Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty thương mại dịch vụ Hải Dương

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP 1

1. Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1

1.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thương mại 1

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp thương mại 1

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thương mại 1

1.2. Các loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 2

1.2.1. Khái niệm môi trường kinh doanh 2

1.2.2. Các loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 2

1.2.2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 2

1.2.2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 4

1.3. Mối quan hệ qua lại giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh 5

1.3.1. Sự tác động của môi trường đến doanh nghiệp 5

1.3.2. Sự tác động của doanh nghiệp tới môi trường 6

2. Tiêu thụ hàng hoá và vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hoá 6

2.1. Khái niệm hoạt động tiêu thụ hàng hoá 6

2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hoá 7

2.2.1. Đối với doanh nghiệp 7

2.2.2. Đối với toàn bộ nền sản xuất xã hội 7

2.3. Các phương thức và hình thức tiêu thụ hàng hoá 8

2.3.1. Bán hàng truyền thống 8

2.3.2. Bán hàng hiện đại 9

2.3.3. Bán lẻ 9

2.3.4. Bán buôn 9

2.3.5. Các phương thức và hình thức tiêu thụ khác 9

3. Quản trị tiêu thụ hàng hoá và vai trò của quản trị tiêu thụ hàng hoá 10

3.1. Khái niệm quản trị tiêu thụ hàng hoá 10

3.2. Vai trò của quản trị tiêu thụ hàng hoá 10

3.3. Nội dung cơ bản của quản trị tiêu thụ hàng hoá 11

3.3.1. Quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng 11

3.3.1.1. Hoạch định tiêu thụ hàng hoá 11

3.3.1.2. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá 13

3.3.1.3. Lãnh đạo tiêu thụ hàng hoá 15

3.3.1.4. Kiểm soát hoạt động tiêu thụ hàng hoá 15

3.3.2. Quản trị tiêu thụ hàng hoá theo các hoạt động tác nghiệp 17

3.3.2.1. Trước khi thực hiện thương vụ 17

3.3.2.2. Trong khi thực hiện thương vụ 19

3.3.2.3. Sau khi thực hiện thương vụ 19

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại 20

3.4.1. Các nhân tố khách quan 20

3.4.2. Các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp 21

Phần 2: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HẢI DƯƠNG 23

1. Tóm lược chung về Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương 23

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 24

1.2.1. Chức năng của công ty 24

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 25

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty 26

1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 26

1.3.2. Đặc điểm các phòng ban của công ty 27

1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 27

1.4.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh 27

1.4.2. Đặc điểm nhà cung cấp 28

1.4.3. Đặc điểm khách hàng 28

2. Thực trạng tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại Dịch Vụ 28

Hải Dương 28

2.1. Kết quả hoạt động của công ty trong 5 năm ( 2002 đến 2006 ) 28

2.2. Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ qua doanh số và kết cấu mặt hàng kinh doanh 31

2.3. Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá theo phương thức tiêu thụ 34

2.4. Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty 36

2.5. Phân tích doanh thu bán hàng theo thời gian 38

3. Phân tích tình hình công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương 39

3.1. Phân tích công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng 39

3.1.1. Công tác hoạch định tiêu thụ hàng hoá 39

3.1.2. Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá 41

3.1.3. Công tác lãnh đạo, điều hành hoạt động tiêu thụ hàng hoá 42

3.1.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tiêu thụ hàng hoá 43

3.2. Phân tích công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá theo các hoạt động tác nghiệp 43

3.2.1. Các hoạt động trước khi thực hiện thương vụ 43

3.2.2. Các hoạt động trong khi thực hiện thương vụ 44

3.2.3. Các hoạt động sau khi thực hiện thương vụ 44

3.3. Đánh giá chung về công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương 45

3.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương 45

3.3.2. Những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương 45

3.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu 46

Phần 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HẢI DƯƠNG 48

1. Phương hướng hoạt động của công ty 48

1.1. Các định hướng chung 48

1.2. Một số chỉ tiêu phấn đấu cụ thể 48

2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá của Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương 49

2.1. Tăng cường cải tiến và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường tạo cơ sở vững chắc cho việc hoạch định tiêu thụ hàng hoá 49

2.2. Hoàn thiện chính sách tiêu thụ hàng hoá 50

2.2.1. Chính sách về mặt hàng kinh doanh 50

2.2.2. Chính sách giá cả 51

2.2.3. Chính sách phân phối 52

2.2.4. Chính sách giao tiếp khuếch trương 52

2.3. Hoàn thiện các phương thức tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng công ty tổ chức tiêu thụ hàng hoá 53

2.4. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác lãnh đạo và kiểm soát hoạt động tiêu thụ hàng hoá 54

2.4.1. Về công tác lãnh đạo 54

2.4.2. Về công tác kiểm soát 55

2.5. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng theo thương vụ 55

2.5.1. Đối với các hoạt động trước khi thực hiện thương vụ 55

2.5.2. Đối với các hoạt động trong khi thực hiện thương vụ 56

2.5.3. Đối với các hoạt động sau khi thực hiện thương vụ 56

3. Một số kiến nghị của cá nhân 57

3.1. Kiến nghị đối với công ty 57

3.2. Kiến nghị đối với nhà nước 57

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty thương mại dịch vụ Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thành công của công ty được như hiện nay là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo và toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã luôn đoàn kết vượt khó để đứng vững và phát triển. Mỗi một thời kỳ đi qua là một lần công ty rút ra kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng của công ty Là một đơn vị kinh doanh của nhà nước, Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương có các chức năng sau : Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty Thực hiện các hoạt động liên quan tới việc tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhằm thu hút khách hàng như bao bì, mẫu mã, các dịch vụ trong và sau bán Thực hiện các hoạt động phân phối quản lý tài chính. Thực hiện các công tác như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong công ty được nhịp nhàng. Nhiệm vụ của công ty Trong tình hình thực tế hiện tại của đất nước và khả năng nội lực của mình, Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương đã đề ra những nhiệm vụ và quyết tâm thực hiện các mục tiêu như sau: Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, tuân thủ nghiêm luật pháp nhà nước về quản lý tài chính, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán và các hợp đồng liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty thông qua việc quản lý và sủ dụng có hiệu quả nguồn vốn, bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất phục vụ, qua đó tạo ra nguồn thu lớn hơn, bù đắp chi phí và thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Tổ chức quản lý và quản lý tốt nguồn lao động trong doanh nghiệp, có kế hoạch và chiến lược quản lý và đào tạo nhân sự một cách có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Công ty liên tục cố gắng giữ vững vị trí là doanh nghiệp đứng đầu toàn tỉnh về cung cấp và tiêu thụ hàng hoá. Hoàn thành những mục tiêu, kế hoạch lớn trong năm tới như sau: Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đổi mới, đa dạng hoá hơn nữa cơ cấu, chủng loại mặt hàng. Phát triển, mở rộng hệ thống đại lý trên thị trường kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay cùng với sự hội nhập chung của đất nước, Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương đã cải tiến bộ máy quản lý của mình. với mô hình quản lý theo hướng tập chung đã giúp cho công ty nâng cao hiệu quả của công việc giữa các bộ phận chức năng. Quá trình thông tin nhanh, kiểm tra định hướng phân công giải quyết công việc kịp thời, tạo điều kiện nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, trở ngại trong hoạt động kinh doanh và quan hệ hợp tác làm ăn với các bạn hàng. Trong thời gian qua công ty đã có những sửa đổi trong cơ cấu quản lý để ngày càng hoàn thiện bắt kịp xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá. Sơ đồ cơ cấu tổ chức : Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán Hệ thống siêu thị Dịch vụ khác Phòng bảo vệ Đặc điểm các phòng ban của công ty Đứng đầu là giám đốc công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước nhà nước về mọi hoạt động trong công ty. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển chiến lược kế hoạch hoạt động hàng năm của công ty, xây dựng phương án đầu tư và phát triển tổ chức bộ máy quy hoạch cán bộ, đào tạo và đào tạo lại cán bộ CNV, tuyển dụng lao động. Công ty có 1 phó giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc, phụ trách một số mặt công tác được giám đốc uỷ quyền và tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty, phương án trả lương, tiền thưởng cho phù hợp, thực hiện các thoả ước lao động, các chế độ chính sách, chế độ nhân sự, theo dõi thi đua toàn công ty. Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý tài sản, nguồn vốn và quỹ của công ty được nhà nước giao trong quá trình kinh doanh, thực hiện các biện pháp quản lý nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đồng thời tính toán và theo dõi các khoản phải nộp cho nhà nước, tình hình thực hiện, kết quả kinh doanh, nộp ngân sách, hạch toán lợi nhuận, công nợ với khách hàng, thu chi tiền mặt đúng chính sách, chế độ pháp lệnh kế toán, thống kê của nhà nước quy định. Số lượng cán bộ nhân viên trong phòng hiện nay là 5 người. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ dựa trên nhu cầu tiêu thụ mặt hàng mà thị trường khai thác, thị trường bán buôn trong và ngoài tỉnh, khai thác nguồn hàng mới. Sử dụng các nghiệp vụ nhằm phát triển và khuếch trương thị trường của công ty. Phòng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản của của công ty, bảo vệ tài sản vật chất của khách hàng khi tham gia mua bán trao đổi, giao dịch với công ty. Siêu thị Hải Dương có nhiệm vụ bán lẻ hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Đặc điểm mặt hàng kinh doanh Là một doanh nghiệp thương mại lên chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là bán các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoài tỉnh. Trụ sở của công ty tại trung tâm TP Hải Dương, nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán sầm uất nhất của toàn TP. Hệ thống siêu thị của công ty có diện tích lớn gồm 2 tầng với đầy đủ các loại chủng loại hàng hoá mẫu mã khác nhau phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng và mọi lứa tuổi. Các nhóm hàng được trưng bày một cách khoa học, thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh công ty là nhà hàng HOA SỮA phục vụ nhu cầu tổ chức liên hoan, tiệc cưới, càphê, bia hơi Ngoài hoạt động chính là bán hàng trong TP, công ty còn mở các đại lý phân phối của mình ở các tuyến huyện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ở các vùng trong toàn tỉnh. Đặc điểm nhà cung cấp Hiện nay các nguồn cung cấp hàng cho công ty là các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Hầu hết đó đều là những doanh nghiệp lớn, có uy tín bởi chất lượng sản phẩm của họ sản xuất ra đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và nguồn hàng họ cung cấp là ổn định. Có thể kể ra những nhà cung ứng cho công ty như : sữa Vinamilk, bánh kẹo Hải Châu, Tràng An công ty Kinh Đô, may Việt Tiến, may 10 cùng các công ty chuyên nhập khẩu hàng nước ngoài Đặc điểm khách hàng Là một công ty phục vụ đa dạng nhóm hàng và thị trường rộng dãi bao gồm trong và ngoài tỉnh với nhiều hình thức bán hàng khác nhau như bán buôn, bán lẻ. Vì vậy khách hàng của công ty cũng rất đa dạng gồm mọi đối tượng, lứa tuổi, mọi doanh nghiệp khác cũng như các đại lý trên toàn bộ thị trường của công ty đã và đang khai thác. Thực trạng tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương Kết quả hoạt động của công ty trong 5 năm ( 2002 đến 2006 ) Trong bối cảnh kinh tế nói chung, Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương đã nghiên cứu thị trường, tìm hiểu sở thích và tập quán tiêu dùng ở từng vùng thị trường khác nhau nhằm thoả mãn những mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong việc tiêu dùng nói chung. Nhờ có các chiến lược và kế hoạch linh động, phù hợp với từng thời kỳ khác nhau do thay đổi của thị trường mà hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng được tăng cao, không những bảo toàn được vốn mà công ty còn tự bổ sung được vốn kinh doanh của mình mà nhất là vốn cố định đảm bảo cho việc mở rộng việc kinh doanh của công ty. Với bộ máy quản lý năng động và đội ngũ nhân viên lành nghề, nhiệt tình trong công việc nên hiệu quả kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây là tương đối khả quan. Đáp ứng tương đối tốt việc lưu thông hàng hoá tới tay người tiêu dùng mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2002 đến 2006 được thông qua bảng sau: Biểu số 01 Đơn vị : nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 2006 01 Doanh thu 17.125.454 18.614.624 26.674.803 33.826.868 40.744.463 02 Chi phí bán hàng 900.180 1.000.200 1.600.516 2.000.574 2.541.730 03 Chi phí quản lý 63.068 70.076 234.000 249.000 300.368 04 Các khoản nộp NS 234.739 255.152 277.339 375.717 435.005 05 Tổng lợi nhuận 42.935 53.669 74.541 107.769 163.809 06 Thu nhập BQ (nghìn/người/tháng) 748.000 810.000 900.000 989.000 1.140.000 Qua bảng số liệu trên ta thấy : Tổng doanh thu qua các năm tăng không ngừng từ năm 2002 đến năm 2006 với một lượng tuyệt đối tương đối cao. Trung bình qua các năm doanh thu năm sau thường cao hơn năm trước khoảng 20% , đặc biệt năm 2004 doanh thu tăng so với năm 2003 là 43,3%. Nhìn chung doanh thu tăng lên qua các năm phản ánh những cố gắng của công ty trong công tác quản trị tiêu thụ, bên cạnh đó nó cũng góp phần bù đáp các khoản chi phí, quay nhanh vòng vốn, nâng cao đời sống CB_CNV trong công ty. Đứng trên góc độ xã hội thì doanh thu của công ty tăng sẽ góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá giữa các vùng, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần làm tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế đất nước. Về chi phí ta thấy qua các năm chi phí của công ty cũng tăng lên với lượng tương đối cao, tuy nhiên qua khảo sát và phân tích ta thấy chi phí và doanh thu đều tăng. Điều này chứng tỏ chi phí tăng lên do chủ yếu là lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên tức là quy mô của công ty tăng lên. Trong năm 2003, 2004 và 2006 tỷ lệ tăng doanh thu/chi phí lần lượt là 8,69%/11,11% và 43,30%/71,40% và 20,45%/26,33%. Điều này chứng tỏ tình hình quản lý chi phí của công ty là không được tốt, công ty cần thiết phải tìm ra nguyên nhân, những bất hợp lý trong quản lý chi phí của mình để khắc phục, góp phần giảm chi phí không cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh. Năm 2005 công ty đã có những kế hoạch và chiến lược kinh doanh hợp lý, thể hiện qua tỷ lệ tăng doanh thu/chi phí lần lượt là 26,81%/22,62%. Nó chứng tỏ tình hình quản lý chi phí của công ty là tương đối tốt, công ty đã khắc phục được một số yếu kém của mình trong quản lý. Nhìn chung với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá như hiện nay thì việc kinh doanh của công ty cũng như các doanh nghiệp khác gặp nhiều khó khăn là điều dễ hiểu. Các công ty muốn hoạt động được tốt thì cũng phải bỏ nhiều chi phí để thực hiện được các chiến lược của mình với mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận. Nếu như tỷ lệ tăng chi phí cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu cũng không phải là tình hình kinh doanh của công ty xấu đi mà cuối cùng công ty phải đạt được mục đích của mình đã đề ra. Về lợi nhuận : qua các năm lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên. Cụ thể như sau : Năm 2002 lợi nhuận của công ty là 42,395 trđồng. Năm 2003 là 53,669 trđồng, tăng 11,274 trđồng ( 25,69% ). Năm 2004 là 74,541 trđồng tăng 20,872 trđồng so với năm 2003 ( 33,89% ). Năm 2005 là 107,769 trđồng tăng 33,228 trđồng so với năm 2004 ( 44,57%). Năm 2006 là 163,809 trđồng tăng 56,040 trđồng so với năm 2005 ( 52% ). Lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng chứng tỏ công ty có những kế hoạch và chiến lược hợp lý, biết tận dụng thời cơ và nắm bất cơ hội trong kinh doanh mà thị trường mang lại. Về nộp ngân sách : qua các năm công ty đã nộp cho ngân sách nhà nước và của tỉnh một lượng tương đối cao, điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và tỉnh. Về thu nhập bình quân đầu người trong công ty ta thấy do lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm lên thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên đã góp phần cải thiện đời sống của CB_CNV trong toàn công ty, thúc đẩy họ làm việc tích cực hơn, tạo ra hiệu quả lao động cao hơn, gắn bó với công ty hơn, từ đó giúp doanh nghiệp ngày một phát triển vững mạnh hơn. Qua biểu số 01 thấy rằng công ty làm ăn ngày càng hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên, điều này giúp công ty có chỗ đứng trên thương trường, có uy tín với khách hàng, tạo tiền đề mở rộng quy mô kinh doanh. Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ qua doanh số và kết cấu mặt hàng kinh doanh Việc phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ theo doanh số và kết cấu mặt hàng kinh doanh sẽ giúp công ty thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của từng mặt hàng, sự biến động của từng nhóm hàng thông qua doanh số bán hàng qua các năm, từ đó công ty sẽ có những điều chỉnh, cân đối đầu tư vào những mặt hàng thích hợp được thị trường chấp nhận. Thông qua doanh số từng nhóm hàng công ty sẽ có những chiến lược phù hợp nhất nhằm tăng khả năng tiêu thụ, góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của mình. Tình hình tiêu thụ hàng hoá theo kết cấu mặt hàng kinh doanh được thông qua bảng sau : Biểu số 02 : Tình hình tiêu thụ hàng hoá theo kết cấu mặt hàng kinh doanh. Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 2004 Thực hiện 2005/2004 Thực hiện 2006/2005 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ trọng Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) 01 Tổng doanh thu 26.675 100 33.827 100 126,81 40.745 100 120,45 02 Dụng cụ GĐ 6.861 25,72 8.321 24,60 121,28 9.567 23,48 114,97 03 Thực phẩm 7.416 27,80 9.377 27,72 126,44 10.679 26,21 113,88 04 May mặc 2.836 10,63 4.137 12,23 145.87 5.415 13,29 130,89 05 Điện tử, điện máy 5.287 19,82 7.449 22,02 140,89 9.946 24,41 133,52 06 Văn phòng phẩm 1.685 6,32 1.529 4,52 90,74 1.385 3,40 90,58 07 DV khác 2.590 9,71 3.014 8,91 116,37 3.753 9,21 124,52 Hàng dụng cụ gia đình : gồm chăn, ga, đệm, bát đĩa, ấm chén Năm 2004 doanh thu mặt hàng này là 6861 trđồng, năm 2005 là 8321 trđồng tăng 1460 trđồng so với năm 2004 ( tăng 21,28% ), sang năm 2006 doanh thu mặt hàng là 9567 trđồng tăng 1246 trđồng so với năm 2005 ( tăng 14,97% ). Nhìn chung sức hút của nhóm hàng này là tương đối cao vì mẫu mã và chủng loại của chúng, nó khá thu hút được người tiêu dùng qua các năm. Nhóm hàng thực phẩm : bao gồm các loại bánh kẹo, đường sữa Doanh thu năm 2004 mặt hàng này là 7416 trđồng, năm 2005 là 9377 trđồng tăng 1961 trđồng so với năm 2004 ( tăng 26,44% ), sang năm 2006 doanh thu là 10697 trđồng tăng 1320 trđồng so với năm 2005 ( tăng 13,88% ). Ta thấy rằng nhóm hàng thực phẩm có doanh thu là khá cao, và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chung mặt hàng kinh doanh toàn công ty ( >26%). Điều này cho chúng ta thấy nhóm hàng thực phẩm là nhóm hàng chính trong cơ cấu hàng hoá. Vì vậy công ty đã có những kế hoạch tiêu thụ hợp lý qua các năm, tranh thủ các điều kiện và nhu cầu của người tiêu dùng trong từng thời kỳ nhất định để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Nhóm hàng may mặc : bao gồm các loại quần áo may sẵn, giày dép cho mọi đối tượng khách hàng. Qua bảng ta thấy rằng nhóm hàng may mặc là nhóm hàng có tỷ lệ tăng cao nhất qua các năm với tỷ lệ tăng 45,87% năm 2005 và 30,89% năm 2006. Nhóm hàng này cũng là nhóm hàng chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu hàng hoá ( 13,29% năm 2006 ) và có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Năm 2004 doanh thu đạt 2836 trđồng, năm 2005 đạt 4137 trđồng tăng 1301 trđồng ( tăng 45,87% ), sang năm 2006 doanh thu đạt 5415 trđồng tăng 1289 trđồng ( tăng 30,89% ). Nhìn chung ta có thể dự đoán được rằng trong tương lai gần thì nhóm hàng may mặc sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nhóm hàng và là nhóm hàng chủ đạo mà công ty sẽ khai thác. Với nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao như hiện nay thì việc phát triển nhóm hàng may mặc đối với công ty là phương án tối ưu trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhóm hàng điện tử, điện máy bao gồm điều hoà, tivi, tủ lạnh, máy giặt, đầu video, một số loại máy khác Doanh thu năm 2004 là 5287 trđồng, năm 2005 là 7449 trđồng tăng 2162 trđồng so với năm 2004 ( tăng 40,89% ), năm 2006 doanh thu đạt 9946 trđồng tăng 2497 trđồng so với năm 2005 ( tăng 33,52% ). Qua đây ta thấy nhóm hàng điện tử, điện máy là nhóm hàng có tỉ trọng tăng trưởng rất tốt qua các năm. Nhìn chung nhờ có các chính sách phân phối, bảo hành tốt lên nhóm hàng này ngày càng được cải thiện và được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Nhóm hàng văn phòng phẩm bao gồm các loại sách vở, giấy mực, các loại vật dụng phục vụ văn phòng Doanh thu năm 2004 là 1685 trđồng, năm 2005 là 1529 trđồng giảm 159 trđồng ( giảm 9,26% ) so với năm 2004, năm 2006 doanh thu đạt 1385 trđồng giảm 144 trđồng ( giảm 9,42% ) so với năm 2005. Ta thấy rằng qua doanh số bán hàng qua các năm thì nhóm hàng văn phòng phẩm không thuộc nhóm hàng ưu tiên của công ty và công ty cũng không quan tâm lắm cho mặt hàng này. Tuy nhiên để có thể phát triển lâu dài thì công ty cũng cần thiết phải có những chiến lược lựa chọn mặt hàng kinh doanh hợp lý. Dịch vụ khác bao gồm dịch vụ nhà hàng HOA SỮA và một số dịch vụ khác của công ty Doanh thu năm 2004 là 2590 trđồng, năm 2005 là 3014 trđồng tăng 424 trđồng ( tăng 16,37% ) so với năm 2004, năm 2006 doanh thu đạt 3753 trđồng tăng 739 trđồng ( tăng 24,52% ). Nhìn chung dịch vụ này của công ty tuy chưa thu hút được nhiều khách hàng, nhưng với vị thế của mình và sự ưu ái của môi trường đem lại, chắc chắn trong tương lai gần nó sẽ là một nhóm hàng mà công ty cần thiết phải quan tâm và nó cũng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Qua phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo kết cấu mặt hàng kinh doanh ta thấy tất cả các nhóm hàng chủ lực của công ty đều tăng tương đối mạnh qua các năm. ( Trừ nhóm hàng văn phòng phẩm là giảm ). Tuy nhiên trong công tác tổ chức kinh doanh của mình công ty vẫn còn có những hạn chế và bất cập, điều đó công ty cần thiết phải xem xét đánh giá lại để xây dựng thành công ty thực sự mạnh mẽ cả về nội lực và ngoại lực. Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá theo phương thức tiêu thụ Phân tích tình hình tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ ta thấy được các phương thức tiêu thụ mà công ty đang sử dụng, thêm vào đó ta cũng thấy rõ được hơn các điểm mạnh và yếu của công ty trong việc đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng, qua đó đánh giá được quy mô cũng như khả năng nội lực của công ty. Biểu số 03 : Biểu tình hình tiêu thụ hàng hoá theo phương thức tiêu thụ. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ Lệ ( % ) Số tiền Tỷ Lệ ( % ) DT bán buôn 14.879 55,78 16.555 48,94 19.382 47,57 1.676 111,26 2.827 117,07 DT bán lẻ 7.741 29,02 11.558 34,17 14.988 36,81 3.817 149,31 3.430 129,67 DT bán đại lý 4.055 15,20 5.714 16,89 6.375 15,62 1.659 140,91 661 111,57 Tổng Doanh thu 26.675 100 33.827 100 40.745 100 7.152 26,81 6.918 20,45 Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy công ty đang áp dụng 3 phương thức tiêu thụ chính là bán buôn, bán lẻ và bán đại lý trên thị trường khai thác của mình. Về bán buôn : năm 2004 doanh thu đạt 14.879 trđồng chiếm 55,78% tỷ trọng doanh thu, nhưng sang năm 2006 bán buôn chỉ có 47,57% tỷ trọng doanh thu. Tuy nhiên tỷ lệ doanh thu vẫn tăng 17,07% so với năm 2005. Qua đây chúng ta thấy rằng tỷ trọng doanh thu bán buôn của công ty hàng năm tuy có giảm nhưng tỷ lệ vẫn tăng một lượng tương đối lớn. Mặt khác bán buôn vẫn luôn là phương thức tiêu thụ có tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức tiêu thụ của công ty. Nguyên nhân chính là do giá cả hàng hoá hợp lý, chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao, phương thức thanh toán và vận chuyển nhanh gọn. Tuy nhiên công ty cũng cần phải chú ý tới các nhân tố tác động đến hoạt động bán buôn để góp phần duy trì và phát triển hoạt động bán buôn của mình được ngày càng tốt hơn. Về bán lẻ : doanh thu năm 2004 đạt 7.741 trđồng chiếm 29,02% trong tỷ trọng doanh thu của công ty. Sang năm 2006 tỷ trọng bán lẻ tăng lên 36,81% tỷ trọng doanh thu của công ty đạt 14.988 trđồng. Và tỷ lệ doanh thu tăng 29,67% so với năm 2005. Nhìn vào bảng phân tích chúng ta thấy rằng tỷ lệ bán lẻ có tốc độ phát triển cao nhất trong 3 phương thức tiêu thụ mà công ty đang áp dụng. Hàng năm tỷ lệ tăng khá cao 49,31% năm 2005 và 29,67% năm 2006. Có thể lý giải được rằng Hải Dương là tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hoá lên tốc độ phát triển là khá cao. Mức thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sức mua cũng tăng đáng kể. Mặt khác Siêu thị Hải Dương cũng là siêu thị được hình thành đầu tiên trong tỉnh lên cũng có nhiều uy tín với khách hàng và được khách hàng tin tưởng. Bán đại lý : doanh thu năm 2004 đạt 4.055 trđồng chiếm tỷ trọng doanh thu là 15,20%, sang năm 2006 doanh thu đạt 6.375 trđồng chiếm tỷ trọng doanh thu là 15,62%. Và tốc độ tăng trưởng là 111,57% so với năm 2005. Qua bảng phân tích ta thấy rằng bán hàng qua đại lý là hình thức bán hàng mà công ty cũng chưa thực sự quan tâm, doanh thu hàng năm là không cao. Nhìn chung vào nội lực của mình thì cũng là hợp lý vì với nguồn vốn kinh doanh như vậy thì công ty không thể mở quá rộng thị trường kinh doanh của mình và công ty phải tập chung vào một số thị trường điểm mà công ty khai thác nhằm ổn định và giữ vững thị trường của mình. Nhìn chung qua 3 năm phân tích ở trên và căn cứ vào tình hình biến động của thị trường nói chung, Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên bằng mọi sự nỗ lực và tranh thủ các thời cơ kinh doanh công ty đã giải quyết được một số khó khăn và đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, ổn định và giữ vững thị trường công ty đã áp dụng một số biện pháp tổ chức và cung ứng tiêu thụ như giảm giá bán, tăng cường quảng cáo và khuyến mại Tất cả những nỗ lực này giúp cho công ty vượt qua nhiều khó khăn, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo dựng uy tín và vị thế trên trương trường. Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty Sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương đã tạo dựng được mối quan hệ khá tốt với các bạn hàng và có một thị phần khá ổn định cho các mặt hàng kinh doanh của mình. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty chủ yếu là các huyện trong tỉnh và TP Hải Dương. Tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty được thông qua bảng sau: Biểu số 04 : Biểu phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo thị trường. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ Trọng Số Tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Doanh thu 26.675 100 33.827 100 40.745 100 7.152 26,81 6.918 20,45 TP Hải Dương 9.648 36,17 10.172 30,07 12.798 31,41 524 5,43 2.626 25,81 Huyện Kim Thành 4.668 17,50 6.552 19,37 7.957 19,53 1.884 40,36 1.405 21,44 Huyện Chí Linh 5.783 21,68 6.941 20,52 8.022 19,69 1.158 20,02 1.081 15,57 Huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc 2.131 7,99 2.828 8,36 3.471 8,52 697 32,70 643 22,73 Huyện Ninh Giang, Bình Giang 2.254 8,45 3.822 11,30 4.624 11,35 1.568 69,56 802 20,98 Huyện Thanh Hà, Nam sách 2.191 8,21 3.512 10,38 3.873 9,5 1.321 60,29 361 10,28 Hiện nay Công ty Thương Mại Dịch Vụ Hải Dương tạo dựng mối quan hệ khá tốt với các bạn hàng và người tiêu dùng trong tỉnh, nhìn chung thị trường của công ty là khá ổn định và hàng năm có mức tăng trưởng khá tốt. Thị trường lớn nhất của công ty vẫn là TP Hải Dương và huyện Kim Thành cùng huyện Chí Linh, đây cũng là 3 thị trường trọng điểm của công ty, 3 thị trường này mang về doanh thu ở mức cao nhất và ổn định nhất. Tuy nhiên để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình thì trong tương lai công ty sẽ có chiến lược để ổn định hơn và phát triển tiêu thụ sang các huyện khác. Kết quả tiêu thụ theo thị trường của công ty được thể hiện ở biểu số 4. Nhìn chung ta thấy doanh thu bán hàng của công ty ở các vùng thị trường khác nhau đều tăng khá tốt. Năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thuộc về thị trường huyện Ninh Giang, Bình Giang ( 69,56% ) và thị trường huyện Thanh Hà, Nam Sách ( 60,29% ) tuy nhiên thì về lượng tuyệt đối thì lại tăng không nhiều vì đây là những thị trường nhỏ lẻ của công ty. Năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng cao nhất là TP Hải Dương với mức tăng trưởng là 25,81%, đây là thị trường lớn nhất của công ty vì vậy để đạt được mức tăng trưởng cao như vậy thì công ty đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong công tác tổ chức tiêu thụ của mình. Nhìn chung theo kết quả đã đạt được thì có thể kết luận công ty có thị trường tương đối tốt và chiến lược tiêu thụ hàng hoá của công ty là hợp lý. Tuy nhiên trong tương lai công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn do ảnh hưởng của hội nhập lên công ty sẽ phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý và tranh thủ các cơ hội để có thể ổn định sớm nhất thị trường của mình và phát triển các thị trường khác nhằm chiếm lĩnh thị trường. Phân tích doanh thu bán hàng theo thời gian Phân tích bán hàng theo tháng và quý nhằm mục đích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của công ty, từ đó làm cơ sở xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính. Ngoài ra việc phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian còn cho thấy sự tăng giảm doanh thu qua từng thời kỳ, từ đó doanh nghiệp thấy được sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng để có các chiến lược dự trữ cho hợp lý. Biểu số 05: Biểu phân tích tiêu thụ hàng hoá theo quý. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4572.doc