Do đặc thù là công ty sản xuất với 6 xí nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất các mặt hàng xuất nhập khẩu, xây dựng công trình và cơ khí nên đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng khá đông. Gồm lao động phổ thông, lao động có trình độ cao đẳng và chuyên nghiệp, trình độ đạ học, các kỹ sử, cử nhân kinh tế. Đặc biệt do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh nên lao động làm việc có theo thời vụ cũng cao. Điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy quản lý và sử dụng lao động tại công ty.
Việc phân bổ và quản lý lao động tại các xí nghiệp, phòng ban của Công ty cũng là một vấn đề nóng.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Cổ phần Cơ khí Xây Dựng và Lắp máy điện nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mua của khách hàng và dạng tiêu dùng, quy đinh cách thức doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình, ảnh hưởng tới việc sử dụng lao động của doanh nghiệp. Qua đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: S ự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách tiền tệ tín dụng.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt như hiện nay, nhất là khi buôn bán quốc tế ngày càng nâng cao và mở rộng, ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Chính vì vậy đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, lựa chọn các hình thức kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này tác động tới việc gia tăng số lượng và chất lượng lao động. Yêu cầu này buộc doanh nghiệp cần phải tuyển những lao động có năng lực và trình độ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình.
1.5.3.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành
a. Khách hàng
Khách hàng đó là người ảnh hưởng mãnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khách hàng có thể là người mua buôn, người mua lẽ, mua hàng hóa vật phẩm tiêu dùng hoặc mua nguyên vật liệu… Tùy theo hành vi mua sắm của khách hàng mà doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng phù hợp. Qua đó điều phối đội ngũ lao động cho phù hợp với từng mặt hàng, ngành hàng.
b. Người cung ứng
Cung ứng hàng hóa là việc tổ chức nguồn hàng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cung ứng là điều kiện để giúp cho lưu chuyển hàng hóa, lưu thông được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần thực hiện chức năng và mục tiêu của doanh nghiệp.
Nếu như người cung ứng luôn đáp ứng đầy đủ hàng hóa về mặt chất lượng, số lượng cũng như thời gian, địa điểm giao hàng… sẽ giúp doang nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Ngược lại sẽ làm gián đoán quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn có những nhà cung ứng đáng tin cậy để tránh được những sai lầm không đáng có.
c. Các tổ chức cạnh tranh và bán hàng
Đó là những yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới doanh nghiệp. Các tổ chức cạnh tranh một mặt là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, lafmm cho doanh nghiệp phải giảm bớt chi phí, hạ giá bán để cạnh trang. Điều này có liên quan đến công tác quản trị tạo doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. trong nền kinh tế thị trường như hiện này các doanh nghiệp luôn lựa chọn cho mình những nhân viên có năng lực và trình độ. Đó là nguồn lực giúp doanh nghiệp hoạt động, phát triển đủ sức cạnh tranh với các công ty khác.
1.5.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.5.3.2.1. Nhân tố liên quan đến người lao động
a. Số lượng và chất lượng lao động
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động đó là số lượng và chất lượng lao động. Hiệu quả sử dụng lao động được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động. Tăng năng suất lao động là sự thay đổi trong cách thức lao động, rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, sao cho số lượng lao động ít hơn mà sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Khi năng suất lao động tăng lên sẽ làm tiết kiệm được quỹ tiền lương. Nhưng đồng thời mức lương bình quân của người lao động tăng lên do hoàn thành kế hoạch tốt. Điều này sẽ kích thích tinh thần làm việc của người lao động, còn doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, tăng thêm quỹ thời gian lao động.
Chất lượng lao động tốt sẽ ảnh hưởng tới việc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Chất lượng lao động hay trình độ lao động phản ánh khả năng, năng lực cũng như trình độ chuyên môn của người lao động.
Số lượng và chất lượng lao động luôn song song tồn tại với nhau. Một doanh nghiệp có sử dụng lao động hiệu quả, nghĩa là không sử dụng thừa hay thiếu hụt lao động và việc sử dụng lao động đem lại hiệu quả cao, thì sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh.
b. Tổ chức và quản lý lao động
Tổ chức tốt lao động sẽ làm cho người lao động thấy phù hợp, yêu thích công việc đang làm, gây tâm lý tích cực cho người lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Phân công và bố trí lao động phù hợp với trình độ chuyên môn mới phát huy được năng lực và sở trường của người lao động, đảm bảo hiệu quả công việc. Phân công phải gắn liền với hợp tác và vận dụng tốt các biện pháp quản lý lao động, thúc đẩy nâng cap năng suất lao động.
c. Trình độ giác ngộ về chính trị tư tưởng
Muốn thúc đẩy nâng cao năng suất lao động trước hết phải trên cơ sở tự giác của người lao động. Con người là nhân tố quyết định đến quá trình kinh doanh, tư tưởng con người quyết định đến hành động của họ. Sự giác ngộ chính trị, sự hiểu biết về xã hội, tinh thần thái độ của người lao động, đạo đức kinh doanh của người lao động càng cao, càng phù hợp thực tế thì năng suất lao động càng cao và ngược lại.
1.5.3.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đối tượng lao động
a. Kết cấu hàng hóa kinh doanh
Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của nhân viên thương mại. Nếu hàng hóa có chất lượng cao, kếu cấu hàng hóa kinh doanh phù hợp với kết cấu của tiêu dùng thì các doanh nghiệp có điều kiện để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Do đó tăng năng suất lao động. Mặt khác khi kết cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi làm cho năng suất lao động biểu hiện bằng tiền của người lao động thay đổi. Mỗi doanh nghiệp đều kinh doanh những mặt hàng, ngành hàng khác nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân bổ và sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý.
b. Đặc điểm về vốn
Một doanh nghiệp thương mại muốn thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình phải có những tài sản nhất định. Đó là đất đai, nhà kho, cửa hàng, các phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hóa, vật tư hàng hóa… Vốn là sự biểu hiện bằng tiền các tài sản của doanh nghiệp. Biểu hiện của vốn doanh nghiệp còn được biểu hiện bằng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có nhiều vốn, có điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó có thể đạt hiệu quả cao trong sử dụng lao động.
1.5.3.2.3. Một số nhân tố khác
a. Quy mô cơ cấu chất lượng và sự phân bổ các mạng lưới, các cửa hàng, quầy hàng…của doanh nghiệp, mạng lưới kho tàng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các kho tàng, cửa hàng và phương tiện vận chuyển, tác động tới quy mô và cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Cơ sở vật chất kỹ thuận và công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Việc tiến hành áp dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến tạo tâm ký tích cực cho người lao động. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự sáng tạo và đưa vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người lao động phải có trình độ chuyên môn tương ứng nếu không sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Do đó việc ứng dụng thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuât sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, nâng cao trình độ sử dụng lao động, bỏ được những hao phí lao động vô ích và những tổn thất về thời gian lao động.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC
2.1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ diệu
Mỗi một quá trình nghiên cứu thì phải dựa vào những căn cứ thực tế, những minh chứng để chứng minh những vấn đề mà minh đưa ra. Để khẳng định chắc chắn vấn đề đưa ra một cách chắc chắn nhất thì cần phải có những số liệu. Các số liệu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những yếu tố như: tổng sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Thông qua những yếu tố này, ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đó hoạt động tốt hay chưa. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học cho doanh nghiệp của mình.
Toàn bộ các dữ liệu trong nghiên cứu chuyên đề được lấy từ các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước trong vòng 3 năm 2006, 2007 và 2008. Thêm vào đó là khảo sát thị trường và tình trạng thực tế của công ty.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh thống kê
- Phương pháp phân tích thực tế qua khảo sát thị thị trường và tình trạng của Công ty.
2.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước.
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước.
Tên : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG LÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC.
Tên quốc tế : CONTRUCTION MACHINERY AND WATER ELECTIRC MACHINE INTALLING JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : COMAEL.
Năm thành lập : 1993 (được chuyển đổi thành công ty cổ phần năm 2006).
Trụ sở của công ty : Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội.
Điện thoại : 04.8271453
Fax : 04.8737364
* Nhân lực của công ty
- Tổng số lao động: 505
- Đại học : 147
- Cao đẳng, trung cấp : 27
- Công nhân kỹ thuật : 337
* Tổ chức nhân sự trong công ty
- Ban điều hành : 04 người
- Ban kiểm soát : 03 người
- Các phòng chức năng : 05 phòng
Gồm
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng Kế hoạch vật tư
+ Phòng Kinh doanh
+ Phòng Kế toán tài chính
+ Phòng Kỹ thuật và KCS
- Tổ chức sản xuất
Các đơn vị trực thuộc Công ty gồm có
+ 06 xí nghiệp, 01 trung tâm, 01 Ban quản lý dự án nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ, 01 Chi nhánh văn phòng đại diện
Gồm
Xí nghiệp Đúc
Xí nghiệp Xây dựng và Giao thông
Xí nghiệp lắp máy điện nước
Xí nghiệp Xây lắp điện Hà Nội
Xí nghiệp Xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị
Trung tâm tư vấn thiết kế công trình
Ban Quản lý dự án chế tạo thiết bị nâng hạ
Chi nhánh đại diện COMAEL tại TP Hồ Chí Minh
* Ngành nghề kinh doanh chính
- Sản xuất thiết bị máy móc, phụ tùng, phụ kiện cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công tringh đô thị, chế tạo thiết bị nâng hạ.
- Chế tạo lắp đạt kết cấu kim loại, các thiết bị máy xây dựng, thiết bị sản xuất vật liệ xây dựng, thiết bị điện nước và vệ sinh công nghiệp cho công trình dân dụng, công trình công nghiệp và công trình đô thị (kể cả lắp đặt thiết bị nội thất).
- Nhận thi công các công trinhg xây dựng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, công nghiệp và dân dụng.
- Thiết kế gia công chế tạo, lắp dựng, nhúng mã kẽm, sơn tĩnh điện các sản phẩm cơ khí, cột viba, các cấu kiện cho các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Gia công lắp đặt các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Lập dự án khảo sát thiết kế, thi công xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV.
- Lắp đặt máy móc thiết bị cơ, điện, nước cho các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cầu đường, thủy lợi, công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, xấu nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị và công nghệ.
- Kinh doanh phát triển nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
- Xây dựng theo hướng đầu tư làm chủ.
- Tăng cường thị trường dịch vụ khác như : buôn bán vật tư, thiết bị, kinh doanh nhà hàng, siêu thị.
* Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước
* Khái quát về thị trường và đối thủ cạnh tranh của Công ty
Thi trường của Công ty, cụ thể là các nhà cung ứng và những khách hàng của Công ty. Công ty đã duy trì được mối quan hệ tốt đối với các nhà cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu, tài chính… Do đó khả năng đảm bảo các nguồn hàng đáp ứng kịp thời được các yêu cầu về số lượng và chất lượng. Đây chính là lợi thế của Công ty để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra công ty còn có những khách hàng, là những tổ chức lớn, có tổng mức quy mô đầu tư lớn và mang tính quốc gia.
Các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày càng nhiều, dẫn đến thực trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Đối với xí nghiệp xây dựng công trình, chỉ tham gia vào những công trình nhỏ do ít vốn nên chưa thể đầu tư vào trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực để tham gia vào những côn trình lớn. Bên cạnh đó việc khai thác thị trường trong nước còn bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn lớn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
*Khái quát về môi trường ngành
Nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập với khu vực và trên thế giới. Điều này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm trong kinh doanh, những ứng dụng của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Như vậy mới có thể bắt kịp với nhịp độ phát triển ở thế giới như hiện nay. Trong những năm qua, công ty đã cố gắng mở rộng quan hệ với nhiều đối tác ở khu vực và một số nước trên thế giới. Tuy nhiên hoạt động ban đầu của công ty mới chủ yếu thiên về nhập khẩu các mặt hàng cơ khí. Theo đà phát triển của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, công ty đã có những bước đi lên, tăng doanh thu và lợi nhuận ngày càng nhiều.
Trong nước, sự ổn định về chính trị và đường lối của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty.
* Khái quát về vấn đề tài chính
Bảng 2.1 Khái quát về vấn đề tài chính
TT
Kết cấu vốn điều lệ
Đơn vị
Giá trị
1
Tổng vốn điều lệ
Đồng
11.000.000.000
Trong đó
Đồng
- Vốn nhà nước
Đồng
5.610.000.000
- Vốn cổ đông
5.390.000.000
2
Nguồn vốn đầu tư trong năm
Đồng
115.087.000.000
- Vay ngân hàng
Đồng
17.263.050.000
- Huy động khác
Đồng
17.263.050.000
- Tự bổ sung
Đồng
- Vay quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển quốc gia
Đồng
80.560.900.000
3
Vốn lưu động
Đồng
- Nhu cầu vốn lưu động
Đồng
72.000.000.000
Trong đó: Vòng quay vốn lưu động
%
2,5
- Vốn lưu động hiện có
Đồng
2.248.673.000
- Vốn lưu động thiếu (vay ngân hàng)
Đồng
69.751.327.000
(Nguồn Báo cáo tài chính năm 2008)
Qua biểu trên ta thấy
Vốn nhà nước chiếm 51% trong tổng số vốn điều lệ, vốn của các cổ dông chiếm 49%.
Vốn vay ngân hàng và huy động khác đều chiếm 15% trong nguồn vốn dầu tư trong năm, vốn vay từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển quốc gia chiếm tỷ trọng 60%.
Vốn lưu động hiện có chiếm tỷ trọng khác nhỏ, 3.2% nhu cầu vốn lưu động, công ty phải đi vay số vốn lưu động còn thiếu (96,8%).
2.2.2. Khái quát hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước.
Do đặc thù là công ty sản xuất với 6 xí nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất các mặt hàng xuất nhập khẩu, xây dựng công trình và cơ khí nên đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng khá đông. Gồm lao động phổ thông, lao động có trình độ cao đẳng và chuyên nghiệp, trình độ đạ học, các kỹ sử, cử nhân kinh tế. Đặc biệt do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh nên lao động làm việc có theo thời vụ cũng cao. Điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy quản lý và sử dụng lao động tại công ty.
Việc phân bổ và quản lý lao động tại các xí nghiệp, phòng ban của Công ty cũng là một vấn đề nóng.
Bảng 2.2 Số lượng lao động
Đơn vị : Người
STT
Đơn vị
Số lượng
Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Công nhân kỹ thuật
1
HĐQT và ban điều hành
6
6
2
Phòng tổ chức – Hành chính
16
10
6
3
Phòng kế hoạch – vật tư
5
5
4
Phòng kế toán
6
4
2
5
Phòng kỹ thuật – KCS
5
5
6
Phòng kinh doanh
5
5
7
Ban quản lý dự án
7
5
2
8
XN cơ khí, xây dựng Gia Lâm
150
27
4
119
9
XN Xây dựng số 2
29
10
3
16
10
XN Lắp máy điện nước số 3
32
8
4
20
11
XN lắp máy điện nước số 4
55
8
47
12
XN cơ khí, xây dựng gia thông số 7
25
6
19
13
XN Xây lắp điện Hà Nội
49
13
3
33
14
XN xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị
13
8
5
15
Xí nghiệp Đúc
64
11
3
50
16
Trung tâm tư vấn thiết kế công trình
28
11
3
14
17
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
10
5
2
3
Tổng cộng
505
147
27
331
(Nguồn Báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty năm 2008)
Qua biểu trên ta thấy
Số lượng lao động có trình độ đại học chiếm 29,1% trong tổng số lao động.
Số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 5,3%. Số lượng lao động là công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn 65,4%.
Nguyên nhân số lượng lao động là công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động bởi do đặc điểm kinh doanh của Công ty là về xây dựng và sản xuất. Vì vậy việc sử dụng lao động là một yếu tố quan trọng và đặc trưng trong hoạt động tổ chức và quản lý ở Công ty.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng của hoạt động kinh doanh và sử dụng lao động tại công ty, ta có biểu sau:
Bảng 2.3 Phương án đầu tư 2006-2008
Đơn vị tính :Triệu đồng
Diễn giải
Tổng vốn đầu tư
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Xây lắp
38.900
Thiết bị
53.000
2.597
Chi phí khác
23.187
4.024
12.575
Cộng
134.283
115.087
6.621
12.575
(Nguồn Báo cáo tài chính năm 2006-2008)
Tổng số vốn đầu tư 3 năm 2006, 2007 và 2008 là 134.283 (triệu đồng). Số tiền đầu tư của năm 2006 là 115.087 (triệu đồng), chiếm 85,7% tổng số đầu tư trong 3 năm. Năm 2007, 2008 lần lượt chiếm các tỷ lệ là 4,9% và 9,4%.
Nhận xét : Đầu tư năm 2006 chiếm tỷ trọng cao nhất, các năm sau chiếm tỷ trọng ít hơn. Công ty đã thành công trong việc đầu tư các phương án sản xuất kinh doanh năm 2006, các năm sau đó công ty chỉ cần bổ sung thêm các chi phí khác, không phải mất công đầu tư lại. Điều này chứng tỏ kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm 2006, 2007 và 2008 là khá tốt và có hiệu quả.
Tuy nhiên, do biến động về giá cả thị trường, đặc biệt là thị trường vật liệu như sắt, thép, tôn tấm… Cho đến thời điểm này vẫn chưa có chiều hướng giảm, do đó đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Mặc dù doanh thu có tăng trưởng cao nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Thứ hai là vòng quay vốn còn chậm, do ảnh hưởng của nợ tồn đọng, vốn bị chiếm dụng, vốn vay tín dụng lại khống chế theo định mức, lãi suất vay tăng nhanh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty sẽ phải rút ra bài học kinh nghiệm về dự báo tài chính mới.
Đối với thực trang sử dụng lao động. Do biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đã có những kế hoạch sắp xếp lại lao động phù hợp hơn với tình hình. Công ty đã có những phương án sắp xếp lại lao động, đối với những lao động hiện có, lao động tiếp tục tuyển dụng và lao động dôi dư.
Đối với lao động hiện có, công ty thực hiện các cam kết về thỏa ước lao động tập thể, các hợp đồng lao động còn thời hạn và duy trì các quy định hiện hành về khoán quỹ lương, các quy định về công tác phí.
Hàng năm công ty lập phương án tuyển dụng lao động theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự phòng nguồn kinh phí giải quyết chế độ theo Quy định đối với những lao động đã tuyển dụng nhưng không có việc làm bằng nguồn quỹ của doanh nghiệp.
Công ty lựa chọn và bố trí cán bộ, kể cả cán bộ quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo chuyển sang làm việc khác. Căn cứ vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với công việc đảm nhận và kết quả thi tuyển để xếp lương và trả lương theo quy định.
Đối với lao động dôi dư, trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, thông báo cho người lao động biết các nội dung, thời gian công tác và dự kiến chế độ cho từng người. Về chế độ chi trả tiền hỗ trợ lao động dôi dư, công ty sẽ thực hiện chế độ chi trả tiền hỗ trợ lao động đơi khi đã được các cấp phê duyệt đản bảo đúng đối tượng và báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước
2.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển. Trong những năm gần đây Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO thì thị trường ngày càng mở rộng, các nguồn lực cũng tăng lên. Nhưng đồng thời, cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. Những yếu tố về chính trị, luật pháp ảnh hưởng khá nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Những chính sách về đầu tư, mở cửa, chính sách về tiền lương và đãi ngộ nhân sự, thói quen và quy sách sử dụng lao động của một doanh nghiệp và một đất nước là hoàn toàn khác nhau.
Việt Nam phải trải qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu, lương thực, sắt thép… Việt Nam tuy có xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu xăng dầu với kim ngạch lớn hơn, giá lương thực thế thới tăng kéo theo giá lương thực trong nước lên theo. Điều quan trọng là mức lạm phát của Việt Nam còn cao hơn, do những yếu tố ở trong nước cộng với cuộc khủng hoảng trên thới giới.Yếu tố trong nước xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng cao (tăng trưởng nóng), kéo theo việc gia tăng tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tốc độ tăng dư nợ tín dụng, làm cho các tốc độ này còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP. Cùng một lúc với lạm phát, Việt Nam còn nhập siêu cao. Cuộc khủng hoảng thứ hai là khủng hoảng về địa ốc, cho vay đã lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, lao động việc làm. Chính phủ phải chuyển đổi mục tiêu ưu tiên, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát, với giải pháp hàng đầu là thắt chặt tiền tệ, sang ưu tiên ngăn chặn sự suy giảm kinh tế với gói 5 giải pháp cấp bách, trong đó kích cầu ngày càng trở thành giải pháp nổi bật nhất. Đây cũng là một cố gắng lớn của chính phủ trong điều kiện ngân sách còn bội chi lớn, mức dự trữ ngoại hối quốc gia còn mỏng.
Do đặc điểm kinh doanh của mình, vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt là ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn, giải quyết các vấn đề về việc làm, tiền lương, tuyển dụng và đãi ngộ lao động trong công ty.
2.2.3.2. Nhân tố bên trong công ty
Lao động là một yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Yêu cầu thứ nhất đặt ra là trình độ lao động. Đặc điểm lao động của công ty rất đa dạng và phong phú. Khi thực hiện những dự án lớn mang tính quốc gia hay khu vực, thì yêu cầu công việc cần những lao động có trình độ chuyên môn cao, kèm thêm biết sử dụng thành thạo một ngoại ngữ. Nếu công ty không có đủ lao động để đáp ứng những yêu cầu này thì bắt buộc công ty sẽ phải thuê ngoài hoặc tuyển dụng mới. Điều này thường khó khăn và tốn kém nhiều về chi phí sử dụng lao động.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động là việc đầu tư xây dựng quy chế tiền lương. Vấn đề tiền lương có ảnh hưởng tới tất cả các phương diện trong nội dung quản lý nguồn nhân lực của một doanh nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Doanh nghiệp muốn tạo động lực làm việc tốt cho nhân viên thì phải chứng minh được rằng chỉ có kết quả làm việc tốt mới cạnh tranh được mức lương. Một hệ thống tiền lương và tiền công tốt sẽ duy trì đội ngũ hiện tại và đảm bảo đối xử công bằng với tất cả mọi người, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những nhân viên giỏi.
Để xây dựng được mức lương đảm bảo được tính hợp lý, khách quan và chính xác thì doanh nghiệp phải nghiên cứu các vấn đề về tiền lương trên 3 phương diện là quy định của luật pháp, thị trường bên ngoài và những yếu tố bên trong doanh nghiệp.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu về hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước.
2.3.1. Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước, hiệu quả sử dụng lao động của công ty là tương đối tốt. Hiệu quả sử dụng lao động tăng dần theo các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tuy có những vướng mắc, tồn tại và khó khăn trong việc sử dụng lao động, nhưng công ty đã biết rút ra những bài học kinh nghiệm của mình qua các năm để có thể tăng năng suất lao động, đồng thời tăng doanh thu và lợi nhuận của mình.
2.3.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp
Ta có các chỉ tiêu về doanh thu, giá trị tổng sản lượng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thuế, lao động – tiền lương và một số chỉ tiêu khác của 3 năm 2006, 2007 và 2008 như sau:
Bảng 2.4 Phương án sản xuất kinh doanh 3 năm 2006-2008
Đơn vị tính : Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I.Giá trị tổng sản lượng
185.000
194.000
223.000
1. Giá trị sản xuất công nghiệp
65.024
68.275
71.689
2. Giá trị xây lắp
106.057
111.360
116.928
3. Giá trị kinh doanh khác
13.919
14.365
34.383
II. Tổng doanh thu
150.000
157.500
165.375
1. Doanh thu sản xuất công nghiệp
93.029
97.680
102.565
2. Doanh thu xây lắp
43.563
45.741
48.028
3. Doanh thu khác
13.408
14.079
14.782
III. Lợi nhuận thực hiện
2.200
2.420
3.070
IV. Các khoản phải nộp
1.180
1.238
1.731
1. Thuế VAT (đầu vào – đầu ra)
650
682
717
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
0
0
430
3. Thuế và nộp khác
530
556
584
V. Phân phối lợi tức
2.200
2.420
2.640
1. Trích quỹ dự trữ bắt buộc (10%)
220
242
264
2. Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi (5%)
110
121
132
3. Quỹ đầu tư mở rộng (35%)
770
847
924
4. Lợi tức còn lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dụng lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước.DOC