MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM 3
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM 3
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM 4
3. CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CƠ BẢN 5
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 6
1. TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 6
2. CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 7
2.1. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 7
2.2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH 12
2.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ 16
3. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 17
3.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI: 17
3.2. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 18
III. VAI TRÒ CỦA TÁI TỤC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 19
1. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM 19
2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI TỤC BẢO HIỂM 19
3. VAI TRÒ CỦA TÁI TỤC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 24
4. TÁC DỤNG CỦA TÁI TỤC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI 25
5. THỦ TỤC TÁI TỤC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI .26
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÁI TỤC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2000- 2004 27
I . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ TÂY 27
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 27
2. NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY 28
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 29
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG TÁI TỤC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY 31
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH HÀ TÂY 31
2. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG TÁI TỤC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY 32
2.1. THUẬN LỢI 32
2.2. KHÓ KHĂN 32
III. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI Ở HÀ TÂY 33
1. CÔNG TÁC KHAI THÁC 33
2.CÔNG TÁC ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ TỔN THẤT 37
3. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT 38
4. HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY 43
IV. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI TỤC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY 44
1. TÌNH HÌNH TÁI TỤC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY 44
2. NHẬN XÉT 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÁI TỤC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY 48
1. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BẢO HIỂM 49
2. CÔNG TÁC ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ TỔN THẤT 50
3. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG 52
4. CÔNG TÁC DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG 53
5. CÓ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO NHỮNG KHÁCH HÀNG TÁI TỤC 57
6. ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ 58
7. TỔ CHỨC TỐT HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 61
8. PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG 64
9. PHỐI HỢP VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN 66
10. TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 68
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
83 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng khả năng tái tục hợp đồng bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khai thác bảo hiểm
- Đề phòng và hạn chế tổn thất (kiểm soát tổn thất)
- Giám định và bồi thường (giải quyết khiếu nại)
1. Công tác khai thác
Khai thác BH là khâu đầu tiên của quy trình triển khai BH. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của DNBH nói chung và từng nghiệp vụ BH nói riêng. Xuất phát từ nguyên tắc của hoạt động kinh doanh BH là “ lấy số đông bù số ít” chỉ khi số lượng xe cơ giới tham gia BH đủ lớn thì nguồn quỹ BH được tạo lập mới đủ khả năng chi trả tiền BH cho các chủ xe khi tai nạn xảy ra, bù đắp các chi phí, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi cho công tác giám định, thực hiện các biện pháp kinh doanh phụ và hình thành nên lợi nhuận của công ty
Khai thác có liên quan trực tiếp tới các khâu tiếp theo. Nếu khâu này không làm tốt có thể sẽ không thể triển khai nghiệp vụ đó được. Bởi vậy, tất cả các công ty đều chú trọng đến khâu khai thác. Đặc biệt, trên thị trường BH Hà Tây hiện nay ngoài Bảo Việt còn có các công ty khác như: Bảo Minh, PJICO cùng triển khai nghiệp vụ này nên tính cạnh tranh rất gay gắt. Các công ty muốn đẩy mạnh khai thác bên cạnh tích cực tuyên truyền, quảng cáo về nội dung, ý nghĩa, tác dụng của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của họ khi tham gia BH. Công ty xây dựng một mạng lưới các văn phòng ở các huyện, thị xã, các đại lý đảm bảo thuận lợi cho các chủ xe khi tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới. Bên cạnh đó, công ty có các hình thức khuyến khích nhân viên khai thác, nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên mở các lớp đào tạo đại lý và bồi dưỡng nghiệp vụ.
Theo số liệu thống kê và tình hình kinh doanh thực tế cho thấy tốc độ tăng lượng xe hàng năm đều tập trung chủ yếu vào các DN tư nhân và các cá nhân, do vậy khu vực dân cư có nhiều tiềm năng lớn. Hiện nay Bảo Việt đang chiếm ưu thế ở khu vực này thông qua hệ thống đại lý, tổ chức như: trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, phòng thuế chước bạ thuộc cục thuế và mạng lưới đại lý chuyên nghiệp.
Nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo, bộ công an, đại lý, cộng tác viên…công ty đã khai thác được số lượng lớn các đơn BH, theo đó doanh thu nghiệp vụ BHTNDS tăng lên qua từng năm. Tình hình khai thác BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 01: Kết quả khai thác BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây ( 2000-2004)
Năm
Ô tô
Mô tô
Số xe
LH
Số xe
TGBH
Tỷ lệ
(%)
Số xe
LH
Số xe
TGBH
Tỷ lệ
(%)
1
2
3
4
5
6
7
2000
4400
4180
95
85000
16677
19,62
2001
5100
4998
98
100000
21230
21,23
2002
5900
5310
99
120000
28400
23,67
2003
6808
7468
109,69
157143
110000
70
2004
7813
9224
118,06
198214
139987
70,62
(Nguồn: Bảo Việt Hà Tây)
Từ bảng 01 ta thấy:
- Số lượng xe ô tô tham gia BH tại BVHT đạt tỷ lệ rất cao, qua các năm luôn đạt trên 95%. Năm 2000 là 95% tăng dần lên 99% năm 2002, đặc biệt từ năm 2003 tỷ lệ tham gia BH của ô tô đạt trên 100%, năm 2003 là 109,69%; năm 2004 là 118,06%. Sở dĩ, trong hai năm 2003 và 2004 số xe ô tô tham gia bảo hiểm đã vượt qua số xe có trong tỉnh vì kể từ ngày 01/7/2001 theo quy định của Nhà nước, các chủ xe ô tô có thể kiểm định kỹ thuật ở một tỉnh bất kỳ chứ không nhất định phải đăng kiểm tại nơi đăng ký xe như trước. Chính vì vậy, năm 2003 và 2004 số xe ô tô tham gia BH tại công ty tăng nhanh vượt qua số lượng xe lưu thông trong tỉnh.
- Tỷ lệ xe mô tô tham gia BH tại công ty còn rất thấp, năm 2000 tỷ lệ này là 19,62% đến năm 2002 là 23,67%. Tuy nhiên, từ năm 2003 tỷ lệ xe mô tô tham gia BH loại hình này đã tăng lên đột biến, năm 2003 là 70%, năm 2004 là 70,62%
Lý do của tình trạng xe mô tô ít tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới, cho dù là bắt buộc này, là vì:
- Việc quản lý còn lỏng lẻo, không rõ ràng trong việc sang tên đổi chủ, không thực hiện nghiêm túc khám xe định kỳ
- Chưa có chế tài xử phạt đối với việc không có giấy chứng nhận BH.
- Do công tác thông tin tuyên truyền, giúp người dân hiểu về vai trò, tác dụng của loại hình BH này chưa được các DNBH thực hiện tốt.
- Một bộ phận rất lớn người sử dụng xe mô tô không hiểu gì về BH, không muốn mua BH vì cho rằng chẳng mấy khi bị nạn, nếu bị nạn thì tự chịu chứ không muốn “ đóng thuế” mỗi năm mấy chục nghìn đồng
Song từ năm 2003 số xe cơ giới tham gia loại hình BH này đã tăng lên đột biến. Đạt được kết quả này là do:
- Từ ngày 01/07/2001, theo Quy định của Nhà nước, các chủ xe ô tô có thể kiểm định kỹ thuật ở một tỉnh bất kỳ chứ không nhất định phải đăng kiểm tại nơi đăng ký như trước. Vì thế, từ năm 2003 số xe ô tô tham gia BH tại công ty tăng nhanh vượt qua số lượng xe lưu thông trong tỉnh.
- Ngày 19/2/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2003/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, theo đó, nếu chủ xe không tham gia BH bắt buộc thì sẽ bị xử phạt. Vì thế, số xe tham gia BH đã tăng rất nhanh, đặc biệt là xe mô tô năm 2003 đạt 110000 chiếc, tăng tới 287,32% so với năm 2002
- Công ty đã biết phối hợp với các ngành: Sở Tài chính để BH cho toàn bộ xe khối hành chính sự nghiệp, Sở Giao thông để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia, Công an tỉnh để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xe tham gia BH và bán BH cho những xe đăng ký mới, sang tên, chuyển chủ, Cục thuế và đăng kiểm để bán BH khi nộp thuế trước bạ và khám xe. Nhờ có mối quan hệ và mạng lưới khép kín công ty đã khai thác thắng lợi loại hình BH này.
Song song với số lượng xe tham gia BH tăng là số phí BH cũng tăng lên qua các năm. Bảng số liệu dưới đây sẽ thể hiện điều đó:
Bảng 02: Kết quả doanh thu BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây (2000 – 2004)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1.SốxeTGBH
+ mô tô
+ ô tô
16677
4180
21230
4998
28400
5310
110000
7468
139987
9224
2.Doanh thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới (trđ)
+ mô tô
+ ô tô
2502,35
700,78
1801,55
2961,79
874,95
2086,84
3635,31
1162,41
2472,9
9188
5654
3534
13034
7796
5238
3.Tổng doanh thu phí BH của công ty(trđ)
21405,33
24691,36
30000
38500
47712,86
4.DT phí BHTNDS của chủ xe cơ giới/tổng DT phí BH(%)
11,69
12
12,12
23,87
27,32
( Nguồn: Bảo Việt Hà Tây)
Từ bảng 02 ta thấy:
- Doanh thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đều tăng lên qua các năm: năm 2000 là 2502,35 triệu đồng đến năm 2002 tăng lên là 3635,31 triệu đồng. Đặc biệt từ năm 2003 phí thu từ nghiệp vụ này tăng nhanh chóng, năm 2003 đạt 9188 triệu đồng (tăng 152,74% so với năm 2002); năm 2004 là 13034 triệu đồng
- Tỷ lệ doanh thu phí nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí của công ty luôn ổn định từ năm 2000 là 11,69%, năm 2001 là 12%, năm 2002 là 12,12% nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này tăng lên 23,87%; năm 2004 là 27,32%.
Đạt được kết quả trên là do:
- Công ty đã áp dụng biểu phí mới (mức phí đã được điều chỉnh tăng, của xe máy tăng khoảng 1,2 lần và ô tô khoảng 1,8 lần), với nhiều hạn mức TNDS nên chủ xe có nhiều cơ hội lựa chọn tham gia BH ở mức trách nhiệm cao
- Công tác khai thác ngày càng được thực hiện tốt cùng với lượng xe cơ giới tham gia BH ngày càng tăng
Như vậy, để tiếp tục tăng doanh thu phí và giữ vững thị phần BHTNDS của chủ xe cơ giới công ty cần khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế và phát huy những kết quả đã đạt được, từ đó có các giải pháp hữu hiệu khai thác triệt để số lượng xe cơ giới lưu thông trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
3.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Đề phòng và hạn chế tổn thất (ĐPHCTT) không những là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của DNBH. ĐPHCTT bao gồm đề phòng và hạn chế tổn thất, cho nên khâu này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất gây ra cho lái xe trong mỗi vụ tai nạn cũng giảm đi, từ đó DNBH sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả BH. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác ĐPHCTT nên công ty Bảo hiểm Hà Tây luôn nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác ĐPHCTT. Hàng năm công ty đều trích ra một khoản tiền từ doanh thu phí nghiệp vụ làm công tác ĐPHCTT như sau:
Bảng 03: Chi ĐPHCTT BHTNDS của chủ xe cơ giới tại BVHT (2000-2004)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1.Chi ĐPHCTT(trđ)
125,12
148,09
181,77
459,4
651,7
2.Chi bồi thường(trđ)
1044,73
1423,09
1786,3
2849,2
4038
3.Chi ĐPHCTT/chi BT(%)
11,98
10,41
10,18
16,12
16,14
4.Tốc độ tăng chi ĐPHCTT(%)
-
18,36
22,74
152,74
41,86
(Nguồn: Bảo Việt Hà Tây)
Từ bảng 03 ta thấy:
Chi ĐPHCTT về số tuyệt đối đều tăng lên qua các năm, năm 2000 là 125,12 triệu đồng tăng lên 651,7 triệu đồng năm 2004. Do tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, số lượng xe lưu hành lớn, chất lượng đường sá giảm sút. Năm 2003 tốc độ chi ĐPHCTT tăng vọt 152,74% do trong năm số xe cơ giới tham gia BH nghiệp vụ này tăng đột biến, chính vì vậy khoản tiền dùng trích lập quỹ dự phòng cũng tăng lên. Tuy nhiên, về tốc độ chi ĐPHCTT thì chỉ có năm 2004 là giảm trong giai đoạn 2000-2004. Điều này chứng tỏ công tác ĐPHCTT của công ty có hiệu quả
Đạt được kết quả trên, là do:
- Công ty đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, với Công an tuyên truyền luật lệ giao thông tới đông đảo người dân. Từ đó, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ xe cơ giới khi tham gia BH.
- Tổ chức hội nghị cuối năm để đánh giá quá trình thực hiện công tác ĐPHCTT, tìm ra nguyên nhân, mức độ tổn thất của mỗi vụ tai nạn. Từ đó có các biện pháp hữu hiệu cho công tác ĐPHCTT cho năm sau
Tuy nhiên chi ĐPHCTT của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới còn hạn chế. Trong năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả chi phí bỏ ra.
3.3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất
a.Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là cơ sở xác định chính xác số tiền bồi thường. Việc bồi thường có được tiến hành nhanh chóng, kịp thời hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác giám định. Để đảm bảo tính khách quan, xác thực của biên bản giám định, công tác giám định phải tuân theo 2 nguyên tắc sau:
- Biên bản giám định được lập phải có ít nhất 2 người hoặc 2 bên cùng ký nhận sự việc, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như: UBND, Công an..
- Đề nghị người được BH xuất trình các giấy tờ như: giấy chứng nhận BH, giấy chứng nhận thương tích, giấy ra viện, bệnh án, kết luận X- Quang …có xác nhận của bệnh viện. Trong trường hợp cần thiết, giám định viên phải trực tiếp xuống cơ sở khám, chữa bệnh để xác minh lại giấy tờ
Trong những năm gần đây, các sản phẩm về BH xe cơ giới đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Do đó, công tác giám định xe cơ giới đặc biệt là công tác giám định trong BHTNDS của chủ xe cơ giới phải được củng cố và nâng cao. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường thời gian qua công ty đã có các biện pháp cần thiết như:
- Cử cán bộ tham dự các khoá học đào tạo cho các giám định viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức các phòng trong công ty: thành lập phòng Quản lý nghiệp vụ chuyên giải quyết công tác giám định, bồi thường tại công ty và các phòng BH khu vực đã đưa công tác giám định dần dần được chuyên nghiệp hoá.
- Bên cạnh đó, mỗi phòng BH tại công ty đều có một giám định viên phụ trách một loại hình BH. Vì vậy, khi tai nạn hay tổn thất xảy ra cho bất kỳ khách hàng nào, tại địa bàn nào thì phòng BH khu vực đó có trách nhiệm giám định ban đầu, thu thập hồ sơ, giúp khách hàng khắc phục hậu quả.
- Với các rủi ro không thuộc phân cấp, hay có liên quan đến các đơn vị bạn thì phải đồng thời có mặt tại nơi xảy ra rủi ro, thu thập các thông tin ban đầu và thông báo với các cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết hoặc xem ý kiến chỉ đạo của công ty.
- Đối với những vụ tai nạn xảy ra ở tỉnh khác mà vẫn thuộc trách nhiệm BH của công ty, công ty sẽ chủ động phối hợp với các công ty BH ở tỉnh đó, uỷ thác cho lực lượng cảnh sát giao thông trên địa bàn nơi xảy ra tai nạn giám định hộ. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức giám định cho các vụ tai nạn do xe của các tỉnh khác gây ra trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, công tác giám định của công ty còn một số hạn chế như:
- Một số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của BH nhưng công ty không trực tiếp đến hiện trường giám định mà chỉ thông qua hồ sơ giải quyết nên việc xác định nguyên nhân vụ tai nạn, xác định thiệt hại thực tế phát sinh thiếu chính xác dễ phát sinh hiện tượng tiêu cực
- Một số vụ tai nạn không được giám định kịp thời nên hiện trường tai nạn bị thay đổi do đó ảnh hưởng đến chất lượng giám định
Sở dĩ còn những tồn tại trên là do:
- Công tác quản lý giao thông chưa được toàn diện
- Tuy hệ thống thông tin của tỉnh đã phát triển nhưng ở các tỉnh khác vẫn kém dẫn đến việc liên lạc giữa các chủ xe – Công an- BH còn hạn chế
- Trình độ chuyên môn trong công tác giám định của một số cán bộ còn hạn chế
- Do khu vực xảy ra các vụ tai nạn ở xa, hoang vắng, ít người qua lại, khó có thể giữ nguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia BH là rất dễ xảy ra
b. Công tác bồi thường
Đối với các DNBH thì việc có nhiều người tham gia BH không chỉ đơn thuần là cơ hội mà còn là thách thức. Các DNBH đều ý thức được rằng cùng với số phí BH tăng lên, trách nhiệm của họ cũng tăng lên, uy tín của họ sẽ nhanh chóng mất đI nếu họ giải quyết bồi thường không tốt, không đầy đủ và kịp thời, nếu họ gây phiền hà cho người dân. Bồi thường đầy đủ và kịp thời là biện pháp tuyên truyền tốt nhất cho các DNBH. Với số người mua BH tăng lên theo cấp số nhân thì chẳng bao lâu nữa số vụ đòi bồi thường thiệt hại cũng tăng lên theo cấp số nhân đó. Nhiệm vụ của DNBH là rất nặng nề, họ sẽ thất bại nếu họ không kịp thời cải tiến tổ chức, không tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng để giải quyết tốt công tác bồi thường.
b1. Hồ sơ bồi thường
Theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ, thủ tục đòi bồi thường đã được đơn giản đi rất nhiều, thay vì người đòi bồi thường phải nộp cho công ty BH 13 loại giấy tờ như trước thì quy tắc BH mới, hồ sơ đòi bồi thường chỉ còn 4 loại giấy tờ là:
- Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người như giấy chứng thương của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ và các giấy tờ liên quan đến các chi phí chăm sóc, cứu chữa, giấy chứng tử của nạn nhân, các chứng từ điều trị, chi phí mai táng
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại tài sản như hoá đơn sửa chữa, thay mới tàI sản bị thiệt hại do tai nạn, các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của DNBH
- Bản kết luận điều tra tai nạn của Công an, trong trường hợp không có kết luận điều tra tai nạn của Công an, việc bồi thường sẽ căn cứ vào biên bản giám định của DNBH
Sau khi hồ sơ yêu cầu bồi thường hoàn tất, DNBH phải giải quyết bồi thường cho người bị nạn sau 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, không kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ
Trường hợp từ chối bồi thường, DNBH phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường BH
b2. Kết quả bồi thường Bảo Việt Hà Tây
Bảo Việt Hà Tây luôn xác định làm tốt việc bồi thường là trách nhiệm, là hình ảnh tuyên truyền thiết thực và hiệu quả nhất đối với khách hàng . Công ty luôn luôn cải tiến thủ tục hành chính, chống mọi biểu hiện tắc trách, thiếu tận tâm, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho khách hàng khi thanh toán bồi thường BH. Thanh toán tiền BH kịp thời , chính xác và đầy đủ cho khách hàng. Công ty cũng phân cấp giải quyết bồi thường tới các chức danh lãnh đạo theo đúng các quy định phân cấp của các cấp có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, công ty hết sức chú trọng tới công tác kiểm tra, xác minh tai nạn nhằm hạn chế những thiếu sót và nhầm lẫn. Kết quả này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 04: Kết quả bồi thường BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây (2000-2004)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1.Số vụ TN giải quyết
+ ô tô
+ mô tô
163
149
14
213
190
23
258
227
31
400
297
103
540
340
200
2.Số tiền bồi thường(trđ)
+ ô tô
+ mô tô
1044,73
1017,26
27,47
1423,09
1360,62
62,47
1786,3
1681,57
104,73
2849,2
2074,46
774,74
4038
3086
952
3.Doanh thu phí BH(trđ)
+ mô tô
+ ô tô
2502,35
700,78
1801,55
2961,79
874,95
2086,84
3635,31
1162,41
2472,9
9188
5654
3534
13034
7796
5238
4.STBT bình quân 1 vụ tai nạn (trđ)
+ ô tô
+ mô tô
6,41
6,83
1,96
6,68
7,16
2,72
6,92
7,41
3,38
7,123
6,985
7,52
7,48
9,08
4,76
5. Chi BT\Phí(%)
+ ô tô
+ mô tô
41,75
56,47
3,92
48,05
65,2
7,14
49,14
68
9,01
31,01
58,7
13,7
30,98
58,92
12,21
( Nguồn: Bảo Việt Hà Tây)
Từ bảng 04, ta thấy:
- STBT của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới tăng lên theo từng năm, cụ thể: năm là 1044,73 triệu đồng, tăng dần lên 4038 triệu đồng năm 2004
- Tỷ lệ bồi thường qua giai đoạn 2000-2004 không ổn định. Từ năm 2000-2002 có xu hướng tăng: năm 2000 là 41,75% đến năm 2002 là 49,14%. Cả ô tô và mô tô tỷ lệ bồi thường đều tăng trong thời kỳ này, trong đó tỷ lệ bồi thường của mô tô vẫn ở duy trì ở mức cho phép, năm 2000 là 3,92% đến năm 2002 là 9,01%; trong khi đó tỷ lệ bồi thường của ô tô ở mức cao: năm 2000 là 56,47% ; năm 2002 tăng lên là 68%. Nhưng từ năm 2003 tỷ lệ bồi thường lại giảm: năm 2003 là 31,01% giảm xuống còn 30,98% năm 2004. Đặc biệt trong năm 2003 tỷ lệ bồi thường giảm tới 18,13% so với năm 2002
- STBT bình quân mỗi vụ tai nạn tăng lên: năm 2000 là 6,41 triệu đồng đến năm 2004 là 7,48 triệu đồng. Điều này cho thấy mức độ thiệt hại trong mỗi vụ tai nạn là tăng.
Nhìn chung, tình hình bồi thường trong toàn công ty vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép và có hiệu quả khá. Bởi công ty đã chú trọng từ khâu khai thác, giám định đến công tác bồi thường, đặc biệt là những nghiệp vụ TNDS xe ô tô, mô tô, là những nghiệp vụ dễ phát sinh tiêu cực. Bên cạnh đó, trong năm2004 công ty đã củng cố công tác giám định bồi thường bằng việc sắp xếp lại phòng Quản lý nghiệp vụ để giải quyết bồi thường các vụ tai nạn trên phân cấp mở rộng, phân cấp giám định và bồi thường cho các phòng để làm tốt công tác phục vụ, các phòng đã chú trọng hơn đến mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Do vậy, những năm vừa qua vẫn duy trì được số đơn BH của khách hàng truyền thống và khách hàng mới.
Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường vẫn tăng từ năm 2000 đến năm 2002 là 41,75% đến 49,14%; tỷ lệ giảm bồi thường còn thấp: năm 2004 tỷ lệ bồi thường giảm 0,03% so với năm 20003. Nguyên nhân của những tồn tại trên, là do: - Vẫn còn tồn đọng một vài vụ sang năm sau, kéo dài thời gian chờ đợi của chủ xe. Hơn nữa, công ty vừa giải quyết những vụ xảy ra trong năm vừa phải giải quyết những vụ tai nạn từ năm trước chuyển sang trong năm nghiệp vụ. Điều này đã làm cho vấn đề tài chính của công ty khó khăn lớn trong việc giải quyết những vụ tai nạn mới phát sinh
- Việc hoàn tất thủ tục hồ sơ tai nạn bị chậm trễ do các cơ quan bộ phận khác gây ra cho chủ xe như: việc lấy giấy nằm viện, thanh toán viện phí, thuốc men, giấy chứng nhận thu nhập. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ trong công tác bồi thường của công ty
- Công ty còn có những cán bộ chất lượng khai thác chưa tốt, việc thực hiện quy trình, đánh giá rủi ro khi nhận BH là chưa nghiêm túc.
Việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác bồi thường sẽ giúp công ty đề ra những biện pháp tích cực để khắc phục, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh mà Tổng công ty và công ty đã đề ra.
3.4. Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây
Hiệu quả kinh doanh của một nghiệp vụ BH là thước đo sự phát triển của nghiệp vụ đó và phản ánh trình độ sử dụng chi phí của DNBH trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong những năm vừa qua nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây hoạt động ngày càng hiệu quả, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 05: Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây (2000 – 2004)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1.Doanh thu
nghiệp vụ(trđ)
2502,35
2961,79
3635,31
9188
13034
2.Chi phí
nghiệp vụ(trđ)
2145,77
2726,28
3385,85
6891,92
9772,96
3.Lợi nhuận
nghiệp vụ(trđ)
356,58
235,51
249,46
2296,08
3261,04
4.Hiệu quả tính
theo doanh thu
1,166
1,086
1,074
1,3332
1,3337
5.Hiệu quả tính
theo lợi nhuận
0,166
0,086
0,074
0,3332
0,3337
(Nguồn: Bảo Việt Hà Tây)
Từ bảng 05, ta thấy:
Xét theo doanh thu, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty: giảm dần từ năm 2000 đến năm 2002. Năm 2000 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong năm thì công ty thu được 1,166 đồng doanh thu nhưng đến năm 2002 chỉ thu đựơc 1,074 đồng doanh thu. Nguyên nhân do công tác ĐPHCTT thời gian này chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên từ năm 2003 hiệu quả theo doanh thu tăng lên đột biến, năm 2003 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong năm thì công ty thu được 1,3332 đồng doanh thu và năm 2004 là 1,3337 đồng doanh thu.
Xét theo lợi nhuận thì hiệu quả sử dụng chi phí của công ty cũng giảm đi từ năm 2000-2002, sau đó lại tăng lên từ năm 2003. Có được kết quả khả quan đó là do:
- Ngày 19/2/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2003/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính đối với loại hình BH bắt buộc nên số chủ xe tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới tăng lên không ngừng
- Công ty đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: đăng kiểm, cục thuế làm đại lý bán BHTNDS của chủ xe cơ giới tạo thuận lợi cho các chủ xe muốn tham gia BH
- Công ty đã áp dụng biểu phí mới (mức phí đã được điều chỉnh tăng, của xe máy tăng khoảng 1,2 lần và ô tô khoảng 1,8 lần), với nhiều hạn mức TNDS nên chủ xe có nhiều cơ hội lựa chọn tham gia BH ở mức trách nhiệm cao
Nhìn chung, qua 5 năm triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây hiệu quả kinh doanh đã đạt được rất khả quan, năm nào cũng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Được như vậy là do: công ty đã có những định hướng đúng và những biện pháp tích cực cộng với sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể CBCNV trong toàn công ty đã góp phần vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh doanh trong những năm qua và là động lực thức đẩy công ty phát triển trong những năm tiếp theo
IV.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI TỤC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY GIAI ĐOẠN (2000 – 2004)
1. Tình hình tái tục bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty
Tái tục HĐBH là tiếp tục tham gia một HĐ có cùng loại hình, tính chất, điều kiện. Công tác tái tục nếu làm tốt sẽ giúp công ty duy trì dịch vụ có hiệu quả. Đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới là loại hình được quy định là bắt buộc nên sẽ có những thuận lợi nhất định: giúp các công ty BH khai thác dễ dàng hơn để từ đó tăng doanh thu và phí BH, làm cho người dân ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn về BH, từ đó khả năng tái tục sẽ tăng lên. Nhưng thực tế hiện nay do ý thức của người dân cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ nên việc thực hiện nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới dưới hình thức bắt buộc rất dễ gây tâm lý bị ức chế: họ luôn có cảm giác công ty BH đến thu nợ, thu thuế của họ. Vì vậy, họ sẽ tìm cách trốn tránh tham gia BH
Nắm bắt được thuận lợi cũng như khó khăn trong tái tục nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới thời gian qua công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thưc về BH cho mọi tầng lớp nhân dân, giải quyết công tác giám định bồi thường nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Phối hợp với bên Công an, Cảnh sát giao thông trong việc góp phần hạn chế, giảm thiểu tai nạn giao thông. Đồng thời, theo dõi cụ thể, chính xác số xe tái tục, những xe sắp hết thời hạn hiệu lực có thông báo mời họ tái tục tại công ty
Để thuận tiện cho công tác khai thác cũng như tái tục nghiệp vụ công ty đã phân loại đối tượng khách hàng tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới, từ đó có những biện pháp phù hợp làm tăng tái tục HĐBH
Bảng 06: Phân loại đối tượng khách hàng tham gia BH tại BVHT
Đối tượng khách
hàng
Mức độ
tiềm
năng
Mức độ
khai thác
hiện nay
Đặc điểm
khách hàng
Kết quả về chính sách khai thác của Bảo Việt
Cơ quan
Nhà nước
Trung
bình
-Tốt
-Khai
thác
trực tiếp
-Là khách hàng
truyền thống
-Khách hàng tập
trung, ổn định
-Hiệu quả kinh doanh: khá
-Tình hình cạnh tranh cao
-Duy trì mối quan hệ để tái tục tạo sự ổn định
-Nâng cao chất lượng phục vụ
-Chi phí khai thác thấp
DNNN
Khá
-Tốt
-Khai thác
trực tiếp
-Khách hàng truyền thống, tập trung, ổn định
-Hiệuquả kinhdoanh: khá
-Tình hình cạnh tranh cao
-Duy trì mối quan hệ để tái tục tạo sự ổn định
-Nâng cao chất lượng phục vụ
-Có chính sách khách hàng
-Tích cực tuyên truyền vận động để tham gia tỷ lệ cao
DN
ĐTNN
Khá
-Tốt
-Khai thác
thông
qua
môi giới
-Tham gia MTN cao
-Yêu cầu chất lượng dịch vụ cao
-Thường bị tác động do khách quan
-Cạnh tranh cao
-Nâng cao chất lượng dịch vụ
-Duy trì mối quan hệ tốt với môi giới
-Có chính sách khách hàng hợp lý
DNtư nhân, cá nhân
Lớn
-Khá
-Khai
thác qua
đại lý
-Nhận thức BH chưa cao
-Khách hàng nhỏ lẻ
-Chi phí khai thác cao
-Tỷ lệ tái tục ổn định
-Cạnh tranh thấp
-Nâng cao chất lượng phục vụ
-Có chính sách khuyến mại khách hàng
(
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm tăng khả năng tái tục hợp đồng Bảo Hiểm trong nghiệp vụ Bảo Hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo Hiểm Hà Tây.doc