 thì tới cuối năm 2001, nó đã chiếm toíư 57%, và Sở giao dịch đặt kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 60% vào cuối năm nay. Đây là một con số rất cao so với các chi nhánh ngân hàng Công thương khác trên địa bàn, chẳng hạn
Bảng 2: Tình hình cho vay của Sở giao dịch (1998 - 2001)
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Tăng giảm %
Số tiền
Tỷ trọng %
Tăng giảm %
Số tiền
Tỷ trọng %
Tăng giảm %
Tổng dư nợ
688.320
100
678.476
100
- 1,4
735.591
100
+ 8,4
869.787
100
+ 18,2
I. Phân theo thời hạn:
+ Ngắn hạn
545.586
79,3
540.239
79,6
- 1
585.000
79,5
+ 8,3
380.266
43,7
- 35
+ Trung dài hạn
142.734
20,7
138.237
21,4
- 3
150.591
21,5
+ 9
489.521
56,3
+ 225,2
II. Phân theo TPKT
+ DNNN
584.576
84,9
586.614
86,5
+ 0,4
538.515
73,3
- 8
793.240
91,2
+ 47,3
+ Ngoài quốc doanh
103.744
15,1
91.862
14,5
- 11,4
196.076
26,7
+ 113,5
76.547
9,8
- 61
III. NQH
18.998
2,8
47.938
7,1
+ 152,3
26.500
3,6
95.161
10,9
+ 259,1
+ Đến 6 tháng
27.101
20.172
62.000
+ Từ 6 đến 12 tháng
11.101
3.133
24.020
+ Trên 12 tháng
9.736
3.195
9.141
NQH theo TPKT
+ DNNN
16.410
43.387
+ 164,4
17.749
- 59,1
83.013
+ 367,7
+ Ngoài quốc doanh
2.587
4.551
+ 75,9
8.751
+ 98,1
12.149
+ 38,8
IV. Theo loại đồng tiền
+ Nội tệ
437.820
63,7
399.504
58,9
- 8,8
466.895
63,5
+ 16,9
632.489
72,7
+ 35,5
+ Ngoại tệ (quy đổi)
250.578
36,3
278.972
41,1
+ 11,4
268.695
36,5
- 3,7
237.298
27,3
- 11,7
ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là 15,5%, Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là 9,1% và đối với toàn hệ thống Ngân hàng Công thương tỷ trọng này là 19,4% vào cùng thời gian. Điều này do các món cho vay trung dài hạn lớn đối với các Tổng Công ty vào cuối năm 2001, tiếp tục giải ngân trong năm 2001 và 2002, trong đó có món vay trị giá 600 tỷ của Tổng Công ty Bưu chính - viễn thông. Nói chung diễn biến cho vay như trên là đúng định hướng của Sở giao dịch, tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, chẳng hạn việc cho vay tập trung như vậy có gặp phải vấn đề về thanh toán không? vì Sở giao dịch là một chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương, nên vấn đề thanh toán của nó đặt ra chưa thực sự cấp thiết bằng một NHTM, một mặt với tỷ lệ cho phép sử dụng 20% nguồn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHNN, và con số huy động xấp xỉ 5.500 tỷ, Sở giao dịch đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu vay trung dài hạn hiện tại. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về đối tượng các khách hàng Tổng Công ty trong mực sau.
Cũng trong thời gian trên, tỷ trọng cho bằng ngoại tệ có xu hướng giảm xuống qua các năm 41% (31/12/1999) còn 27% (31/12/2001), và vào thời điểm 31/3/2002 tỷ lệ này chỉ còn 21%. Điều này cũng được đề cập phần nào trong tình hình hoạt động kinh doanh đối ngoại. Thiếu hụt ngoại tệ là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên. Thậm chí đến tháng 11/12/2001, Sở giao dịch đã phải hạn chế cho vay ngoại tệ, chỉ cho vay với khách hàng cam kết đảm bảo tự cân đối được nguồn ngoại tệ trả nợ. Điều này đã hạn chế mở rộng cho vay ngoại tệ nói riêng, hoạt động cho vay nói chung. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn còn lạc quan so với các chi nhánh khách, chẳng hạn ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 17,6%.
Về nợ quá hạn và hiệu quả cho vay của Sở giao dịch: Trong những năm qua, nợ quá hạn của Sở giao dịch dao động tương đối lớn cả về số tuyệt đối và phần trăm trên tổng dư nợ. Điều này được thể hiện trên biểu đồ... Đặc biệt trong năm 2001, nợ quá hạn tăng gần 70 tỷ so với năm 2000, đưa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lên con số báo động là 10,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do một số khách hàng của Sở giao dịch làm ăn thua lỗ, bị lừa đảo trong kinh doanh, hàng hoá tồn kho nhiều không tiêu thụ được. Tuy vậy, cũng trong năm 2001, Sở giao dịch đã thu hồi được nhiều khoản nợ khó đòi cũng như thực hiện giãn nợ theo thông tư 03 TTLB/NHNN - BTC với tổng số tiền xấp xỉ 12 tỷ VNĐ. Sở giao dịch đã thực hiện thắt chặt tín dụng với các đơn vị có nợ quá hạn, đồng thời tiến hành cơ cấu lại các khoản vay, chọn lọc khách hàng để dần chuyển dư nợ sang khu vực an toàn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với Sở giao dịch giảm đi.
Về hiệu quả của hoạt động cho vay, ta có bảng chỉ tiêu sau:
Bảng 3 - Hiệu quả hoạt động cho vay của Sở giao dịch.
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1. Tổng doanh số cho vay
2.266.852
2.334.678
2.544.153
2.420.670
2. Tổng doanh số thu nợ
1.987.901
2.334.522
2.487.038
2.286.474
3. Dư nợ bình quân
537.203
722.374
768.512
815.993
4. Vòng quay vốn tín dụng
3,7
3,2
3,2
2,8
5. Lãi thu từ cho vay
93.939
43.485
79.614
85.426
Nguồn - Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay, Sở giao dịch
Như vậy ta thấy có xu hướng vòng quay vốn tín dụng giảm đi qua các năm, tổng doanh số cho vay tăng chậm. Điều này do tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ của Sở giao dịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn như đã đề cập. Lãi từ hoạt động cho vay có xu hướng tăng lên từ năm 1999 tới 2001 nhưng vẫn thấp hơn mức của năm 1998, với gần 94 tỷ VND.
Một cách tổng quát chúng ta thấy tổng dư nợ cho vay tăng trưởng tương đối đều đặn, đạt mức gần 870 tỷ vào 31/12/2001, tới 31/3/2002 đã đạt 1000 tỷ. Tuy vậy, nó vẫn chưa thực sự tương xứng với vị trí của Sở giao dịch. Một số chi nhánh khác với quy mô huy động tương đối nhỏ, nhưng mức dư nợ của họ cũng đạt được mức gần như trên , chẳng hạn NHCT Hoàn Kiếm đạt dư nợ gần 690 tỷ trong cùng kỳ năm 2001. Đay cũng là một trong những yêu cầu của mở rộng cho vay nền kinh tế . Chương III sẽ đề cập tới một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay các TCT.
Biểu đồ 1 - Diễn biến dư nợ và nợ quá hạn từ 1998 - 2001
Dư nợ (tỷ VND)
Thời gian (năm)
2.3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán
Tình hình kinh doanh đối ngoại trong 4 năm từ 1998- 2001 thể hiện ở bảng 4:
Đơn vị : nghìn USD
Năm
Doanh số mua bán
Doanh số L/C
Doanh số nhờ thu
Kiều hối
Séc du lịch
Mua
Bán
Xuất
Nhập
Đến
Đi
1998
1.931.151
1197.092
84.577
10.021
2.974
1.964
409
1999
149.060
147.932
89.267
29.117
3.331
2.548
465
2000
110.172
111.280
54.824
39.174
4.361
5.024
548
2001
85.000
84.000
43.860
33.295
Nguồn - Báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngoại, Sở giao dịch
Phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế theo các năm là 558061 (năm 1998), 789410 (năm 1999) và 421141 (năm 2000) . Hoạt động này của SGD đã tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng, nhất là các doanh nghiệp có nhiều quan hệ với các đối tác nước ngoài, góp phần thu hút khách hàng về với Sở giao dịch. Tuy nhiên, gần đây tình hình kinh doanh đối ngoại gặp nhiều khó khăn khi NHNN có nhiều lần điều chỉnh giá tăng, mà khách hàng giao dịch tại Sở giao dịch phần lớn là khách hàng nhập, do vậy cân đối ngoại tệ gặp nhiều khó khăn khi nguồn mua ngoại tệ khan hiếm. Theo bảng trên, cả doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế có xu hướng giảm đi qua các năm, riêng năm 2001 mức giảm xấp xỉ 20% so với năm trước. Sở giao dịch nhiều khi chỉ bán ngoại tệ phục vụ việc trả nợ của khách hàng, phải từ chối nhiều nhu cầu khác trong thanh toán; đến cuối năm 2001, Sở giao dịch hạn chế cho vay ngoại tệ, chỉ cho vay với khách hàng cam kết phải đảm bảo tự cân đối được ngoại tệ trả nợ.
Điều này tạo ra nguy cơ mất đi những khách hàng có giá trị, và trên thực tế một số khách hàng đã tìm đến các ngân hàng khác (chẳng hạn Ngân hàng ngoại thương) có tiềm lực ngoại tệ hơn. Đây cũng là điểm Sở giao dịch cần khắc phục để tiến tới phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.
Trong hoạt động kế toán và thanh toán , Sở giao dịch đã áp dụng phổ biến máy tính vào công việc đảm bảo hạch toán, thanh toán nhanh, kịp thời chính xác giữ được lòng tin của khách hàng Sở giao dịch là một trong 64 thành viên thanh toán bù trừ có doanh số lớn nhất năm 2000, bình quân từ 180 - 200 món/ngày.
Tóm lại, trong thời gian qua Sở giao dịch đã đạt nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh, hàng năm thu hút được khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế để Sở giao dịch cũng như hệ thống ngân hàng Công thương mở rộng cho vay lại tới nền kinh tế. Dư nợ tăng trưởng tương đối đều đặn, nhưng quy mô còn chưa tương xứng với tiềm năng của Sở giao dịch, nợ quá hạn vẫn còn cao. Sở giao dịch cũng đang quá trình cơ cấu lại các món vay, trong đó tập trung cho vay các Tổng Công ty. Hoạt động kinh doanh đối ngoại đã góp phần tăng thu nhập cho Sở giao dịch, nhưng còn nhiều khó khăn. Và chính những mặt khó khăn, hạn chế đang đặt ra yêu cầu Sở giao dịch tiếp tục hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động cho cả khách hàng và Sở giao dịch.
Riêng hoạt động cho vay các Tổng Công ty, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ta tách riêng ra để có điều kiện phân tích kỹ lưỡng hơn. Phần sau đây sẽ làm rõ điều đó.
II - Thực trạng hoạt động cho vay và mở rộng cho vay các Tổng Công ty tại Sở giao dịch.
ở mục tiêu chúng ta đã xem xét tổng thể các mặt hoạt động kinh doanh cơ bản trong đó có hoạt động cho vay của Sở giao dịch. Trong phần này, ta sẽ phân tích chi tiết hơn đối với hoạt động cho vay các Tổng Công ty, nhóm khách hàng chủ yếu hiện nay của Sở giao dịch để làm cơ sở cho các phần sau.
1. Kết quả thu được.
Các số liệu cụ thể về dư nợ, tỷ trọng các loại cho vay đối với các Tổng Công ty được cho bảng 5. Các số liệu đã chỉ ra, trong năm 2000 dư nợ đối với đối tượng này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cũng như dư nợ của khu vực DNNN. Điều này được giải thích là do vào năm 1998, 1999 thì các Tổng Công ty mới ra đời nhiều và còn đang trong giai đoạn hoàn thiện tổ chức kể cả các chế độ vay vốn ngân hàng của Tổng Công ty cũng như các đơn vị thành viên. Một mặt trong giai đoạn này, nhiều Tổng Công ty được vay vốn ưu đãi tại ngân hàng Đầu tư phát triển, nhất là cho Đầu tư xây dựng cơ bản. Nhưng hiện nay nguồn vốn ưu đãi này đầu tư qua ngân hàng Đầu tư phát triển có xu hướng giảm đi, phần lớn thông qua Cục đầu tư phát triển (Bộ Tài chính), ngân hàng Đầu tư phát triển cũng dần phải hoạt động theo hướng chung của các NHTM. Mặt khác các biện pháp thu hút khách hàng của Sở giao dịch đã góp phần mở rộng cho vay các Tổng Công ty, đưa dư nợ với đối tượng này tăng nhanh cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, từ 164 tỷ chiếm 22,3% (31/12/2000) đến 506 tỷ chiếm 58,5 % (31/12/2001) và tới 31/3/2002 là 680 tỷ tương đương 67,5% tổng dư nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới tỷ trọng này sẽ vẫn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cũng đã thể hiện rõ nhất xu hướng sàng lọc và thu hẹp dân số lượng khách hàng như đã đề cập ở trên. Toàn bộ dư nợ với các Tổng Công ty thuộc về 9 Tổng Công ty là các TCT 91 gồm Bưu chính - viễn thông, Tổng Công ty than, Tổng Công ty dệt may, Tổng Công ty hoá chất; các TCT 90 là Liên hiệp đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải, Tổng Công ty máy nông nghiệp và động lực, Tổng Công ty muối.
Bảng 5 - Số dư cho vay các Tổng Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/3/2002
Dư nợ
Tỷ trọng %
Tăng giảm
Dư nợ
Tỷ trọng %
Tăng giảm
Dư nợ
Tỷ trọng %
Tăng giảm
Tuyệt đối
Tương đối (lần)
Tuyệt đối
Tương đối (lần)
Tuyệt đối
Tương đối (lần)
I. Các TCT thành viên
164.108
100
506.209
100
+ 342.101
3,08
679.873
100
+ 173.664
1,34
Trong đó: - Ngắn hạn
119.519
72,83
118.351
23,38
- 1168
0,99
128.037
18,83
+ 9.686
1,08
- TDH
44.589
28,17
387.858
76,62
+ 343.269
8,70
557.836
81,17
+ 163.978
1,42
II. TCT 91 thành viên
52.640
32,1
393.338
77,7
+ 340.698
7,47
558.652
82,17
+ 165.314
1,42
Trong đó: - Ngắn hạn
8.501
6.283
- 2.218
0,74
7.510
+ 1.227
1,20
- TDH
44.589
387.055
342.466
8,68
551.142
+ 164.087
1,41
III. TCT 90
111.468
68,9
112.871
22,3
+ 1.403
1,01
121.221
17,83
+ 8.350
1,07
Trong đó: - Ngắn hạn
111.468
112.068
+ 600
1,01
120.527
+ 8459
1,08
- TDH
0
803
+ 803
Ơ
694
- 109
0,86
Nguồn - Báo cáo cho vay và bảo lãnh các Tổng Công ty - Sở giao dịch - NHCT Việt Nam.
Biểu đồ 2 - Dư nợ đối với các Tổng Công ty trong tổng dư nợ và dư nợ các DNNN
Cùng với quá trình mở rộng cho vay các Tổng Công ty, thì quy mô cho vay đối với các TCT 91 ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Nếu như cuối năm 2000, dư nợ của nhóm này chỉ là 52,6 tỷ tương đương 77% và 31/3/2002 là 558,6 tỷ chiếm 82% tổng dư nợ với các Tổng Công ty. Điều này là do nhu cầu vốn để đầu tư tập trung của các TCT 91 lớn hơn nhiều so với các TCT 90. Tới ngày 31/3/2002, chỉ riêng Tổng Công ty bưu chính - viễn thông đã có mức dư nợ hơn 550 tỷ đồng, đây là khách hàng có dư nợ lớn hơn. Một nguyên nhân nữa làm cho quy mô cho vay các TCT 91 tăng nhanh là nhóm này hay được thực hiện các dự án theo chỉ định của Chính phủ, và việc cho vay với các dự án này rất an toàn. Đồng thời, giữa hai quy mô Tổng Công ty này, sức mạnh tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của nhóm TCT 91 cao hơn. Đây là một lý do hiển nhiên. Trong cho vay các TCT 91, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, chẳng hạn 84,7% (31/2/2000); 98,4% (31/12/2001) và 98,6% (31/3/2002), trong khi ấy các TCT 90 lại chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho vốn lưu động của các thành viên với trên 90% dư nợ. Do vậy cùng với xu hướng tăng quy mô cho vay các TCT 91, thì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ tăng nhanh. Các món cho vay lớn nhất với các Tổng Công ty đều thuộc về các TCT 91, và đều là các m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiệp vụ cho vay tại SGD 1 NH Công Thương Việt Nam.DOC