Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4 – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. 3

1.1 Những Thông Tin Chung : 3

1.1.1 Công ty: 3

1.1.2 Xí nghiệp Xây Lắp số 6: 3

1.2 Quá Trình Hình Thành và Phát Triển Của Công Ty Cũng Như Xí nghiệp Xây lắp Số 6 4

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 4

1.2.1.1 Quá trình hình thành: 4

1.2.1.2 Quá trình phát triển : 6

1.2.2 Những mốc son lịch sử 8

2.3 Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp Số 6 13

2.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 13

2.3.1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý: 13

2.3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất: 16

1.3 Đặc Điểm Kinh Tế Chủ Yếu Ảnh Hưởng Đến Hiệu Qủa Sử Dụng Vốn 17

1.3.1 Lĩnh vực Sản xuất – Kinh doanh chủ yếu 17

1.3.1.1 Lĩnh vực kinh doanh: 17

1.3.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Xí nghiệp: 17

1.3.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng vốn của Xí nghiệp. 18

1.4 Đánh Gía Những Thành Tựu, Thuận Lợi, Khó Khăn Trong Giai Đoạn Mới Và Phương Hướng Hoạt Động Của Những Năm Tiếp Theo. 21

1.4.1 Những thành tựu 21

1.4.1.1 Về thi công xây lắp 21

1.4.1.2 Sản xuất công nghiệp cũng không ngừng tăng 22

1.4.2 Những thuận lợi: 23

1.4.2.1. Kinh nghiệm: 23

1.4.2.2 Đội ngũ: 24

1.4.2.3 Quá trình CNH – HĐH dất nước: 24

1.4.3 Những khó khăn: 24

1.4.3.1 Khó khăn trong cớ chế mới 24

1.4.3.2 Sự biến động về giá Bất động sản và giá vật tư 25

1.4.3.3 Cạnh tranh: 25

CHƯƠNG II 27

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. 27

2.1 Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp Xây lắp Số 6. 27

2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý vốn kinh doanh của Xí nghiệp 27

2.3.1.1 Cơ cấu vốn kinh doanh tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6. 27

2.3.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của Xí nghiệp 29

2.3.3 Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp 33

2.3.3.1 Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn cố định 33

2.3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp 36

2.3.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu sau ( Biểu 08) 38

2.3.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp. 40

 

 

 

 

CHƯƠNG III 42

GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XẤY LẮP ĐIỆN 4 – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. 42

3.1 Định Hướng Phát Triển Tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6 Trong Thời Gian Tới. 42

3.1.1 Cơ cấu và giám sát 43

3.2. Đầu tư thêm: 44

3.3 Đào tạo thêm 44

3.2 Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6. 44

3.2.1 Lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý: 47

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vồn cố định: 48

3.2.2.1 Nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị 48

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 50

3.2.4 Một số giải pháp khác : 52

3.2.4.1 Giảm giá thành nhằm tạo lợi thế trong đấu thầu xây dựng đặc biệt đối với công trình có giá trị lớn. 52

3.2.4.2 Nâng cao năng lực tổ chức: 52

3.2.5 Nhận xét chung: 52

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh doanh. Những rủi ro khác doanh nghiệp không thể lường trước được do các hiện tượng tự nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn... gây mất vốn kinh doanh. b, Nhóm nhân tố chủ quan: Do trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ cao nếu doanh nghiệp biết bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất một cách hợp lý. Do các chính sách đào tạo khuyến khích và sử dụng lao động trong doanh nghiệp . Nếu công nhân trong doanh nghiệp có trình độ tay nghề cao sẽ phát huy được hết công suất của máy móc thiết bị. Vì thế doanh nghiệp phải có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng như khuyến khích người lao động hăng say làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Do việc lựa chọn phương án đầu tư sản xuất không đứng đắn, hoặc không phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do việc bố trí cơ cấu vốn kinh doanh không hợp lý. Chẳng hạn như đầu tư vốn vào tài sản không cần dùng hoặc chưa cần dung chiếm tỷ trọng lớn thì không những không phát huy được tác dụng của các tài sản đó mà còn bị hao hụt mất dần giá trị, thậm chí gây cản trở trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4 Đánh Gía Những Thành Tựu, Thuận Lợi, Khó Khăn Trong Giai Đoạn Mới Và Phương Hướng Hoạt Động Của Những Năm Tiếp Theo. 1.4.1 Những thành tựu 1.4.1.1 Về thi công xây lắp - Năm 1993, Công ty tham gia thi công xây lắp trạm 110 kV, năm 1995 thi công trạm 110 kV buôn Ma Thuột, năm 1996 thi công trạm 220 kV Hoành Bồ, Quảng Ninh, công trình chào mừng 70 năm thành lập Công đoàn Công nghiệp Việt Nam gằn biển. Năm 1997 thi công trạm 220 kV Ninh Bình, năm 2001 thi công trạm 220 kV Phố Nối, trạm 110 kV Phúc Yên là công trình chào mừng Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, được Tỉnh ủy Vĩnh Phúc gắn biển và khen thưởng. Năm 1997 thi công trạm OPY 500 kV YALY ( Gia Lai ), tiếp theo là lắp đặt thiết bị đồng bộ trạm 500 kV Nho Quan ( Ninh Bình ), được chủ đầu tư đánh giá rất cao. Năm 2005 thi công xây lắp trạm 220 kV Lào Cai công trình nằm trong dự án mua điệncủa Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu về điện nawmg của các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2005-2008. Công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ X, được Công đoàn Công nghiệp Việt Nam gắn biển.Công trình đã đảm bảo tiến độ đạt chất lượng, được Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam tặng huy chương Vàng chất lượng cao. - Các trạm 220 kV và 110 kV Cát Lái, Châu Đốc, Yên Bái, Trảng Bàng, Tri Tôn và hàng trăm trạm biến áp 35 kV được Công ty thi công đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiến độ. - Các lĩnh vực thi công công trình công nghiệp và công trình dân dụng cũng đạt được những thành quả to lớn. Công ty đẫ bàn giao đưa vào sử dụng hàng chục ngàn mét vuông xây dựng như: Nhà máy chế tạo thiết bị Đông Anh, sữa chữa nhà máy Điện Uông Bí, nhà ở khu Mai Động và ở khu Đội Cấn, khu nhà khách 3 tầng, Khu nhà tập thể của Công ty, lắp đặt hệ thống băng tải và lắp dựng hàng chục cột Angten, vi ba cao hàng trăm mét phục vụ cho ngành Bưu chính viễn thông. - Về Xây lắp Thủy điện, ngoài nhà máy điện DrâyH’linh còn các nhà máy Thủy điện vừa và nhỏ như tổ máy công suất 9.000 kV Thủy điện Sông Pha, 03 tổ máy công suất 6.000 kV Thủy điện Cấm Sơn, Thủy điện Kỳ Sơn, Thủy điện Tủa Chùa... 1.4.1.2 Sản xuất công nghiệp cũng không ngừng tăng - Hàng ngàn cột điện bê tông li tâm, hàng trăm tấn cột thép mạ kẽm nhúng nóng do xí nghiệp sản xuất phục cụ cho nhu cầu trong và ngoài nước. - Hiện nay, Xí nghiệp đang tập trung thi công các Đường dây 500 kV Quảng Ninh – Thường Tín Cai Lậy – Long An kéo dây mạch II NHà Bè – Ô Môn, đường dây 220 k Tuy Hòa – Nha Trang, A Vương – Hòa Khánh, Sóc Sơn – Thái Nguyên, Tuyên Quang – Bắc Cạn – Thái Nguyên, Cà Mau – Rạch Giá...Các trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh, trạm 220 kV Châu Đốc, trạm Kiên Lương, mở rộng trậm 220 kV Thái Nguyên, các trạm 110 kV Tri Tôn, Hoàng Hóa...tiến độ thi công các công trình đòi hỏi rất khẩn trương, song với kinh nghiệm đã được tích lũy, cộng với sự quyết tâm của CBCNVC-LĐ trong toàn Xí nghiệp, nhất định các công trình sẽ đúng tiến độ, đảm bảo an toàn và chất lượng. - Để phục vụ thi công tăng năng suất lao động, Xí nghiệp tích cực mua sắm các thiết bị, máy kéo dây, máy hãm dây, xe cẩu thủy lực, thiết bị lọc dầu máy biến áp, thiết bị kiểm tra và hàn nối cáp quang, đầu tư nhà máy kết cấu thépmạ kẽm nhúng nóng công suất 10.000 tấn/năm. - Tổng kết sau gần 20 năm xây dựng và trưởng thành (1988 - 2007), Xí nghiệp đã thi công, bàn giao và đưa vào sử dụng có hiệu quả trên 250 công trình lớn, tiêu biểu như: 778km đường điện 500kV, 716km đường điện 220kV, 1.221km đường điện 110kV. 519km đường điện 35kV, 3 trạm biến áp 500kV, 10 trạm biến áp 110kV, hàng ngàn km đường dây và hàng trăm trạm biến áp hạ thế.5 nhà máy thuỷ điện với tổng công xuất 27.543 kW, trên 25 nghìn mét công trình công nghiệp và dân dụng. Giá trị sản lượng đạt 3.367 tỷ đồng, giá trị doanh thu đạt 2.840 tỷ, nộp ngân sách nhà nước 101 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 42 tỷ. - 20 năm qua, một khoảng thời gian chưa dài, nhưng đã đánh dấu bước trưởng thành nhiều mặt của Công ty Xây lắp điện 4. Thành tích đó đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng tập thể và các cá nhân Công ty như: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao Động, Huân chương Chiến công, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh tặng hàng trăm cờ và bằng khen. 1.4.2 Những thuận lợi: 1.4.2.1. Kinh nghiệm: Với kinh nghiệm 20 năm thi công và xây lắp qua nhiều công trình lịch sử, CBCNVC – LĐ Công ty Xây lắp điện 4 đã trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt là về trình độ tổ chức điều hành thi công, quản lý kinh tế, nâng cao tay nghề. Xí nghiệp là một doanh nghiệp có năng lực nhiệt tình, năng động sáng tạo dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành đảng uỷ, ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất trực thuộc, các tổ đội công trường là một khối đoàn kết thống nhất, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp đó gúp phần không nhỏ vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ kế hoạch trong sản xuất kinh doanh. 1.4.2.2 Đội ngũ: Một doanh nghiệp tạo dựng lòng tin bằng sức trẻ, trí tuệ và sự vượt trội so với các đơn vị chuyên ngành khác, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển hệ thống lưới điện quốc gia trong những năm gần đây. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thợ bậc cao nhiều kinh nghiệm có trách nhiệm giúp đỡ, kèm cặp thợ mới vào nghề và thực tế chứng minh, qua nhiều công trình như: Trạm biến áp 500 kV Nho Quan (Ninh Bình), 220 kV Hoành Bồ (Quảng Ninh), 110 kV Trảng Bàng (Tây Ninh), 110 kV Ninh Trung 1 (Thủ Đức - TPHCM), CBCNV trong đơn vị đã trưởng thành nhanh chóng 1.4.2.3 Quá trình CNH – HĐH dất nước: Với sự phát triển kinh tế của đất nước, với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã thúc đẩy các nghành kinh tế phát triển, đặc biệt là về xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và nâng cấp các công trình nhà máy từ đó đó tạo cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung, Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 nói riêng một thị trường xây dựng đa dạng và rộng khắp, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp diễn ra liên tục. 1.4.3 Những khó khăn: 1.4.3.1 Khó khăn trong cớ chế mới - Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế mới, Nhà nước có nhiều văn bản, quy đinh trong quản lý xây dựng cơ bản, cơ chế giao kế hoạch đã được cơ chế đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các Nhà thầu ngày càng gay gắt, nhất là trong giai đoạn mới và mở cửa. Các nhà thầu ngày càng nhiều về số lượng và mạnh về chất lượng,các nhà thầu trong nước cũng đã là một thách thức song bên cạnh đó là các nhà thầu nước ngoài họ rất mạnh về vốn và kỹ thuật. Đó là một thách thức không nhỏ đối với Công ty cũng như Xí nghiệp trong giai đoạn mới này. 1.4.3.2 Sự biến động về giá Bất động sản và giá vật tư - Một vấn đề nan giải và cố hữu luôn làm cho Xí nghiệp đau đầu trong các công trình đó chính là vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng. Cụ thể như khi Xí nghiệp trúng thầu trong thời điểm này thì giá Bất động sản đang ở một mức nào đó nhưng khi thực hiện thì giá Bất động sản đã ở một mức khác. Ngoài ra việc di dời và giải tỏa các hộ gia đình trong vùng quy hoạch thường bị kéo dài, đây cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công và việc thực hiện kế hoạch công trình - Với đặc thù là ngành xây lắp phụ thuộc rất nhiều và nguồn nguyên vật liệu. Do đó sự biến động về giá vật tư là những ảnh hưởng khó thể lường trước trong các công trình.Cũng giống như giá Bất động sản thì trong giai đoạn trúng thầu và giai đoạn thì công không phải lúc nào giá vật tư cũng giữ ổn định. Nhất là trong giai đoạn hiên nay sự biến động về giá, sự bất ổn định của vật tư luôn là những biến đổi khó lường cho Xí nghiệp. Đó là những khó khăn khách quan mà nhiều công trình Xí nghiệp đã phải bù lỗ. - Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán, dẫn đến phải chịu lãi vay ngân hàng ngày càng lớn, trong khi muốn thi công các dự án điện, doanh nghiệp phải có tiềm lực mạnh... 1.4.3.3 Cạnh tranh: - Do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Nhà thầu cho nên thị trường bị thu hẹp lại rất nhiều. Ngày nay, canh tranh không chỉ diễn ra giữa các nhà thầu trong nước mà còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài, họ mạnh về trang thiết bị công nghê và kỹ thuật. Họ có đủ khả năng để đảm nhận những công tình lớn và khó đó là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Một điều khó khăn nữa là ngày nay không còn cớ chế phân phát cho xin, giao khoán như trước, trước đây các doanh nghiệp thường được nhà nước giao cho các công trình và thường không phải thông qua đấu thầu. Thì ngày nay để có được các công trình thì các doanh nghiệp đều phải tranh thầu. Vì vậy mún tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện mình CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. 2.1 Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp Xây lắp Số 6. 2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý vốn kinh doanh của Xí nghiệp 2.3.1.1 Cơ cấu vốn kinh doanh tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6. Vốn kinh doanh luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Thông qua số liệu trong ( biểu 01 ) có thể thấy được cụ thể cơ cấu vốn kinh doanh tại Xí Nghiệp Xây lắp Số 6 trong 4 năm 2004 và 2007. Biểu 01: Cơ cấu Vốn kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2004 – 2007 Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 số tiền (đồng) % số tiền (đồng) % số tiền (đồng) % số tiền (đồng) % Vốn cố định 2,064,838,370 64,1 2,001,647,954 63,5 1,915,134,460 62,4 1,804,090,908 61 Vốn lưu động 1,152,722,512 35,8 1,152,722,512 36,5 1,152,722,512 37,5 1,152,722,512 39 Tổng VKD 3,217,560,882 100 3,154,370,466 100 3,067,856,972 100 2,956,813,420 100 Căn cứ vào biểu trên ta thấy: trong cơ cấu vốn kinh doanh của Xí Nghiệp xây lắp Số 6, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn lưu động. Cụ thể như sau: Năm 2004, tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp là 3,217,560,882 đồng trong đó vốn cố định là 2,064,838,370 chiếm 64,1%, vốn lưu động là 1,152,722,512 đồng chiếm 35,8% tổng số vốn kinh doanh. Năm 2005, trong 3,154,370,466 đồng vốn kinh doanh có 2,001,647,954 đồng vốn cố định chiếm 63,5% và 1.152.722.512 đồng vốn lưu động chiếm 36,5%. Tiếp theo năm 2006, số vốn kinh doanh là: 3,067,856,972 đồng thì Vốn cố định chiếm 1,915,134,460 chiếm 62,4%, Vố lưu động có 1.152.722.512 chiếm 37,5%. Và trong năm 2007, số vốn kinh doanh 2,956,813,420 đồng trong đó vốn cố định chiếm 1,804,090,908 tương đương với 61%, còn vố lưu động có 1.152.722.512 chiếm 39%. Cơ cấu vốn kinh doanh của một doanh nghiệp chịu sự chi phối của đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với nghề chủ yếu là xây dựng các công trình điện - công nghiệp và xây dựng dân dụng. Do hoạt động Xí nghiệp diễn ra trên khắp cả nước, chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, và thường Xí nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn mà chủ yếu là vốn lưu động để tiến hành mua nguyên vật liệu, chi trả chi phí nhân công ... để phục vụ các công trình. Vốn của Xí nghiệp thường chỉ được thu hồi khi hết chu kỳ sản xuất tức là khi các công trình đã hoàn thành và quyết toán. Như vậy, cơ cấu vốn kinh doanh hiện nay của Xí nghiệp là chưa thật sự hợp lý đối với cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng. Tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp trong hai năm 2004 - 2007 biến động theo xu giảm về quy mô vốn. Cụ thể, vốn kinh doanh tại thời điểm 31/12/2007 so với cùng kỳ năm 2006 đã giảm 111.043.552 đồng, nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng vốn lưu động không thay đổi 1.152.722.512 đồng, trong khi đó vốn cố định giảm 111.043.552 đồng. 2.3.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của Xí nghiệp Để có vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Tình hình tổ chức huy động vốn của Xí nghiệp được thể hiện như sau ( Biểu 02 ): Biểu 02: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 trong 4 năm từ năm 2004 – 2007 Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) I. Nợ phải trả 44,413,953,508 29,193,166,840 21,419,822,724  25,322,608,256 1. Nợ ngắn hạn 44,390,824,763 29,172,457,982 21,418,103,175  24,660,723,816 2. Nợ dài hạn 23,128,745 20,708,858 1,719,549  661,884,440 II.Vốn chủ sở hữu -9,738,997,963 -1,398,142,939 -530,084,341  74,406,078 1.Nguồn vốn CSH -9,615,186,855 -1,252,278,231 -384,219,633  220,270,786 2. Nguồn KP,Quỹ khác -123,811,108 -145,864,708 -145,864,708  -145,864,708 Tổng nguồn vốn  34,647,955,545 27,795,023,901 20,889,738,383  25,397,014,334 Qua số liệu ở biểu đồ trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của Xí nghiệp vào thời điểm 30/12/2007 là 25,397,014,334 đồng tăng 4,507,275,950 đồng ứng với tỷ lệ 17,79 % so với năm 2006. Cụ thể : Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp là 74,406,078 đồng chiếm 0,29% trong tổng nguồn vốn, tăng 74,936,162 đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong năm là do Xí nghiệp đã bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận để lại. Đến cuối năm 2007 vốn bổ sung của Xí nghiệp là 1,789,403,252 đồng giảm so với cùng kỳ năm trước 96,163,004 đồng. Còn trong các năm từ 2004 – 2006 tổng nguồn vốn luôn nhỏ hơn nợ phải trả, đó là do Vốn chủ sở hữu luôn trong tình trạng âm, trong năm 2004 là: -9,738,997,963 đồng, năm 2005 là: -1,398,142,939 đồng và năm 2006: -530,084,341 đồng. Nợ phải trả của Xí nghiệp vào thời điểm 31/12/2007 là: 25,322,608,256 đồng tăng 3,902,785,530 đồng ứng với tỷ lệ tăng 102,33%. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 97,38%%, nợ dài hạn với giá trị là 661,884,440 đồng chỉ chiếm 2,62% tổng nợ phải trả. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm : Vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước...sự biến động của chúng có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Xí nghiệp qua ( biểu 03 ), cho thấy sự biến động cụ thể của từng khoản mua trong nợ ngắn hạn. Biểu 03: Cơ cấu Nợ ngắn hạn của Xí nghiệp: Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Nợ Ngắn Hạn  44,390,824,763  100 29,172,145,982  100  21,418,103,175 100 24,660,723,816  100 1.Vay và nợ ngắn hạn  12,718,150,438  28,65  6,666,182,297  22,28  6,691,030,598  21,24 6,026,421,824 24,43 2.Phải trả người bán  10,106,312,651 22,77  5,760,835,193   19,73 11,648,254,653  54,38 4,139,379,877 16,78 3.Người mua trả tiền trước  402,261,371 0,9  330,092,411  1,13 2,996,581,184  13,99 1,386,438,203  5,62 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước  1,108,770,316  2,5  249,667,923  0,85 1,410,129,537  6,58 348,014,180  1,41 5.Phải trả công nhân viên  3,297,580,410  7,42 178,898,235  0,61 796,487,647  3,72 973,867,737  3,94 6. Chi phí phải trả  1,773,637,718  4,0  5,722,368,353  19,6  5,083,866,614 23,73 5,264,434,333 21,34 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ  14,798,486,281  33,33  10,254,413,570  35,28  -7,208,247,058  -23,64 6,267,761,058 25,41  8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD -  -  -  - -  - -  - 9.Các khoản phải trả phải nộp khác  185,625,578  0,43  -  - -  -  254,406,604  1,06 Trong cơ cấu nợ ngắn hạn thì chủ yếu là khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả cho các đơn vị nội bộ. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng nợ vay ngắn hạn là 6,026,421,824 đồng chiếm tỷ trọng 24,43% tăng 3,19% so với năm 2006, nhưng sô tiền phải trả giảm so với năm 2006 là: 664,608,774 đồng. Trong năm 2004 với nợ ngắn hạn là 44,309,824,763 đồng trong đó vay ngắn hạn là 12,718,150,438 đồng chiếm 28,65% nợ ngắn hạn. Đây cũng là năm Xí nghiệp có nhiều công trình thi công nên cần một lượng vốn lớn. Tổng trị giá khoản phải trả cho người bán năm 2007 là: 4,139,379,877đồng chiếm tỷ trọng 16,78% giảm 7,508,874,773 đồng ứng với tỷ lệ giảm 37,6% so với cùng kì năm trước. Giảm tương ứng 1,621,455,316 đồng, và 5,966,932,73 đồng so với các năm 2005 và 2004. Khoản người mua phải trả tiền trước năm 2007 là 1,386,438,203 đồng chiếm 5,62%, tổng nợ ngắn hạn giảm 1,086,780,085 đồng với tỷ lệ giảm 8,28% so với năm 2006. Song so với 2 năm 2005 và 2004 thì khoản tiền này lại tăng tương ứng là 1,056,345,792 đồng, và 984,176,832 đồng ứng với tỷ lệ tăng là :4,49% và 4,72% Khoản phải trả phải nộp khác năm 2007 là 254,406,604 đồng chiếm tỷ trọng 1,06% so với 2 năm 2006 và 2005 là không có biến động. Và tăng 68,835,026 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là : 0,63% so với năm 2004. Các khoản phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn, cụ thể là trong các năm 2004 là : 33,33%, 2005 là: 35,28% và năm 2007 là: 25,41% đây là điều đáng lưu ý trong Tổng nợ ngắn hạn của Xí nghiệp. Trị giá các khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước cả đầu và cuối năm đều nhỏ hơn 0, chứng tỏ công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Như vậy, đánh giá một cách tổng quát ta thấy: Trong năm 2007 tổng số nợ ngắn hạn của Xí nghiệp tăng so với năm 2006 chủ yếu là do tăng khoản vay ngắn hạn. Cơ cấu vốn kinh doanh phân theo vốn cố định và vốn lưu động nhìn chung là chưa hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng. Tình hình tài chính của Xí nghiệp là tương đối lành mạnh. Toàn bộ nguồn vốn thường xuyên được tài trợ bởi nguồn dài hạn, đảm bảo cho Xí nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Quy mô sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tăng rất nhanh nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu vốn ổn định do Xí nghiệp đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau . 2.3.3 Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp 2.3.3.1 Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh. Đây là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các Tài sản cố định trên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của Tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Xem xét việc sử dụng vốn cố định của Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 trước hết cần xem xét kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp.( Biểu 04 ) * Kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp: ( trang bên ) Biểu 04 : Kết cấu Tài sản cố định của Chi Nhánh Công Ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 Tên TSCĐ 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 1. TSCĐ Hữu hình 3,056,263,874 2,525,842,830 2,060,229,587 2,514,541,057 * Nguyên giá 7,738,227,460 6,209,224,568 5,814,246,468 6,843,809,790 *Giá trị hao mòn lũy kế 4,681,963,586 3,683,381,738 3,754,016,581 4,329,268,733 2. TSCĐ Thuê TC - - - - * Nguyên giá - - - - *Giá trị hao mòn lũy kế - - - - 3. TSCĐ Vô hình - - - - * Nguyên giá - - - - *Giá trị hao mòn lũy kế - - - - 4. Chi phí XDCB DD 370,546,275 - 190,368,145 - * Nguyên giá - - - - 5. TỔNG TSCĐ 3,426,810,149 2,525,842,830 2,250,597,732 2,514,541,057 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình qua các năm như sau : năm 2007 là : 6,843,809,790 đồng tăng 1,029,563,322 đồng so với năm 2006, tăng 643,585,222 đồng so với năm 2005 và giảm 89,017,670 đồng so với năm 2004. Tuy nhiên nếu chỉ xem xét tài sản cố định trên cơ sở nguyên giá thì chưa đúng đắn về tình hình tài sản cố định của Xí nghiệp. Vì trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn làm giảm năng lực sản xuất của chúng. Tài sản bị hao mòn đến một lúc nào đó thì không thể sử dụng được nữa. Để quản lý tốt vốn cố định, Doanh nghiệp cần phải trích khấu hao tài sản cố định. Số tiền trích khấu hao phải đúng bằng số hao mòn thực tế của tài sản cố định mà chúng chuyển dịch vào giá trị sản phẩm taọ ra trong kỳ. Dưới đây ta đi phân tích tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định của công ty năm 2007 (Biểu 05 ). Số tiền khấu hao luỹ kế đến thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn của TSCĐ= Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định ở thời điểm đánh giá so với thời điểm ban đầu. Nếu hệ số càng cao chứng tỏ rằng tài sản cố định đã trở nên cũ kỹ và lạc hậu, năng lực sản xuất không còn hoặc là còn rất ít, Xí nghiệp cần có kế hoạch để đầu tư sản xuất, còn ngược lại nếu hệ số này thấp thì chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của tài sản cố định còn cao. Biểu 05 :Hệ số hao mòn của TSCĐ năm 2007 Tên TSCĐ HH Hệ số hao mòn TSCĐ 1.Máy móc thiết bị 0,24 2.Thiết bị văn phòng 0,44 3.Phương tiện vận tải 0,12 4.Nhà cửa vật chất 0,20 Theo số liệu ở ( biểu 05 ) cho thấy, đến ngày 31/12/2007 thì hệ số hao mòn của: -Máy móc thiết bị đưa vào sản xuất có hệ số hao mòn vào cuối năm 2007 là 0,24 nghĩa là máy móc khấu hao hết 24% so với nguyên giá, giá trị còn lại của máy móc thiết cuối năm 2007 là 1.021.270.521 ứng với tỷ lệ 76% so với nguyên giá . Mức trích khấu hao như vậy chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp còn ở mức khá cao. Mặc dù trong năm Xí nghiệp phải tiến hành thi công nhiều công trình xây dựng nhưng do hệ thống máy móc được trang bị một cách đồng bộ với công nghệ tiên tiến giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi nên tránh được hao mòn đối với các loại máy móc thiết bị có giá trị lớn. -Thiết bị văn phòng có hệ số hao mòn tương đối cao 0,44 với số tiền khấu hao luỹ kế là 191.488.382 đồng với giá trị còn lại là 119.238.865 đồng ứng vơí tỷ lệ 55,54% với nguyên giá. -Hệ số của phương tiện vận tải là 0,12 với số tiền khấu hao luỹ kế là 538.090.059 đồng, giá trị còn lại của phương tiện vận tải là 1.054.421.815 ứng với 84% so với nguyên giá. -Hệ số hao mòn của nhà cửa vật chất kiến trúc là 0,20 ứng với số tiền hao mòn luỹ kế là 499.360.660 đồng. Tức là trong năm 2007, nhà cửa vật chất kiến trúc của Xí nghiệp đã khấu hao hết 24% so với nguyên giá. 2.3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn cố định là nhân tố tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn của Xí nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận trên một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp cần xem xét một số chỉ tiêu ở (biểu 06). Qua đó ta thấy: Biểu 06: Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Xí nghiệp từ năm 2004 - 2007 Các chỉ tiêu đánh giá 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 1. Hiệu suất sử dụng VCĐ  18,46  14,33  27,9 24,1 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ  14,5  11,76  23,6 17,3 3. Tỷ suất lợi nhuận  -1,29  -0,145  0,6 0,41 -Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp năm 2006 là 27,9 nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo đưọc 27,9 đồng doanh thu thuần nhưng sang năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp lại giảm xuống còn 24,1 đồng doanh thu thuần giảm 3,8 đồng so với năm 2006 ứng với tỷ lệ giảm 13,62%. Tuy nhiên so với 2 năm 2005 và 2004 thì hiệu suất s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7915.doc
Tài liệu liên quan