Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

1. Tính cấp thiết của đề tài. 2

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Kết cấu của đề tài. 3

6. Lời cảm ơn. 4

CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 5

1.1. Khái niệm đầu tư và đặc điểm của hoạt động đầu tư. 5

1.1.1. Khái niệm đầu tư. 5

1.1.2. Phân loại đầu tư 6

1.1.3. Đặc điểm hoạt động đầu tư. 9

1.1.4. Vị trí, vai trò của đầu tư đối với sự phát triển nền kinh tế. 12

1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 15

1.2.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 15

1.2.2. Vị trí vai trò của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản. 17

1.2.3. Đặc điểm chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. 20

1.3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 20

1.3.1. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 20

1.3.1.1. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. 20

1.3.1.2. Quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. 20

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 22

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2004 – 2007. 29

2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vũ Thư năm 2007. 29

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2004 – 2007. 34

2.2.1. Những kết quả đạt được. 34

2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại. 46

2.2.2.1. Những tồn tại: 46

2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại: 57

2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ thư giai đoạn 2004 – 2007. 61

 

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010. 66

3.1. Nhu cầu về vốn đầu tư của Vũ Thư. 66

3.1.1. Những yêu cầu, định hướng về đầu tư. 66

3.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội 67

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2008 – 2010 .68

3.3. Một số kiến nghị 79

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 79

3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh. 80

3.3.3. Kiến nghị với UBND huyện và các ngành chức năng của huyện 80

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

doc87 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư. Đơn vị:Triệu đồng. S TT Năm Chi đầu tư XDCB Tổng chi Ngân Sách Tỷ lê % XDCB/NS Ghi chú 1 Năm 2004 17.327 71.169 24,35 % 2 Năm 2005 24.951 84.721 29,45 % 3 Năm 2006 60.871 163.977 37,12 % 4 Năm 2007 50.330 168.738 29,83 % (Nguồn: Báo cáo chi ngân sách huyện, xã năm 2004; 2005; 2006; 2007) Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư XDCB nhìn chung được bố trí tăng dần qua từng năm, vốn đầu tư XDCB đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách, đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội huyện Vũ Thư. Kết quả đạt được trong các lĩnh vực cụ thể: Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản chia theo ngành. Đơn vị:Triệu đồng. S TT Nội dung Năm 2004-2007 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng 153.479 17.327 24.951 60.871 50.330 1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 80.683 9.608 10.513 25.511 35.051 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7.542 1.421 2.221 2.400 1.500 3 Kiên cố hoá kênh mương 11.779 2.453 2.500 3.146 3.680 4 Công nghiệp – Thương mại - dịch vụ 11.260 120 1.080 7.430 2.630 5 Nông lâm - thuỷ lợi 11.238 520 3.205 6.149 1.364 6 Giao thông - đô thị - địa chính 17.758 1.901 3.072 8.345 4.440 7 Văn hoá - giáo dục - y tế - xã hội 10.659 1.304 1.800 6.450 1.105 8 Khác 2.560 0 560 1.440 560 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vũ Thư) Phân tích bảng ta thấy cơ cấu bố trí vốn của huyện Vũ Thư chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư XDCB: 80.683 triệu đồng chiếm 53% tổng chi đầu tư XDCB của huyện. Đây là yếu tố quyết định đến công cuộc CNH – HĐH của huyện. * Ngành công nghiệp – thương mại - dịch vụ: Trong giai đoạn 2004 - 2007 tổng vốn đầu tư của ngân sách huyện cho ngành công nghiệp là: 11.260 triệu đồng chiếm 8% tổng chi đầu tư XDCB, tập trung đầu tư chủ yếu cho hạ tầng khu công nghiệp. Các danh mục được tập trung vốn đầu tư đó là: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác san nền lấp trũng, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng khu công nghiệp... Với việc các danh mục công trình trên đang dần hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, tạo cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư trong các khu công nghiệp. * Ngành văn hoá – giáo dục – y tế - xã hội: Trong giai đoạn 2004 - 2007 tổng vốn đầu tư của ngân sách huyện, xã là: 10.659 triệu đồng. Vốn đầu tư đã đươc trải đều cho các trung tâm y tế, trường học, nhà văn hoá ... từ huyện đến xã. Nhiều dự án công trình hoàn thành vào sử dụng tạo ra cơ sở vật chất cho các công tác văn hoá, giáo dục, chăm sóc y tế của địa phương. * Ngành Nông lâm - thuỷ lợi: Trong giai đoạn 2004 - 2007 tổng vốn đầu tư của ngân sách huyện, xã cho ngành là : 11.238 triệu đồng chiếm 7% tổng chi đầu tư XDCB, tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm của huyện như: cống Tân Đệ, thuỷ sản, chăn nuôi các xã... Các công trình trên khi đi vào sử dụng góp phần đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương. * Ngành giao thông – đô thị - địa chính: Đây là những ngành rất quan trọng, vốn đầu tư trong các năm qua là: 17.758 triệu đồng chiếm 12% tổng chi đầu tư XDCB của huyện. Trong các năm tới vốn đầu tư cho các ngành này vẫn cần nhiều phục vụ cho việc hoàn thiện hạ tầng giao thông, đô thị của huyện. * Còn lại trong tổng chi vốn đầu tư XDCB là các khoản chi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cánh đồng 50 triệu/ha; giống cây trồng, vật nuôi ...); kiên cố hoá kênh mương và một số sự nghiệp kinh tế khác. Đây là các khoản chi ổn định hàng năm nhằm củng cố hệ thống thuỷ lợi, nông nghiệp .... Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư trong những năm gần đây cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dựa trên bộ khung pháp lý về quản lý đầu tư và XDCB đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện; công tác chỉ đạo điều hành, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được tăng cường; công tác giám sát của công luận và nhân dân đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắ phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này... Về việc thực hiện quy chế đầu tư XDCB, UBND huyện Vũ Thư đã thực hiện tương đối nghiêm túc các khâu của quy trình quản lý đầu tư XDCB, cụ thể như sau: Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các danh mục công trình dự án, điều hành kế hoạch vốn đầu tư XDCB, UBND huyện và các phòng ban chức năng đã điều hành sát sao và cụ thể nhằm tháo gỡ nhưng khó khăn cho các công trình dự án và điều chỉnh bổ xung tăng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các công trình có nhu cầu, giảm kế hoạch đối với các công trình dự án không có khă năng thực hiện được hoặc hiệu quả thấp. Trên cơ sở các quy định của Luật Ngân sách, Quy chế đầu tư XDCB, hàng năm phòng Tài chính - Kế hoạch đã lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư trong dự toán cân đối Ngân sách để báo cáo UBND huyện, trình với sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư. Phân bổ dự toán kinh phí đầu tư để trình UBND huyện giao dự toán nguồn vốn cho UBND các xã, thị trấn, các dự án thuộc huyện quản lý. Đảm bảo các nguồn vốn để Kho bạc Nhà nước, UBND các xã, thị trấn thanh toán kịp thời, đúng tiến độ thực hiện của các dự án đã được UBND huyện bố trí kế hoạch vốn. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã bớt giàn trải hơn, chú trọng tập trung cho những công trình trọng điểm của các ngành nông nghiệp, giao thông, công nghiệp... Đồng thời đã giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo đảm ổn định vững chắc chính trị, tạo đà phát triển KT – XH. Công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng chi tiết đã bám sát quy hoạch tổng thể KT – XH được duyệt, cụ thể hoá các chủ trương của huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện. Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình mặc dù chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng nhìn chung các dự án đã bám sát nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Các dự án có quy mô lớn, thiết kế kỹ thuật phức tạp đều được tiến hành khảo sát kỹ lưỡng để có đủ căn cứ kỹ thuật bảo đảm cho việc thiết kế nền an toàn và kinh tế. Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán đã được phân cấp tương đối rõ ràng theo các hướng dẫn của UBND tỉnh, các phòng ban chức năng đã được quy định rõ về chức năng nhiệm vụ trong quản lý đầu tư XDCB, chủ đầu tư đã được tự chủ hơn trong công tác quản lý... Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý đầu tư XDCB của huyện hoạt động trơn tru hơn, bớt được một số khâu không cần thiết, tạo nên sự khách quan trong quản lý đầu tư XDCB. Sự ra đời của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn của Bộ, UBND tỉnh đã phần nào gỡ bỏ được một số khúc mắc trong công tác đấu thầu. Hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Vũ Thư đã diễn ra công khai và khách quan hơn. Đối với các dự án phải thực hiện đấu thầu thì công tác đấu thầu đã được các chủ đầu tư thuê tư vấn thực hiện từ khâu lập kế hoạch gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, mở thầu và xét thầu. Đến nay trên địa bàn của tỉnh đã hình thành các đơn vị tư vấn chuyên sâu trong công tác đấu thầu từ đó góp phần đưa công tác đấu thầu vào nề nếp và thực hiện đúng trình tự của quy chế đấu thầu cũng như nâng cao hịêu quả của quá trình đấu thầu làm tiết kiệm nguồn vốn đầu tư XDCB. Công tác giám sát công trình và quản lý chất lượng công trình trên địa bàn huyện Vũ Thư đã được chú trọng hơn. Trong quá trình thực hiện thi công các công trình, hạng mục công trình của dự án, công tác giám sát đã được các chủ đầu tư coi trọng, việc thực hiện công tác giám sát ngoài các chủ đầu tư trực tiếp tham gia còn thuê các đơn vị tư vấn giám sát cùng thực hiện. Các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đã chấp hành đúng theo quy định trong quá trình giám sát thực hiện thi công. Trên địa bàn huyện trong thời gian qua chưa xảy ra các công trình bị sự cố của chất lượng công trình trong khâu thi công.. Ngoài ra công tác giám sát cộng đồng trên địa bàn huyện Vũ Thư đang được thực hiện rất tốt, đây là một điểm sáng của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung. Qua giám sát của cộng đồng nhiều sai phạm trong thi công đã được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Công tác tổ chức thi công xây lắp của các công trình đặc biệt là các công trình có quy mô vừa trở lên đều được các tổ chức xây lắp có tư cách pháp nhân, có năng lực và kinh nghiệm đảm nhận. Trình tự xây lắp, quy trình và quy phạm trong thi công được đảm bảo hơn trước, các bước nghiệm thu kỹ thuật, quản lý chất lượng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu, kể cả khối lượng phát sinh đã có biên bản và thủ tục theo quy định. Hầu hết các công trình xây dựng đều tiến hành kiểm tra thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào thi công xây lắp, đã quan tâm chú ý thí nghiệm vật liệu trong thi công nền móng, tổ chức nghiệm thu kỹ thuật theo giai đoạn. Các nhà thầu đã chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ thi công, bảo đảm an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Nhiều đơn vị thi công đã thành lập bộ phận quản lý chất lượng và tổ chức học tập cho cán bộ công nhân về quản lý chất lượng công trình.Trong thi công xây lắp đã quan tâm bố trí giám sát công trình, qua đó làm giảm và phát hiện xử lý những nội dung thi công sai thiết kế, sai quy chuẩn tiêu chuẩn, chấn chỉnh bảo đảm chất lượng công trình điển hình như công trình: Nhà làm việc UBND, HĐND huyện, một số dự án thuỷ sản, chăn nuôi... Công tác thanh, quyết toán công trình đang từng bước nâng cao. Phòng tài chính Vũ Thư và kho bạc Nhà nước Vũ Thư đã phối hợp tương đối tốt, thông qua kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã phát hiện, tiến hành giảm trừ thanh toán các khoản chi không đúng quy định. Riêng công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư được thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo đúng quy trình và thời gian. Chất lượng công tác thẩm tra quyết toán đã từng bước được nâng cao. Trong các năm 2004-2007 phòng Tài chính - kế hoạch huyện Vũ Thư đã thẩm tra, trình phê duyệt hơn 61 dự án, công trình hoàn thành, tổng giá trị quyết toán là: 31.604.592.000 đồng. Trong quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm, loại bỏ những giá trị khối lượng không đúng của chủ đầu tư và đơn vị thi công góp phần giảm trừ thanh toán và tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước là: 3.863.818.000 đồng. Chi tiết được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tổng hợp công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành trên địa bàn huyện Vũ Thư trong các năm 2004 - 2007 Đơn vị: Nghìn đồng S TT Tên công trình Dự toán được duyệt QT được duyệt Tiết kiệm so với dự toán Tổng số 35.468.410 31.604.592 3.863.818 1 Trường cấp I Đồng Thanh 393.597 332.739 60.858 2 Máng cứng xã Đồng Thanh 336.917 288.506 48.411 3 Đài tưởng niệm liệt sỹ xã Đồng Thanh 399.060 300.482 98.578 4 Trờng cấp II Đồng Thanh xã Đồng Thanh 950.082 877.514 72.568 5 Cầu đài tưởng niệm xã Đồng Thanh 223.358 147.559 75.799 6 Trường MN thôn Hội xã Song Lãng 963.977 931.609 32.368 7 Trường THCS xã Song Lãng 465.909 441.862 24.047 8 Hội trường thôn Ba xã Song Lãng 267.460 252.964 14.496 9 Trường MN thôn Ba xã Song Lãng 207.321 195.351 11.970 9 Trường MN thôn Ba xã Song Lãng 207.321 195.351 11.970 10 Kênh N1 xã Song Lãng 382.467 338.504 43.963 11 Nền đường Phú mãn xã Song Lãng 115.000 110.000 5.000 12 Hội trường xã Tam Quang 614.281 503.494 110.787 13 Hội trường Đông An Tự Tân 334.778 308.239 26.539 14 Đường xã Tự Tân 322.791 263.843 58.948 15 Kênh mương Tự Tân 582.065 567.691 14.374 16 Phụ trợ trung tâm Tự Tân 706.967 474.986 231.981 17 Cầu Ngũ Tổng Tự Tân 22.767 22.811 -44 18 Nhà bia liệt sỹ Tự Tân 390.282 381.094 9.188 19 Trờng MN Tự Tân 785.116 777.857 7.259 20 Đài truyền thanh Tự Tân 250.547 250.547 0 21 Hội trường La Nguyễn - Minh Quang 554.095 548.330 5.765 22 Phụ trợ HT La Nguyễn xã Minh Quang 175.210 164.398 10.812 23 Đờng Huyền Sỹ xã Minh Quang 290.000 281.002 8.998 24 Trường tiểu học xã Minh Lãng 946.736 1.166.513 -219.777 25 UBND xã Phúc Thành 1.124.920 1.048.055 76.865 26 Trường tiểu học Phúc Thành 1.113.040 1.044.903 68.137 27 Máng cứng Tân Thành - Phúc Thành 269.875 269.458 417 28 Chợ Trung phần móng xã Phúc Thành 133.059 133.059 0 29 Đường vào UBND xã Phúc Thành 167.944 156.970 10.974 30 Kiốt chợ Mễ xã Tân Phong 646.062 434.392 211.670 31 Trụ sở UBND xã Tân Phong 1.136.170 1.009.383 126.787 32 Công trình phụ trợ xã Tân Phong 407.580 137.082 270.498 33 Máng nội, cửa đình xã Tân Phong 453.957 435.490 18.467 34 Mẫu giáo trung tâm xã Tân Phong 1.370.592 1.258.550 112.042 35 Trạm bơm gốc đa xã Tân Phong 353.648 228.920 124.728 36 Trường THCS xã Song An 1.139.000 1.139.000 0 37 Kênh trạm bơm Ngô xá - Song An 386.843 377.708 9.135 38 Công trình sân, cổng dậu, lát gạch men nền tầng 1 trường tiểu học xã Nguyên Xá 65.112 57.128 7.984 39 Đường giao thông trục xã Nguyên Xá đoạn từ cầu Tân Hòa - Đê sông Hồng 678.704 585.436 93.268 40 Quy hoạh điểm dân c và khu CN làng nghề xã Nguyên Xá 212.289 194.280 18.009 41 Quy hoạch KH SDĐ giai đoạn 2005-2015 xã Nguyên Xá 28.548 28.548 0 42 Móng trường MN số 1 xã Vũ Hội 1.876.354 712.131 1.164.223 43 Các công trình phụ trợ UBND xã Vũ Vinh 570.500 505.404 65.096 44 Trạm bơm Đồng lậy xã Vũ Vinh 178.343 176.837 1.506 45 Trờng Mầm Non xã Vũ Vân 1.442.000 1.427.759 14.241 46 Kênh N1- Trạm bơm Vũ Vân 262.988 238.330 24.658 47 Trụ sở UBND xã Vũ Đoài 433.828 417.352 16.476 48 Cổng dậu sân UB xã Vũ Đoài 354.255 255.385 98.870 49 Trường MN xã Vũ Đoài 364.395 353.115 11.280 50 Trường tiểu học xã Vũ Đoài 745.920 659.079 86.841 51 Khu TM dịch vụ xã Vũ Đoài 1.016.233 1.001.000 15.233 52 Tu sửa nghĩa trang liệt sỹ xã Vũ Tiến 248.000 248.000 0 53 Kiên cố kênh N1 (đoạn 2) xã Vũ Tiến 588.000 571.664 16.336 54 Quy hoạch chi tiết thị tứ BT xã Vũ Tiến 99.468 99.468 0 55 San lấp mặt bằng chợ BT xã Vũ Tiến 894.330 770.286 124.044 56 Trụ sở UBND xã Duy Nhất 1.166.991 1.121.689 45.302 57 Trường THCS xã Duy Nhất 968.900 968.900 0 58 Cầu dân dụng + đường liên thôn xã Duy Nhất 146.200 142.721 3.479 59 Trường MN Vũ Hợp 300.239 265.499 34.740 60 Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Vũ Thư 2.705.074 2.580.143 124.931 61 Trung tâm GDTX Vũ thư 738.266 623.573 114.693 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vũ thư) Công tác quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư đã được quan tâm hơn. Chủ đầu tư được giao toàn quyền trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự toán và tổng dự toán công trình. UBND huyện đã thành lập một số ban quản lý dự án kiêm nhiệm để thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án theo ngành, lĩnh vực cụ thể; đáng chú ý là ban quản lý các khu công nghiệp được thành lập từ năm 2006, đây là ban quản lý dự án nhóm II theo như quy định của thông tư 98/2003/TT-BTC hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, tuy nhiên có mô hình hoạt động gần giống các ban quản lý dự án nhóm I và đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu về ban quản lý dự án được quy định trong nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Từ đó chất lượng quản lý dự án đang ngày được nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác nghiệm thu, bảo hành công trình còn có sai phạm, thiếu sót nhưng nhìn chung được thực hiện tốt, theo đúng quy định của nhà nước. Góp phần đảm bảo bàn giao, khai thác sử dụng công trình hiệu quả hơn. 2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại. 2.2.2.1. Những tồn tại: Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB đã có một số tiến bộ và đạt được những thành quả nhất định... Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư XDCB nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng còn tồn tại nhiều bức xúc: quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo ngành chưa gắn chặt với vùng địa phương; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải còn phổ biến; thất thoát lãng phí xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực, trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng; nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng; hiệu quả đầu tư thấp... Đi sâu vào từng giai đoạn, từng khâu, từng chủ thể của đầu tư XDCB có thể thấy được còn rất nhiều bất cập, tồn tại cần giải quyết. Cụ thể như sau: Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư còn nhiều hạn chế: Đối với các dự án quy hoạch mang tính định hướng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của huyện và các ngành sau khi đã hoàn thành thì ít được quan tâm sử dụng. Đối với các quy hoạch xây dựng cho các dự án, các công trình thì chưa được quan tâm đúng mức, trên địa bàn huyện trong thời gian qua mới chỉ đề cập đến công tác quy hoạch của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp… và công tác quy hoạch này nhiều khi được lập sau khi đã có một số các dự án công trình cụ thể đã được đầu tư như : khu công nghiệp thị trấn Vũ Thư... Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện: đó là điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình, công trình trong dự án, thay đổi điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư… vì khi lập dự án các chủ đầu tư, các tư vấn thiết kế chưa lường hết được những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài... Ngoài ra tình trạng “chạy dự án - lại quả” trong đầu tư XDCB nói chung và đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng vẫn còn, có những khi nhiều phòng, ban, địa phương muốn ghi kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vì những lý do ngoài kinh tế. Có khá nhiều trường hợp người ta vẽ ra hiệu quả tính toán hấp dẫn trong dự án đầu tư để trình cấp trên phê duyệt, và cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án vẫn xét duyệt theo đúng quy chế... Khi công trình đưa vào sử dụng mới lộ rõ những sai sót, thậm chí gian dối trong tình toán. Tình trạng đầu tư tràn lan vẫn xảy ra, có những trường hợp nể nang, kể cả ở những cơ quan có trách nhiệm quản lý quy hoạch và cấp vốn đầu tư xây dựng. Về công tác giải phóng mặt bằng: Đối với một số dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư, công tác giải phóng mặt bằng đang thực sự gặp rất nhiều khó khăn: vốn đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn, công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chưa được các chủ đầu tư triển khai một cách quyết liệt, còn có nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách do liên quan đến nhiều phòng, ban, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, giá đền bù và phương thức đền bù chưa được người dân ủng hộ... điển hình là các dự án phải sử dụng đất nông nghiệp như thuỷ sản, chăn nuôi, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án mở rộng đường giao thông... Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu: việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán hiện nay đều do chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, đa số các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư hầu như không thể tự thực hiện công việc này. Do đó công việc này được các chủ đầu tư thuê các tổ chức, công ty tư vấn thiết kế thực hiện. Phí thiết kế dự toán được trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp. Vì thế nhiều tư vấn thiết kế dự toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tư quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí ngân sách Nhà nước, một số công trình thiết kế kiến trúc chưa đẹp, chỗ thừa, chỗ thiếu phải sửa chữa nhiều lần, không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và thi công công trình. Do vậy khi thi công các công trình, hạng mục công trình phải điều chỉnh làm cho thời gian thi công luôn phải kéo dài chờ đợi các thủ tục để điều chỉnh thiết kế và dự toán. Công tác đấu thầu, chỉ định thầu còn nhiều bất cập: Hiện nay, công tác đấu thầu và chỉ định thầu được thực hiện theo các quy định của luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 12/12/2005 và nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng cùng một số văn bản quy phạm pháp luật khác... Tuy nhiên, công tác đấu thầu, chỉ định thầu của các dự án trên địa bàn huyện Vũ Thư vẫn còn nhiều bất cập. Đấu thầu chưa thực sự công khai, công bằng, thông tin về đấu thầu còn hạn chế, tổ chức xét duyệt kết quả đấu thầu còn khuất tất... thậm chí một số gói thầu chưa đấu thầu đã biết đơn vị trúng thầu... Việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa trên tiêu chí giá dự thầu, giá thấp thì trúng thầu chứ chưa thực sự chú ý đến các tiêu chí kỹ thuật, năng lực nhà thầu... Kết quả đấu thầu vẫn bị chi phối bởi những sự can thiệp của các thế lực khác nhau... Ngoài ra bản thân các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thực sự thuyết phục, như trong quy định về chỉ định thầu quá phức tạp, độ phức tạp về hồ sơ chỉ định thầu không hề thua kém đấu thầu, gây ra nhiều khó khăn phiền hà không cần thiết. Công tác thi công xây lắp cũng bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém: từ việc chuẩn bị thi công, tổ chức thực hiện đến kiểm tra giám sát công trình. Trong thi công lựa chọn thiết bị, chuẩn bị mặt bằng chưa tốt, thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi và thợ bậc cao. Tình trạng nhà thầu sử dụng nhân công chưa qua đào tạo, theo thời vụ, lại chưa tổ chức hướng dẫn, huấn luyện đầy đủ cho người lao động, chưa tổ chức giám sát chặt chẽ kể cả giám sát tác giả và giám sát thi công, còn khoán trắng cho các đội thi công và phó mặc cho giám sát chủ đầu tư. Một số chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát nhưng tổ chức tư vấn giám sát bố trí cán bộ một lúc giám sát nhiều công trình do vậy chất lượng giám sát chưa cao. Một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc quy định ghi chép nhật ký thi công, chưa cập nhật thường xuyên, chỉ tiêu phản ảnh chưa đầy đủ theo quy định. Về công tác giám định đầu tư và nghiệm thu: Việc tổ chức nghiệm thu theo quy định của Bộ Xây dựng về quản chất lượng công trình chưa nghiêm. Một số công trình đã quyết toán đưa vào sử dụng nhưng chất lượng không đảm bảo như còn lún, nứt, thấm dột, xuống cấp rất nhanh phải bổ sung sửa chữa. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng tuy đã được quan tâm củng cố, song hoạt động hiệu quả còn thấp, thiếu cán bộ có trình đọ chuyên môn cao, lại không được thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức. Chất lượng công tác nghiệm thu công trình chưa cao do trình độ nhân lực, trình độ chuyên môn của đội nhũ cán bộ làm công tác làm công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hay do sự tắc trách trong yêu cầu quản lý đầu tư và đạo đức nghề nghiệp. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Vũ Thư có nhiều hiện tượng khối lượng nghiệm thu không khớp với khối lượng thực tế thi công tại hiện trường, mà chỉ thông qua kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn mới phát hiện. Điều này phải nói đến trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan tư vấn giám sát thi công đã vi phạm trình tự và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Như chúng ta đã biết công tác nghiệm thu xây dựng cơ bản hoàn thành đóng vai trò quan trọng trong công tác thanh toán vốn đầu tư; qua công tác nghiệm thu để đánh giá khối lượng công việc gì đã làm được, đã hoàn thành, những khối lượng công việc chưa làm ... Từ đó làm cơ sở tính toán áp định mức, đơn giá để tính toán số vốn đề nghị thanh toán. Nhưng thực tế thời gian qua, việc chấp hành chế độ nghiệm thu chưa được thực hiện nghiêm túc, nhiều khối lượng công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu hoặc đã tổ chức nghiệm thu nhưng chậm hoàn tất thủ tục thanh toán dẫn đến khối lượng dở dang khá lớn gây đọng vốn của những khối lượng này. Tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng khối lượng thực tế thi công, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư; việc làm này đã làm tăng giá trị công trình không đúng chế độ quy định, thoát ly thực tế gây thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước. Về công tác thanh toán vốn đầu tư: công tác này do Kho bạc Nhà nước phối hợp cùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư.DOC
Tài liệu liên quan