Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT – QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 4

I. Khái niệm chung về KCN, KCX. 4

1. Các khái niệm cơ bản . 4

1.1 Sự hình thành của KCN, KCX trên thế giới 4

1.2 Bối cảnh hình thành chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam : 5

1.3 Định nghĩa KCN, KCX trên thế giới và Việt Nam 7

1.4. Sự giống và khác nhau giữa KCN, KCX: 9

2. Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất: 11

2.1. Mục tiêu: 11

2.2. Đặc điểm: 15

II. Lý luận chung về Quy hoạch khu công nghiệp 16

1. Một số khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch KCN 16

2 . Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch ở đô thị nói chung và khu công nghiệp nói riêng. 17

3 . Nội dung công tác quy hoạch KCN 18

4. Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp 20

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 22

I. Đánh giá tình hình chung về KCN, KCX hiện nay ở nước ta. 22

1. Tình hình các khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2000: 22

1.1. Sự thành lập và qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất: 22

1.1.1. Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất: 22

1.1.2 Qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2000. 25

1. 2. Thực trạng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 26

1.3. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất: 30

2. Tình hình phát triển KCN trong 3 năm 2001, 2002 và 2003: 32

2.1. Tình hình phát triển KCN 2 năm 2001, 2002. 32

2.1.1 Về thành lập mới các KCN. 32

2.1.2 Thực hiện vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. 33

2.1.3 . Về thu hút đầu tư. 33

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh. 33

2.2 . Tình hình phát triển KCN năm 2003. 34

2.3 . Đánh giá tình hình thực hiện trong ba năm vừa qua. 34

2.3.1. Các thành tựu đã đạt được. 34

2.3.2 . Những tồn taị trong công tác phát triển KCN và nguyên nhân. 37

II. Tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các KCN, KCX ở nước ta hiện nay. 38

1. Quy hoạch tổng thể các địa điểm xây dựng các KCN tập trung ở Việt Nam đến năm 2010. 38

1.1. Nguyên tắc quy hoạch địa điểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung : 38

1.2. Bố trí địa diểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung đến năm 2010: 39

2. Tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng tại các khu công nghiệp hiện nay. 40

2.1. Về lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp . 40

2.1.1 . Tình hình lập quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. 40

2.1.2 . Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. 41

2.2 Nội dung quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp tập trung - Thực trạng quy hoạch sử dụng đất trong KCN. . 41

3 . Tình hình quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các khu công nghiệp. 43

3.1 . Các căn cứ quản lý xây dựng tại các khu công nghiệp. 43

3.2 . Nội dung quản lí xây dựng trong khu công nghiệp. 43

3.3 . Phân công trách nhiệm trong quản lí xây dựng KCN. 44

4. Đánh giá chung tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch ở Việt Nam hiện nay . 45

4.1 . Về ưu điểm. 45

4.2 . Hạn chế cần khắc phục 45

CHƯƠNGIII 47

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KCN, KHU CHẾ XUẤT 47

I. Mục tiêu, phương hướng phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong thời gian tới. 47

II. giải pháp chung nhằm phát triển kcn trong thời gian tới : 49

1. Chú trọng công tác qui hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất. 49

2- Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, thực hiện nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. 52

3- Mở thêm một số quy định thông thoáng về vốn và đất: 53

4- Đảm bảo sự hài hoà giữa nội tiêu và ngoại tiêu: 54

5- Chủ động vận động đầu tư và tiếp thị đầu tư vào KCN : 55

6- Đẩy mạnh dân chủ hoá trong kinh doanh và phát huy quyền làm chủ của người lao động. 55

7. Đẩy mạnh công tác tạo nguồn nhân lực và quản lý lao động đối với KCN: 56

8- Có biện pháp che chắn nhằm hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính -tiền tệ ở các nước trong khu vực. 57

III. Nhóm giải pháp riêng đối với quy hoạch chi tiết KCN. 58

1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất: 58

2. Quy hoạch hệ thống cây xanh và kiến trúc cảnh quan trong KCN: 61

2.1. Quy hoạch hệ thống cây xanh. 61

2.2. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan trong KCN. 63

3. Quy hoạch và cải tạo KCN: 66

3.1.Xác định chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của KCN: 66

3.2. Giải quyết các mối quan hệ qua lại giữa KCN và các khu vực chức năng khác của đô thị. 67

3.2.1. Xác định lại ranh giới và quy mô của KCN 67

3.2.2 . Cải tạo các điều kiện về môi trường cảnh quan 67

3.2.3 . Cải tạo hệ thống dịch vụ và vận tải công cộng 67

3.3. Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất. 68

3.4. Cải tạo hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật. 68

3.5. Quy hoạch cải tạo trong các XNCN. 69

4 . Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng KCN, KCX 70

IV. Đề xuất một số mô hình KCN cần áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới . 71

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Nam và Quảng Ngãi, bao gồm nhiều khu công nghiệp nhỏ, một số khu đô thị, khu dân cư và các công trình công cộng... đã được khởi công tháng 1 năm 1998. Xây dựng khu công nghiệp Dung Quất đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư rất lớn, dự tính nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ từ nhiều nguồn khác nhau như vốn Ngân sách, đầu tư theo hình thức BOT, vốn đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài. Đến thời điểm hiện nay, các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đang tập trung đầu tư di dân, tái định cư và giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 1- công trình đầu tiên và cũng là công trình trọng điểm của khu công nghiệp này. Như đã nói ở trên, chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất đa phần là các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghệp Việt Nam (chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh) đầu tư hạ tầng đến nay đã thực hiện được 1.697 tỷ đồng, mà nguồn vốn để xây dựng hạ tầng chủ yếu là từ nguồn tín dụng ưu đãi và từ tiền thuê đất ứng trước của các nhà đầu tư thứ cấp (đối với một số ít khu) và một phần nhỏ là vốn tự có của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp trong nước xây dựng hạ tầng thường được tập trung vốn ít hơn, vừa đầu tư, vừa khai thác đem vào kinh doanh dẫn đến việc xây dựng hạ tầng chậm và có chất lượng không bằng các khu công nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đều thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chủ đầu tư phân kỳ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở vốn đầu tư hạn hẹp. Vì thế, hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất này hiện nay đều chưa có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh (trừ khu công nghiệp Biên Hoà II đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đã cho thuê được hơn 90% diện tích đất có thể cho thuê). 2. Tình hình phát triển KCN trong 3 năm 2001, 2002 và 2003: 2.1. Tình hình phát triển KCN 2 năm 2001, 2002. 2.1.1 Về thành lập mới các KCN. Trong 2 năm 2001, 2002, Thủ tường chính phủ đã quyết định thành lập thêm 10 KCN mới và mở rộng diện tích của 3 KCN, với tổng diệnt ích 3356 ha và quyết định tạm ngừng triển khai KCN Bắc Mỹ Thuận, tỉnh Vĩnh Long (73ha), chuyển chức năng của địa điểm KCN này sang phục vụ du lịch, thương mại, đô thị; mở rộng một số KCN như KCN Thăng Long, AMATA, Đức Hoà II. Như vậy, đến hết năm 2002 cả nước đã có 75 KCN được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên 15 147 ha (tăng 27% so với cuối năm 2001), trong đó diện tích đất công nghiệp 10 530 ha. Trong các năm này, các KCN cho thuê thêm được trên 1921 ha, bằng 72% diện tích đất cho thuê trong các năm trước đó. 2.1.2 Thực hiện vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Trong 2 năm 2001-2002, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN ước đạt trên 3000 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện của các KCN chủ yếu tạp trung vào các KCN do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư. Vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI ít do một số KCN do doanh nghiệp FDI có một số đã xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng như Nomura, Tân Thuận, Long Bình, Đà Nẵng… hoặc đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng giai đoạn I và hiện đang tập trung thu hút đầu tư lấp đầy giai đoạn này như khu Nôi Bài, Thăng Long (Hà Nội), AMATA (Đồng Nai), Linh Trung (TP Hồ Chí Minh), Việt Nam-Singapore (Bình Dương). Vốn hỗ trợ từ ngân sách: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chính thức cho phép 5 địa phương thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có 3 địa phương đã tiến hành đầu tư từ vốn ngân sách là Phú Thọ (khu Thuỵ Vân), Thanh Hoá (Lễ Môn), Đà Nẵng (Hoà Khánh) với tổng vốn thực hiện 200 tỷ đồng, trong đó có trên 41 tỷ vốn ngân sách, số còn lại là từ nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc từ vốn ứng trước của các nhà thầu. 2.1.3 . Về thu hút đầu tư. Trong hai năm qua, có trên 500 dự án FDI được cấp GPĐT mới vào các KCN , KCX, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1772 triệu USD ( bằng 43% vốn dầu tư cấp mới của cả nước) và có trên 300 dự án tăng vốn, với tổng vốn đầu tư tăng thêm 779 triệu USD (bằng 44% tổng vốn đầu tư tăng thêm của cả nuớc) Cũng trong các năm này có thêm trên 130 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào các KCN , với tổng vốn đầu tư gần 17.000 tỷ đồng. Các dự án đầu tư trong nước vào các KCN chủ yếu tập trung ở các địa phương thuộc vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh. Tuy năm 2001, 2002, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu (nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử, may mặc), tuy nhiên với việc có thêm một số doanh nghiệp mới đi vào sản xuất (như Canon Việt Nam, một số doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai,…) nên nhìn chung tổng doanh thu, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN vẫn tăng. Tổng doanh thu đạt trên 11 tỷ USD, xuất khẩu trên 6,2 tỷ USD, nộp ngân sách gần 410 triệu USD. Trong đó, các doanh nghiệp FDI trong KCN đạt doanh thu khoảng 7,8 tỷ US, xuất khẩu đạt 4,8 tỷ USD, nộp ngân sách trên 320 tr. USD. Đến nay có trên 400 ngàn lao động đang làm việc tại các KCN, trong đó có 233 ngàn lao động làm việc tại các doanh nghiệp KCN. 2.2 . Tình hình phát triển KCN năm 2003. - Thành lập thêm 15 KCN , tổng diện tích khoảng 3000 (căn cứ các dự án đang trình tại Bộ ta, Bộ xây dựng và tình hình chuẩn bị ở các địa phương). -Thu hút thêm 300 dự án FDI đầu tư mới, tổng vốn đăng ký khoảng 800 tr. USD và gần 300 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký mới khoảng 9000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất thuê thêm là 1200 ha. - Tình hình sản xuất kinh doanh: doanh thu đạt khoảng 6 tỷ USD, xuất khẩu 3,6 tỷ USD, nộp ngân sách 320 tr. USD. Trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt khoảng 4,8 tỷ USD, xuất khẩu khoảng 2,8 tỷ USD, nộp ngân sách trên 200 tr. USD. 2.3 . Đánh giá tình hình thực hiện trong ba năm vừa qua. 2.3.1. Các thành tựu đã đạt được. - Thu hút đầu tư, các KCN đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước và đặc biệt là đầu tư nước ngoài (thu hút trên 2300 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư trên 9,8 tỷ USD và 55 800 nghìn tỷ đồng), đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngoài việc thu hút vốn đầu tư vào các cơ sở sản xuất và dịch vụ sản xuất, việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, ngoài việc tạo nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng , đã đa dạng hoá công tác xúc tiến đầu tư, góp phần hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hóa; tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán; tiết kiệm đất đai; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất. - Tạo việc làm, tạo thêm việc làm cho người lao động, tạo thu nhập cho người lao động và chuyển đổi cơ cấu lao động. Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp KCN , các KCN cũng tạo thêm việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ. - Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ dô thị hoá. Điều này có thể dàng nhận thấy ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương)…. Trong quá trình phát triển KCN, các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu vực được cải thiện, mặt khác do nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, nên ngoài kết quả về doanh thu, xuất khẩu, nộp ngân sách, các KCN góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ và tạo doanh thu cho các cơ sở dịch vụ. Các KCN được thành lập trong thời gian qua ngoài việc đấy nhanh tốc độ đô thị hoá tại các trung tâm công nghiệp lớn, đã bắt đầu có tác động lan toả tích cực trong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Do tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, KCN là địa điểm tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một trong số các mục tiêu đặt ra đối với việc thành lập KCN. - Cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ đã được các BQL KCN cấp tỉnh thực hiện trong quá trình quản lý hoạt động KCN một cách có hiệu quả và được đánh giá cao. Bằng cơ chế uỷ quyền, các BQL KCN cấp tỉnh có thể giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư. Các thành tựu ban đầu của quá trình phát triển KCN có thể thấy do các nguyên nhân: + Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước trong phát triển KCN để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rông hợp tác quốc tế và phát huynội lực đẻ tăng trưởng kinh tế đã được quán triệt rộng rãi từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế. + Tuy hệ thống chính sách phát triển KCN chưa thật hoàn chỉnh nhưng bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc vận hành các KCN. Đây là vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế của công tác phát triển KCN. + Sự quan tâm chỉ đạo của Bộ, ngành trong công tác quản lý, phát triển KCN. Bằng cơ chế uỷ quyền, các Bộ, ngành đã tạo điều kiện cho BQL phát huy tốt cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, thực hiện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao cho các vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh và đúng pháp luật. + ý chí quyết tâm và sự quan tâm của Đảng bộ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố đối sự phát triển KCN trên địa bàn là nhân tố quan trọng để phát huy lợi thế của địa phương, của vùng. Bài học các địa phương có KCN phát triển cho thấy, sự thống nhất ý chí của các cấp ở địa phương là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của KCN, đưa các chủ trương chính sách về phát triển KCN của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. +Tình thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng phát triển KCN của các BQL KCN , các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp KCN được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của việc phát triển KCN. 2.3.2 . Những tồn taị trong công tác phát triển KCN và nguyên nhân. Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, công tác phát triển KCN thời gian qua đã thể hiện một số tồn tại. + Quy hoạch phát triển KCN chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, của vùng lãnh thổ. Do vậy hiệu qua sử dụng vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp, đôi khi tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư. Bất cập này có thể sơ bộ đánh giá nguyên nhân là do chưa có một quy hoạch tổng thể mang tính quốc gia đối với việc phát triển các KCN trên cơ sở cân đối theo địa phương và vùng lãnh thổ, theo ngành và theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội. + Công tác vận động xúc tiến đầu tư trong bối cảnh hội nhập và gia tăng cạnh tranh từ các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Trong những năm đầu việc thu hút đầu tư vào các KCN , KCX chủ yếu tập trung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài gặp một số khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua và thực tế thu hút đầu tư tại một số địa phương đã cho thấy đầu tư trong nước ngày càng đóng vai trò quan trọng. Do vậy, với sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp , ngoài việc chú trọng vận động đầu tư trực tiếp nước ngoài, phải đặc biệt chú ý các dự án đầu tư trong nước với những cơ chế, chính sách thích hợp nhằm phát huy cao nhất nội lực. + Về cơ chế chính sách, hiện nay vẫn tồn tại hai hệ thống pháp luật về đầu tư (pháp luật về đầu tư trong nước và pháp luật về đầu tư nước ngoài), trong khi với cùng điều kiện thương mại như nhau (giá thuê đất, giá thuê cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công….) nhưng cóphân biệt tương đối rõ rệt giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, điều này gây thắc mắc cho các nhà đầu tư đồng thời cũng là trở ngại khi chúng ta tham gia qúa trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều này chỉ có thể khắc phục được khi thống nhất mặt bằng pháp lý áp dụng cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. + Phát sinh các vấn đề xã hội, bên cạnh những thành tựu về đóng góp phát triển kinh tế –xã hội, việc phát triển KCN, KCX thời gian vừa qua cũng thể hiện một số bất cập mang tính xã hội, như việc tập trung lao động quá cao ở một số khu vực trong khi các điều kiện hạ tầng xã hội (đường giao thông, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại….) chưa phát triển đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu đó, nên tạo ra tình trạng quá tải cho khu vực, có thể nhận thấy ở các dấu hiệu như ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm, giá cả sinh hoạt càng cao, điều kiện ăn ở của người lao động thấp, nguy cơ nảy sinh các hiện tượng xã hội khác như mất an ninh trật tự,…. Nguyên nhân của tình trạng này có nguồn gốc từ công tác quy hoạch. Việc quy hoạch và phát triển các KCN chưa được xác định trên cơ sở cân đối theo ngành, theo vùng lãnh thổ. II. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH TẠI CÁC KCN, KCX Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1. Quy hoạch tổng thể các địa điểm xây dựng các KCN tập trung ở Việt Nam đến năm 2010. 1.1. Nguyên tắc quy hoạch địa điểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung : Các khu công nghiệp được bố trí ở những nơi có các điều kiện như sau: - Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, đạt hiệu quả, có đủ đất để mở rộng và có thể liên kết thành các cụm công nghiệp. Quy mô khu công nghiệp và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ chính gắn với điều kiện cung cấp kết cấu hạ tầng. - Có khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên vật liệu và sản phẩm. - Có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước ổn định và lâu dài. - Có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước cảvề số lượng và chất lưọng với chi phí tiền lương thích hợp. - Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa nước. - kết hợp với quy hoạch đô thị để hình thành một đô thị hoàn chỉnh. - Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào được đảm bảo cho hoạt động của khu công nghiệp. - Phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của đô thị và của vùng. - Về hướng phân bố ngành, các xí nghiệp công nghiệp chuyên ngành được bố trí tại các khu công nghiệp về cơ bản phải tôn trọng nguyên tắc sau: + Các ngành công nghiệp hướng lao động, gồm chế tạo công cụ, kỹ thuật điện, công nghiệp nhẹ… + Các ngành công nghiệp hướng vào vùng mỏ và nguồn nguyên liệu; gồm công nghiệp khai thác, chế biến luyện kim đen hoạc màu, công nghiệp giấy, vật liệu xây dựng và đồ uống. + Các ngành công nghiệp hướng thị trường tiêu thụ gồm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, bia , sản xuất vật liệu xây dựng.. + Các ngành công nghiệp hướng năng lượng gồm công nghiệp luyện nhôm, luyện kim loại đen. Kim loại màu, chế biến cao su. + Các ngành công nghiệp hướng các nguồn than, khí đốt, gồm công nghiệp năng lượng, hoá chất … + Các ngành công nghiệp đa huớng, gồm các xí nghiệp cơ khí, tái chế,… 1.2. Bố trí địa diểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung đến năm 2010: Ngày 6/8 /1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 519/Ttg phê duyệt quy hoạch tổng thể quy hoạch KCN và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, trong đó đã xác định danh mục 33 KCN, gồm 11 KCN phía Bắc, 16 KCN phía Nam và 5 KCN Miền Trung. Ngày 30/8/1997, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 713/Ttg bổ sung thêm 17 KCN tập trung khác, trong đó có 8 KCN phía Bắc, 5 KCN Miền trung và 4 KCN Miền Nam. Trong quy hoạch phát triển KCN, KCX trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 113 KCN, KCX. Hiện nay đã có hơn 73 KCN, KCX, KCNC được thành lập. Trong số đó có 69 KCN, 3KCX, và 1 KCNC, với tổng diện tiách trên 13300 ha( không kể khu Dung Quất 14000 ha là khu kinh tế tổng hợp) Về loại hình, theo quy hoạch và thực tế đã có quyết định thành lập trên địa bàn cả nước có: 6 KCX là Tân Thuận-TP Hồ Chí Minh rộng 300 ha, KCX Linh Trung- TP Hồ Chí Minh rộng 60 ha, KCX Đồ Sơn- Hải Phòng rộng 120 ha, KCX Cần Thơ rộng 150 ha và KCX Nội Bài – Hà Nội rộng 100 ha; Hai khu công nghệ cao là Hoà Lạc – Hà Tây rộng 800 ha và khu công nghệ cao Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh 800 ha, còn lại 42 KCN tập trung khác. 2. Tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng tại các khu công nghiệp hiện nay. 2.1. Về lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp . 2.1.1 . Tình hình lập quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm hình thành, ở Việt Nam hiện nay việc lập quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp được tiến hành như sau: - Đối với các khu công nghiệp hình thành không gắn với cơ cấu quy hoạch các đô thị hiện có, mà hình thành độc lập, tạo cơ sở để hình thành một đô thị mới, phải lập quy hoạch chung trên bản đồ tỷ lệ 1/5000- 1/1000, ví dụ khu như công nghiệp Mỹ Xuân trên 2000 ha, khu công nghiệp Nam Bình Dương 4700 ha; khu công nghiệp Nhơn Trạch trên 2000ha, khu công nghiệp Dung Quất 14000 ha; khu công nghiệp Chân Mây, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, khu công nghiệp Vũng Áng, khu công nghiệp Phú Bài. Khu công nghiệp Hoà Lạc, khu công nghiệp Sóc Sơn, khu công nghiệp Quốc Lộ 14 Đồ Sơn,khu công nghiệp Bắc Cửa Lục, khu công nghiệp Tiên Sơn ( Hà Bắc), khu công nghiệp Phố Nối ( Hưng Yên), khu công nghiệp Trảng Bàng ( Tây Ninh)… - Đối với cụm các khu công nghiệp bao gồm nhiều khu công nghiệp tập trung thì lập quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể sử dụng đất đai 1/2000, nhằm cụ thể hoá quy định của quy hoạch chung, xác định các cơ sở hạ tầng sử dụng chung cho các khu công nghiệp bố trí liền kề nhau và làm căn cứ để cung cấp nhiệm vụ thiết kế cho quy hoạch các khu công nghiệp tập trung. - Đối với các khu công nghiệp tập trung đã có chủ đầu tư xâydựng kinh doanh cơ sở hạ tầng, thì lập quy hoạch chi tiết 1/2000-1/5000 để phục vụ cho công tác đầu tư và xây dựng. 2.1.2 . Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. Căn cứ Nghị định 91/CP và 36/CP của Chính phủ, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp được quy dịnh như sau: - Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể địa điểm xây dựng các khu công nghiệp lớn, mới hình thành gắn với việc tạo lập đô thị mới. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt chi tiết sử dụng đất đai cá cum công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp xây dựng tập trung, trừ trường hợp Thủ tướng chính phủ có ý kiến khác. 2.2. Nội dung quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp tập trung – Thực trạng quy hoạch sử dụng đất đai trong KCN Để phục vụ cho yêu cầu quản lí và thiết kế xây dựng quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 04 04/BXD- KTQH ngày 30/7/1997 trong đó đã hướng dẫn những nội dung cơ bản về chi tiết khu công nghiệp như sau: - Xác định phạm vi, ranh giới quy hoạch, kèm theo bản đồ địa chính do Sở Địa chính cấp tỉnh lập theo Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Xác định tính chất khu công nghiệp: Phù hợp với các quy định của quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, dự án đầu tư và hướng dẫn của Bộ Công nghiệp, trong đó xác định rõ loại công nghiệp nào được bố trí tại đây và loaị công nghiệp nào không được bố trí tại đây . - Quy hoạch sử dụng đất đai , gồm : + Cơ cấu sử dụng đất đai trong đó xác định tỉ lệ đất dành để xây dựng nhà máy, kho tàng (50-60%); đất hạ tầng kỹ thuật, giao thông (15-20%); đất dịch vụ, quản lý hành chính (2- 4%), tỷ lệ đất này có thể dao động tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng khu công nghiệp . + Phân khu chức năng: Căn cứ vào các loại hình xí nghiệp dự kiến bố trí tại khu công nghiệp, đất dành để xây dựng các xí nghiệp có thể phân thành các khu xây dựng các xí nghiệp công ngiệp có cùng tính chất, quy mô, hoặc hình thành các khu hỗn hợp, nếu giữa các xí nghiệp có quan hệ hữu cơ với nhau về mặt sản xuất, xủ lý các chất thải độc hại … + Chia lô : Trong khu công nghiệp, đất xây dựng nhà máy có thể phân thành 4 loại lô, gồm : loại nhỏ 0,2 – 0,5 ha, loại trung bình 1 –2 ha, loại lớn 3 –5 ha và loại đặc biệt theo yêu cầu bố trí mặt bằng xây dựng nhà máy. Tại các lô đất cần cần quy định rõ thông số kỹ thuật như ranh giới đất, chức năng, diện tích,mật độ xây dựng, tầng cao trung bình và hệ số sử dụng đất . - Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm giao thông, cấp nước, cấp đện, thông tin liên lạc, chuẩn bị kĩ thuật đất đai, thoát nước mưa, nước bẩn và xử lý chất thải độc hại … phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, phù hợp với yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài đảm bảo tính hợp lí trong đầu nối với mạng lưới hạ tầng kĩ thuật ngoài hàng rào theo quy hoạch chung được duyệt . - Phân kì đầu tư xây dựng đợt đầu, trong đó quy định rõ các giai đoạn thực hiện đầu tư, ranh giới khu đất và các dự án ưu tiên xây dựng đợt đầu. 3 . Tình hình quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các khu công nghiệp. 3.1 . Các căn cứ quản lý xây dựng tại các khu công nghiệp. Việc quản lý xây dựng các khu công nghiệp dựa vào các căn cứ sau: Quy hoạch chi tiết được Bộ Xây dựng phê duyệt. Điều lệ quản lí xây dựng theo quy hoạch. Các dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định Các quy định pháp luật có liên quan . Thiết kế xây dựng được thẩm định và phê duyệt. 3.2 . Nội dung quản lí xây dựng trong khu công nghiệp. Tuỳ theo hình thức đầu tư , nội dung quản lý xây dựng trong khu công nghiệp được xác định như sau : - Đối với chủ đầu tư được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng. Chủ đầu tư các dự án xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng phải thực hiện các thủ tục theo trình tự như sau: + Lập quy hoạch chi tiết KCN trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua và Bộ Xây dựng phê duyệt. + Lập dự án đầu tư trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định + Xin giấy phép đầu tư + Làm thủ tục thuê đất và lập bản đồ địa chính + Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng + Xin giấy phép xây dựng đối với các dự án nhóm B, C . + Thiết kế xây dựng làm các thủ tục thẩm định và phê duyệt. + Tổ chức đấu thầu theo quy định. + Thi công các hạng mục công trình. + Kiểm tra xác nhận về chất lượng công trình. + Lập hồ sơ hoàn công lưu trữ. + Đăng ký xin giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình và quyền sử dụng đất. - Đối với chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong KCN cần phải tiến hành các thủ tục sau: + Làm thủ tục xin thuê lại đất. + Lập dự án đầu tư tình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. + Xin giấy phép đầu tư. + Thiết kế xây dựng, làm các thủ tục thẩm định và phê duyệt. + Tổ chức đấu thầu nếu có. + Triển khai xây dựng các hạng mục công trình. + Kiểm tra xác nhận chất lượng xây dựng công trình. + Lập hồ sơ hoàn công và lưu trữ. + Đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình. 3.3 . Phân công trách nhiệm trong quản lí xây dựng KCN. - Đối với dự án tổng thể xây dựng toàn KCN, các Bộ, ngành cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các quyền về đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. - Đối với các dự án đầu tư trong KCN, Ban quản lý các KCN cấp tỉnh, chịu trách nhiệm quản lí thống nhất việc xây dựng trong KCN theo các cơ chế uỷ quyền, cơ chế phối hợp hoặc là “ đầu mối “ để làm dịch vụ các thủ tục hành chính ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Chủ đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh cơ sơ hạ tầng được nhà nước cho thuê để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng được phép cho các chủ đầu tư xây dựng các công trình trong khu công nghiệp thuê lại đất, hết thời hạn thêu đất thì phải bàn giao lại đất công kèm theo cơ sở hạ tầng không bồi hoàn cho Nhà nước. - Chủ đầu tư dự án xây dựng các công trình trong khu công nghiệp có quyền, trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. 4. Đánh giá chung tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch ở Việt Nam hiện nay . Qua một số năm, việc thực hiện chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung đã đạt được một số kết quả tốt . Nhiều khu công nghiệp đã hoàn chỉnh việc xây dựng, như Sóng Thần I, Tân Định và một số khu đang hoàn chỉnh như khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, Tuỳ Hạ và nhiều khu đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, trong quá trình vận hành đầu tư. Tuy nhiên, tồn tại trong thực hiện chủ trương này cũng nhiều cần được kịp thời khắc phục. 4.1 . Về ưu điểm. - Nhà nước đã chủ động trong việc chỉ đạo lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp để làm cơ sở chỉ đạo đầu tư xây dựng trren địa bàn cả nước, đồng thời hình thành được bộ máy quản lí các khu công nghiệp tập trung từ Trung ương đến địa phương. - Quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp đã dược lập khá khẩn trương, Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn, chỉ đạo sát và phê duyệt rất kịp thời quy hoạch chi tiết của các khu công nghiệp do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình. - Việc lập và triển khai c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1838.doc
Tài liệu liên quan