MỤC LỤC
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1
I.CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ 1
1.Vốn đầu tư: 1
1.1 Khái niệm: 1
3. Các nguồn hình thành vốn đầu tư: 3
3.1 Tiết kiệm trong nước: 3
3.2 Đầu tư nước ngoài 6
II. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14
1.Khái niệm vốn huy động trong ngân hàng thương mại 14
2.Tầm quan trọng của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 15
3. Các nguồn vốn huy động 17
3.1 Nguồn tiền gửi 17
3.2 Nguồn đi vay 19
3.3. Nguồn khác 21
III. HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ CỦA NHTM 21
1. Khái quát hoạt động Huy động vốn từ dân cư của NHTM 21
1.1 Đặc điểm của tiền gửi dân cư tại NHTM 22
1.2 Vai trò của huy động vốn từ dân cư 23
1.3 Hình thức huy động vốn từ dân cư 23
2 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động huy động vốn từ dân cư của NHTM 24
2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 24
2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính 27
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ dân cư của NHTM 28
3.1 Nhân tố khách quan. 28
3.2 Nhân tố chủ quan 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHU VỰC DÂN CƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH 3, NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 34
1.Khái quát về Sơ giao dịch 3, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 34
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1 Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3,Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 39
2.1.1 Quy mô của lượng vốn huy động: 46
2.1.2 Cơ cấu vốn huy động 48
2.1.3 Tỷ lệ tổng huy động vốn dân cư / tổng vốn huy động của toàn ngân hàng 52
2.1.4 Chi phí huy động / quy mô huy động 53
2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3 55
2.3.1Những thành tựu: 55
2.3.2Những hạn chế: 56
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH 3, NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 59
I .Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Sơ giao dịch 3, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 59
II. Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Sơ giao dịch 3, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 60
1. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh 60
2. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt 64
3. Nâng cao chất lượng sử dụng vốn 65
4.Mở rộng và cải tiến các dịch vụ 65
5. Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng 66
6. .Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 68
III. Kiến nghị 68
1. Đối với chính phủ 68
2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 69
3 Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3821 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như không co sự đồng loạt rút tiền trước hạn của khách hàng, gây ra sự mất khả năng thanh toán cũng như sự sụt giảm lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng
-Tính ổn định của cơ cấu vốn huy động
Bên cạnh việc đánh giá sự ổn định trong lượng vốn huy động, hoạt động huy động vốn từ dân cư của ngân hàng còn được xem xét qua cơ cấu lượng vốn huy động phân theo các loại tiền tệ, theo kỳ hạn hay theo các hình thức huy động vốn. Nếu cơ cấu vốn không có biến động quá lớn giữa các loại tiền, giữa các kỳ hạn huy động được hay giữa những các hình thức huy động khác nhau trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu như có sự biến động quá mạnh sẽ làm thay đổi kế hoạch sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, từ đó kết quả đạt được sẽ không được đảm bảo dẫn tới hiệu quả huy động bị giảm sút.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ dân cư của NHTM
3.1 Nhân tố khách quan.
*Môi trường kinh tế xã hội
Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, người dân có thu nhập cao hơn, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, tức là huy động vốn từ tiền gửi dân cư sẽ tăng. Đồng thời tạo môi trường kinh doanh cho NH có hiệu quả, và từ đó làm tăng vốn tự có của NH
Khi nền kinh tế không tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, khả năng tiết kiệm của dân cư giảm, huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng sẽ giảm.
* Cơ chế chính sách của Nhà Nước
Hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cơ chế của Nhà nước, trước hết là hành lang pháp lý có ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của NH trong đó có hoạt động huy động vốn tiền gửi từ dân cư như luật tổ chức tín dụng, luật NHNN…
VD các luật đó quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu của một NHTM bé hơn bằng 8%, hoặc đối với tiền gửi thì các NHTM phải thành lập dự trữ. Ngoài ra hoạt động huy động vốn từ dân cư còn chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ qua hai công cụ chủ yếu là lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Chính sách tiền tệ gián tiếp điều chỉnh lãi suất huy động vốn từ dân cư của NHTM, nếu chính sách tiền tệ nhằm chống lại lạm phát thì NHNN cung ứng tiền ra lưu thông với lãi suất tái chiết khấu làm hạn chế việc đi vay của NHTM, dẫn đến các NHTM tích cực hơn trong việc huy động vốn từ dân cư, do đó có thể làm lãi suất huy động vốn từ dân cư tăng và ngược lại. Khi NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm thắt chặt hoặc nới lỏng khả năng tạo tiền của các NHTM do đó ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn từ dân cư. Hơn nữa mục tiêu của các chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát bình ổn giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm , chính sách tiền tệ làm tăng thêm thu nhập cho người dân, từ đó dân cư có thêm khoản tiền nhàn rỗi để gửi vào NH nhằm mục đích sinh lời.
* Thói quen tập quán và thu nhập của dân cư
NH là nơi mà khách hàng rất tin tưởng nên khách hàng giao túi tiền của mình cho NH nhằm thực hiện các mục đích khác nhau như, đảm bảo an toàn chi tiền bạc của mình hoặc nhằm sinh lãi, hoặc hưởng các dịch vụ của NH…Cho nên ta thường ví NH như người nắm túi tiền của nền kinh tế. Nếu NH không được người dân tin tưởng thì NH không thể thực hiện được vai trò là trung gian tài chính và chắc chắn là sẽ không phát triển
Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy đông vốn của các NH, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quên sử dụng tiền mặt ít thì khả năng tiết kiệm của người dân tăng làm nguồn vốn huy động từ dân cư của NH được tăng cường
Tạp quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NH. Nếu ở những vùng dân cư người ta quen dùng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất giữ là chính thì việc huy động vốn của NH sẽ gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn vào thời kỳ vàng còn có giá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng cất trữ, còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi thì hoặc bảo quản thì họ gửi tiền vào NH nhiều hơn làm cơ hội huy động vốn của NH tăng lên…Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua NH rất nhiều, hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toán qua NH, còn những nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán quan NH còn rất hạn chế nến ít người mở tài khoản tại NH. Điều này sẽ làm giảm khả năng tạo tiền tại hệ thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch
Thu nhập của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của NHTM, thu nhập của người dân càng cao thì khả năng tiết kiệm của họ cang lớn làm lượng tiền gửi vào NH sẽ lớn và ngược lại.
3.2 Nhân tố chủ quan
•Các hình thức huy động vốn và chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung ứng , và hệ thống màng lưới
Hình thức huy động vốn của ngân hàng đưa ra càng phong phú, đa dạng linh hoạt và thuận tiện thì khả năng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn, xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý trong dân cư . Chính sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đã giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp tìm được cho mình một hình thức đầu tư hợp lý nhất.
Khi các ngân hàng thương mại đưa ra các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và hợp lý, cùng với việc mở rộng hệ thống màng lưới hoạt động, và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn . Ngược lại khi các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa đa dạng, phong phú, chất lượng hoạt động dịch vụ chưa cao, hệ thống màng lưới còn ít, chưa thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng, thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới huy động vốn của ngân hàng .
Hiện nay với sự đổi mới sâu sắc của ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại không ngừng đổi mới về khoa học, công nghệ, về phong cách giao dịch, mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng, phát triển thêm mạng lưới hoạt động từ chi nhánh cấp 3, cấp 4, các ngân hàng lưu động, và các ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ ...
•Chất lượng hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửi vào hệ thống ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn thực hiện sử dụng các nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ....để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho ngân hàng .Do vậy nếu nghiệp vụ sử dụng vốn không hiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại . Khi sử dụng vốn kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng tin của dân chúng vào ngân hàng bị giảm đi . Từ đó sẽ rất khó khăn cho các hình thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi . Mặt khác hoạt động tín dụng hiệu quả tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn ngân hàng huy động ngày càng tăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo .
•Uy tín của ngân hàng.
Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của ngân hàng. Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trường ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực tế khi ngân hàng có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác ngay cả khi lãi suất tiền gửi của ngân hàng đưa ra có thấp hơn).
•Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác dụng to lớn như vậy, nếu chiến lược kinh doanh được lựa chọn đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả.
•Trình độ công nghệ ngân hàng.
Trình độ công nghệ ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng; các loại hình dịch vụ ngân hàng cung ứng; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Cơ sở vật chất của ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiến mang lại lợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ cho khách hàng tốt hơn, tạo lòng tin cho khách hàng. Thực tế khách hàng sẽ tin tưởng yên tâm hơn khi gửi tiền ở một ngân hàng có trình độ công nghệ trình độ công nghệ ngân hàng cao. Và khi khách hàng đã thực sự yên tâm gửi tièn thì ngân hàng dễ dàng trong việc huy động.
•Năng lực , trình độ , đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng .
Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự , tài sản nợ , tài sản có , tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình , ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra , dự đoán được môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không thì quá trình hoạt động của ngân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín , tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền.
Mặt khác , trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao , mọi thao tác nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng , chính xác , có hiệu quả ; thái độ phục vụ , tác phong làm việc của cán bộ ngân hàng tốt , nhiệt tình , cởi mở , tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng , thu hút được nhiều khách hàng hơn . Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn cho ngân hàng . Do đó , để thu hút khách hàng gửi tiền , đi đôi với việc trau dồi kiến thức , nghiệp vụ , cán bộ ngân hàng phải thường xuyên chú ý đến thái độ phục vụ của mình sao cho vừa lòng khách hàng .
•Công tác quảng cáo , khuyến mãi…
Các ngân hàng thương mại hiện nay đã từng bước học tập và ứng dụng nghệ thuật thông tin quảng cáo , các hình thức khuyến mãi…Tuy việc đầu tư cho công tác này còn hạn chế , nhưng có thể nói đây cũng là mặt mạnh của ngành ngân hàng trong việc cạnh tranh để huy động tiền gửi . Thông tin quảng cáo , tiếp thị khuyến mại , các dịch vụ hậu mãi rõ ràng sẽ phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường . Và tuỳ vào chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp để các nhà quản trị ngân hàng chọn thời điểm , thời gian sử dụng , chiến lược quảng cáo khuyến mãi cũng như hậu mãi phù hợp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHU VỰC DÂN CƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH 3, NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.Khái quát về Sơ giao dịch 3, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ra đời trên cơ sở Quyết định số 285/QĐ-TTG - ngày 18/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 617/QĐ-NHNN ngày 14/6/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao nguồn vốn Dự án Tài chính nông thôn (TCNT) từ Ngân hàng Nhà nước, và Quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 2/7/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Sở giao dịch III (SGD III) đã được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp thực hiện chức năng chủ dự án (ngân hàng bán buôn), quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB), các đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính. Bên cạnh đó SGD III còn được giao thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo Luật Các tổ chức tín dụng theo điều lệ và quy định của BIDV và thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quán lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của khách hàng; dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng và các nghiệp vụ khác theo uỷ nhiệm của Tổng giám đốc BIDV.
Kể từ ngày thành lập, hoạt động của SGD III luôn có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Về mặt tổ chức, SGD III được thành lập trên cơ sở ban đầu là số cán bộ điều động từ Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế của Ngân hàng Nhà nước và một số phòng chức năng như Đại lý ủy thác, Kinh doanh dịch vụ... của BIDV. Từ 35 cán bộ ban đầu, đến nay, nguồn nhân lực của SGD III đã được bổ sung và kiện toàn cả về số lượng và chất lượng với quân số 117 cán bộ vào cuối năm 2008 để đáp ứng nhu cầu phát triển và vươn lên trong điều ' kiện mới. Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Sở đạt 18.491 tỷ đồng, táng gấp năm lần so với khi mới thành lập.
Tổng dư nợ tăng từ 2.627 tỷ đồng lên 10.018 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi năm 2008 đạt gấp 8 lần so với năm 2002. Đây là những con số ấn tượng với một đơn vị chỉ mới qua 8 năm hoạt động và trưởng thành. Bên cạnh đó SGD III đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tầm nhìn và tư duy phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế.
Thực hiện chức năng quản lý các dự án tín dụng quốc tế, SGD III đã quản lý tết Dự án TCNT I và II do WB tài trợ cho Chính phủ Việt Nam với tổng vốn vay tương đương 350 triệu USD. Dự án TCNT II đã được triển khai đúng tiến độ, nguồn vốn Dự án được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Không chỉ có ý nghĩa trong việc khẳng định vị thế của BIDV, hoạt động của Dự án TCNT đã góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tính đến cuối tháng 12/2008, Dự án TCNT II đã giải ngân 235 triệu USD cho gần 400.000 khoản vay được đầu tư cho các phương án kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân nông thôn với tổng vốn đầu tư lên đến 11.500 tỷ đồng (tương đương 675 triệu USD) trải rộng trên 60 tỉnh thành, tạo ra hơn 250.000 công ăn việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở kết quả đã đạt được và tác động của Dự án TCNT II đối với phát triển lãnh tế nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo, từ đầu năm 2006, WB đã bắt đầu xây dựng cho Việt Nam Dự án TCNT III. Tại đợt công tác của Đoàn Thẩm định Dự án vừa kết thúc trong tháng 6/2007. Ban Lãnh đạo WB đã thông báo chính thức tiếp tục lựa chọn BIDV làm ngân hàng mũi nhọn, thông qua SGD III, thực hiện chức năng ngân hàng bán buôn cho Dự án TCNT III.
Đầu năm 2008, hội nghị đàm phán Dự án TCNT III đã diễn ra thành công. Tháng 11/2008, Hiệp định Tài trợ Dự án cho khoản vay 200 triệu USD đã được ký kết giữa WB và Chính phủ Việt Nam. Ngày 10/2/2009, WB đã có thông báo chính thức về việc công bố hiệu lực TCNT III. Hiện tại, SGD III đang tiến hành lựa chọn các PFIs tham gia và sẽ bắt đầu giải ngân ngay trong quý I/2009 với số tiền giải ngân đợt đầu dự kiến khoảng 10 triệu USD. Với việc ký kết hiệp định tài trợ tổng số vốn vay WB hiện đang được SGD III quản lý đã lên 550 triệu USD.
Số vốn này liếp tục được SGD III quản lý và cho vay, góp phần kích cầu phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực kinh tế nông thôn. Trên phương diện thực hiện vai trò của ngân hàng đại lý tiếp nhận các dự án ODA do các bộ ngành ủy thác. SGD III đã phát huy vai trò là đầu mối về vận động các dự án, nguồn vốn và nghiệp vụ đại lý ủy thác của toàn hệ thống. Được các bộ ngành và Chính phủ tin tưởng tiếp tục giao cho BIDV làm đại lý và tiếp nhận thêm nhiều dự án mới. Thông qua hoạt động ngân hàng đại lý các nguồn vốn của Chính phủ, BIDV trước hết được liếp cận tới các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín trên thế giới; sau nữa, có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh, tạo lập vị thế của BIDV trong cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế lớn như WB, ADB, JBIC, AFD, KFW, EIB, NIB... Số vốn mới đại lý ủy thác năm 2008 dự kiến đạt 1700 triệu USD, đạt 100% kế hoạch năm. Việc giải ngân các nguồn vốn thương mại từ các nguồn NIB, JBIC được đẩy mạnh.
Dư nợ đại lý ủy thác hết tháng 12/2008 ước đạt 6.100 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm. Cuối năm 2007 bước sang đầu năm 2008. SGD III bắt đầu triển khai mảng hoạt động thương mại như các chi nhánh khác trong hệ thống. Trước áp lực cạnh tranh huy động vốn khốc liệt giữa các ngân hàng, SGD III đã chủ động, tích cực huy động vốn vì mục tiêu, lợi ích chung của toàn Ngành. SGD III đã triển khai đa dạng và toàn diện các hình thức ngân hàng hiện đại hiện có trong hệ thống BIDV; tăng cường quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận phát triển các khách hàng mới. Tính đến 31/12/2008, số dư huy động vốn tái SGD III ước đạt 6.113 tỷ đồng, hoàn thành 149% kế hoạch năm 2008 và được ghi nhận là đơn vị có mức tăng trưởng huy động vốn cao nhất hệ thống. SGD III cũng đã bám sát định hướng chỉ đạo của Hội Sở chính, từng bước tăng trưởng theo hướng chất lượng và bền vững. Công tác dịch vụ ngày càng được chú trọng triển khai có hệ thống, tạo đột phá trong hoạt động của SGD III.
Thu dịch vụ ròng lũy kế năm 2008 dự kiến đạt 37.7 tỷ đồng, tăng 22,4 tỷ đồng (146%) so với năm 2007, hoàn thành 135% kế hoạch năm 2008. Với kết quả trên, SGD III đã được Hội Sở chính ghi nhận là một trong 10 chi nhánh có thành tích trong công tác dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008. Qua 6 năm hoạt động, đến nay, SGD III đã được trao tặng Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho năm 2004 và 2006, Bằng khen của Thả tướng Chính phủ cho năm 2005. Năm 2007. SGD III còn vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho những đóng góp và cống hiến đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đó thực sự là niềm vinh dự và tự hào của tập thể lãnh đạo và cán bộ SGD III. Trong những năm tới, SGD III sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng để khẳng định, phát huy tốt vai trò là ngân hàng bán buôn đối với các Dự án TCNT, vai trò đầu mối quản lý hoạt động đại lý ủy thác của toàn Ngành cũng như các hoạt động ngân hàng thương mại hiện đại để trở thành một Sở giao dịch hiện đại của một Tập đoàn ngân hàng tài chính hiện đại - BIDV
2.1 Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3,Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm.Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam hội nhập toàn diện vào nên kinh tế thế giới, bước đầu thực hiện các cam kết của WTO về thương mại.Các chỉ tiêu kinh tế đạt tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó vốn ODA cam kết tài trợ cho năm tài khóa 2007 đạt mức kỷ lục với 4,4 tỷ USD. Về chính trị Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của hội đồng bảo an Liên Hợp quốc chứng tỏ uy tín và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên thị trường quốc tế.Ngành ngân hàng cũng có nhiều thay đổi tích cực theo thông lệ quốc tế.Những yếu tố này là điều kiện thuận lợi để SDG3 triển khai hiệu quả những mục tiêu định hướng của năm, phát huy vai trò ngân hàng bán buôn Dự án TCNT và ngân hàng đầu mối phục vụ hoạt động ủy thác của toàn ngành, tạo điều kiện mở rộng hoạt động ngân hàng thương mại.Bên cạnh đó, các yếu tố giá cả, giá vàng, tỷ giá và lãi suất biến động mạnh cùng với thiên tai, lũ lụt có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động của SGD3 nói riêng.Ngay từ đầu, SGD3 đã tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực phấn đấu bằng các giải pháp cụ thể, toàn diện, đồng bộ và quyết liệt trong triển khai nhằm đạt được các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giao, lập thành tích chào mừng Sinh nhật vàng 50 năm thành lập Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và 5 năm thành lập SGD3. Chính vì vậy các mặt hoạt động của SGD3 trong năm 2007 luôn đảm bảo an toàn, tăng trưởng và hiệu quả. Đến 31/12/2007, SGD3 đã đạt và vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh được giao, đặc biệt hoành thành xuất sắc các chỉ tiêu hiệu quả:
-Tổng tài sản đạt 16.856 tỷ VNĐ, hoàn thành 300% kế hoạch, tăng 4.245 tỷ VNĐ (34%) so với năm 2006.
- Huy động vốn đạt 6.526 tỷ VNĐ, hoàn thành 181% kế hoạch, tăng 2.570 tỷ VNĐ (79%) so với năm 2006.
- Dư nợ Dự án TCNT đạt 4.128 tỷ VNĐ, hoàn thành 131% kế hoạch năm , trong đó Dư nợ Dự án TCNT 2 - cấu phần tín dụng - đạt 2.816 tỷ VNĐ, tăng 23% so với năm 2006 và hoàn thành 119% kế hoạch năm. Với quá trình chuẩn bị tích cực cho Dự án TCNT 3, SGD 3 được WB và Chính phủ lựa chon là Ngân hàng bán buôn cho Dự án TCNT 3 với số vốn tài trợ 200 triệu USD.
- Tiếp nhận ủy thác phục vụ 14 chương trình, dự án với tổng số vốn ủy thác đạt tương đương 1.450 triệu USD, đạt 145% kế hoạch năm.
- Triển khai cho vay thương mại theo đúng định hướng với số vốn cam kết 760 tỷ VNĐ và dư nợ đến hết 31/12/2007 đạt 32 tỷ VNĐ.
- Chênh lệch thu chi chưa trích DPRR đạt 171 tỷ VNĐ, hoàn thành 146% kế hoạch năm và chênh lệch thu chi trên bình quân đầu người đạt 2 tỷ VNĐ/người so với 1,27 tỷ VNĐ/người năm 2006. Lợi nhuận trước thuế đạt 141 tỷ VNĐ, tăng 47 tỷ VNĐ (50%) so với năm 2006.ROA đạt 1,07%.
- Thu dịch vụ ròng đạt 15,3 tỷ VNĐ, đạt 153% kế hoạch năm, đưa thu dịch vụ ròng bình quân đầu người đạt 179 triệu VNĐ/người.
STT
CHỈ TIÊU
TH NĂM 2006
NĂM 2007
KH
TH đến
31/12/2007
% so KH
So với năm 2006
Tuyệt đối
(%)
I
Chỉ tiêu quy mô
1
Tổng tài sản
12,611
14,027
16,856
300%
4,245
34%
2
Dư nợ D/A TCNT 1
1,121
1,069
1,109
104%
-12
-1%
3
Dư nợ D/A TCNT 2
2,465
2,932
3,019
119%
554
23%
Cấu phần A
2,355
2,800
2,887
119%
532
23%
Cấu phần B
110
132
132
100%
22
20%
4
Dư nợ ĐLUT
4,320
5,153
4,994
81%
674
16%
5
Số vốn mới (triệu USD)
742
1,000
1,450
145%
708
95%
6
Dư nợ thương mại
100
32
32%
7
Huy động vốn cuối kỳ
3,656
3,600
6,526
181%
2,870
79%
8
Huy động vốn bình quân
2,701
3,940
1,239
46%
9
Định biên lao động
82
100
106
24
29%
II
Chỉ tiêu hiệu quả
1
Nợ quá hạn (%)
<1
<1
<1
2
Chênh lệch thu chi
104,2
116,8
171
146%
67
64%
3
Trích DPRR
10,4
29,8
4
Lợi nhuận trước thuế
93,8
141
47
50%
5
Thu dịch vụ ròng
6,4
10
15,3
153%
9
139%
6
Chênh lệch thu chi/Lao động bq
1,27
2
0,6
46%
7
Sử dụng HM D/A TCNT 2(%)
93
84
III
Chỉ tiêu chính theo WB
1
Số định chế tham gia D/A
23
25
2
2
Tỉ trọng DN TDH RDF 2 (%)
90
<75
84
Năm 2008 lại là năm nên kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng toàn cầu đã khiến một loạt các ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ hoặc phải sáp nhập…Nền kinh tế Việt Nam vì thế chịu ảnh hưởng,tác động đến ngân hàng tài chính nói chung và hoạt động kinh doanh của SGD3 riêng.Sang năm 2008, Sở GD3 chuyển sang hoạt động tại trụ sở mới song song với nhiệm vụ ngân hàng bán buôn, Sở đã chính thức triển khai mô hình hoạt động mới với đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, Sở Giao dịch 3 đã chủ động, sáng tạo, tập trung mọi nguồn lực, thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp thiết thực, toàn diện, đồng bộ để tạo mức tăng trưởng đột phá, toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều được hoàn thành vượt trội. Sở Giao dịch 3 luôn được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt nam trong hoạt động kinh doạnh.Kết quả cụ thể :
Tổng tài sản tăng trưởng bình quân 35% qua các năm và đạt 19.485 tỷ VNĐ năm 2008.
Số dư huy động vốn tăng trưởng bình quân 60% /năm, đạt 7.730 tỷ VNĐ năm 2008.
Tổng dư nợ tăng trưởng bình quân 17%, đạt 10.105 tỷ VNĐ năm 2008 trong đó dư nợ Dự án TCNT 1 và 2 đạt 3.676 tỷ USD, dư nợ đại lý ủy thác đạt 6.222 tỷ VNĐ
Thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân 199% trong giai đoạn 2006-2008 và đạt 38,7 tỷ VNĐ năm 2008.
Chênh lệch thu chi năm 2008 đạt mức tăng trưởng 35% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người tăng trưởng năm 20% là một trong những chi nhánh có mức tăng trưởng cao trong hệ thống
Năm 2009, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực trên diện rộng về mọi mặt đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù Chính phủ và Ngân hàn Nhà nước đã chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các giải pháp ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ hoạt động kinh doanh nhưng hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt nam nói riêng vẫn phải đối mặt với sự suy giảm nguồn vốn huy động, sự mất cân đối giữa cho vay và huy động vốn, đặc biệt là VNĐ, diễn biến tỷ giá… Mặc dù gặp phải nhiều thách thức từ sự khó khăn chung của nền kinh tế nhưng với quyết tâm nỗ lực vượt qua những thử thách khó khăn, bám sát chỉ đạo của Hội Sở chính, SGD3 đã tập trung mọi nguồn lực, đưa ra các giải pháp cụ thể, linh hoạt và toàn diện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chênh lệch thu chi lớn, hoạt động hiệu quả, an toàn, hoạt động ngân hàng thương mại được đẩy mạnh song song với việc tiếp tục mở rộng triển khai thành công hoạt động Dự án TCNT và ngân hàng đại lý ủy thác. Với những nố lực không ngừng đó, SGD3 đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh với những thành tích nổi bật sau:
Chênh lệch thu chi đạt 436 tỷ VNĐ, tăng trưởng 28% so với năm 2008, và hoàn thành 131% kế hoạch năm.
Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người tăng trưởng 67% so với năm 2008 (đạt 2,95 tỷ VNĐ/ người năm 2009 so với 1,77 tỷ VNĐ/người năm 2008).
Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người đạt 485 triệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc