Chuyên đề Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng VPbank Thăng Long

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG 7

1.1. Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng 8

1.1.1.Khái niệm của cho vay tiêu dùng 8

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 9

1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng 9

1.1.3.1.Căn cứ vào mục đích vay 10

1.1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 15

1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 21

1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng 21

1.1.4.1.Xét trên phương diện người tiêu dùng 21

1.1.4.2 Xét trên phương diện Ngân hàng thương mại 21

1.1.4.3 Xét trên phương diện Kinh tế-Xã hội 22

1.2. Nội dung cơ bản của mở rộng cho vay tiêu dùng 22

1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng 22

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng 23

1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng 23

1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng 25

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng 26

1.3.1 Các nhân tố khách quan 26

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 30

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG VPBANK_VPBANK THĂNG LONG 34

2.1. Khái quát chung về ngân hàng VPbank 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Vpbank và chi nhánh Ngân hàng VPbank Thăng Long 34

2.1.2. Bộ máy quản lí của VPbank Thăng Long 36

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức & các chi nhánh trực thuộc 37

2.1.2.2 Phòng Hành chính nhân sự 36

2.1.2.3. Phòng Giao dịch ngân quỹ 36

2.1.2.4. Phòng Kế toán 36

2.1.2.5. Phòng Tín dụng Doanh nghiệp & TTQT 37

2.1.2.6. Phòng Tín dụng Cá nhân 38

2.1.2.7. Phòng TĐ TSĐB 38

2.2. Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng VPbank Thăng Long. 40

2.2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh 42

2.2.2. Tình hình huy động tín dụng tại chi nhánh 45

2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh 47

2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Thăng Long 50

2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank 50

2.3.2. Tình hình doanh thu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 51

2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 53

2.3.4. Tình hình mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 55

2.3.5. Tỷ lệ nợ xấu 57

2.3.6. Đánh giá chung về tình hình mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 58

2.3.6.1.Những kết quả đạt được của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 59

2.3.6.2. Một số hạn chế của hoạt đông cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 62

2.3.6.3. Những nguyên nhân chủ yếu 64

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK THĂNG LONG 66

3.1.Định hướng phát triển của chi nhánh 66

3.1.1. Định hướng hoạt động của chi nhánh 66

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh 70

3.1.3. Đánh giá nhu cầu vay tiêu dùng và mức độ cạnh tranh trên thị trường 70

3.2.Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng 74

3.2.1. Chiến lược kinh doanh cụ thể về cho vay tiêu dùng 74

3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng 75

3.2.3 Đa dạng hoá phương thức cho vay tiêu dùng 76

3.3.4 Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng 77

3.3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 78

3.2.6 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như đạo đức của nhân viên chi nhánh 78

3.2.7.Cho vay tiêu dùng là chiến lược kinh doanh của chi nhánh 79

3.2.8. Một số giải pháp khác 79

3.3 Kiến nghị 80

3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank 80

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Trung ương 80

3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam 81

KẾT LUẬN 82

Danh mục tài liệu tham khảo 83

 

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng VPbank Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
k hy vọng rằng, ngay khi đi vào hoạt động, Chi nhánh Thăng Long sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp và dân cư ở khu vực này. Chi nhánh Thăng Long có con dấu riêng, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống VPBank và được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với nhiều hình thức của các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế. - Cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh; cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng trong nước. Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thẻ tín dụng, séc du lịch. 2.1.2. Bộ máy quản lí của VPbank Thăng Long 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức&các chi nhánh trực thuộc: Giám đốc Phó Giám đốc P. hành chính P. TD TSDB Phòng TDDN Phòng Kế toán P.giao dịch NQ Phòng TDCN Sơ đồ tổ chức 2.1.2.2 Phòng hành chính nhân sự. - Tuyển nhân viên. - Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình vi tính. - Theo dõi chấm công, lên bảng lương. - Soạn thảo các thông báo qui định. - Xây dựng công tác của ban giám đốc trong tuần. - Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,… và một số nghiệp vụ liên quan chức năng. 2.1.2.3. Phòng Giao dịch ngân quỹ. -Kiển tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán. -Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn. - Kinh doanh vàng, bạc, đá quý và thu đổi ngoại tệ. - Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay. - Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục vụ khách hàng. - Một số nghiệp vụ có liên quan khác. 2.1.2.4. Phòng Kế toán. Phòng tài chính kế toán là đơn vị thuộc tổ chức. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thanh toán và quản lý thu chi tài chính toàn chi nhánh và trực tiếp thực hiện việc hạch toán kế toán, thanh toán và qun lý thu chi tài vụ tại hội sở phù hợp với chế độ và pháp luật hiện hành. Phòng có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành và kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ kế toán tài vụ và công tác thanh toán tại hội sở và các chi nhánh trực thuộc, các phòng giao dịch, bàn tiết kiệm. - Thực hiện mở TKTG, cho vay, bảo lãnh và đáp ứng các dịch vụ thanh toán đối với các khách hàng giao dịch. - Trực tiếp hạch toán kế toán các nghiệp vụ và thanh toán theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và hướng dẫn của ngành ngân hàng. Ngoài ra còn thực hiện công tác thanh toán qua tham gia thị trường thanh toán và thị trường tiền gửi. - Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh và bo vệ kế hoạch tài chính hàng năm với BIDV Việt Nam. - Mua ngoại tệ từ tài khoản của khách hàng theo quy định của NHNN Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, phòng tài chính kế toán chia làm hai tổ, bao gồm: Tổ kế toán tổng hợp – tài vụ và tổ kế toán thanh toán giao dịch 2.1.2.5. Phòng Tín dụng Doanh nghiệp & TTQT. - Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất của DN. - Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi. - Phối hợp các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn. - Một số nghiệp vụ có liên quan khác. TTQT có các nghiệp vụ cụ thể sau: - Tiếp nhận các văn bản chế đội quản lý ngoại tệ của các cấp quản lý nhà nước. Ra văn bản hướng dẫn thực hiện chế đội quản lý ngoại tệ của nhà nước thống nhất trong toàn Chi nhánh. Kiểm tra hoạt động ngoại tệ tại 4 CN trực thuộc, quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch. - Thông báo tỷ giá các loại ngoại tệ hàng ngày cho các đơn vị liên quan trong Chi nhánh thành phố. - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đại lý thanh toán, quản lý các dự án nguồn vốn nước ngoài như ODA, WB, IFC; bảo lãnh vay vốn, tài trợ XNK... - Thực hiện báo cáo thống kê tín dụng tài trợ XNK,ODA; Báo cáo thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ; Báo cáo hoạt động TKTG ngoại tệ định kỳ tháng, quý hoặc đột xuất. - Đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan do phòng sử dụng. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc giao. 2.1.2.6. Phòng Tín dụng Cá nhân - Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất của cá nhân và doanh nghiệp. - Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi. - Phối hợp các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn. - Một số nghiệp vụ có liên quan khác.. 2.1.2.7.Phòng TĐ TSĐB Phòng thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư là đn vị thuộc Vpbank Thăng Long; làm tham mưu cho Giám đốc để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra công tác tín dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư và trực tiếp thực hiện một số công việc thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư theo đúng các chủ trưng, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và chỉ đạo của Tổng Giám đốc Phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Phổ biến, tập huấn hướng dẫn về chính sách, chế độ thể lệ, quy trình nghiệp vụ và chỉ đạo của Tổng Giám đốc, của Giám đốc trong công tác tín dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư. - Là đầu mối tập hợp những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác tín dụng tại Chi nhánh, tổng hợp, đề xuất các giải pháp trình Giám đốc xử lý. - Thẩm tra hồ s tín dụng đầu tư trung dài hạn, thẩm tra các hồ sơ tín dụng vay món, bảo lãnh theo sự phân cấp Giám đốc giao, tham mưu cho Giám đốc quyết định. - Theo chỉ đạo của Giám đốc để kiểm tra các dự án vay vốn hoặc bảo lãnh đang phát tiền vay hoặc đã hoàn thành đi vào hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng tín dụng đã ký kết và đánh giá hiệu quả của Dự án sau đầu tư. - Thẩm tra quyết toán dự án đầu tư, các công trình, hạng mục công trình vay vốn tại Chi nhánh nhằm đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư nâng cao hiệu quả của Dự án. Thẩm tra dự toán, quyết toán XDCB theo yêu cầu. - Thẩm định các dự án đầu tư theo yêu cầu của Giám đốc; Thẩm định đánh giá để tham mưu cho Giám đốc quyết định việc liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán dài hạn của Chi nhánh hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho Doanh nghiệp. - Thực hiện các dịch vụ, tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo chỉ đạo của Giám đốc trong phạm vi chức năng của VPbank - Nghiên cứu các chế độ quản lý XDCB, quản lý vốn đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh, tham gia tổ tư vấn của các cấp Thẩm định các dự án đầu tư thuộc khối kinh tế Trung ương và kinh tế Địa phưng trên địa bàn. - Chủ động sưu tầm, tích luỹ các thông tin, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để phục vụ cho công tác tín dụng, công tác thẩm định và tư vấn đầu tư tại Chi nhánh và của Toàn ngành. - Đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan do Phòng quản lý và sử dụng. 2.2. Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng VPbank Thăng Long. Nếu như trong những năm về trước khách hàng đến các ngân hàng để cầu cạnh vay tiền thì trong nền kinh tế thị trường hiện nay các ngân hàng đặc biệt là các NHTM cùng với các sản phẩm và dịch vụ của mình đã tự mình tiếp cận với những doanh nghiệp cần vốn . Doanh nghiệp có nhu cầu về vốn sẽ được cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm đến tư vấn, triển khai hợp đồng cho vay tại nhà. Vpbank Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: + Phát huy sáng kiến, cải tiến cách thức phục vụ khách hàng. + Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và nhân viên về chất lượng phục vụ khách hàng thông qua công tác thăm dò và khảo sát ý kiến của khách hàng . + Thiết lập các giải thưởng của VPbank dành cho các khách hàng, cũng như nhân viên,… Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cùng với nhiều chương trình thực hiện đã tạo sự phát triển ngày càng cao cho Ngân hàng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2006, 2007 như sau: Bảng 1: Kết Quả Kinh Doanh.(đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2008 Thu nhập 24.015 48.510 184.563 Chi phí 32.801 36.695 72.342 Lợi nhuận -8786 11.815 112.221 (Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh) Kết luận: Mặc dù có nhiều tác động của thị trường tiền tệ, nguồn vốn huy động của NH vẫn tăng trưởng cao và đều qua các năm. Năm 2007Lợi nhuận là 112.221 triệu , tăng hơn 10 lần so vớI năm 2006 Trong năm 2005, lợi nhuận của chi nhánh âm là do khi đó chi nhánh mớI đi vào hoạt động, phải đầu tư nhiều vào chi phí ban đầu, hơn nữa lượng khách hàng còn ít nên doanh thu không đủ để bù đắp chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, sau giai đoạn khó khăn đó, chi nhánh đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2007. Sở dĩ có dược sự phát triển đó là do ảnh hưởng chung của sự phát triển nghành Tài chính-ngân hàng trong năm 2007, cùng vớI đó là sự tăng lên về uy tín, hình ảnh của VPBank. Thêm nữa, trong năm 2007, VPBank Thăng Long cũng mở thêm nhiều chi nhánh cấp 2, làm tăng kết quả kinh doanh của cả chi nhánh. 2.2.1.Tình hình huy động vốn tại chi nhánh: Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vốn của Ngân hàng có nhiều nguồn gốc như:tự huy động, vốn hội sở, vay từ các tổ chức tín dụng khác,… trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì bất ky tổ chức kinh tế nào cũng điều mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra được số tiền lớn hơn. Điều này được thể hiện ở hoạt động tự huy động vốn với lãi phải trả thấp hơn so với lãi có được từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên nói như vậy không phải phủ nhận vai trò của các nguồn vốn có nguồn gốc khác, vốn ngân hàng là tập hợp của tất cả các nguồn và vốn Ngân hàng Vpbank Thăng Long được thể hiện như sau: Bảng 2:Bảng kết quả hoạt động huy động vốn (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn huy động 3.526.264 4.730.461 a) Đồng VN: 2.475.021 3.577.340 - TG tổ chức kinh tế 1.605.086 2.099.939 - TG dân cư 869.935 1.477.401 b) Ngoại tệ: 1.051.243 1.153.121 - TG tổ chức kinh tế 96.939 160.215 - TG dân cư 954.304 992.906 (Nguồn: báo cáo thường niên của chi nhánh) Như vậy, qua bảng báo cáo về tình hình huy động vốn, ta có thể thấy được là tổng nguồn vốn huy động trong năm 2007 vừa qua đạt 4.730.461 triệu đồng, tăng 1204197 triệu đồng so với năm 2006, khoảng 34%. Trong đó riêng nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế bằng đồng Việt Nam tăng khoảng 30,8%, còn tiền gửi của dân cư tăng khoảng 69,8% so với năm 2006. Điều này cho thấy Ngân hàng đã chú trọng coi công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển, khẳng định và giữ vị thế của Ngân hàng trên địa bàn thủ đô. Về nguồn huy động từ đồng ngoại tệ, Tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng đồng ngoại tệ tăng 63.276 triệu đồng, tương ứng khoảng 65,3%. Còn tiền gửi của dân cư tăng 38.602 triệu đồng, tăng khoảng 4% so với năm 2006. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài đã rất tin tưởng khi chọn Ngân hàng. Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm ta có thể thấy rằng năm sau hoạt động hiệu quả hơn năm trước đó. Như vậy, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội đã được các tổ chức kinh tế và người dân ngày một tin tưởng hơn, có được vậy là do bản thân Ngân hàng đã nỗ lực rất nhiều trong tất cả các hoạt động từ việc thực hiện kế hoạch Marketing để thu hút vốn cho đến thái độ phục vụ khách hàng... Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì nó là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động huy động vốn (đơn vị: triệu đồng) (Phân theo kì hạn): Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Không kì hạn 31.450 194.886 365.443 Có kì hạn 168.870 524.254 794.696 (Nguồn : Báo cáo thường niên của chi nhánh) Tiền gửi có kì hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động: Năm 2005: tiền gửi có kì hạn là: 168.870 triệu đồng Năm 2006: tiền gửi có kì hạn là: 524.254 triệu đồng, chiếm 72,9%% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007: tiền gửI có kì hạn là: 794.696 triệu đồng, chiếm 68,5% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 tiền gửi có kì hạn tăng 270.442 triệu đồng, tương đương với tốc độ là 51,6%. Nguồn vốn có kì hạn chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ nguồn vốn huy động của ngân hàng khá ổn định, từ đó ngân hàng có thể mở rộng tín dụng trung dài hạn, đem lạI lợI nhuận lớn hơn cho ngân hàng. Xét cơ cấu nguồn vốn theo đơn vị tiền tệ: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TG VND 170.272 592.571 986.118 Ngoại tệ quy đổi 30.048 126.569 174.021 (Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh) Nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm: Năm 2005: nguồn vốn huy động nội tệ là 170.272 triệu đồng, chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động Năm 2006: nguồn vốn huy động nội tệ là 592.571triệu đồng, chiếm 82,4% tổng nguồn vốn huy động Năm 2007: nguồn vốn huy động nộI tệ là 986.118 triệu đồng, chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, vốn huy động tăng 393.547 triệu đồng, tương đương vớI tốc độ tăng trưởng 66,4%. Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2007, giá vàng và tỷ giá có những biến động mạnh, đặc biệt là năm 2007, giá vàng tăng mạnh và giá USD sụt giảm, do vậy người dân thích gửI tiết kiệm bằng nội tệ 2.2.2. Tình hình huy động tín dụng tại chi nhánh: Hiện nay, tại ngân hàng có 2 loại hình hoạt động tín dụng đó là tín dụng ngoài quốc doanh và tín dụng trong quốc doanh, nhưng đều tập trung vào 2 loại tín dụng: tín dụng Ngắn hạn và tín dụng Trung, Dài hạn. Hoạt động cho vay ngắn hạn bao gồm cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng, việc quyết định cho vay theo hình thức nào phụ thuộc rất lớn vào loại khách hàng, tức là khách hàng xin vay là khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu năm hay không?. Hoạt động cho vay trung và dài hạn thường cho vay các chủ đầu tư, như là cho vay để mua máy móc trang thiết bị, phương tiện. Khách hàng thường là khách hàng truyền thống và các nguồn thu phải được chuyển về ngân hàng, điều này nhằm đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng đối với NH Bảng 4: Tình hình huy động tín dụng tại chi nhánh(Đơn vị:triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tổng lượng vốn cho vay 2.557.695 3.395.603 a) Đồng VN: -Tổng dư nợ cho vay: 2.079.427 2.721.623 +Dư nợ vốn lưu động +Dư nợ vốn Trung&Dài hạn 1.577.048 457.791 1.914.404 774.293 b) Ngoại tệ: -Tổng dư nợ cho vay: 478.268 673.980 + Dư nợ vốn lưu động + Dư nợ vốn Trung&Dài hạn +Góp vốn đồng tài trợ 186.538 225.475 66.255 342.530 244.586 68.819 (Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh) Qua bảng số liệu có thể thấy được là hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã mở rộng hơn so với những năm trước đó. Cụ thể là tổng nguồn vốn cho vay năm 2006 là 2.557.695 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên là 3.395.603 triệu đồng dư nợ cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tăng 316.502 triệu đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2006. Hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn năm 2007 tăng 195.712 triệu đồng, tăng khoảng 42.7% so với năm 2006. Hoạt động đồng tài trợ của Ngân hàng cũng được chú trọng nên năm 2007 tăng lên (trên cơ sở của việc phân chia rủi ro của các Ngân hàng, đặc biệt là tài trợ cho các dự án đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dài, rủi ro lớn...). Tóm lại hoạt động tín dụng tại ngân hàng là một trong những hoạt động nổi bật nhất, và là thế mạnh của ngân hàng khi so sánh công tác tín dụng với các ngân hàng khác trên địa bàn . 2.2.3.Các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh: Hoạt động bảo lãnh: Các loại hình bảo lãnh đa dạng như: + Bảo lãnh dự thầu. + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. + Bảo lãnh tiền ứng trước. + Bảo lãnh chất lượng hàng hoá. Trong hoạt động bảo lãnh dự thầu thì tỉ lệ trúng thầu của các đơn vị được Ngân hàng tham gia bảo lãnh rất cao và tập trung ở nhiều công trình có vốn đầu tư lớn. Tính đến nay trong hàng ngàn thư bảo lãnh các loại của Ngân hàng chưa để xảy ra một tranh chấp nào. Điều này càng khẳng định uy tín của Ngân hàng. Tính đến tháng 5/2007, doanh số bảo lãnh của Ngân hàng đạt 2.340 tỷ đồng, riêng năm 2006 đạt 300 tỷ. Hoạt động thanh toán quốc tế: Trước đây, hoạt thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội hầu như không phát triển. Nhưng trong những năm gần đây, do nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế, nên hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đã được quan tâm thích đáng. Việc thực hiện các hoạt động này không những giúp ngân hàng thu về các khoản phí mà nó còn giúp ngân hàng lôi kéo khách hàng về phía ngân hàng mình. Hiện nay ngân hàng đang tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế thông qua một số phương thức sau: + Thanh toán theo phương thức chuyển tiền + Thanh toán nhờ thu. + Thanh toán thư tín dụng(Mở L/C) Qua công tác tổng kết cuối năm 2007 cho thấy tổng giá trị L/C đã mở là 236 triệu USD, riêng năm 2006 giá trị LC đã mở đạt 97 triệu USD. Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006. Kinh doanh dịch vụ: Trước khi chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, hoạt động dịch vụ của chi nhánh chưa thực sự phát triển. Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng được mở rộng với các loại hình như: - Dịch vụ thanh toán trong nước. - Dịch vụ chuyển tiền nhanh. - Thanh toán quốc tế. - Dịch vụ bảo lãnh các loại. - Dịch vụ mua bán ngoại tệ. - Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế. - Các dịch vụ ngân quỹ như: thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt tại nhà... - Đại lý về thuê mua tài chính . - Đại lý về bảo hiểm phí nhân thọ. - Các dịch vụ tư vấn về đầu tư. Hiện nay tốc độ tăng trưởng dịch vụ trung bình là 30%/năm, đứng đầu trong các chi nhánh. Ngân hàng đang phấn đấu tăng tỉ trọng dịch vụ/tín dụng là 50/50. Công tác kinh doanh ngoại tệ: Hiện nay ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng các nghiệp vụ: giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ. Trong đó chủ yếu là chuyển tiền cho người thân đi học tập. Việc mua ngoại tệ chủ yếu là nhằm thực hiện quy định về quản lý ngoại hối của nhà nước. Năm 2006 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt mức184 triệu USD, đến năm 2007, doanh số đạt khoảng 300 triệu USD. Nghiệp vụ ngân quỹ: Phù hợp với cơ chế kinh doanh đa năng tổng hợp, hoạt động tiền tệ kho quỹ được đổi mới, doanh số thu chi ngày càng tăng. Từ một đơn vị chuyên chi đã dần khơi tăng nguồn thu từ hoạt động huy động vốn, đáp ứng được yêu cầu của chi nhánh và khách hàng. Song song với nó cơ sở vật chất (như kho tiền, thiết bị chuyên dùng cho công tác kho quỹ...) cũng được sửa chữa và trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Mạng lưới kho quỹ cũng được phát triển và đảm bảo an toàn theo quy định. Ngoài việc áp dụng công nghệ thông tin bào giao dịch, đội ngũ các bộ kho quỹ cũng luôn luôn được chú trọng tăng cường, củng cố đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, có đức tính thật thà trung thực. Đến nay đã phát hiện hàng trăm tờ tiên giả và trả lại hàng trăm triệu đồng tiền thừa cho khách hàng. Thu chi tiền mặt hàng năm tăng 30%. Hoạt động của Trung tâm Thẻ: Sau khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink vào cuối năm 2006, trung tâm Thẻ đã ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đạt ATM tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank. Đến nay, đã có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động.  Tháng 7/2007 VPBank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế Tháng 12/2007 VPBank tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2: thẻVPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit card và debit card. 2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Thăng Long 2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank Hiện nay, cho vay tiêu dùng tạI VPBank Thăng Long đã có những hình thức cho vay cơ bản như cho vay mua ô tô, cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cho vay du học, vay qua thẻ tín dụng và vay tín chấp cán bộ công nhân viên. a./ Cho vay trả góp mua, sửa chữa, xây dựng nhà VPBank không cho vay đầu tư bất động sản. Đối tượng cho vay là khách hàng có nhu cầu mua nhà và quyền sử dụng đất hoặc mua căn hộ chung cư, xây dựng, sửa chữa, hoàn thiện nhà, căn hộ chung cư. Thời hạn cho vay tối đa đến 10 năm, nhưng thông thường ngân hàng cho vay từ 3-5 năm. Việc thế chấp bằng chính ngôi nhà bằng vốn vay thường khó thực hiện. Ngân hàng thường khuyến khích khách hàng thế chấp bằng tài sản khác hoặc phải huy động vốn tạm thời để trả, sau khi sang tên sở hữu mới làm thủ tục vay. Trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay phải có thêm các điều kiện: + Tài sản dự kiến mua bằng tiền vay phải có đủ giấy tờ sở hữu, sử dụng hợp pháp. Trường hợp là nhà đất tại các khu đô thị mới thì phải thuộc các dự án đã được các cấp có thẩm quyền của nhà nước phê duyệt, và đã có đủ các đièu kiện để được phép bán theo quy định của pháp luật + Chủ sở hữu tài sản cam kết kí bổ sung hợp đồng thế chấp tài sản và đăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật ngay sau khi chủ sở hữu tài sản nhận nhận được giấy tờ sở hữu, sử dụng hợp pháp. b./ Cho vay trả góp mua ô tô Khách hàng có thể vay mua xe ô tô dùng vào mục đích kinh doanh hoặc sử dụng cá nhân. VPBank có các sản phẩm cho vay mua ô tô: cho vay mua ô tô cá nhân kinh doanh và cá nhân thành đạt, cho vay ô tô doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp thành đạt. Nếu khách hàng thế chấp bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay, tỷ lệ cho vay tối đa là 80% giá trị xe. Thời hạn cho vay tối đa là 5 năm( nếu xe không dùng vào mục đích kinh doanh), hoặc tối đa 4 năm( nếu xe mua để kinh doanh dịch vụ vận tải). Phương thức cho vay là cho vay trả góp, thu nợ gốc dần hàng tháng hoặc theo quý. Tiền lãi thu hàng tháng. Việc kí hợp đồng tín dụng và giải ngân thường được thực hiện sau khi có đăng kí xe. c./ Sản phẩm cho vay tín chấp nhân viên Sản phẩm được thiết kế đành cho cán bộ nhân viên vay tín chấp-không cần tài sản đảm bảo, số tiền cho vay lên đến 70 triệu đồng với thời gian vay ngắn nhất để phục vụ cho mục đích chi tiêu cá nhân. thời hạn cho vay tối thiểu là 6 tháng, tối đa là 36 tháng. Mức cho vay đến 12 tháng thu nhập. Sản phẩm cho vay tín chấp nhân viên chia ra làm hai đối tượng chính là cho vay tín chấp nhân viên và cho vay tín chấp nhân viên VPBank. Đối với sản phẩm cho vay tín chấp nhân viên, đối tượng cho vay là các nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty nước ngoài, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp… Với sản phẩm cho vay tín chấp nhân viên VPBank, mức cho vay tối đa lên tới 24 tháng thu nhập, dùng cho các mục đích tiêu dùng như mua vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa, chi trả chi phí cưới hỏi… d./ Cho vay du học Mục đích của sản phẩm cho vay này là để thanh toán chi phí du học, chứng minh tài chính để bổ túc hồ sơ du học. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian du học cộng thêm 1 năm nhưng không quá 7 năm. Nếu là vay để chứng minh tài chính thì thời hạn không quá 12 tháng. Hiện nay, sản phẩm cho vay du học tại VPBank chưa thực sự phát triển, chủ yếu là cho vay chứng minh tài chính du học với thời hạn ngắn. 2.3.2. Tình hình doanh thu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh: Bảng 5:Tình hình doanh thu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng doanh thu 24.015 100% 48.510 100% 184.563 100% CVTD 8.405 35% 19.889 41% 101.509 55% Cho vay khác 15.610 65% 28.621 59% 83.054 45% (Nguồn: Báo cáo hàng quí của phòng Phòng PVKH CN & DN) Từ bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung tình hình CVTD ở Chi nhánh NH Vpbank Thăng Long ngày càng đi vào quĩ đạo của nền kinh tế, với đời sống ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân lại càng lớn, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng khởi sắc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2780.doc
Tài liệu liên quan