MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 4
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia 4
1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia 5
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu 7
1.1.3 Các công cụ và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 8
1.1.3.1 Các công cụ và biện pháp của Nhà nước 8
1.1.3.2 Các biện pháp của doanh nghiệp 12
1.2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 14
1.2.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam 14
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế nước ta 15
1.2.2.1. Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia 15
1.2.2.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế 17
1.2.2.3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: 18
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ THỰC TRANG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT 20
2.1. Tổng quan về kinh tế và ngành thủy sản tại Nhật Bản 20
2.1.1. Tổng quan chung nền kinh tế Nhật Bản 20
2.1.2. Khái quát về ngành thủy sản tại Nhật Bản 21
2.1.2.1 Khái quát chung 21
2.1.2.2. Khai thác thủy sản 22
2.1.2.3. Nuôi trồng thủy sản 24
2.1.2.4. Chế biến thủy sản 24
2.1.2.5. Tiêu thụ 27
2.1.3. Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 32
2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 34
2.2.1. Những quy định về nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 34
2.2.1.1 Các quy định thương mại chung của Nhật Bản 34
2.2.1.2. Hệ thống thuế quan của Nhật Bản 35
2.2.1.3. Hệ thống phi thuế quan của Nhật Bản 39
2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 48
2.2.1. Cơ cấu sản phầm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật bản 48
2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam vào Nhật Bản 51
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN 53
3.1 Khó khăn và thách thức từ thị trường Nhật Bản 53
3.2 Những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản 55
3.2.1. Phía nhà nước 55
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO 55
3.2.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại 56
3.2.2. Phía các doanh nghiệp 57
3.2.2.1. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu tại Nhật cho các sản phẩm thủy sản của mình 57
3.2.2.2. Sử dụng có hiệu quả hệ thống Internet phục vụ cho hoạt động xuất khẩu 57
3.2.3. Tăng cường nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng 58
3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin 58
3.2.3.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu 59
3.2.4. Đa dạng mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành 60
3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm 60
3.2.6. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm - nâng cao khả năng cạnh tranh 61
3.2.6.1. Đảm bảo nguyên liệu, giảm chi phí gia tăng do giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng 61
3.2.6.2. Tận dụng tối đa các lợi thế 61
3.2.7. Tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm 62
3.2.8. Xâm nhập thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu 63
3.2.9. Nâng cao vai trò của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP 64
3.2.10. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản 66
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4061 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
119040
130784
10
Cá tuyết
33000
40046
21
Cá thu Alaska
47217
46187
-2
Cá thu rắn
37806
27318
-28
Cá khác
131849
120281
-9
Giáp xác
85203
94579
11
Mực
104559
75302
-28
Động vật biển khác
65258
62008
-5
Surimi
94545
93356
-1
Tổng sản phẩm đông lạnh tươi
1403763
1548220
10
( Nguồn : Production of Processed Fishery Products, 2003, Ministry of Agricultural, Forestry and Fishery )
Chú thích : (1) là các sản phẩm hải sản đã được sơ chế đông lạnh nguyên con giống như nguyên liệu hải sản gốc hay được đóng gói bảo quản đông lạnh, cấp đông dưới 1800C sau khi luộc. Số liệu của nhóm sản phẩm này bao gồm cả các sản phẩm chế biến cắt lát và tôm đã bóc vỏ, các thực phẩm luộc chủ yếu là nguyên liệu cho các sản phẩm rán và tempura.
2.1.2.5. Tiêu thụ
Hệ thống tiêu thụ
Tại Nhật Bản, ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thông qua thị trường bán buôn, nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu như cá ngừ, tôm, cá hồi đông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt.
Khối lượng buôn bán ở các chợ lớn (các trung tâm buôn bán ở 10 thành phố lớn) trong 2 năm 2003- 2004 đã giảm 8% so với 5 năm trước, mức giá trung bình cũng giảm 9%.
Có hai loại chợ bán buôn thuỷ sản được điều chỉnh bằng luật thị trường bán buôn thuỷ sản gồm Chợ bán buôn trung ương (chợ phục vụ cho trên 20 vạn dân, do Tổng cục thuỷ sản quản lý và Chợ bán buôn địa phương (do tỉnh, thành phố quản lý). Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có chợ cá quy mô nhỏ nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuỷ sản.
Nhà bán buôn chuyên doanh
Nhà bán buôn trung gian
Nhà chế biến
Nhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và các công ty thương mại)
Nhà bán buôn
Nhà bán buôn
Siêu thị/ Cửa hàng bán lẻ
Người tiêu dùng
Các nhà hàng
Sơ đồ 1: Kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu
Kênh phân phối sản phẩm tôm, cua
Người nuôi/ khai thác
Nhà bán buôn
Nhà bán buôn trung gian
Các tổ chức xuất hàng
Nhà nhập khẩu
Thị trường nơi sản xuất
Nhà chế biến
Cửa hàng bán buôn
Người bán lẻ
Các nhà hàng
Quán ăn
Nhà bán buôn
Nhà bán buôn trung gian
Thị trường nơi tiêu dùng
Người tham gia mua bán
Người tiêu dùng
Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm tôm, cua
Người mua
Trung tâm bán buôn Tokiô
Tàu vận chuyển
nước ngoài
Công ty thương mại
Người bán buôn cấp 2
Người buôn bán nhỏ lẻ bên ngoài chợ
Người bán buôn cấp 1
Đấu giá
Các chợ bán buôn khác
Người bán buôn cấp 1
Người bán buôn cấp 2
Đấu giá
Các chợ buôn bán nhỏ
Ngành công nghiệp dịch vụ về thực phẩm, các nhà mua số lượng lớn,
các kho chuyên dụng
Người tiêu dùng
Sơ đồ 3: Kênh phân phối cá ngừ nhập khẩu
Xu hướng tiêu thụ
Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi.
Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản, nhất là cá biển (cá nổi), tiếp theo là nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác. Loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, các sản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn. Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cá song hay tôm, mực, bạch tuộc. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm “shushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới. Sushi và Sashimi là các món ăn truyền thống được ưa thích nhất của người dân Nhật Bản, thường được tiêu thụ nhiều vào dịp cuối năm và những ngày Tết, hay dịp Tuần lễ Vàng cuối tháng 4, đầu tháng 5 – mùa hoa Anh Đào nở và dịp lễ hội Bon trong tháng 8.
Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở Nhật Bản còn phải kể đến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, cũng được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Đây là các sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua, chả cá hay các loại bánh cá khác….
Mức tiêu thụ
Mức tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật Bản giảm theo thời gian kể từ năm 1995, có thể được tính bằng tổng sản lượng thuỷ sản trong nước cộng với khối lượng thuỷ sản nhập khẩu trừ đi khối lượng thuỷ sản xuất khẩu.
Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới. Năm 1993, mức tiêu thụ tính theo đầu người về thuỷ sản là 67,8 kg, gấp 5 lần mức trung bình của thế giới (13,4 kg/người.năm). Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng tiêu cho thực phẩm.
Trong giai đoạn 1995 -1998, tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 70,4 kg/người.năm, lớn hơn nhiều so với Mỹ (20,9 kg/người.năm). Tuy nhiên, từ năm 1998 trở lại đây mức tiêu thụ thuỷ sản Nhật Bản đã giảm một cách rõ rệt, một phần do nền kinh tế suy yếu, thu nhập của các hộ gia đình người Nhật giảm, phần khác sản lượng trong nước bị hạn chế bởi sự thu hẹp phạm vi và quy mô hoạt động của các nghề khai thác thuỷ sản.
2.1.3. Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản
Kể từ ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973, cho đến năm 1991, Nhật Bản mới quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam.
Quan hệ thương mại Việt - Nhật đã có những bước phát triển khá tốt đẹp trong thời kỳ 1991 – 2001. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...).
Tổng số vốn ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam từ năm 1991đến 2004 là 1.108,1 tỷ yên (trong đó vốn vay: 967 tỷ yên; viện trợ không hoàn lại 81,1 tỷ yên; hợp tác kỹ thuật 60 tỷ yên). Năm 2005, vốn ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam là 835,6 triệu USD trong tổng số vốn ODA 3,747 tỷ USD của các nhà tài trợ, nguồn hỗ trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam. Năm 2006, ODA của Nhật Bản tiếp tục tập trung vào hỗ trợ cải thiện các điều kiện hạ tầng ở Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã đồng ý triển khai giai đoạn hai Sáng kiến chung, trong đó chú ý đến những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và thời gian thực hiện có thể kéo dài thêm hai năm nữa.
Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, ông Kenjiro Ishiwata cho biết có năm lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đó là vị trí địa lý (kết nối hai thị trường lớn Trung Quốc và ASEAN), ổn định chính trị, lương nhân công thấp (mức lương hấp dẫn), lao động cần cù, và Việt Nam rất có thiện cảm với Nhật Bản. Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng mạnh cả về các dự án cấp phép mới cũng như các dự án tăng vốn kể từ nửa cuối năm 2004.
Theo JETRO, trong 10 tháng đầu năm 2005 đã có 77 dự án FDI mới của Nhật Bản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 259,6 triệu USD. Nhật Bản là nước đứng thứ 5 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, chiếm hơn 9% tổng số vốn cấp phép mới. Bên cạnh đó, 73 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt nam cũng đã mở rộng hoạt động của mình với tổng số vốn bổ sung là 409 triệu USD. Hay nói cách khác, Nhật Bản chiếm hơn 24% tổng số vốn bổ sung ở Việt Nam trong thời gian này.
Đối với nghề cá Việt Nam, viện trợ của Nhật Bản sẽ được sử dụng ưu tiên cho 14 dự án trong giai đoạn 2006 – 2010.
Các dự án trên hướng tập trung vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đánh giá, tăng cường thể chế quản lý vùng ven biển và cải thiện đời sống vùng ven biển miền Trung, phục vụ xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản. Trong dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn đầu tư vào xây dựng 3 chợ cá quy mô lớn. Ngoài ra các dự án còn đặc biệt chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu khai thác ven biển, góp phần tái tạo nguồn lợi, quản lý môi trường, nâng cao năng lực khai thác và quản lý nghề cá xa bờ...
Về mậu dịch Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt Nam. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.
2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản
2.2.1. Những quy định về nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản
2.2.1.1 Các quy định thương mại chung của Nhật Bản
Để xúc tiến mở cửa thị trường, phát triển chế độ mậu dịch tự do, Nhật Bản đã cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, chấm dứt và nới lỏng các biện pháp hạn chế số lượng, cải thiện hệ thống cấp giấy chứng nhận… Nhờ đó kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đã tăng lên.
Hiện tại, Nhật Bản đang áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng quy mô nhập khẩu chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản cũng như trên thế giới.
Quy định của Nhật Bản về hạn ngạch nhập khẩu:
Nếu muốn nhập khẩu hàng hoá có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải chờ đến khi có thông báo chính thức về hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu được Nhật Bản công bố vào đầu và giữa năm tài chính, cho biết hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản. Bảng danh sách các hạn ngạch nhập khẩu và trình tự các bước để xin hạn ngạch nhập khẩu cho một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được đăng trên Tsusansho Koho (Bản tin chính thức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) và Tsusho Koho (Nhật báo của JETRO).
Khi nhập khẩu mặt hàng có hạn ngạch, nếu chưa xin phép Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thì không được ngân hàng quản lý ngoại hối và các cơ quan chức năng khác cấp phép nhập khẩu.
Quy định của Nhật Bản về giấy phép nhập khẩu:
Có thể nói Nhật Bản là một thị trường tự do trong lĩnh vực ngoại thương, hầu hết các hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản đều không cần xin phép Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI). Các mặt hàng cần xin cấp phép được đăng tên trên Tsusansho Koho (Bản tin chính thức của METI) và Tsusho Koho (Nhật báo của JETRO). Nhật Bản quy định các mặt hàng dưới đây được phép tự do nhập khẩu:
Hàng có kim ngạch nhập khẩu dưới 5.000.000 yên; nhập khẩu để sử dụng cá nhân; có tên trong phụ lục 1 của lệnh kiểm soát nhập khẩu
Hành lý có tên trong phụ lục 2 của lệnh kiểm soát nhập khẩu
Hàng hoá tạm thời bốc dỡ tại Nhật Bản
(Hải quan Nhật Bản là cơ quan chức năng có quyền quyết định mặt hàng nào thuộc diện tự do nhập khẩu).
Luật ngoại hối, ngoại thương quy định các mặt hàng nhập khẩu đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt thì phải xin giấy phép nhập khẩu.
Một số hàng hoá khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng được các quy định đặc biệt của Chính phủ, vì vậy cũng phải có giấy phép nhập khẩu.
Tóm lại, nếu muốn nhập khẩu các mặt hàng cần giấy phép của một số cơ quan chức năng của Nhật Bản thì nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc sự xác nhận của các cơ quan chức năng đó.
2.2.1.2. Hệ thống thuế quan của Nhật Bản
Sơ lược về hệ thống thuế quan của Nhật Bản
Năm 1955, Nhật Bản là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Năm 1970, việc kiểm soát thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng đã được Nhật Bản xóa bỏ. Năm 1980, ngoài các sản phẩm nông nghiệp và một số sản phẩm công nghiệp cao, hầu hết các rào cản thuế quan đã được Nhật Bản gỡ bỏ.
Ngày 1 tháng 8 năm 1971, hệ thống ưu đãi thuế quan của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Mục tiêu của hệ thống này là kích thích các nước đang phát triển tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xoá bỏ bất đồng giữa các nước đang phát triển với các nước công nghiệp.
Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã khá phát triển nhưng tới nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) đầy đủ - theo như quy định tại Điều 1 của GATT. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) hầu như không mang lại cho Việt Nam giá trị to lớn nào, vì số các mặt hàng có lợi ích thiết thực được áp dụng GSP không nhiều. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật Bản dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN khác.
Đối với các mặt hàng thuỷ sản
Do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên Chính phủ Nhật Bản buộc phải đưa ra các chính sách miễn/giảm thuế nhằm thu hút hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản.
Thông thường, các mặt hàng thuỷ sản được áp dụng mức thuế ưu đãi thì không chịu giới hạn của hạn ngạch. Nhưng khi việc ưu đãi thuế quan này gây ảnh hưởng xấu tới ngành thuỷ sản Nhật Bản thì một quy định ngoại lệ sẽ được ban hành nhằm hoãn áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan cho các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản.
Nếu hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản có đủ điều kiện để áp dụng mức thuế ưu đãi thì trước tiên phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, sau đó làm thủ tục xin hưởng ưu đãi thuế quan của Nhật Bản. Giấy chứng nhận xuất xứ chỉ có giá trị trong vòng một năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, thời hạn hiệu lực có thể kéo dài nếu chứng minh được hoàn cảnh bất khả kháng như gặp phải thiên tai, hoả hoạn…
Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xuất xứ khi khai báo nhập khẩu, nhà nhập khẩu cần trình các tài liệu chứng minh việc đã xin giấy chứng nhận xuất xứ và nguyên nhân việc xuất trình chậm trễ, sau đó điền vào hai bản “Đơn xin hoãn xuất trình - biểu mẫu A”.
Bốn mức thuế nhập khẩu mà Nhật Bản đang áp dụng:
Mức thuế chung: Là mức thuế cơ bản căn cứ theo Luật thuế quan Nhật Bản, được áp dụng trong một thời gian dài (nhưng không áp dụng với các nước thành viên của WTO)
Mức thuế tạm thời: Là mức thuế được áp dụng trong một thời hạn nhất định.
Mức thuế ưu đãi: Là mức thuế thấp, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước/ khu vực/ lãnh thổ đang phát triển.
Mức thuế WTO: Là mức thuế được xác định trên cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác.
Về nguyên tắc, các mức thuế được áp dụng theo thứ tự: Mức thuế ưu đãi - Mức thuế WTO - Mức thuế tạm thời - Mức thuế chung. Tuy nhiên, nếu mức thuế tạm thời thấp hơn 3 mức thuế còn lại thì áp dụng mức thuế tạm thời.
Biểu thuế của một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu vào Nhật Bản
Mã HS
Mặt hàng
Mức thuế
chung
WTO
ưu đãi
0306.11
0306.12
0306.13
Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan đông lạnh
4%
1%
0%*
0306.21
0306.22
0306.23
Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan sống/ tươi/ ướp lạnh
6%
5%
4%
0%*
0306.19 - 010
Các loài tôm khác đông lạnh
4%
2%
0306.29 - 110
Các loài tôm khác sống/ tươi/ ướp lạnh
4%
2%
0306.14 - 010
020,030,040,090
0306.24 - 110
120,130,140,190
Các loài sam, cua, ghẹ… đông lạnh/ sống/ tươi/ ướp lạnh
6%
4%
0303.44
Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)
đông lạnh
5%
3,5%
0302.34
Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.46
Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) đông lạnh
5%
3,5%
0302.36
Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.41
Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga)
đông lạnh
5%
3,5%
0302.31
Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.42
Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) đông lạnh
5%
3,5%
0302.32
Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.45
Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus)
đông lạnh
5%
3,5%
0302.35
Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.49
Các loài cá ngừ khác đông lạnh
5%
3,5%
0302.39
Các loài cá ngừ khác tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.90 - 091
0304.90 - 096
Thịt cá ngừ đông lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 291
0304.10 - 292
Thịt cá ngừ tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.90 - 099
Thịt các loài cá khác đông lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 299
Thịt các loài cá khác tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.20 - 091
0304.20 - 092
0304.20 - 094
Phi lê cá ngừ đông lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 191
0304.10 - 192
Phi lê cá ngừ tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 199
Phi lê các loài cá khác tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
( Nguồn: “Cẩm nang thị trường xuất khẩu- Thị trường Nhật Bản” (Viện Nghiên cứu Thương mại, 2003); “Hướng dẫn marketing một số sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản” (JETRO, 2005); “Jetro Marketing Guidebook for Major Imported Products” (JETRO, 2004) )
Lưu ý:
* chỉ áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển
Khái niệm “sống” phải hiểu là trạng thái “tạm ngủ” do tác động của nhiệt độ thấp. Người ta thường xếp tôm, cua sống xen lẫn với các lớp mùn cưa ẩm.
Khái niệm “tươi/ ướp lạnh”: Ở nhiệt độ ≥ 0oC, sản phẩm đảm bảo độ tươi nhưng không bị đông.
2.2.1.3. Hệ thống phi thuế quan của Nhật Bản
Bao gồm các điều luật , công ước như sau
Luật vệ sinh thực phẩm
Luật kiểm dịch
Luật JAS
Luật khai thác thuỷ sản áp dụng cho các tàu nước ngoài
Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên/ Luật tái sử dụng bao bì, dụng cụ chứa
Luật phòng chống biểu thị thông tin không đúng
Luật đo lường
Luật bảo vệ thực vật
Luật kiểm soát chất độc hại
Luật ngoại hối, ngoại thương
Luật liên quan đến các biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ nguồn lợi cá ngừ
Luật kiểm dịch động vật/Luật phòng bệnh dại
Luật an toàn thực phẩm
Luật bảo vệ động vật hoang dã
Công ước quốc tế về khai thác tài nguyên biển
Công ước Oa - sinh – tơn
Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhật Bản là nước có nhiều quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với từng nhóm mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản đều đề ra các quy định pháp lý tương ứng:
Mã HS
Nhóm mặt hàng
Quy định tương ứng
0301
Cá sống *1
0302
Cá tươi/ ướp lạnh
Luật vệ sinh thực phẩm
0303
Cá đông lạnh
Luật kiểm dịch
0304
Philê và thịt cá tươi/ ướp lạnh/ đông lạnh
0305
Cá khô/ ướp muối/ ngâm nước muối/
xông khói; Bột cá
Luật vệ sinh thực phẩm
0306
Giáp xác sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/ khô/
ướp muối/ ngâm nước muối/ hấp/ luộc *2
Luật vệ sinh thực phẩm
0307
Nhuyễn thể sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/
khô/ ướp muối/ xông khói
Luật kiểm dịch
1603
Chất chiết xuất từ cá/ giáp xác/ nhuyễn thể
1604
Cá chế biến; Trứng cá muối/ chế biến
Luật vệ sinh thực phẩm
1605
Giáp xác/ nhuyễn thể chế biến
1212
Rong, tảo
Luật vệ sinh thực phẩm
Luật bảo vệ thực vật
*1 Tuân theo Công ước Oa-sinh-tơn (xem công báo ngày 31/3/1998 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản)
*2 Tuân thủ Luật JAS, Luật đo lường, Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, Luật tái sử dụng bao bì/dụng cụ chứa, Luật phòng chống quà khuyến mãi bất hợp pháp và biểu thị thông tin không đúng
Qui định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm
Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản ra đời năm 1947 và được sửa đổi, bổ sung lần gần đây nhất là ngày 30/5/2003. Mục đích của Luật vệ sinh thực phẩm là ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Luật vệ sinh thực phẩm cho phép những trường hợp nhập khẩu thực phẩm ≤ 10 kg để tiêu dùng cá nhân được miễn thủ tục kiểm dịch.
Trước đây, đối với các sản phẩm thuỷ sản, Nhật Bản chỉ quan tâm đến tiêu chuẩn vi sinh (khuẩn Escherichia Coli). Nhưng do tình trạng hiện nay nhiều nước sản xuất đã sử dụng quá nhiều hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thực phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới dư lượng hoá chất, kháng sinh khá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng, Nhật Bản đã đưa ra các quy định mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu; lập danh sách các hoá chất, kháng sinh bị cấm, định lượng cụ thể cho những hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng; lên danh sách hoá chất/kháng sinh/phụ gia được phép/không được phép có trong thực phẩm…
Chỉ định cụ thể của Nhật Bản đối với một số mặt hàng thuỷ sản:
Cá tươi - không được có dư lượng CO2;
Cá nóc - phải có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu;
Cá philê, sashimi đông lạnh - không được phép có trực khuẩn colon bacillus, khống chế trực khuẩn (bacillus) dưới 100.000/1 gam;
Mặt hàng chế biến chín đông lạnh - không được phép có Escherichia Coli, khống chế trực khuẩn (bacillus) dưới 3.000.000/1 gam;
Bánh cá - không được có trực khuẩn Coli, lượng Kali nitơrat dưới 0,05 g/kg;
Hải sản đông lạnh (kể cả sản phẩm hấp chín rồi đông lạnh như bạch tuộc) - không được phép có trực khuẩn Coli, khống chế vi khuẩn (bacterial) dưới 100.000/1 gam;
Hàu - khống chế vi khuẩn (bacterial) dưới 50.000/1 gam, khống chế Escherichia Coli dưới 230/100 gam;
Quy định kiểm tra khuẩn Escherichia Coli trong tôm, cua nhập khẩu đã được bãi bỏ từ ngày 1 tháng 4 năm 2001.
Qui định của Nhật Bản về kiểm dịch thực phẩm
Luật kiểm dịch chỉ áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ nơi đang có dịch bệnh hoặc bị nghi ngờ có dịch bệnh.
Tất cả các mặt hàng thực phẩm tại khu vực đang bị dịch, khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải có giấy chứng nhận an toàn - vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp.
Qui định của Nhật Bản về dán nhãn thực phẩm
Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng hoá đúng quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp việc thông quan được tiến hành suôn sẻ. Nhật Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm. Tất cả các sản phẩm thực phẩm phải dán nhãn xuất xứ - ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vực thay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận.
Luật Đo lường của Nhật Bản quy định: Trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trên các chứng từ có liên quan tới lô hàng nhập khẩu đều phải ghi rõ khối lượng (tổng khối lượng và khối lượng tịnh của mỗi kiện hàng) và ghi kích thước theo hệ thống mét.
Từ tháng 4/2002, Luật vệ sinh thực phẩm đã quy định: Tất cả các thực phẩm mà trong thành phần của nó có một số loài hải sản gây dị ứng (như: mực nang, bào ngư, tôm, cua, cá thu, cá ngừ) đều phải dán nhãn biểu thị.
Luật JAS (Japanese Agricultural Standard) qui định các tiêu chuẩn về chất lượng, cụ thể là đưa ra các quy tắc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng. Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 5 năm 1970.
Các quy định áp dụng đối với các sản phẩm được phát hành định kỳ. Do chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài ngày càng nhiều nên phạm vi bao quát của Luật JAS ngày càng mở rộng.
Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm chế biến. Người Nhật Bản rất tin tưởng chất lượng của các sản phẩm được đóng dấu JAS. Tuy nhiên vẫn có nhiều sản phẩm không được đóng dấu nên để giúp người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm, trên nhãn cần ghi rõ ràng, cụ thể các thông tin như sau:
Tên sản phẩm
Tên nước xuất xứ
Nguyên liệu cấu thành sản phẩm
Khối lượng tịnh
Danh mục các chất phụ gia sử dụng trong sản phẩm
Thời hạn sử dụng
Phương pháp chế biến
Phương pháp bảo quản
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu/phân phối
Ðối với sản phẩm khai thác phải ghi phương pháp khai thác; đối với sản phẩm nuôi trồng phải mô tả phương pháp nuôi trồng.Riêng với các sản phẩm đông lạnh thì phải có chữ “Rã đông“
Qui định của Nhật Bản về chất lượng sản phẩm
Nhật Bản là một trong những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới về chất lượng sản phẩm. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân hay màu sơn bị mờ thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hoá hỏng.
Luật trách nhiệm sản phẩm (TNSP) ra đời, quy định trách nhiệm của nhà sản xuất/kinh doanh/nhập khẩu sản phẩm phải bồi thường cho người tiêu dùng vì những thiệt hại do sử dụng sản phẩm bị lỗi. Luật có hiệu lực kể từ tháng 7 năm 1995. Nhìn chung, số vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm đang có chiều hướng gia tăng.
Điều 1 của Luật TNSP quy định: Nếu một sản phẩm có khuyết tật, gây thương tích cho người hoặc gây thiệt hại về tài sản thì nạn nhân có quyền đòi nhà sản xuất bồi thường nếu chứng minh được sản phẩm có khuyết tật, thiệt hại đã xảy ra và quan hệ nhân quả giữa khuyết tật của sản phẩm với thiệt hại đã xảy ra.
Khái niệm “khuyết tật” có thể hiểu một cách đơn giản là những thiếu sót về tính an toàn dẫn tới thiệt hại về người và của. Vì vậy, muốn biết một sản phẩm có khuyết tật hay không, người ta xem xét độ an toàn của nó trong điều kiện bình thường.
Qui định của Nhật Bản về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Các vụ ngộ độc thực phẩm khiến cho người tiêu dùng rất coi trọng vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đối với các mặt hàng thuỷ sản sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, Nhật Bản yêu cầu phải dán nhãn ghi rõ thành phần nguyên liệu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất/nhập khẩu/phân phối… để trong trường hợp cần thiết có cơ sở kiểm tra và truy cứu trách nhiệm.
Đầu năm 2003, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Nhật Bản được thiết lập. Đến cuối năm 2003, Nhật Bản đã thử nghiệm hệ thống này trên 5 sản phẩm nông nghiệp và 2 sản phẩm thuỷ sản.
Để thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, Nhật Bản đã có những quy định về nhãn mác rất khắt khe đối với các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản còn yêu cầu các nước sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phải thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với Nhật Bản.
Quy định của Nhật Bản về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Tiêu chuẩn để được đóng dấu “Ecomark”của Nhật Bản
Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi trường. Năm 1989, Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”. Để được đóng dấu này, sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
(1) Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường (hoặc gây ô nhiễm không đáng kể)
(2)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22101.doc