MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Đặc điểm và sự cần thiết phát triển cây chè Shan Tuyết . 2
I. Một số nét về tình hình hoạt động của công ty chè Mộc Châu 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty chè Mộc Châu 4
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. 6
II. Cây chè Shan Tuyết Mộc Châu 6
III. Các nhân tố tác động đến sự phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu 8
1.1 Điều kiện khí hậu và thời tiết 8
1.2 Đất đai và thổ nhưỡng 8
1.2.1 Lập địa 8
1.2.2 Thổ nhưỡng 9
1.3 Nguồn nước 9
Chương II: Thực trạng phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu 10
I. Thực trạng phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu : 10
1.1 Diện tích đất trồng : 10
1.2 Sản lượng và giá trị chè Shan Tuyết trong những năm gần đây 12
1.3 Xuất khẩu chè Shan Tuyết - thị trường thế giới 14
1.4 Giống chè 15
1.5 Về công nghiệp chế biến 15
II. Đánh giá các nhân tố tác động đến cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu 16
III . Đánh giá chung về phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu 17
1.1 Kết quả 17
1.2 Tồn tại 18
1.3 Nguyên nhân 19
Chương III: Giải Pháp Phát Triển Cây Chè Shan Tuyết Tại Mộc Châu 21
I. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển cây chè Shan Tuyết 21
1.1 Cơ hội 21
1.2 Thách Thức 21
II. Định hướng và mục tiêu phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu 22
1.1 Định hướng 22
1.2 Mục Tiêu 23
III. Giải Pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu 23
1.1 Giải pháp về công nghệ 23
1.1.1 Giải pháp về đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 23
1.1.2 Giải pháp về giống chè 24
1.1.3 Giải pháp về quản lý đất 24
1.1.4 Giải pháp về phân bón phụ gia 27
1.1.5 Giải pháp vê nước tưới 27
1.1.6 Giải pháp về thu hoạch và sử lý sau thu hoạch 28
2 .Một số giải pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận ở công ty chè mộc châu trong thời gian sắp tới. 28
2.1 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ trên cơ sở củng cố vững chắc thị trường truyền thống, phát thiển vả mở rộng thị trường mới. 29
2.2 Tăng cường công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. 29
3 Giải pháp về thị trường cho chè Shan Tuyết 31
3.1 Thị trường thế giới 31
3.2 Thị trường trong nước 31
4. Giải pháp về vốn cho cây chè Shan Tuyết 34
Tài liệu tham khảo 38
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã khôi phục chăm sóc thu hái chè . Năm 2008 . Tô múa đã bán cho công ty chè 800 tấn trong khi cả năm 2007 , bán cho công ty chỉ được 500 tấm , năm 2003 là 150 tấn .
Như vậy , với năng suất hiện nay tức là vào khoảng 8 tấn /ha với giá chè thô khoảng 3000đ / kg thì một hộ đã có giá trị lao động nghè chè là 10 triệu / năm
Về sản phẩm chè Shan Tuyết :
Hiện nay 2 sản phẩm chè Shan Tuyết và chè xanh Shan Tuyết Mộc Châu là 2 sản phẩm chè duy nhất đã đăng ký độc quyền thương hiệu sản phẩm cho thế giới .
Năm 2008 , công ty chè Mộc Châu đã cho ra đời hơn 80 tấn sản phẩm chè Shan Tuyết và chè xanh Shan Tuyết . Trong đó phục vụ nhu cầu trong nước là khoảng 30 tấn , xuất khẩu sang các nước trên thế giới như Nga , Pakistan , Ấn Độ , Đài Loan khoảng 50 tấn , thu về hơn 80 tỷ , nộp cho ngân sách nhà nước hơn 7 tỷ .
Xuất khẩu chè Shan Tuyết - thị trường thế giới
Đối với thị trường chè xanh Nhật Bản: Là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới song cũng là nước nhập khẩu chè lớn vì sản xuất không đủ cho tiêu dùng trong nước. Đây là thị trường có thị hiếu riêng khác với một số nước dùng chè xanh. Nên sản phảm làm ra chỉ tiêu thụ cho Nhật Bản. Với công ty có lợi thế là đang hợp tác sản xuất với Nhật Bản nên thị trường này cần được duy trì, do đó phải sản xuất chè có chất lượng tốt, giảm chi phí trong sản xuất để nâng cao sản lượng mỗi năm lên.
Đối với thị trường chè xanh Đài Loan: Đây là khách hàng đã làm với Công ty nhiều năm, thường trọng chữ tín trong quan hệ mua bán, song yêu cầu sản phẩm chè phải làm bằng thiết bị công nghệ của họ. Nên các năm tới cần phát triển giống chè Đài Loan để có sản phẩm ổn định cung cấp cho thị trường này.
Ngoài 2 thị trường lớn trên , công ty còn đang tiếp tục mở rộng thị trường trên thế giới như các nước Châu á : Trung Quốc , Ấn Độ , các nước EU …
Giống chè
Công ty chè Mộc Châu đã đăng ký với viện chè giúp đỡ , xúc tiến việc nhận giải quyết giống của chè Shan Tuyết , nhân giống và đưa nhanh các giống có chất lượng cao , năng suất tốt vài các vườn chè .
Để thực hiện mục tiêu kế hoạch , đến năm 2007 số diện tích chè sẽ trồng xong , đảm bảo các giống chó năng suất cao và chất lượng tốt , công ty chè Mộc Châu đã tổ chức xây dựng vườn ươm có diện tích từ 1-2 ha 1 vườn để sản xuất chè dâm cành . Công ty còn khuyến khíc các hộ gia đình trồng chè sản xuất tự túc lấy giống bằng cách ượm hạt vào bầu để chủ động được nguồn giống trồng , đảm bảo chất lượng cây giống
Các đặc điểm sinh thái của các loại chè Shan được tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để trồng tại nơi có khí hậu , thổ nhưỡng thích hợp
Về công nghiệp chế biến
Trước mắt từ năm 2005 đến 2010 , sản lượng chè Shan Tuyết tăng lên 35.800 tấn , phấn đấu của công ty là đạt sản lượng tới 50.000 tấn sau năm 2010 . Các cơ sở hiện có không đáp ứng được nhu cầu chế biến , do đó giải pháp cho chế biến là :
Nâng cấp thiết bị sản xuất ổn định công suất nhà máy chế biến chè của
công ty chè Mộc Châu đạt sản lượng 42 tấn / ngày , duy trì 2 dây chuyền chè xanh đã có của công ty chè Mộc Châu
Nông trường cờ đỏ : 1 dây chuyển 20 tấn / ngày năm 2005
Nông trường chiềng ve : 1 dây chuyền 20 tấn năm 2006
Xây dựng một nhà máy 40 tấn / ngày tại Vân hồ năm 2006
Xây dựng một nhà máy 13 tấn / ngày tại Tô Múa năm 2006
Xây dựng 1 nhà máy 14 tấn / ngày tại Tân Lập năm 2006
Lắp đặt 4 dây chuyển 5-7 tấn / ngày ở các xã Chiềng Khoa , Phiêng Luông , Lóng Luông và Thị Trấn Nông trường Chiềng ve để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chè
Ngoài ra những vùng có diện tích trồng ít , giao thông đi lại khó khăn , xa cơ sở chế biến , đã trang bị máy sao cỡ nhỏ từ 100-200 kg búp tươi / ngày để phục vụ nội tiêu và cho các nhà máy tinh chế đấu trộn tinh chế
Tháng 8 năm 2010 , công ty sẽ tiếp tục nhâp khẩu them 2 dây chuyển chuyên sản xuất chè Shan Tuyết
Đánh giá các nhân tố tác động đến cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu
Thuận lợi :
Khí hậu thời tiết : Với độ cao từ 200-1050m, khí hậu và thời tiết của huyện Mộc Châu rất thích hợp cho cây chè , có điều kiện phát triển đa dạng các giống chè Shan Tuyết cũng như các giống chè khac
Đất đai : Đất có điều kiện thích hợp cho phát triền cây chè , còn có nhiều , có nhiều vùng tập trung , đất còn giàu dinh dưỡng
Trên địa bàn huyện , cây chè đã được tổ chức sản xuất từ lâu đời , nhân dân đã quen thuộc với nghề trồng chè thu búp
Có đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật nhiều kinh nghiệm
Trên địa bàn huyện đã có cơ sở chế biến , thiết bị hiện đại , tạo nhân tố thuận lợi cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ chế biến chè
Bộ , tỉnh , các ngành và huyện vừa có cơ chế chính sách khuyến khích , vừa có quyết tâm chỉ đạo rất cao
Thị trường trong nước và ngoài nước đang đi vào ổn định và phát triển
Khó Khăn :
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau , giai đoạn này lượng mưa ít , nhiều nơi có gió lào làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng
Do nằm trên cao nguyên đá vôi , thiếu nước , trở ngại cho việc chủ động tạo độ ẩm cho chè
Nhiều nơi có địa hình phức tạp , khó khăn cho vận chuyển sản phẩm và vật tư thâm canh chè
Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng nhiều xã , bản rất khó khăn , đời sống còn thấp , đất nông nghiệp ít nên tạo ra tâm lý nặng về tự cấp tự túc , tự cấp , lo đời sống trước mắt
Một số vùng chè đã hình thành từ lâu , song do không được chăm sóc , thâm canh nên nhiều diện tích đã trờ thành cây hoang dại , nhiều lô chè độ dốc cao , do đó yeu cầu thâm canh cần phải đầu tư lớn
Một số cơ sở chưa có điện sản xuất , dân đến giá mua , giá thành cao , rừng bị phá lấy củi để sơ chế chè
III . Đánh giá chung về phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu
Kết quả :
Đã nhanh chóng khôi phục , cải tạo thâm canh và trồng các giống chè Shan mới có năng suất , chất lượng cao .
Đến năm 2005 , toàn huyện có 3.900 ha chè , đạt sản lượng 15.400 tấn và đến năm 2010 có 5.000 ha chè sản lượng đạt 35.800 tấn , sau năm 2010 đạt 50.000 tấn chè búp tươi . Hình thành vùng nguyên liệu tập trung ổn định cho việc phát triển công nghiệp chế biến , góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông thôn Mộc Châu
Góp phần giải quyết việc làm , tăng thu nhập , xóa đói giảm nghèo một cách vững chắc , nhất là vùng còn đặc biệt khó khăn , đồng thời góp phần tăng độ che phủ , chống xói mòn , tạo môi trường sinh thái hợp lý , xây dựng nền Nông nghiệp bền vững
Việc tổ chức sản xuất phát triển chè Shan Tuyết những năm gần đây còn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển . Dự báo sau năm 2010 ( định hình ) thì với sản lượng 50.000 tấn , giá chè búp tươi là 3000 đ /kg tổng giá trị thu được lên tới 150 tỷ đồng
Tính mỗi ha chè thu 30 triệu đồng / năm , trừ chi phí thâm canh để lại cho cây chè 40% , mỗi năng thu được 18 triệu đồng
Tham gia xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới với sản lượng vào khoảng 6000 – 6400 tấn sản phẩm , giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 8.5 – 91.5 triệu USD
Phát triển công nghiệp chè còn giải quyết được việc làm , cho thu nhập ổn định , 1,5 vạn lao động tương đương 6.000 hộ . Góp phần xóa đói giám nghèo 3-5 vạn dân
Phát triển trè Shan Tuyết còn tăng độ che phủ , chống xói mòn, đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống , đồi trọc . Tạo môi trường bền vững vùng cao nguyên Mộc Châu – Tỉnh Sơn La
Tồn tại
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau , giai đoạn này lượng mưa ít , nhiều nơi có gió lào làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng , thế nhưng hệ thống mương , suối , hệ thống tưới tiêu cho cây chè lại quá ít , không đáp ứng đủ nhu cầu về nước của cây chè Shan .
Do nằm trên cao nguyên đá vôi , thiếu nước , trở ngại cho việc chủ động tạo độ ẩm cho chè . Nhiều nơi có địa hình phức tạp , khó khăn cho vận chuyển sản phẩm và vật tư thâm canh chè . Thế nhưng hệ thống giao thông lại hết sức lạc hậu . Nhiều nơi cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức
Vào năm 2002 , bỏ qua góp ý của các chuyên gia ngành chè . lãnh đạo bộ NN&PTNT đã ra quyêt định rất nhanh : Xây dựng vùng sản xuất giống chè đầu dòng cao sản nhập từ Nhật Bản , trồng thử nghiệm tại 3 địa phương trong đó có Mộc Châu 13 giống chè nhật như : Saemidori , Meiryoku , Funshun , Okuyutaka . Số tiền nhập về 3 giống chè này lên tới 10 tỷ đồng
Ngay sau khi được quyết định , những công việc nhập giống và trồng đại trà trên 130 ha chè tại Mộc Châu đã gấp rút được thực hiện . Công ty chè và người dân chỉ chăm lo đến những giống chè mới , bỏ qua giống chè cũ , lơ là phát triển cây chè Shan Tuyết vốn là thế mạnh của công ty chè Mộc Châu . Thế nhưng kết quả của việc trên lại là 130 ha chè tại 3 địa phương này trơ khấc mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ , vật tư được đổ đến từng hộ khoán trồng chè .
Hơn 130 ha chè , phần lớn là không phát triển được trong đó đáng chú ý chè Yabukita tỷ lệ sống chỉ có 45% , tỷ lệ sống của chè YakaMidori chỉ có 62%
Đầu tư trong thời gian dài nhưng không có thu hoạch , lại bỏ bê không quan tâm phát triển thế mạnh của mình là chè Shan Tuyết , hậu quả là người dân mất thu nhập , chè lại được xác định là không thích hợp để phát triển ở Mộc Châu nói riêng và Việt Nam nói chung , phải phá đi trồng lại các giống Shan Tuyết truyền thống . Như vậy đã làm lãng phí tới 5000 ha chè trong 3 năm , tốn tiền gây dựng lại 5000 ha chè
Nguyên nhân
Đây là kết quả của sự triển khai nóng vội, áp đặt các quan điểm ngược với những khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. Rõ nhất là sự kiên cưỡng trong đầu tư không chú ý đến khí hậu đất đai. Chè của Nhật chỉ phù hợp với nhiệt độ trung bình 15oC, lượng mưa bình quân 1.500 2.000 mm.
Thế nhưng vùng trồng chè của Việt Nam luôn có nhiệt độ cao hơn 5-8oC. Còn lượng mưa thấp hơn và đặc biệt khắc nghiệt là có gió Lào, sương muối rất không thích ứng với chè Nhật. Một quan chức nguyên là thành viên Hội đồng quản trị Vinatea cho biết, ngay khi chuẩn bị thực hiện dự án, nhiều người trong ngành chè đã ra sức can ngăn không nên nhập nhiều, trồng tràn lan, vì biết là sẽ không hiệu quả, không thể nóng vội mà làm đột biến được ngành chè.
Nhưng đã chẳng ai nghe theo. Không những vậy, Bộ NN&PTNT không những không đấu thầu dự án để đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư mà còn không cho Vinatea - đơn vị có chuyên môn về chè nhập khẩu giống. Điều này dẫn đến hậu quả là chất lượng hom giống chè đã không được kiểm soát, khó có thể nói việc nhập giống chè không bị tiêu cực, ăn hớt như đã từng xảy ra ở đơn vị nhập giống dứa Cayen trước đó.
Nếu so với trồng giống chè lai Shan Tuyết sản xuất được trong nước, nông dân trồng chè Nhật bị thua lỗ nặng, bởi: trồng chè Nhật năng suất rất thấp, chỉ đạt 2-4 tấn/ha. Còn chè LDP1 năng suất đạt 7-10 tấn/ha. Trong khi đó, giá chè Nhật không cao hơn chè LDP1. Dù sắp phải phá sản dự án lãng phí hàng tỷ đồng, nhưng không ít người vẫn cho rằng, trong cả trăm ha chè phải phá bỏ vẫn còn thu được một vài giống chè đưa vào nghiên cứu, chọn tạo giống.
TS Nguyễn Thái Thắng Phòng Nông nghiệp (Vinatea) cho rằng, cái dở của dự án chè Nhật chỉ là trồng trên diện tích quá lớn. Còn một số giống chè Nhật đưa vào lai tạo có thể sẽ cho ra giống chè mới có hiệu quả kinh tế cao trong tương lai, cần nhìn nhận hiệu quả kinh tế của dự án xa hơn.
Tuy nhiên, một giáo sư trong Hội đồng nghiệm thu dự án thì quả quyết: Dự án chè Nhật hoàn toàn không có hiệu quả kinh tế, là dự án làm nghèo đất nước và không ai chịu trách nhiệm. Được biết tới đây, Bộ NN&PTNN sẽ làm thủ tục chuyển dự án trồng 130 ha chè Nhật này sang hình thức trồng thử nghiệm phục vụ nghiên cứu để làm nhẹ vấn đề.
Nếu vậy, điều này cũng đồng nghĩa với việc một số người ra quyết định đầu tư dự án chè Nhật đã bắt hàng trăm hộ dân phá mận trồng chè dẫn đến trắng tay, đầu tư tiền của Nhà nước thiệt hại hàng tỷ đồng đã phủi bỏ được trách nhiệm. Và các lý do khiến dự án phá sản đều là tại thời tiết.
Chương III
Giải Pháp Phát Triển Cây Chè Shan Tuyết Tại Mộc Châu
Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển cây chè Shan Tuyết
1.1 Cơ hội
Là sản phẩm truyền thống , có xuất xứ từ lâu đời , thậm chí có những cây chè Shan Tuyết tuổi đời lên tới hàng trăm năm tuổi
Chè xanh Shan Tuyết Mộc Châu và Chè Shan Tuyết Mộc Châu là 2 sản phẩm chè Việt Nam duy nhất có thương hiệu trên thị trường thế giới
Nếu như trước đây , sản phẩm chè Shan Tuyết Việt Nam chỉ được xuất khẩu sang 3 thị trường trên thế giới thì nay đã là 110 thị trường . Trong đó có tới hơn 70 thị trường được bảo hộ . Trong đó có những thị trường coi chè là thức uống không thể thiếu hàng ngày như Arap Xê út , Kenia , Trung Quốc …..
Các thị trường mới lien tục được mở rộng như Đức , Hà Lan ….
Bên cạnh đó , việc các nước xuất khẩu chè lớn như Ấn Độ , Srilanca , Pakisstan , với tình hình diễn biến thời tiết phức tạp , hạn hán , sâu bệnh , làm cho lượng xuất khẩu chè giảm , trong khi đó , cung không đủ cẩu , đây là một cơ hội lớn cho chè Shan Tuyết Mộc Châu vốn đã có thương hiệu sâm nhập và phát triển mạnh mẽ .
1.2 Thách Thức
Việt Nam vừa gia nhập WTO , thị trường được mở rộng , không bị các rào cản thuế khóa ngăn chặn càng làm cho việc sâm nhập các thị trường này trở nên dễ dàng hơn
Bên cạnh các cơ hội đó , thách thức đi kèm cũng là rất lớn , khi gia nhập thị trường thế giới , Việt Nam còn phải chịu nhiều sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước cũng sản xuất , xuất khẩu chè Shan Tuyết
Việc giữ được chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu của mình cũng là 1 thách thức lớn với chè Việt Nam
Định hướng và mục tiêu phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu
1.1 Định hướng
Từ lâu cây chè đã là nguồn thu nhập chính của người dân ở nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc. Ở tỉnh Sơn La, cây chè Shan Tuyết được trồng nhiều ở huyện Mộc Châu. Tại huyện Mộc Châu, do xác định được giá trị, lợi thế của cây chè Shan Tuyết trong phát triển kinh tế ở huyện, chính quyền địa phương đã có quy hoạch, định hướng và chủ trương đưa cây chè trở thành cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân xoá đói giảm nghèo.
Đến hết năm 2008, toàn huyện Mộc Châu có khoảng 5000 ha chè trung du, trong đó chủ yếu tập trung ở các xã:Chiềng Ve , Tô Múa , Cao nguyên Mộc Châu , nông trường cờ đỏ...Đặc biệt, với lợi thế điều kiện đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi, phù hợp với cây chè trung du, huyện đã chủ trương tập trung phát triển vùng chè trung du tại Vùng kinh tế trung tâm của huyện, trong đó sẽ tiếp tục đưa các giống chè chất lượng cao vào trồng thay thế cho các giống chè cũ, già cỗi, năng suất, chất lượng thấp. Điển hình như ở nông trường cờ đỏ hiện nay toàn xã có khoảng 140ha chè, tập trung ở các thôn: Cửa Khe, Làng Chẽ, Đèo Vai 1, Đèo Vai 2...
Trước kia ở Mộc Châu chủ yếu là giống chè Shan Tuyết lá nhỏ được trồng bằng hạt, năng suất, chất lượng thấp. Từ năm 2000 trở lại đây, đã có nhiều giống chè mới, được trồng bằng cành, năng suất, chất lượng vượt trội được đưa vào trồng thay thế giống chè cũ, ngày càng già cỗi. Từ giống chè cành chất lượng cao này nhiều hộ dân đã có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình".
Nếu như với giống chè cũ, trung bình người dân được thu hoạch 2 lứa/tháng với sản lượng khoảng 20-25kg chè khô/lứa (hộ trồng nhiều thì được 40-50kg/lứa), nhưng với chè trung du chất lượng cao thì trong khoảng 30-40 ngày mới cho thu hoạch 1 lần, năng suất đạt khoảng 50-60kg chè khô/lứa. Trong khi đó, giá chè trung du chất lượng cao vào khoảng 50-60 nghìn đồng/kg vào chính vụ, và 80-90 nghìn đồng/kg khi cuối vụ, cao gấp đôi giá chè trung du lá nhỏ. Rõ ràng, với giá trị kinh tế và năng suất như vậy, cây chè trung du chất lượng cao đang là một hướng đi triển vọng cho người trồng chè ở Mộc Châu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là, để mở rộng vùng chè chất lượng cao, thay thế những diện tích chè trung du lá nhỏ ngày càng già cỗi thì người dân phải có sự đầu tư tương đối lớn. Nếu trồng chè trung du lá nhỏ, người dân chỉ phải đầu rư phân bón, ngày công, còn nguồn giống có thể nhân giống từ diện tích chè đã có của gia đình, hoặc mua giống thì chi phí không đáng kể. Nhưng với cây chè trung du chất lượng cao, người trồng chè sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư mua giống và công chăm sóc, nhưng không phải người dân nào cũng có khả năng đầu tư được.
Trước vấn đề đó, huyện Mộc Châu đã có chủ trương hỗ trợ nhân dân mở rộng vùng chè chất lượng cao, bằng cách hỗ trợ nhân dân mua giống từ tỉnh ngoài.
Mục Tiêu
Trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong thị trường nội địa
Phát triển mạnh cây chè Shan Tuyết truyền thống , tạo công ăn việc làm , xóa đói giảm nghèo cho giúp người dân cải thiện kinh tế
Củng cố thương hiệu tại thị trường trong nước , khẳng định thương hiệu chè Shan Tuyết trên thị trường thế giới
Hướng tới mở rộng thị trường nội địa , không chỉ ở miền Bắc mà còn đi sâu vào phía miền nam .
Mở rộng thị trường xuất khẩu , không chỉ tại các nước như như Đài Loan , Hàn Quốc … mà còn các nước tại Châu Âu , 1 số nước có nhu cầu sử dụng chè lớn như Trung Quốc , Ấn Độ
Giải Pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu
1.1 Giải pháp về công nghệ
Sản xuất chè Shan an toàn hơn , đảm bảo hơn và với kỹ thuật tiên tiến hơn.
1.1.1 Giải pháp về đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Tùy theo điều kiện cụ thể lựa chọn quy mô hợp lý cho vùng sản xuất , khu sản xuất tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau :
Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý , nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc trồng trọt , thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp dồi dào nước ngầm , mùa mưa thoát nước nhanh , hkoong bị úng . Nhiệt đồ không khí trung bình năm : 18-25 độ C , ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trưởng khỏe , tính chống chịu tốt , thuận lợi quản lý cây trồng tổng hợp . Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80% . Lượng mưa trung bình hàng năm khống chế khoảng 1000-1200mm .
Nguồn nước , đất và không khí không bị nhiễm độc chất hóa học và vi sinh vật . Cần xem xét kỹ nguồn nước sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không , nếu có cần đưa ra biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả , đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng chảy , ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy . Xây dựng được các hồ đập giữ nguồn nước mặt , tao nguồn nước tưới và giữ ẩm trong mùa khô .
Trong trường hợp vùng sản xuất bị ô nhiễm bất kháng , thì không tiến hành sản xuất và trồng chè .
1.1.2 Giải pháp về giống chè
Tìm hiểu để sử dụng các giôgns chè mới có năng suất , chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt , nhân giống bằng phương pháp giâm cành ( có phụ lục Qui trình kỹ thuật nhân giống bằng cành kèm theo ) . Các giống được trồng là giống đã được cấp quản lý có thẩm quyền cho phép phát triển . Mỗi vùng sản xuất nên cơ cấu giống chè Shan tại địa phương với giống được chè Shan được nhập về , hoặc giống chè Shan mới để có thể phát triển hài hòa theo từng vùng . Hiện nay các giống mới như Shan Chất Tiền , Shan Tham Vè thích hợp để trồng ở các vùng có độ cao từ 600-1000m . Người trồng chè cần tìm hiểu kỹ lý lịch và đặc điểm của từng giống để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ .
Mật độ trồng : các giống chè thân gỗ như Shan nên trồng với mật độ 1.5-1.8 vạn cây /ha , trồng hàng đơn
1.1.3 Giải pháp về quản lý đất
Đất trồng chè Shan phải được quản lý và sử dụng theo hướng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng . Theo đó , cần chú trọng canh tác :
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất là yếu tố quan trọng duy trì độ phí nhiêu và kết cấu của đất . Đảm bảo đủ lượng hữu cơ trong đất sẽ ngăn chặn xói mòn , làm cho đất luôn tươi xốp , chất dinh dưỡng càng ngày càng tăng , trên cơ sở đó cây chè sử dụng nước có hiệu quả , vì thế hạn đối với chè sẽ không hoặc khó mà xảy ra . Đất chè nên được duy trì hàm lượng mùn tổng số 2% trở nên .
Chất hữu cơ trong đất chè được duy trì trước tiên từ cành lá chè đốn giữ lại hàng năm , tiếp sau là được làm giàu hơn bằng nguồn bổ sung qua việc tủ gốc cho chè từ thân lá thực vật không bị nhiễm bẩn , lá rụng . cành tỉa của các loại cây che bóng , cây trồng xen thời kỳ chè KTCB , tốt nhất là các loại cây có hàm lượng dinh dưỡng cao .
Nguồn vật chất hữu cơ cho đất chè :
Giữ lại cành lá chè đốn ( nương chè năng suất 10 tấn/ha có thể cho lượng cành lá đốn 10 tấn /ha ) không nên dùng cành lá chè đốn làm củi đun nấu :
Trồng cây chè che bóng để bổ xung lá rụng và cắt tỉa hàng năm của cây chè bóng ( chè Shan lá nhọn , Shan lá tán )
Tủ gốc bằng tế guột , rơm , rạ trồng cỏ ghi nê , … lượng tủ ước chừng 20 tấn / ha . 3-5 năm tủ 1 lần
Thời kỳ cây chè mới trồng cần đặc biệt lưu ý trồng xem các cây có khả năng cải tạo đất cho lượng chất xanh lớn ( cốt khí , chàm lá nhọn …) cây cốt khí trồng xen có thể cho 30-40 tấn /ha nếu được đầu tư chăm sóc tốt
Đối với phát triển vùng chè Shan mới , đồi chè Shan mới cần phải có kế hoạch cải tạo đất trước khi trồng chè2 năm từ cây cốt khí , cỏ ghi nê , lạc dài và các loại rau đậu .
Chè sinh trưởng tốt trong khoảng pH từ 4-5.5 , cho nên trong quá trình canh tác luôn kiểm tra pH đất đẻ kịp thời điều chỉnh . Nếu pH cao cần sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh . Nếu đất trở nên quá chua ( pH < 4 ) có thể sử dụng vôi vào thời gian đốn với cá lượng 2-3 tấn/ha , sử dụng có chất lượng tốt là vôi dolomitic ( vôi có chưa magie và cacbonat )
Không trồng chè trên những vùng đất có pH > 5.5 . Đất có pH cao thì sinh trưởng của cây rất kém , lá cây bị héo và rễ cây bị sùi
Có thể chuẩn đoán pH thích hợp trong quá trình canh tác qua quan sát sinh trưởng của cây và sự có mặt của các cây chỉ thị . nếu cây chè sinh trưởng khỏe mạnh và có mặt các cây họ sim , mua ở xung quanh vườn chè thì đó là độ pH thích hợp .
Xói mòn đất chè :
Xói mòn đất chè có thể xảy ra rất mạnh nếu không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu , điều quan trọng nhất là phải duy trì độ che phủ trên mặt đất bằng cây trồng lâu năm , và cây chè Shan vẫn được voi là cây chè chống xói mòn hiệu quả với đất dốc vì tuổi đời cao , trồng được dày theo hàng 1 . Tuy vậy nếu mưa quá lớn vẫn có thể dẫn đến xói mòn đất ở vùng trồng chè , nhất là ở những vị trí không có cây chè ( đường đi , khu giao nhau của các con đường , các khoảng trống khác … ) thời gian chè chuận bị trồng mới và các thời kỳ chè mới trồng chưa kịp khép tán
Cần lưu ý là ở độ pH 4.5-5.5 thì chỉ cần 1 đoạn thời gian ngắn thôi mặt đất không được bao phủ bứi chất hữu cơ , nước có thẻ làm bí đất và những thực vật kém phát triển có thể làm hỏng cấu trúc đất.
Khống chế xói mòn đất :
Nhất thiết phải trồng chè theo những đường đồng mức , tạo độ nghiêng ra một cách đáng kể , đặc biệt những vùng có độ dốc cao > 20 độ cần trồng cỏ ghi nê hàng đơn hoặc dứa Cayen , cứ sau 10 hàng chè có thể trồng phụ 1 hàng ở giữa đường đồng mức . Cần đào những rãnh phù sa ( toàn bộ hoặc cục bộ )ở bất cứ độ dốc nào để cản nước chảy và giữ nước . Thiết kế và đào những rãnh phù sa phải được để ý và suy xét tới sự an toàn trong quá trình thu hái .
Ở tất cả các vị trí sự xói mòn đất cục bộ xảy ra khốc liệt , cần phải thực hiện sự ngăn càn bằng tất cả các biện pháp hữu hiệu nhất ( trồng cỏ , đào rãnh ngăn , trồng cây to chắn phía trên , v…v )
Phải chú ý cẩn thận đến việc xây dựng những con mương thoát nước , những mương này cần cắt ngang dòng chảy , chặn các dòng chảy làm lưu lượng nước , chảy chậm kết quả làm giảm sự xói mòn . Nên trồng loại chỏ thích hợp dọc theo những con mương để cản nước và xói mòn đất trước khi đất chảy vào mương .
Che phủ đất : Trên vùng chè Shan chuẩn bị trồng mới , trước khi trồng chè cây che phủ đất được gieo trồng càng sớm càng tốt ngay sau khi làm đất tối thiểu . Lựa chọn các cây trồng che phủ thích hợp , với cây họ đậu , cây cỏ có thể dùng làm thức ăn gia súc , cốt khí , chàm lá nhọn . Vườn chè mới trồng cần được trồng xen cây họ đậu và tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô . Ngoài ra , kỹ thuật trồng chè mật độ dày , hàng kép đối với các giống hạn chế mở rộng tán sẽ làm giảm xói mòn đất rất có ý nghĩa
Không chăn thả gia súc , gia cầm trong vườn chè , không bón vào đất các loại phân có nguy cơ gây ô nhiễm như : phân chuồng tươi , nước thải trực tiếp người , động vật , nước thải sinh hoạt nhà máy .
Giải pháp về phân bón phụ gia
Hiện nay để trồng chè có hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải sử dụng phan bón trên tất cả các loại đất . Về nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào , kể cả các khoáng vật từ đất và chất hữu cơ , nên tương đương lượng chất dinh dưỡng cây đã lấy đi trong quá trình thu hoạch sản phẩm , cần phải tính toán cả lượng được tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng xen , lượng tồn tại trong cơ thể của cây chè . Để sử dụng hiệu quả , tiết kiệm phân bón cần phải giảm hao hụt dinh dưỡng trong các trường hợp . dòng chảy cuốn đi khi mưa , khi tưới nước , sự bốc hơi nước và trong quá trình canh tác . Hết sức chú ý đến sự mất đạm và lân dễ tiêu trên bề mặt , quá trình lắng xuống và sự xói mòn đất .
Trong quá trình cân đối đạm , việc bón đạm vi sinh , hoặc dưới dạng đạm hữu cơ cần phải được chú ý ở mức cao nhất , kết hợp bổ sung phân vi lượng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đạm , lân và kali cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Giải pháp vê nước tưới
Chỉ sử dụng nguồn nước tưới đã được xác định không bị ô nhiễm hóa chất và vi sinh vật . Khôn sử dụng nước từ những vùng sản xuất công nghiệp , nước thải nhà máy vì nó có thể đem lại các chất độc hại hoặc gây ô nhiễm
Sử dụng nước tưới bằng các phương pháp tưới tiết kiệm , tránh lãng phí
Chỉ lên áp dụng tưới ở những nơi mà ở đó có nguồn nước dư thừa , đầu tư cho tưới thấp và sản xuất chè c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25661.doc